K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 11 2020

VD : tả Hồ Gươm 

Hồ Gươm { hay còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm } gắn liền với truyền thuyết vua Lê Lợi hoàn trả gươm báu cho thần Kim Quy sau khi đánh tan quân xâm lược .

5 tháng 11 2020

Nếu như Sài Gòn sôi động có bến Nhà Rồng, có chợ Bến Thành náo nhiệt; xứ Huế mộng mơ có đại nội thâm nghiêm, cổ kính thì Hà Nội bình yên có Hồ Gươm trầm mặc, trong xanh, với tuổi đời hàng nghìn năm. Hồ Gươm đã trở thành biểu tượng của thủ đô ngàn năm yêu dấu.

Hồ Gươm rất rộng, đến nỗi nếu đứng từ bờ bên này nhìn sang thì cảnh vật bờ bên kia sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé và mờ ảo. Hồ Gươm như một tấm gương khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho thủ đô ngàn năm văn hiến. Mặt hồ luôn êm ả. Có đôi lúc nàng gió nhẹ thoảng qua chỉ đủ làm mặt hồ xao động, mặt nước loang loáng. Nước Hồ Gươm xanh một màu xanh ngọc bích. Màu nước xanh đó thay đổi theo mùa. Thích nhất là những ngày thu, nước hồ có màu sắc thật đặc biệt mà như một nhà văn đã ví von thật độc đáo với màu nước rau muống luộc. Ngày đông, cái giá lạnh làm cho mặt hồ như cũng băng kín mình với màu xanh xám lặng lẽ. Hai bên bờ, những hàng liễu rủ xuống mặt hồ trông như những thiếu nữ đang buông mái tóc dài thướt tha, soi mình xuống mặt hồ xanh ngắt. Thỉnh thooảng chị gió nghịch ngợm trêu đùa làm tung tóc rối, thậm chí làm nó vương trên mặt nước hồ. Những con đường nhỏ chạy vòng quanh hồ là nơi người dân quanh vùng có thể thoải mái đi bộ, chạy thể dục buổi sáng hay những du khách bốn phương nhàn tản lững thững ngắm nhìn cảnh vật Hồ Gươm vào lúc hoàng hôn.

Hồ Gươm được bao bọc bởi một rừng hoa và cây. Những cây cổ thụ cố trườn mình ra mặt nước, tạo thành những chiếc cầu lơ lửng, làm thích thú bao du khách ghé chân. Mùa xuân, liễu xanh mướt rủ bóng hồ thướt tha. Mùa thu, những bồn cúc nở hoa, tỏa hương thơm ngát, những cây điệp vàng nở thắm một góc trời, tô sắc cho cảnh hồ. Mùa đông, những cây lộc vừng đồng loạt trổ bông, từng chùm, từng chùm, mềm mại, đong đưa làm sáng rực không gian quanh hồ. Con đường xung quanh hồ phủ kín hoa, như được trải lớp thảm rực rỡ, làm say mê bao du khách.

19 tháng 9 2021

1. Viết đoạn văn tả cảnh đẹp thiên nhiên tại Hà Nội (mình chỉ viết được 6 câu thui)

Hà Nội tuy là nơi có nhiều xe cộ qua lại tấp nập. Nhưng thiên nhiên nơi đây cũng không bao giờ thay đổi. Vào lúc sáng tinh mơ. Khi tôi vừa mới tỉnh dậy, tôi đã cảm nhận được những tia nắng xuyên qua khe cửa để chiếu rọi vào trong ngôi nhà này và tạo thêm một sự ấm cúng. Hà Nội có một bầu không khí trong lành vào lúc sáng tinh mơ. Những chú chim luôn ca hát và véo von cạnh vòm cây xanh mát. Hà Nội luôn là nơi tuyệt nhất đối với tôi.

2 Công viên có phải cảnh đẹp thiên nhiên hay không?

Trả lời: Nếu công viên luôn sạch sẽ thì đó là một cảnh đẹp thiên nhiên đó. Nếu công viên thường xuyện bụi bặm và bẩn thỉu thì đó không phải một cảnh đẹp thiên nhiên gì cả.

