K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
12 tháng 3 2019

Càng hiểu biết con người càng tự do. Câu nói của Volter đã nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của tri thức trong cuộc sống, đặc biệt là thời đại ngày nay. Thật vậy, con người tiến hóa từ loài thú vượn, đi bằng bốn chân tiến đến đi bằng hai chân. Từ chỗ không biết làm nhà, trang phục, đã biết làm nhà để ở, may trang phục bằng cây cỏ và tạo ra công cụ lao động, biết sản xuất để tạo ra thực phẩm. Con người bước từ dã man đến văn minh. Khi con người có nhận thức cũng có nghĩa là con người có cuộc sống được đảm bảo hơn, tuổi thọ cao hơn. Trải qua sự tích lũy thế hệ, những hiểu biết và tri thức đã khiến cuộc sống của con người hiện đại, văn minh hơn. Và càng hiểu biết thì con người càng được thỏa sức sáng tạo, đáp ứng cuộc sống của mình theo hướng khoáng đạt nhất. Từ thuở con người ước được mình bay trên bầu trời, con người đã dùng sự hiểu biết để tạo ra chiếc máy bay. Từ thuở con người ước được đặt chân đến mặt trăng, con người đã chế tạo ra tàu vũ trụ. Từ thuở con người muốn liên lạc, kết nối với nhau mà đã sáng tạo ra mạng internet, điện thoại, có thể gọi cho nhau từ nửa bên kia của quả địa cầu. Từ thuở con người muốn cuộc sống lao động bớt cực nhọc, con người đã chế tạo ra máy móc, robot. Chính sự hiểu biết đã khiến cuộc sống của con người nhẹ nhàng hơn và cho phép con người ước mơ nhiều hơn, mạnh mẽ tự tin thực hiện ước muốn ấy. Như thế, sự hiểu biết đã khiến con người tự do sáng tạo và tự do phát triển cuộc sống. Ngày nay, việc tìm tòi và tích lũy tri thức trở nên dễ dàng và phong phú hơn. Ta có thể học qua sách vở, học ở nhà trường, học nhóm, học qua mạng,... Chỉ cần 1 cú click chuột, chỉ cần những từ khóa, bạn có thể tìm hiểu và nâng cao năng lực ở bất cứ đâu. Việc không ngừng học hỏi để nâng cao hiểu biết sẽ là tiền đề để cuộc sống của mỗi người tự do và phát triển hơn.

6 tháng 9 2019

a,Xã hội Việt Nam thế kỉ XVI kéo dài cuộc chiến tranh phe phái, mâu thuẫn đã gây nên bao cảnh mịt mù,đau thương .,các nhà văn nhân đạo đều xót xa , trân trọng và tập trung viết về họ- người phụ nữ . Có rất nhiều tác phẩm được viết về đề tài này như là truyện Kiều của Nguyễn Du hay “ chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Đó đều là những tác phẩm khiến người đọc phải não nùng , búc xúc mỗi khi giở lại. Nguyễn Du đã từng thống thiết kêu lên:

“ Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.

Có lẽ đây là một lời nhận xét rất đúng về thân phận bèo bạt của những người phụ nữ xưa.Trong chuyện truyền kì mạn lục “ chuyện người con gái Nam Xương “ của Nguyễn Dữ thì “ Vũ Nương” hiện ra là 1 cô gái có “ tư dung tốt đẹp”. Và nàng cũng được xếp là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền đầy rẫy những bất công đối với người phụ nữ.Tuy Trương sinh là một người khô khan , lạnh lùng , đa nghi mà lại ít học nhưng Vũ Nương luôn gìn giừ , ăn nói có chuẩn mực , chưa để vợ chồng tiếng to tiếng nhỏ với nhau bao giờ. Nàng lấy Trương Sinh chẳng được bao lâu thì cuộc sống 2 vợ chồng bị chia cắt. Trương Sinh phải đi lính. Không lâu sau khi Trương Sinh đi thì mẹ chàng bị bệnh và mất. Vũ Nương quả là một người phụ nữ tốt. Nàng chăm sóc và mai táng mẹ chồng hết sức là chu đáo , như một đứa con gái đối xử với mẹ để cùa mình. Thời gian thấm thoát trôi đi., Trương Sinh đi lính đã trở về và đứa con của chàng lúc đó đã biết nói. Tin lời của 1 đứa trẻ ngây ngô mà Trương Sinh đã đem lòng nghi oan cho Vũ Nương. Chàng bảo thủ , khăng khăng , nhiếc mắng và đánh đuổi Vũ Nương 1 cách thậm tệ. Bỏ ngoài tai những lời khuyên ngăn của dân làng, không thèm nghe những lời giải thích của Vũ Nương, Trương sinh Với cái tính ích kỉ, sự ghen tuông quá đỗi đã đẩy Vũ Nương đến ngõ cụt. Nàng phải lấy cái chết để giữ trong trắng cho bản thân mình . Nhưng cái chết đó không hề làm lương tâm Trương Sinh day dứt. Thật quá bất công. Với chế độ nam quyền thối nát , độc đoán , nó đã làm cho phụ nữ lúc bấy giờ phải chịu rất nhiều những oan trái ,tủi nhục không đáng có.
Không những Vũ Nương mà còn có rất nhiều người phụ nữ phải chịu những đau đớn đó. . “Phận đàn bà” trong xã hội ấy là “ đau đớn” , là “ bạc mệnh” , là tủi nhục không kể xiết. Như là Vương Thúy Kiều trong “truyện Kiều”-tiếng kêu thương thống thiết , ai oán , não nùng của đại thi hào dân tộc “ Nguyễn Du”. Số phận của nàng còn lênh đênh hơn nhiều Vũ Nương . Lần này , dưới chế độ đồng tiền hôi tanh đen bạc. Nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp . Chỉ vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều.Để có tiền cứu cha và em trai của mình , nàng đã quết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một tên gian ác buôn thịt bán người. Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong . đo đếm , cò ke, ngã giá... Và từ tay Mà Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà , mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp , tài năng, và đã sinh trưởng trong 1 gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo , dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng không được vì bị Tú bà bắt gặp. Tú Bà đã bày muốn thuê Sở khanh lừa nàng , buộc nàng trở thành 1 cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục .Đau đớn thay !! Từ một cô gái trong trắng , đức hạnh, nàng đã trở thành 1 món đồ chơi thú vị cho bọn khách chơi.

