K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trung tâm công nghiệp: Thỗ Nhĩ Kì, Irsael, Kuwait

Một số ngành chủ yếu: Khai thác dầu mỏ, Than, sắt

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Các trung tâm công nghiệp

+ Trung tâm công nghiệp Bắc Kinh, có các ngành: sản xuất ô tô, cơ khí, dệt - may, hóa chất, điện tử - tin học, nhiệt điện.

+ Trung tâm công nghiệp Thượng Hải, có các ngành: hóa chất, điện tử - tin học, đóng tàu, luyện kim đen, luyện kim màu, thực phẩm, chế tạo máy bay.

+ Trung tâm công nghiệp Lan Châu, có các ngành: hóa chất, cơ khí, dệt - may, luyện kim màu, khai thác đồng, khai thác than đá.

Tình hình phát triển chung:

+ Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng, tạo nên sức mạnh nền kinh tế Trung Quốc, chiếm 37,8% GDP (2020).

+ Có tốc độ tăng trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài lớn.

+ Cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, phát triển các ngành ứng dụng công nghệ cao.

- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp nổi bật:

+ Công nghiệp khai thác than:

▪ Đứng đầu thế giới về khai thác than, chiếm 50 % sản lượng than thế giới; trung bình mỗi năm khai thác khoảng trên 1 tỉ tấn than.

▪ Than được khai thác nhiều ở phía đông bắc (tỉnh Sơn Tây, tỉnh Thiên Tây) và phía tây nam (tỉnh Tứ Xuyên).

+ Công nghiệp sản xuất điện:

▪ Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới.

▪ Trung Quốc phát triển mạnh thuỷ điện; có 11 nhà máy trong số 25 nhà máy thuỷ điện lớn nhất thế giới (năm 2020).

▪ Năng lượng tái tạo được chú trọng phát triển, Trung Quốc đứng đầu châu Á về điện gió, dẫn đầu thế giới trong sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời (năm 2020).

+ Công nghiệp luyện kim:

▪ Là ngành phát triển sớm và được chú trọng đầu tư. Hiện nay, Trung Quốc dẫn đầu thế giới về luyện thép, luyện nhôm.

▪ Các trung tâm công nghiệp luyện kim lớn là: Thiên Tân, Trùng Khánh, Thẩm Dương,...

+ Công nghiệp dệt may, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng:

▪ Được phát triển từ sớm để đáp ứng nhu cầu trong nước và tận dụng nguồn lao động. Trung Quốc tăng cường đổi mới công nghệ, đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng mẫu mã nên sản phẩm của các ngành này có mặt ở nhiều nước trên thế giới.

▪ Các ngành này tập trung chủ yếu ở các trung tâm công nghiệp vùng duyên hải.

+ Công nghiệp chế tạo:

▪ Phát triển nhanh và ngày càng hiện đại. Trung Quốc là nước sản xuất xe ô tô đứng thứ ba trên thế giới, đứng hàng đầu thế giới về sản xuất thiết bị bay không người lái, sản xuất thiết bị viễn thông.

▪ Các trung tâm lớn là: Thiên Tân, Bắc Kinh, Trùng Khánh,...

21 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp ở Cộng hòa Nam Phi:

+ Trung tâm công nghiệp Prê-tô-ri-a có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, dệt may, khai thác kim cương.

+ Trung tâm công nghiệp Giô-han-ne-xbua có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, luyện kim màu, hóa chất, khai thác vàng.

+ Trung tâm công nghiệp Đuốc-ban có các ngành: sản xuất ô tô, thực phẩm, luyện kim màu, luyện kim đen.

+ Trung tâm công nghiệp Đông Luân Đôn có các ngành: thực phẩm, dệt may, chế biến lâm sản.

+ Trung tâm công nghiệp Po Ê-li-da-bét có các ngành: sản xuất ô tô, hóa chất, luyện kim đen, dệt may.

+ Trung tâm công nghiệp Kếp-tao có các ngành: sản xuất ô tô, dệt may, chế biến lâm sản.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Yêu cầu số 1: Điểm nổi bật về ngành công nghiệp

+ Cộng hòa Nam Phi là quốc gia có nền công nghiệp phát triển ở châu Phi.