(Lưu ý: tui không chép trên mạng đâu nha.)

28 tháng 9 2021

tks bạn!

13 tháng 1 2021

Quảng trường Tây Bắc nằm ở trung tâm thành phố Sơn La, có quy mô xây dựng 24 ha, là điểm kết nối với Khu di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La và Trung tâm hành chính tỉnh. Phía trước Quảng trường là dòng Nậm La uốn lượn, ao cá Bác Hồ, hệ thống đường bàn cờ với 79 ô cỏ tượng trưng cho 79 mùa xuân của Bác. Từ xa đã có thể nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió; nằm ở vị trí nổi bật giữa Quảng trường Tượng Bác uy nghiêm, phía sau là bức phù điêu lớn với hình tượng cách điệu bông hoa ban 5 cánh của núi rừng Tây Bắc. Nằm trên đồi cảnh quan phía sau bức phù điêu là Đền thờ Bác Hồ, đây là nơi để cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc đến dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng thành kính với Bác. Bức thạch văn khắc lời căn dặn của Bác trong dịp Người về thăm Tây Bắc, được mô phỏng như 6 ngọn núi đứng sát kề nhau, biểu tượng cho tinh thần đoàn kết của đồng bào 6 tỉnh Tây Bắc... Tất cả đã tạo nên một tổng thể trang trọng, hài hòa mang nhiều ý nghĩa, đáp ứng yêu cầu và điều kiện tổ chức các hoạt động chính trị - văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La.

             

Nhớ về Bác trong những ngày tháng 5 lịch sử, ông Lò Văn Ó, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn Châu ủy Thuận Châu, người được vinh dự phụ trách đoàn thiếu niên, nhi đồng diễu hành đón Bác Hồ và Đoàn công tác của Trung ương tham gia Lễ mít tinh kỷ niệm 5 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 4 năm thành lập Khu tự trị Thái - Mèo tại Thuận Châu ngày 7/5/1959, chia sẻ: Mỗi lần ghé thăm Quảng trường Tây Bắc, ngắm nhìn Tượng Bác là nỗi nhớ và hình ảnh chân thực về ngày Bác lên thăm Tây Bắc lại hiện về trong tôi. Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc mang ý nghĩa tinh thần to lớn đối với chúng tôi. Không thể diễn tả hết cảm xúc bằng lời nói, ông Ó mượn lời thơ trong bài thơ “Sáng tháng năm” của nhà thơ Tố Hữu: “Bác Hồ đó, là lòng ta yên tĩnh... /Bác Hồ đó, chiếc áo nâu giản dị/ Màu quê hương bền bỉ đậm đà/ Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta.”

             

Những ngày tháng 5 lịch sử, Quảng trường Tây Bắc là nơi nhiều đơn vị lựa chọn để tổ chức các hoạt động chào mừng Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Anh Lê Huy Tùng, Bí thư Chi đoàn Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (Công an tỉnh) chia sẻ: Chi đoàn chúng tôi dâng hương tại Đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc để tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ và biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đối với thế hệ trẻ chúng tôi, Quảng trưởng Tây Bắc thực sự là “địa chỉ đỏ” để giáo dục về truyền thống cách mạng, lòng tự hào, tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc... Chúng tôi nguyện hứa khắc ghi và thực hiện nghiêm 6 điều Bác dạy Công an nhân dân Việt Nam để hết lòng phụng sự Tổ Quốc, phục vụ nhân dân.