Số phận trái ngang của Kiều không chỉ dừng lại ở đây mà số phận của nàng còn lênh đênh , bèo dạt , mây trôi và lưu lạc 15 năm trời , đã chịu bao nhiêu tai họa giáng xuống đầu .

Vũ Nương và Thúy Kiều thật đáng thương !Họ dường như đại diện cho tầng lớp phụ nữ ngày xưa . Họ không được hưởng bất cứ một thứ quyền lợi, không được hưởng một chút tự do . Thật bất công! Những hủ tục phong kiến thối nát đã tạo nên khổ đau cho người phụ nữ. Số phận của họ không thoát khỏi nanh vuốt của xã hội vô lí đó.Nhưng tất cả những vẻ đẹp từ hình thức đến tâm hồn của họ thì luôn luôn đáng ca ngợi, đáng trân trọng và nâng niu.

b,

Suy nghĩ về người phụ nữ trong xã hội ngày nay

  • Ngày nay trong xã hội mới, xã hội hiện đại khi nam nữ đã bình quyền, phụ nữ đã được tôn trọng, đánh giá ngang với đàn ông. Pháp luật đã bảo vệ họ
  • Người phụ nữ ngày nay vẫn kế thừa và phát huy được truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam: vẫn coi trọng tứ đức, tam tòng nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Tứ đức cùng với đạo tam tòng không phải là tư tưởng chính thống quyết định số phận họ. Ngày nay phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới: tự mình quyết định hạnh phúc, tương lai, cuộc đời mình.
  • Thực tế xã hội ngày nay bạo lực gia đình không hẳn đã chấm hết, người phụ nữ chưa hẳn đã được bình đẳng tuyệt đối như nam giới vốn do thiên bẩm là thế nhưng họ đã thực sự có một cuộc đời mới, số mệnh mới...
3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Về lối sống tử tế, có rất nhiều cách để khái niệm một lối sống tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu đó là sống thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Gần với chúng ta nhất như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa cũng không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lởi điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện ít. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh. Chúng ta đang dần chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa như gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửi bậy, chửi thề trước đông người tạo ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Sống tử tế không khó; chỉ khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm. Đừng sống phí tuổi thanh xuân mà hãy cùng trao đổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

3 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

 Tình người là sống tử tế với nhau . Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Việc tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, … đã là những khía cạnh của những việc tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn một chút nữa như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì những việc tử tế nho nhỏ đó càng đáng quý biết bao. Như những việc tử tế ở nước ta trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là một minh chứng tuyệt vời nhất, mỗi người đều góp một chút công, chút sức dù nhỏ bé như mớ rau, kí gạo để ủng hộ chính phủ, các đơn vị thực hiện công tác chống dịch… Đó đều là những việc tử tế có sức lan tỏa trong cộng đồng hiện nay. Và để có được điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Những việc tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, ta cần phải trân trọng và phát huy nó. 