+ Ngành công nghiệp đóng góp khoảng 24,5% GDP và thu hút khoảng 22% lao động (năm 2021).

+ Cộng hòa Nam Phi có hoạt động sản xuất công nghiệp đa dạng, bên cạnh ngành công nghiệp khai thác thì ngành công nghiệp chế biến cũng đang được chú trọng phát triển. Ngoài ra, Cộng hòa Nam Phi còn phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng khác như cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

+ Cộng hòa Nam Phi đã hình thành các trung tâm công nghiệp quan trọng với hoạt động sản xuất đa dạng.

- Yêu cầu số 2:

+ Một số trung tâm công nghiệp lớn của Cộng hòa Nam Phi là: Đuốc-ban; Kếp-tao; Po Ê-li-da-bét; Blô-em-phôn-tên; Xu-ên; Giô-han-ne-xbớc,…

+ Các ngành công nghiệp quan trọng của Cộng hòa Nam Phi là: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, cơ khí, hóa dầu, hóa chất, luyện kim đen, luyện kim màu,...

5 tháng 3 2017

Đáp án B

câu 9. Nhận định nào không chính xác khi nói về các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc?A.   Các trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn đều tập trung ở ven biển.B.   Urumsi là trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền Tây Trung Quốc.C.   Công nghiệp đóng tàu phân bố ở Thượng Hải, Phúc Châu và Quảng Châu.D.   Các trung tâm công nghiệp tập trung nhiều ở miền Đông Trung Quốc.Câu 10. Ở Trung Quốc, ngành chăn nuôi cừu phân bố...
Đọc tiếp

câu 9. Nhận định nào không chính xác khi nói về các trung tâm công nghiệp ở Trung Quốc?

A.   Các trung tâm công nghiệp với quy mô rất lớn đều tập trung ở ven biển.

B.   Urumsi là trung tâm công nghiệp quan trọng ở miền Tây Trung Quốc.

C.   Công nghiệp đóng tàu phân bố ở Thượng Hải, Phúc Châu và Quảng Châu.

D.   Các trung tâm công nghiệp tập trung nhiều ở miền Đông Trung Quốc.

Câu 10. Ở Trung Quốc, ngành chăn nuôi cừu phân bố rộng rãi ở

A.   Hoa Trung.

B.   Miền Tây.

C.   Hoa Bắc.

D.   Hoa Nam

Câu 11. Trung tâm công nghiệp quan trọng ở đồng bằng  Đông Bắc Trung Quốc là

A.   Thiên Tân

B.   Bao Đầu

C.   Cáp Nhĩ Tân.

D.   Bắc Kinh.

Câu 12. Sản lượng nông sản nào sau đây của Trung Quốc đứng đầu thế giới

A.   Thịt lợn.

B.   Củ cải đường.

C.   Mía.

D.   Thịt trâu.

Câu 13. Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam Trung Quốc là do

A.   khí hậu đa dạng từ gió mùa cận nhiệt đến gió mùa ôn đới.

B.   khí hậu ôn đới gió mùa, đất hoàng thổ màu mỡ.

C.   mạng lưới sông ngòi dày đặc, đất hoàng thổ màu mỡ.

D.   khí hậu cận nhiệt gió mùa, đất phù sa màu mỡ.

Câu 14. Thế mạnh nào sau đây giúp Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

A.   Khoa học công nghệ hiện đại.

B.   Thực hiện chính sách công nghiệp mới.

C.   Chính sách mở cửa.

D.   Nguyên liệu sẵn có ở nông thôn.

Câu 15. Lãnh thổ Trung Quốc nằm chủ yếu ở khu vực nào của châu Á?

A.   Đông Á.

B.   Đông Bắc Á.

C.   Đông Nam Á.

D.   Trung Á.

Câu 16. Trung Quốc không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây?