             

Không chỉ mang những ý nghĩa đặc biệt, Quảng trường Tây Bắc còn là điểm đến không thể thiếu trong hành trình tới Sơn La của nhiều du khách. Lần đầu tiên đến với Sơn La - Tây Bắc, bà Ngô Thị Là, xã Tân Hòa, huyện Vũ Thư (Thái Bình), dù đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn dành thời gian thăm Quảng trường Tây Bắc, dâng nén hương thơm tại Đền thờ Bác Hồ. Bà Là chia sẻ: Mặc dù đã biết tới Quảng trường Tây Bắc qua các phương tiện thông tin, nhưng khi tới đây, cả gia đình đều bất ngờ trước không gian, cảnh quan đẹp, rộng lớn, các công trình được thiết kế quy mô, độc đáo, để lại ấn tượng sâu sắc về những nét văn hóa truyền thống của vùng Tây Bắc.

             

Hơn một năm qua, Quảng trường Tây Bắc là nơi tổ chức các sự kiện, hoạt động chính trị, văn hóa lớn của khu vực Tây Bắc và tỉnh Sơn La, như: Lễ Kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La và khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV; Ngày hội An toàn giao thông khu vực miền núi phía Bắc năm 2019; các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân trong dịp Tết Nguyên đán Canh tý 2020..., Quảng trường Tây Bắc còn đón hàng nghìn lượt người tới thăm quan, trải nghiệm, vui chơi, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao. Ông Đinh Văn Trần Phú, Trưởng Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị tỉnh Sơn La cho biết: Ngay sau khi được đưa vào sử dụng tháng 5/2019, Ban quản lý đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức tốt các hoạt động, tiếp đón các đoàn khách tại khu vực Quảng trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực. Bên cạnh đó, Ban quản lý cũng ký các hợp đồng dịch vụ, đảm bảo môi trường, cảnh quan xanh - sạch - đẹp; duy trì vận hành hệ thống chiếu sáng, trang trí và các khu vực hạ tầng khác. Đồng thời, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân cùng chung tay bảo vệ công trình.

             

Với những giá trị lịch sử và văn hóa to lớn, Quảng trường Tây Bắc có ý nghĩa đặc biệt trong lòng mỗi người dân Sơn La - Tây Bắc; góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết dân tộc, truyền thống yêu nước của các thế hệ hôm nay và mai sau. Công trình thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và quyết tâm mãi mãi đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước trong trái tim mỗi người dân.

13 tháng 1 2021

Nếu tả địa phương thôi thì phải tả ở thành phố nhé . Cảm ơn nhiều!

14 tháng 10 2018

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh.

Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ.

Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.

15 tháng 10 2018

bạn chép trên mạng tôi khẳng định luôn

tôi  đã có lần chép theo rồi bị cô giáo CN phạt đó 

thân gửi  Anynomous_Bos !!!!!!!!!

TL :

Tham khảo ạ :

Thành cổ Sơn Tây là một công trình in dấu ấn đẹp, một chứng tích hào hùng về một thời anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thành được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây). Thành đồng thời từng là thủ phủ của vùng Tam tuyên (3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang thời nhà Nguyễn), vì Tổng đốc Tam tuyên cũng thường kiêm lý Tuần phủ Sơn Tây và lỵ sở Tổng đốc Tam tuyên chính là thành Sơn Tây.
Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 Tháng Chạp năm 1883.
Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng gạch đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 400m, diện tích khoảng 16ha, chiều cao tường thành khoảng 5m. Ngoài thành là hào nước sâu 3m, rộng tới 20m và dài khoảng 1.795m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam (bởi cống Ba Quân), bốn mặt thành có các cổng vòm bằng gạch. Tường thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08‘11,11" - 21°08‘28,76" vĩ bắc và 105°30‘07,49" - 105°30‘26,48" kinh đông. Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi, thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền, chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32). Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, vọng cung, điện Kính Thiên, hai ao sen (còn gọi là giếng Tả và giếng Hữu) phía trước khu nghi lễ (Đoan Môn, sân chầu, điện Kính Thiên), gần với cửa Tiền. Điện Kính Thiên ở đây từng là tòa nhà 5 gian, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ.
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Thành cổ Sơn Tây không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn mang đầy đủ giá trị của một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự. Hiện nay, Thành là một điểm du lịch lý tưởng của xứ Đoài.