7 tháng 12 2022

Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy

3 tháng 3 2021

Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

3 tháng 3 2021

Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói của tâm hồn, tiếng nói tình cảm. Nó đem lại niềm khát khao sống, khát khao tự do cho những người tù chính trị trong các sở mật thám. Những câu thơ Kiều, những tiếng hát... đã làm cho những người bị giam cầm "vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường  bên ngoài, có cây, có phố, có ruộng, có người, có tình yêu, có những vui buồn khó nhọc hàng ngày; nói một cách khác, đó là sự sống.”

Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, nhưng khi họ ru con hay hát ghẹo, một câu ca dao, một buổi xem chèo đã gieo vào tâm hồn họ "một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường”, làm cho những con người tăm tối nghèo khổ ấy "trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt". Đúng, tiếng nói của văn nghê, "lời gửi của văn nghệ là sự sống".

Nguyễn Đình Thi đã chỉ rõ "văn nghệ không thể sống xa lìa cuộc sống”. Chỗ đứng của văn nghệ "chính là chỗ giao nhau của tâm hồn con người với cuộc sống...Chỗ đứng của văn nghệ là "tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu " trong thiên nhiên và đời sống xã hội. Tác giả trích dẫn câu nói của Tôn-xtôi, văn hào Nga, để khẳng định kiến giải của mình: "Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm

3. Tiếng nói của văn nghệ còn là tiếng nói của tư tưởng.

Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Tư tưởng trong văn nghệ "nảy ra" từ trong cuộc sống, và "thấm" trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của văn nghệ mang tính đặc thù, "không lộ liễu và khô khan". Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, một bức tranh, một bản đàn, làm cho cảm xúc chúng ta "rung động", rồi sẽ khơi dậy trong trí óc ta "những vấn đề suy nghĩ". Tư tưởng trong nghệ thuật được thể hiện một cách tinh tế, "náu mình yên lặng". Vì thế, "một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được", nó níu giữ mãi trong lòng ta.

 

Văn nghệ là một loại tuyên truyền "rất đặc biệt". Văn nghệ "truyền điện" thẳng vào tâm hồn ta. Nó làm cho con người "vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn". Nghệ thuật "giải phóng được cho con người", nghệ thuật "xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội". Thật vậy, tư tưởng là nơi cao quý mà tiếng nói của văn nghệ hướng tới. Có điều "văn nghệ là một thứ tuyên truyền, không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả". Văn nghệ là một thứ tuyên truyền bằng ngôn ngữ, hình tượng, cảm xúc..., nhưng nó "không tuyên truyền " bằng "tri thức trừu tượng", nhà nghệ sĩ " không mở một cuộc thảo luận lộ liễu và khô khan với chúng ta về một vấn đề khoa học hay triết học". Ví dụ, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đã lấy cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga để nói về trung, hiếu, tiết, hạnh, "một thứ tuyên truyền không tuyên truyền” là như vậy.

 

2 tháng 2 2020

Cho biết tình cảm của em với mái trường THCS.... đã gắn bó với em suốt 4 năm học

Tham khảo:

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh là tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai – nơi tôi đang học – đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ – thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một… những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới… liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: “Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu”. Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.

2 tháng 2 2020

"Kỳ nghỉ đông bất thường

Ngày 24/1 là ngày tất niên. Tiếng chuông điện thoại reo vang đánh thức tôi khỏi giấc mơ ngọt ngào. Qua đôi mắt ngái ngủ, tôi thấy mẹ đang nghe điện thoại: "Vâng giám đốc, tôi đang đi nghỉ cùng gia đình ở Thường Châu (thành phố thuộc tỉnh Giang Tô). Mấy giờ? Được rồi, chúng tôi sẽ lập tức lên đường".

"Cạch", mẹ vội bật đèn ngủ, gọi tôi và bố tôi thức dậy. "Nhanh lên nào, chúng ta phải đóng gói hành lý và quay trở về Thượng Hải ngay bây giờ. Mẹ được điều động đến Vũ Hán khẩn cấp nên phải có mặt lúc 11h".

Việc tiếp xúc đột ngột với ánh sáng khiến tôi mở bừng mắt, cố gắng rúc vào chăn và uể oải nói: "Hôm nay là giao thừa, con muốn ăn tối cùng ông cố và cô chú. Con muốn nhận lì xì từ họ hàng. Con đã không được đón Tết ở quê trong nhiều năm mà".

"Mẹ sẽ giải thích cho con khi ở trên đường, bây giờ con hãy đóng gói đồ đạc nhé", mẹ kéo tôi ra khỏi giường và mặc quần áo cho tôi.

Trong tiếng ồn ào của gia đình tôi, ông bà ngủ ở phòng bên cạnh đã thức dậy. Một người vội làm bữa sáng, người còn lại thu dọn đồ đạc và gọi điện thoại.