A.   Nhật Bản.

B.   Ấn Độ.

C.   Triều Tiên.

D.   Mianma.

Câu 17. Đồng bằng Hoa Nam của Trung Quốc có khí hậu là

A.   ôn đới lục địa.

B.   ôn đới gió mùa.

C.   cận nhiệt gió mùa.

D.   cận nhiệt lục địa.

Câu 18. Dãy núi cao và đồ sộ nhất trên thế giới ở Trung Quốc là

A.   Côn Luân.

B.   Thiên Sơn.

C.   Nam Sơn.

D.   Himalaya.

Câu 19. Nhận xét nào sau đây không chính xác về sự khác nhau giữa tự nhiên miền Đông và miền Tây Trung Quốc

A.   Miền Tây là thượng nguồn các con sông lớn chảy về phía Đông.

B.   Miền Tây ít mưa còn miền Đông mưa nhiều.

C.   Miền Đông chủ yếu là đồng bằng còn miền Tây là núi và cao nguyên.

D.   Miền Đông giàu khoáng sản còn miền Tây thì nghèo.

Câu 20 Nhận định nào sau đây không phải là nguyên nhân dân cư miền Tây của Trung Quốc thưa thớt?

A.   Công nghiệp kém phát triển, nông nghiệp chủ yếu.

B.   Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt.

C.   Địa hình đồi núi hiểm trở khó đi lại.

D.   Tiếp giáp với nhiều quốc gia trong khu vực.

Câu 21. Vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với dân số Trung Quốc hiện nay là

A.sự tăng trưởng nhanh của dân số.

B.sự mất cân bằng trong cơ cấu giới tính.

     C.xu hướng gà hóa của dân số.

D.sự phân bố không hợp lí trong dân số.

Câu 22. Các tài nguyên thiên nhiên chủ yếu của miền Tây ở Trung Quốc là

A.   Rừng, đồng cỏ và các khoáng sản.

B.   Rừng và cac khoáng sản kim loại màu.

C.   Các đồng bằng phù sa màu mỡ, bờ biển dài.

D.   Rừng, đồng cỏ và khí hậu ôn đới gió mùa.

Câu 23. Từ 1994, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào các ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng vì đó là những ngành

A.   có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân.

B.   tạo động lực cho nền kinh tế đất nước đi lên.

C.   giải quyết phần lớn việc làm với nguồn lao động trong nước.

D.   tạo cơ sở để thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài.

Câu 24. Ở Trung Quốc, củ cải đường được trồng nhiều ở đồng bằng

A.   Hoa Nam.

B.   Hoa Trung.

C.   Hoa Bắc.

D.   Đông Bắc.

Câu 25. Trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất ở vùng Hoa Bắc của Trung Quốc là

A.   Bắc Kinh.

B.   Thiên Tân

C.   Bao Đầu

D.   Thượng Hải.

Câu 26. Đây không phải là biện pháp cải cách trong nông nghiệp ở Trung Quốc.

A.   Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

B.   Giao quyền sử dụng đất cho nông dân, miễn thuế.

C.   Cải tạo, xây dựng mới đường giao thông, hệ thống thủy lợi.

D.   Đưa kĩ thuật mới, phổ biến giống mới vào sản xuất.

Câu 27. Loại cây nào là nông sản chính của đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam

A.   Củ cải đường.

B.   Lúa gạo.

C.   Lúa mì.

D.   Thuốc lá.

Câu 28. Cừu được nuôi rộng rãi ở miền Tây Trung Quốc là do

A.   địa hình hiểm trở với các dãy núi cao và các sơn nguyên đồ sộ.

B.   có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ.

C.   có nhiều đồng cỏ và khí hậu ôn đới lục địa khô hạn.

D.   khí hậu đa dạng từ ôn đới gió mùa sang cận nhiệt đới gió mùa.

 

Câu 29.Dân tộc nào sau đây đông nhất ở Trung quốc?

A. Hán.                B. Choang.                     C. Duy Ngô Nhĩ.            D. Tạng.

Câu 30. Hai đặc khu hành chính nằm ven biển của Trung Quốc là

A. Hồng Công và Thượng Hải.                            B. Hồng Công và Ma Cao.

C. Hồng Công và Quảng Châu.                            D. Ma Cao và Thượng Hải.

Câu 31. Rừng và đồng cỏ phân bố chủ yếu ở miền nào sau đây của Trung Quốc?