_HT_

14 tháng 5 2023

ko rảnh

 

Khi màn đêm lùi bước để ánh sáng lại bao trùm bầu trời, em vươn vai thức dậy và mở cửa sổ để tận hưởng không khí trong lành. Em tranh thủ ra vườn cây- nơi bà đang cặm cụi, và em đã được ngắm nhìn buổi sáng ở đây.

Ngay khi đặt chân vào vườn, cảm giác đầu tiên trỗi dậy là khoan khoái lạ thường. Một mùi âm ẩm, nồng nồng, ngai ngái sau trận mưa đêm qua bốc lên. Làn sương mỏng manh vẫn còn giăng mắc khắp nơi, cây cối vẫn im lìm chìm sâu vào giấc ngủ. Trên các tán lá, vòm cây vẫn còn đọng vô số những hạt nước, có thể là hạt mưa hoặc sương, trong như viên ngọc mà thiên nhiên ưu ái để lại cho khu vườn.

Khi đi giàn mướp, em chỉ khẽ động vào dây leo, những hạt ngọc theo đó ào ạt rơi xuống, trong trẻo và mát lành. Em cùng bà làm cỏ và thu hoạch một số rau củ cho tươi. Những quả cà chua- vừa mới bứt khỏi cây- căng mọng, đỏ chót và mát mẻ. Trong đầu em chợt mơ tưởng về ngôi nhà sau này của mình cũng sẽ có một khu vườn xanh tốt như này.

Một vài côn trùng thức dậy khá sớm, lục đục đi kiếm ăn. Em có thể nghe thấy tiếng dế kêu đâu đây. Rồi bầu trời bắt đầu chuyển màu hồng rồi bừng sáng lên, ông mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ trong niềm hoan hỉ của vạn vật. Cây mít cao lớn vươn mình đón những ánh bình minh ấm áp đầu tiên. Những cây nhỏ bé thì vẫn còn đang ngái ngủ, được nắng chiếu vào thì choàng tỉnh. Sương tan hẳn đi, vườn cây rộn ràng hơn hẳn, mọi cây cũng hiện ra rõ ràng hơn.

Chị gió ghé qua chào ngày mới, không quên chỉ huy dàn lá tấu lên bản hòa ca xôn xao. Một người nghệ sĩ thiên nhiên tài ba. Điểm xuyết vào khúc ca ấy là những nốt trầm bổng của những chú chim nấp mình trong vòm cây. Sau khi được tắm táp trong trận mưa đêm qua, cây nào cũng tươi tỉnh và tràn đầy sức sống. Duy chỉ có những bạn rau thơm như hành, mùi,... trông có vẻ mệt mỏi, tóc rũ rượi vì những cơn giông gió nổi lên trong trận mưa. Ông mặt trời dần dần nhích lên cao hơn, cả khu vườn chìm trong một màu ánh hồng, nhìn rõ những hạt bụi li ti chuyển động trong những tia nắng. Bà và em cũng nhanh kết thúc công việc chăm vườn trước khi mặt trời lên cao hẳn.

Đón buổi sáng ở giữa vườn cây xanh tốt như thế, nhưng tấp nập và vội vã của cuộc sống bỗng tan biến đi đâu hết, chỉ còn lại cảm giác trong trẻo và thanh thản...

    

1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:

Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.

2. Thân bài:

- Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.

  • Mưa xối xả, dữ dội.
  • Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.
  • Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.
  • Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.
  • Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…
  • Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.

- Sau cơn mưa:

  • Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.
  • Lá vàng rơi đầy sân.
  • Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.
  • Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.