Mẹ kéo tôi vào xe, mặc cho tôi khóc vì không được đón năm mới cùng họ hàng và bố tôi nổ máy. Mưa trở nên nặng hạt hơn còn con đường thấm đẫm sương mù. Cần gạt nước làm việc liên tục nhưng chúng tôi chỉ nhìn thấy khoảng 50 mét trước mặt. Có lúc mẹ giục bố lái xe nhanh hơn nhưng lần khác mẹ lại nhắc bố lái chậm lại khiến tôi say xe và cảm thấy Tết năm nay thật kinh khủng.Vào lúc 7h sáng, gia đình tôi đã hoàn thành bữa sáng đơn giản, cất hành lý vào xe và để lại những đồ không thể mang theo cho họ hàng. Bên ngoài đang đổ mưa, bầu trời vẫn tối và nhiều sương mù.

Mưa tạnh khi xe chúng tôi lên đường cao tốc đến Thượng Hải và mẹ có thể yên tâm quay sang nói chuyện với tôi.

"Mẹ biết con không vui nhưng con có biết tại sao mẹ phải từ bỏ kỳ nghỉ và đến Vũ Hán hay không?", mẹ hỏi. Không đợi tôi trả lời, mẹ liền nói: "Bởi vì có một loại virus mới ở Vũ Hán khiến hàng trăm người mắc bệnh và hàng nghìn người phải cách ly".

"Nó có nghiêm trọng hơn bệnh cúm không hả mẹ?", tôi hỏi.

"Chắc chắn rồi. Con có nhớ tháng trước 16 bạn lớp con đã phải nghỉ học vì bệnh cúm hay không? Loại virus này giống với bệnh viêm phổi nhưng nguy hiểm hơn. Năm 2003, một loại virus tương tự có tên là SARS đã bùng nổ ở Bắc Kinh khiến hàng nghìn người nhiễm bệnh và cướp đi mạng sống của 700 người".

Tôi cảm thấy rất buồn khi mẹ cho tôi xem những bức hình cũ về dịch SARS. Mọi người đeo khẩu trang ở khắp mọi nơi, các bác sĩ và y tá mặc đồ bảo hộ chống lây nhiễm, đường phố vắng bóng người.

"Mẹ, mẹ phải đi ư?", tôi lo lắng hỏi.

"Đúng vậy, mẹ là y tá trưởng và là một quân y. Công việc của mẹ là chữa lành vết thương và giải cứu những người sắp chết. Bây giờ Vũ Hán đang gặp nguy hiểm. Đó là quê hương của cha con và mẹ phải đi cứu nó", mẹ nói.

Chúng tôi về đến Thượng Hải vừa kịp lúc và mẹ vội vã lao vào nhà. 10 phút sau, mẹ chạy xuống cầu thang với túi hành lý nhỏ trên vai. Nhìn theo mẹ, tôi chực trào nước mắt. Tôi biết mẹ sẽ không ở cùng gia đình một thời gian dài và tôi không thể ăn các món ngon mẹ nấu. Mẹ đang dũng cảm chống lại virus nguy hiểm.

Mẹ ôm tôi, xoa đầu tôi và động viên: "Con hãy mạnh mẽ lên". Nhìn mẹ rời đi, tôi liên tục gật đầu qua hàng nước mắt.

Bữa tối đêm giao thừa của bố con tôi là món mì đơn giản. Có rất ít chương trình lễ hội mà tôi thậm chí chẳng buồn xem gala lễ hội mùa xuân trên truyền hình. Ngoài đường không có tiếng xe cộ cũng chẳng có tiếng pháo. Thời gian như thể đang dừng lại.

8h tối, mẹ gọi về nhà. "Mọi người xem tin tức trên kênh truyền hình Trung ương nhé", mẹ nói và gác máy trước khi chúng tôi kịp trò chuyện. Tôi bật TV. Chương trình đang đưa tin về các bác sĩ quân y được điều động từ Thượng Hải đến Vũ Hán và mẹ xuất hiện trên màn hình.

Mặc đồng phục màu xanh hải quân, mẹ và 150 chiến sĩ khác đang trên đường ra máy bay. Chiếc máy bay mở rộng cửa, mẹ và các đồng chí vội vã leo lên, lặng lẽ và trật tự. Khuôn mặt tất cả mọi người đều nghiêm trang, lo lắng và âm thanh duy nhất là tiếng giày chạm đất và mệnh lệnh được đưa ra bởi vị chỉ huy. Cuối cùng, chiếc máy bay lăn bánh trên đường băng và cất cánh bay lên bầu trời.

Vũ Hán, từ tối nay, bạn sẽ không còn đơn độc. Mẹ và những người đồng chí của mẹ đang đến với bạn rồi.

Sau khi xem chương trình truyền hình, tôi không còn buồn nữa và nhanh chóng thiếp đi. Ngày mai là ngày đầu tiên của năm mới. Cuộc sống sẽ tiếp tục, mẹ tôi sẽ chiến thắng và Vũ Hán sẽ an toàn trở lại".