A. Đông.                        B. Tây.                 C. Nam.                D. Bắc.

Câu 32. Diện tích của Trung Quốc lớn thứ tư trên thế giới sau các quốc gia nào?

A. Nga, Canada, Hoa Kỳ.                                    B. Nga, Brazil, Hoa Kỳ.

C. Nga, Canada, Ấn Độ.                                                D. Nga, Brazil, Ấn Độ.

Câu 33. Kiểu khí hậu nào sau đây làm cho miền Tây Trung Quốc có nhiều hoang mạc, bán hoang mạc?

A. Khí hậu ôn đới lục địa.                                    B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khí hậu ôn đới gió mùa.                                  D. Khí hậu ôn đới hải dương.

Câu 34. Cây trồng nào sau đây phát triển mạnh ở đồng bằng Đông Bắc của Trung Quốc?

A. Lúa mì, đỗ tương, mía                                     B. Lúa mì, ngô, củ cải đường.

C. Lúa gạo, mía, chè.                                                      D. Lúa gạo, chè, bông.

Câu 35. Ranh giới  tự nhiên phân chia lãnh thổ Trung Quốc thành miền Đông và miền Tây là

A. kinh tuyến 950 Đ.                                               B. kinh tuyến 1050 Đ.     

C.kinh tuyến 1000 Đ.                                              D.kinh tuyến 1100 Đ.

Câu 36. Ý nào sau đây không phải là chiến lược phát triển công nghiệp của Trung Quốc?

A. Thay đổi cơ chế quản lý.                                                                        B. Thực hiện chính sách mở cửa.

C. Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.                  D. Ưu tiên phát triện công nghiệp truyền thống.

Câu 18. Phía đông Trung Quốc giáp với đại dương nào sau đây ?

A. Đại Tây Dương.     B. Ấn Độ Dương.    C. Thái Bình Dương.   D. Bắc Băng Dương.

Câu 37. Nguyên nhân nào sau đây làm cho bình quân lương thực  theo đầu người của Trung Quốc thấp?

A. Sản lượng lương thực thấp.                    B. Nông nghiệp không được chú trọng.

C. Thiên tai, mất mùa.                                                             D. Do dân số quá  đông.

Câu 38. Đồng bằng Hoa Nam ở miền Đông Trung Quốc có kiểu khí hậu nào

   A. cận nhiệt gió mùa.                                                                                                  B. ôn đới gió mùa

   C. ôn đới lục địa                                                                                                                   D. ôn đới hải dương

Câu 39.Sông nào sau đây bồi đắp nên đồng bằng Hoa Trung của Trung Quốc

   A. Trường Giang                                                                                                                           B. Hoàng Hà

   C. Hắc Long Giang                                                                                                               D. Tây Giang

Câu 40. Đồng bằng nào sau đây ở Trung Quốc thường bị ngập lụt vào mùa Hạ

   A. Hoa Bắc                                                                                                                  B.Hoa Trung

   C. Hoa Nam                                                                                                                D. Đông Bắc

Câu 41. Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia

   A. 10                                                                                                                 B.8

   C. 11                                                                                                                 D. 9

Câu 42. Đâu không phải là một quốc gia Đông Nam Á lục địa

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.Bru- nây

Câu 43. Đông Nam Á là cầu nối giữa các  châu lục nào sau đây

   A. Á-Âu và Phi                                                                                                                     B.Á-Âu và Ôx-trây-li-a

   C.Á-Âu và Bắc Mỹ                                                                                                     D. Phi và Nam Mỹ

Câu 44. Đông Nam Á nằm giữa hai đại dương lớn nào sau đây

A. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương                                                                                                           

B.Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

C.Nam Băng Dương và Đại Tây Dương                                                                                                    

D.Đại Tây Dương và Thái Bình Dương

Câu 45 Đâu không phải là một quốc gia Đông Nam Á biển đảo

   A. Phi lip pin                                                                                                                                           B.Thái Lan

   C. Xin-ga-po                                                                                                                                                     D.Bru- nây

Câu 46.Đảo có diện tích lớn nhất của Đông Nam Á

   A. Phú Quốc                                                                                                                                            B.Gia-va