3. Kết bài:

  • Em rất thích thú khi trời đổ mưa.
  • Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.
Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Hồ Thứa quê emHôm nay , em đi học sớm hơn mọi ngày . Em có dịp quan sát cảnh đẹp của hồ nước nằm ở trung tâm huyện em mà mọi người gọi là hồ Thứa.Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . Nước hồ trong xanh . Đến gần , nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :
Hồ Thứa quê em
Hôm nay , em đi học sớm hơn mọi ngày . Em có dịp quan sát cảnh đẹp của hồ nước nằm ở trung tâm huyện em mà mọi người gọi là hồ Thứa.
Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . Nước hồ trong xanh . Đến gần , nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng . Thỉnh thoảng , vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ , trông như những con thuyền nhỏ . Vài chú vịt đang ngẩng cao đầu nhìn bầu trời tươi sáng .
Ven hồ có những khóm hoa nhiều màu sắc rực rỡ . Dưới những cây xà cừ cổ thụ , có những chiếc ghế đá màu xám . Có một chiếc cầu nhỏ nối hai bờ hồ . Ông mặt trời ló ra khỏi những cụm mây toả ánh nắng khắp nơi . Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh .
Cảnh hồ Thứa quê em thật đẹp . Mai sau em lớn lên , có dịp được đi thăm nhiều cảnh đẹp thì em vẫn sẽ nhớ mãi về hồ nước quê em .
a) Bài văn trên gồm mấy phần ? Nội dung mỗi phần là gì ?
b) Phần Thân bài được miêu tả theo trình tự nào ?
c) Những sự vật nào được miêu tả trong phần Thân bài ? Tác giả đã quan sát những sự vật ấy bằng những giác quan nào ?
d) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong phần Thân bài ?
e) Tham khảo bài văn tả cảnh nêu trên , em hãy viết một bài văn ngắn tả cảnh ao hoặc đầm nước , hồ nước , ... nơi em ở

( Nhanh lên nha , thứ hai mk nộp rồi ) Cảm ơn mấy bạn ! Nhớ làm cho đầy đủ nhé ! 

2
18 tháng 10 2019

a , Bài vă trên gồm 3 phần ; MB , TB , KB. ; MB : giới thiệu về hồ nước . TB ; tả chi tiết hồ nước . KB ; khẳng định tình yêu của mình với hồ nước.                                                                                                                                                                                                              b , Phần thân bài được miêu tả theo trình tư không gian                                                                                                                                    c, sự vật được miêu tả ; chảo lớn , cây rong, đàn cá , con thuyền , chú vịt ,khóm hoa, cay xà cừ ,ghế đá , chiếc cầu , mặt trời , mây , hạt cát . Tac giả quan sát bằng ; thị giác ,                                                                                                                                                                  d, biện pháp nghệ thuật ; nhân hóa                                                                                                                                                                        e, bạn tự làm nha 

15 tháng 10 2023

a) 

 Bài văn trên gồm 3 phần. ( Mở bài, thân bài, kết bài) 

 Nội dung từng phần: 

+ Phần 1 ( Mở bài): Giới thiệu về hồ Thứa 

+ Phần 2 ( Thân bài): Tả hồ Thứa ( tả chi tiết mọi vật xung quanh hồ) 

+ Phần 3 ( Kết bài): Nêu lên tình cảm, cảm nghĩ về hồ

b) 

 Phần thân bài được miêu tả theo trình tự không gian: 

+ Tả từ xa đến gần. Tiếp đến là tả hồ và mọi vật xung quanh hồ ( nước hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, lá xà cừ, vịt, khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời, mặt hồ)

c) 

 Những sự vật được tác giả miêu tả trong phần thân bài là: hồ, nước hồ, mặt hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, vài chiếc lá xà cừ, vài chú vịt, những khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời)

 Tác giả quan sát những sự vật ấy bằng: thị giác.

d)

 Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần thân bài là: 

 So sánh: 

+ Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước . 

+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.

+ Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như những con thuyền nhỏ.

++ Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh.

 Nhân hoá: 

+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ, em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.

#ngocquyen

Chúc bạn học tốt ạ

Tick cho mình nhé

  
28 tháng 7 2018

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Những cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát đã trở thành biểu tượng của làng quê Việt Nam hết sức thanh bình yên ả, đi vào thơ ca nhạc họa của muôn đời. Dịp hè vừa rồi, nhân một chuyến đi thăm quê nội, em đã có dịp ngắm cánh đồng lúa của làng. Cảnh đẹp ấy đã trở thành dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí em.

Như đã thành thông lệ, dịp hè nào cũng vậy, em và cả gia đình lại trở về quê thăm ông bà nội. Trong mắt em, cái gì cũng thật lạ lẫm và mới mẻ. Kìa lũy tre xanh xanh đầu làng, kìa triền đê với những đứa trẻ mục đồng đang thả diều, thổi sáo, và cả con sông quê như dải lụa đào mang phù sa bồi đắp cho đồng lúa thêm tươi tốt. Nhưng ấn tượng nhất với em vẫn là cảnh cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Cánh đồng lúa nằm ở giữa làng, nhìn từ xa tựa như một tấm thảm vàng rực, khồng lồ. Mỗi khi gió thổi qua, tấm thảm ấy lại nhấp nhô từng đợt, những con sóng mải miết nối đuổi nhau đi về phía chân trời. Mới ngày nào lúa còn đang thì con gái, sắc xanh mơn mởn bao trùm khắp không gian, hương lúa lên đòng còn quyện trong gió mới, vậy mà giờ đây, cánh đồng lúa ấy đã đượm một màu vàng trù phú. Hạt thóc là hạt ngọc của trời. Để có được bát cơm dẻo thơm trắng ngần, người nông dân đã phải đổ biết bao mồ hôi và công sức: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”. Những bông lúa nặng trĩu hạt làm thân cây như oằn xuống, báo hiệu một mùa màng bội thu. Hương lúa chín thoang thoảng dịu dàng bay trong gió, một mùi hương thanh khiết và tươi mới, làm dịu mát tâm hồn con người. Đó cũng là thứ mùi đặc trưng của đất, của hương đồng gió nội vào những ngày hè nắng cháy. Vào sáng sớm, khi đất trời còn đọng hơi sương, cánh đồng lúa im lìm như đang ngủ say, cả không gian chìm trong một màu huyền ảo tựa như chốn bồng lai tiên cảnh. Xa xa, thấp thoáng thấy vài chú trâu đang nhẩn nha gặm cỏ. Dưới ruộng, những chú cò trắng đang bì bõm lội để kiếm tôm, kiếm tép.

Mùa lúa chín cũng là mùa nhộn nhịp, đông vui nhất trong làng. Em rất thích được chứng kiến cảnh mọi người thu hoạch lúa. Lúc trời mới tờ mờ sáng, các bác nông dân đã cùng nhau ra đồng, tiếng cười nói, trò chuyên rôm rả làm náo động cả một vùng. Trên gương mặt họ lấm tấm những giọt mồ hôi nhưng nụ cười lại sáng bừng bao niềm hân hoan, hạnh phúc. Bàn tay gặt lúa khéo léo nhanh thoăn thoắt, chả mấy chốc, những bó lúa được xếp gọn gàng trên xe để kéo về sân phơi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy sát làm nên âm thanh rộn ràng của cuộc sống làng quê. Thóc đầy sân phơi tự bao giờ đã là biểu tượng của cuôc sống ấm no, trù phú, mang lại sự bình yên trong tâm hồn mỗi người. Những con đường quê ngày mùa còn ngập tràn sắc vàng của rơm rạ. Mùi rơm ngai ngái đã trở thành nét đặc trưng của những vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Tôi thích nhất là được cùng đám trẻ con hàng xóm ra đồng bắt cào cào, châu chấu. Những chú cào cào, châu chấu bụng căng tròn nướng lên ăn còn đọng lại hương thơm và vị béo ngậy nơi đầu lưỡi. Vài chú chim sẻ sà xuống đồng để nhặt những hạt thóc còn vương vãi sau khi gặt.

Được thăm cánh đồng lúa đã trở thành niềm mong đợi và háo hức của tôi mỗi lần về quê. Ngắm nhìn cánh đồng lúa, tôi cảm thấy thật yên bình và thêm phần gắn bó với quê hương mình hơn.