   C. Ca-li-man- tan                                                                                                                           D.Lu-xôn

Câu 47. Đâu không phải là một đặc điểm dân số Đông Nam Á

   A. thưa dân                                                                                                                 B.mật độ dân số cao

   C. gia tăng tự nhiên giảm                                                               D.phân bố ven biển

Câu 48. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á phần lớn dân cư theo đạo Hồi

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.In-đô-nê -xi-a

 

Câu 49. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á coa dân số đông nhất

   A. Việt Nam                                                                                                                                  B.Thái Lan

   C. Phi lip pin                                                                                                                        D.In-đô-nê -xi-a

 

Câu 50. Đâu không phải một khu vực có dân cư tập trung đông  ở Đông Nam Á?

   A. Ven biển                                                                                                       B.các vùng núi cao

   C. các đồng bàng phù sa                                                      D.các đô thị lớn

 

Câu 51. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á có sản lượng thủy sản đánh bắt nhiều nhất (2003)

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.In-đô-nê -xi-a

Câu 52. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á có sản lượng lúa gạo xuất khẩu lớn nhất khu vực

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.In-đô-nê -xi-a

Câu 53. Đâu là một nhận xét không đúng về ngành chăn nuôi  ở Đông Nam Á

   A. có đàn gia súc, gia cầm khá lớn                                       B.là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp

   C. phát triển ở nhiều nước                                                                       D.Lợn được nuôi nhiều ở Việt Nam, Thái Lan....

Câu 54. Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á trồng  hồ tiêu nhiều nhất

   A. Việt Nam                                                                                                                B.Thái Lan

   C. Lào                                                                                                                                   D.In-đô-nê -xi-a

Câu 55.Các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Á chủ yếu để

   A. Xuất khẩu                                                                                                    B.Tiêu thụ trong khu vực

   C. chế biến đồ uống                                                                                 D.phục vụ cho chăn nuôi

0
13 tháng 4 2018

Đáp án B

28 tháng 7 2023

- Công nghiệp là ngành kinh tế quan trong hàng đầu tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Ngành công nghiệp đạt mức độ tăng trưởng cao, GPA công nghệp năm 2020 tăng gấp 10 lần so với năm 2010.

Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Công nghiệp sản xuất ô tô phát triển rất nhanh. Công nghiệp hàng không vũ trụ được đầu tư mạnh và có hệ thống.

- Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc phân boos chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng Duyên hải với các trung tâm như Bắc Kinh, Nam Kinh, thượng Hải,...

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

- Một số trung tâm công nghiệp và các ngành của trung tâm công nghiệp:

+ Trung tâm công nghiệp Bri-xbên: nhiệt điện, điện tử - tin học, luyện kim đen, cơ khí, hóa chất.

+ Trung tâm công nghiệp Xít-ni: hóa chất, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may, điện tử - tin học, khai thác than.

+ Trung tâm công nghiệp Men-bơn: sản xuất ô tô, điện tử - tin học, cơ khí, nhiệt điện, dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp Gi-lông: luyện kim đen, cơ khí, hóa chất, , dệt - may.

+ Trung tâm công nghiệp A-đê-lai: sản xuất ô tô, cơ khí, thực phẩm.

+ Trung tâm công nghiệp Pớc: sản xuất ô tô, cơ khí, khai thác bô-xít, thực phẩm.

- Một số sản phẩm nông nghiệp và sự phân bố:

+ Lúa mì: được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam.

+ Nho: trồng nhiều ở phía nam và tây nam.

+ Cam: trồng chủ yếu ở vùng phía đông và đông nam.

+ Mía: trồng nhiều ở vùng duyên hải phía đông.

+ Ngô: chủ yếu trồng ở phía tây nam.

+ Bông: được trồng ở vùng phía đông và tây nam.

+ Thuốc lá: được trồng ở vùng duyên hải đông nam và duyên hải tây nam.

+ Bò: hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Cừu: được nuôi ở hầu hết các vùng.