28 tháng 7 2018

- Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật như:

  • Bầu trời nhiều mây hơn
  • Thời tiết lạnh lẽo, ẩm ướt
  • Những cơn mưa bụi âm ỉ qua ngày này sang ngày khác.
  • Cây cối già cỗi, trơ trụi lá
  • Con người thích thú khoác lên mình những bộ đồ ấm
10 tháng 4 2018

Tuần 1                                             Tuần 2                      Tuần 6                                                       Tuần 8

- Quang cảnh làng mạc ngày mùa      - Rừng trưa               - Đoạn văn tả biển của Vũ Tú Nam               - Kì diệu rừng xanh

- Hoàng hôn trên sông Hương            -Chiều tối                  - Con kênh                                                  Tuần 9

- Nắng trưa                                       Tuần 3                       Tuần 7                                                        - Bầu trời mùa thu

- Buổi sớm trên cánh đồng                 - Mưa rào                  - Vịnh Hạ Long                                         - Đất Cà Mau

                                           hết chỗ rồi nên mình chỉ làm được đến đây thôi tí nữa mình sẽ lập dàn ý cho

10 tháng 4 2018

                                                                                 Hoàng hôn trên sông Hương

1.Mở bài:giới thiệu Huế rất yên tĩnh lúc hoàng hôn

2 Thân bài:đoạn 1 tả sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc hoàng hôn đến lúc tối hẳn

                đoạn 2 tả sự hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn

3 Kết bài:Sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn

Hôm nay là ngày em trực nhật nên em đi học rất sớm. Giờ này, dường như sân trường không có ai, em có dịp quan sát trường em trước buổi học.

Trên cổng trường là tấm biển ghi tên "Trường Tiểu học Nghĩa Lộ" Bao quanh trường là những hàng rào được quét vôi màu vàng xen kẽ màu trắng. Ngay giữa sân trường là những cây che bóng mát. Nhưng nổi bật hơn cả là những cây phượng vĩ tán lá xum xuê đang reo vui trong gió sớm nhưng đang giơ tay vẫy chào chúng em. Những bông hoa hồng được nhà trường trồng vào dịp Tết đang khoe vẻ đẹp trong nắng sớm, hương thơm thoang thoảng. Vài chú bướm lượn qua lượn lại, đang thập thò trước hương thơm quyến rũ. Mấy chú chim hót líu lo trên cành cây. Dưới đất, những sợi cỏ ướt đẫm, những giọt sương long lanh còn đọng trên đầu ngọn lá.

Sân trường mỗi lúc một đông. Kìa! Các bạn đang đi đến trường. Tiếng nói và tiếng cười ríu rít hòa lẫn vào nhau cùng với tiếng động cơ của xe máy, tạo nên một âm thanh náo nhiệt. Dưới gốc phượng, các bạn học sinh tụm năm, tụm bảy để ôn bài, đọc truyện. Còn một số bạn gái chơi nhảy dây, tay quay đều đều. Các bạn nam thì chơi bắn bi. ơ chỗ rộng hơn thì các bạn chơi cầu, những quả cầu bay lên, vụt xuống, chao qua, liệng lại thấy đẹp mắt và ai cũng muốn chơi. Nắng ban mai đang bắt đầu buông xuống. Ba tiếng trống báo hiệu giờ học đã đến. Trên sân trường, các trò chơi đều ngừng lại. Một ngày học mới lại bắt đầu.

Em rất thích quang cảnh trường em trước buổi học. Em đã học lớp năm, lớp cuối bậc tiểu học của trường, nhưng dẫu có phải xa mái trường thân yêu này thì những hình ảnh ngôi trường thân thương ấy sẽ mãi mãi trong tâm trí của em.

10 tháng 10 2021

Trả lời : 

Một thời tuổi thơ cắp sách đến trường đã để lại trong em biết bao kí ức, biết bao hình ảnh và hoài niệm đẹp đẽ. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất với em vẫn là quang cảnh trường em trước buổi học, ấy là bức tranh đẹp đẽ và sống động nhất trong tâm trí em.

Mỗi buổi sáng đến trường là em lại đón chào một niềm vui mới. Được đi học, được gặp bạn bè, thầy cô, và đặc biệt là được đắm mình trong không gian trong lành của cảnh sắc trường học buổi ban mai. Mỗi sớm, những tán lá trong sân trường đều ẩm ướt những giọt sương đêm, những tán bằng lăng hoa tím biếc như nhuộm thêm cái sắc đằm thắm cho tuổi học trò, cánh phượng đỏ rực rỡ như một ngọn lửa hừng hực, bất diệt dưới ánh nắng của ngày mới. Những khóm hoa trong vườn trường rung rinh trong cơn gió đầu ngày, làm những giọt pha lê tí tách, tung tăng nhảy nhót. Đâu đó trong những vòm cây xanh biếc xanh là tiếng líu lo chào ngày mới của mấy cô cậu sơn ca, tiếng hót như tấu lên một khúc nhạc vui để chào đón những đứa trẻ đến trường. Khuôn viên trường hình chữ U, với lớp tường sơn vàng cùng kiến trúc năm tầng dần hiện lên rõ ràng khi ánh nắng vàng tươi tắn, tràn trề năng lượng chảy xuống mặt đất, xua đi lớp sương đêm còn vấn vương, tỏa sáng rực rỡ hình ảnh một ngôi trường hiên ngang, vững trãi, bề thế, rộng rãi. Trong những lớp học chưa có người, bảng đen im lìm đợi ngày mới, bàn ghế ngay ngắn như một sự chờ đợi, sắp đặt cho một công việc mới, một nhiệm vụ mới. Sân trường đón nhận bước chân sải dài của tia nắng nọ, tán cây rủ xuống những bóng râm xanh mát, những khóm hoa trong vườn trường vươn mình đón lấy hơi ấm đất trời, hòn non bộ nơi đầu sân lại thêm nổi bật và đẹp đẽ dưới sự chiếu sáng đầu ngày của bác mặt trời. Quang cảnh trường học trước buổi lên lớp mới đẹp đẽ và ấn tượng đến nhường nào.

Lác đác trên sân đã vang lên tiếng cười của đôi ba người bạn, góc sân này râm mát thì có những trò đuổi bắt làm thú vui trước giờ vào học, bên kia sân nắng vàng trải dài thì thưa thớt bóng người nô đùa, chỉ còn những anh, chị lớp 9 đang đón lấy ánh nắng đầu ngày vươn mình tập thể dục. Tiếng cười đùa ngày càng náo nhiệt, những bạn học sinh đến ngày càng đông, sân trường bỗng chốc nhộn nhịp với đủ mọi thứ trò. Bác bảo vệ đang canh giờ để có những tiếng trống chính xác. Đến đúng bảy giờ sáng, tiếng trống trường rộn rã vang lên, âm thanh ấy dồn dập như một lời thúc giục học sinh hãy cố gắng, hãy nỗ lực cho một ngày học mới đầy hiệu quả. Mỗi sớm trên trường học đều bắt đầu từ sự yên bình đến thanh thản, thoải mái cho đến sự náo nhiệt, rộn ràng, tràn trề năng lượng của các bạn trẻ. Mỗi sáng là một niềm vui mới, mỗi khoảnh khắc trước giờ vào học đều là một kỉ niệm đẹp.

Sau tiếng trống vang lên, cô giáo đã bước vào lớp, giờ học mới lại bắt đầu. Chúng em tự nhủ phải hoàn thành tốt công việc ngày hôm nay và hắng say, đắm mình vào lời giảng. Trong lòng em lại thoáng gợn lên những xôn xao, mơ hồ, tự dặn mình hãy đến trường vào buổi sớm để đắm mình trong không gian trong lành, tươi đẹp của trường học trước giờ lên lớp.