- Một số sân bay, cảng biển, đường giao thông:

+ Sân bay: Đác-uyn, Pho-xait, Xít-ni, Can-bê-ra, Men-bơn, A-đê-lai, Pớc

+ Cảng biển: Gla-xtôn, Bri-xbên, Can-bê-ra, Men-bơn

+ Đường giao thông: hệ thống đường giao thông bao chạy quanh lãnh thổ nối liền các trung tâm công nghiệp và các quặng khai thác khoáng sản.

Câu hỏi 2 trang 134 SGK Địa lí 11 Cánh diều: Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a: GDP, tốc độ tăng trưởng, một số ngành kinh tế nổi bật.

Lời giải:

Quy mô GDP: Ô-xtrây-li-a có nền kinh tế phát triển, năm 2020 GDP của Ô-xtrây-li-a đứng thứ 13 thế giới với 1327,8 tỉ USD, đứng thứ 15 về xuất khẩu hàng hóa và đứng thứ 20 về nhập khẩu hàng hóa.

Tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng giảm, năm 2019 là 2,1% đến năm 2020 con số này đã về mức 0%, cho thấy tăng trưởng GDP đã chững lại.

- Một số ngành kinh tế nổi bật:

+ Công nghiệp: các ngành công nghiệp chủ yếu là thực phẩm, khai khoáng, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng. Ngành khai khoáng đóng góp 5,6% vào GDP nhưng lại chiếm tới 35% kim ngạch xuất khẩu năm 2020, phân bố ở nhiều nơi. Ngành công nghiệp điện tử - tin học, chế tạo, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở phía đông và phía nam.

+ Nông nghiệp: Ô-xtrây-li-a có nền nông nghiệp phát triển mạnh, lúa mì là cây ngũ cốc hàng đầu, được trồng nhiều ở phía đông nam và tây nam. Các cây trồng quan trọng khác bao gồm: bông, thuốc lá, mía, ngô, nho, cam,… trồng chủ yếu ở các vùng phía nam. Chăn nuôi cừu và bò phát triển mạnh, cừu được nuôi ở hầu hết các vùng, hầu hết bò thịt được nuôi ở Quin-xlen, và nam xứ Uên.

+ Dịch vụ: ngành dịch vụ chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế Ô-xtrây-li-a, đóng góp 66,3% GDP, sử dụng 77,7% lực lượng lao động. Cơ cấu dịch vụ đa dạng, trong đó phát triển mạnh du lịch, tài chính.

 
28 tháng 7 2023

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp của Nhật Bản

- Nhật Bản là nước có ngành công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới.

- Năm 2020, ngành công nghiệp đóng góp khoảng 29% trong cơ cấu GDP và sử dụng khoảng 25% lực lượng lao động.

- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, trong đó công nghiệp chế tạo là ngành giữ vị trí quan trọng và chiếm khoảng 40% tổng giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật Bản.

- Hiện nay, Nhật Bản tập trung vào phát triển các ngành công nghệ và kĩ thuật cao, một số sản phẩm nổi bật chiếm vị trí cao trên thế giới như: ô tô, rô-bốt, chất bán dẫn, dụng cụ quang học, hoá dược phẩm,...

+ Công nghiệp sản xuất ô tô được coi là động lực chính trong ngành công nghiệp chế tạo. Ngành này chiếm khoảng 20% trị giá xuất khẩu và 8% lực lượng lao động của Nhật Bản (năm 2020). Các hãng xe hơi của Nhật Bản đang hướng đến việc sản xuất các xe chạy bằng điện và công nghệ lái tự động.

+ Công nghiệp sản xuất rô-bốt là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản áp dụng nhiều công nghệ hiện đại cho ra đời những loại rô-bốt thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

+ Công nghiệp điện tử - tin học ở Nhật Bản rất phát triển với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Ngoài ra, Nhật Bản còn là một trong những nhà sản xuất, xuất khẩu vi mạch và chất bán dẫn hàng đầu thế giới.

Yêu cầu số 2: Sự phân bố các trung tâm công nghiệp và một số ngành công nghiệp

- Các trung tâm công nghiệp của Nhật Bản có mức độ tập trung cao ở khu vực ven biển, phần lớn trên đảo Hôn-su.

- Một số trung tâm công nghiệp lớn của Nhật Bản là: Tô-ky-ô; Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…