K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

tham khảo:

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-8/ke-lai-mot-ket-thuc-moi-cua-truyen-lao-hac-faq386336.html#:~:text=H%E1%BB%8Fi%20%C4%91%C3%A1p%20l%E1%BB%9Bp%208-,K%E1%BB%83%20l%E1%BA%A1i%20m%E1%BB%99t%20k%E1%BA%BFt%20th%C3%BAc%20m%E1%BB%9Bi%20c%E1%BB%A7a%20truy%E1%BB%87n%20L%C3%A3o%20H%E1%BA%A1c,-K%E1%BB%83%20l%E1%BA%A1i%20m%E1%BB%99t

2 tháng 10 2021

Tham khảo:

Thực ra cô bé không chết mà cô chỉ ngất đi,lúc tỉnh dậy,cô thấy mình đang nằm trong bệnh viện.Cô cố nhớ lại những gì đã xảy ra với mình nhưng cô không thể nhớ được-đầu cô đau quá.Bỗng,bố cô bước vào phòng bệnh,ôm chầm lấy cô,nức nở khóc và xin lỗi cô vì bao lâu nay đã đối xử không tốt với cô.Ông nói ông đã suy nghĩ rất nhiều về những gì mình đã làm trước đây.Ông đã bỏ rượu và tìm được 1 việc làm tốt.Ông hứa từ bây giờ ông sẽ bù đắp những mất mát cô đã chịu trong thời gian trước. Và cuối cùng hai bố con học dắt nhau ra khỏi bệnh viện,dù trời rất lạnh nhưng họ không cảm thấy lạnh vì có một ngọn lửa của tình yêu thương đang nhen nhóm trong trí tim họ...

2 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Truyện ngắn Lão Hạc

 

Tuy nhiên, sự sắp xếp của lão lại không theo ý muốn mà người con trai lão đã trở về với sự thành đạt của công việc, lão chạy ngay sang nhà tôi và bảo:

- Ông Giáo ơi, con trai tôi về rồi! Ông Giáo ạ! Tôi mừng lắm!

Nghe những lời nói mừng rỡ ấy của lão cũng khiến tôi vui theo, tôi bảo:

- Tôi đã nói mà, lão còn khỏe lắm. Lão cứ lấy tiền ấy mà ăn, chứ để dành làm gì!

Lão Hạc vẫn còn sự vui mừng và xúc động nhưng đã trở về nhà với con trai sau nhiều năm xa cách. Cuộc đời lão từ đó đã bớt khổ hơn và cha con lão cũng sống an nhàn bên nhau.

25 tháng 10 2016

ket truyen lao hac, co be ban diem va cu Bo-men chet. cai chet cua moi nhan vat de lai trong long nguoi doc nhujng bai hoc

 

26 tháng 10 2016

limdim

10 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Đóa sen hồng sống giữa bùn lầy tăm tối vẫn vươn lên tìm nguồn ánh sáng và tỏa ngát hương thơm. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng vậy, hoàn cảnh sống đã đẩy lão đến cùng quẫn nhưng lão vẫn chọn cho mình cách sống, cốt cách thanh cao và trong sạch. Ở cuối truyện, lão Hạc đã chọn cho mình cái chết như một hành đồng tự giải thoát. Việc lão Hạc tự chọn lấy cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con, cái chết tự nguyện của lão xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng thật đáng kính. Qua đó ta thêm trân trọng tấm lòng, đức hi sinh cho con của một người cha nghèo. Vậy nhưng, tại sao lão lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó? Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu,  trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.

10 tháng 10 2021

Tham khảo

Kết thúc của văn bản Lão Hạc là cái chết đột ngột và bất ngờ của lão, và ít ai biết được lí do. Lão dùng bã chó để chết bởi vì lão thấy có lỗi với cậu Vàng _ con chó của lão. Vì quá túng thiếu, và không muốn đụng vào tài sản ( lão muốn để lại cho người con trai ) nên lão buộc phải bán con chó, con vật thân thiết với lão từ khi người con trai ra đi. Lão luôn để dành tiền để con lão cưới vợ vì lão rất yêu con của mình, lão sợ mỗi khi lão đau ốm bệnh tật phải tốn tiền mua thuốc , tốn tiền ăn uống mỗi ngày.
Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.
Lão Hạc vẫn còn cách để duy trì sự sống. Nhưng nếu làm thế nghĩa là ăn vào vốn liếng để dành cho con. Lão đã tự chọn cái chết để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn ấy. Lão lại còn lo mình gây phiền hà cho hàng xóm. Như thế, cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính.
=> Đọc kĩ văn bản truyện ta sẽ thấy, cái gọi là "sự tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến" thực sự khá mờ nhạt, chỉ được thể hiện qua chi tiết thằng con trai lão Hạc phải đi phu đồn điền. Những người sống xung quanh lão, trong đó có ông giáo và vợ ông cùng bà con làng xóm, đều là những người tốt. Họ chưa biết quan tâm và yêu thương những người khổ cực vì họ cũng là những người cực khổ để vật lộn mưu sinh. Chế độ phong kiến không quan tâm nhiều đến nhân dân, vua chúa chỉ nghĩ đến bản thân mình. Vật chất và tinh thần của người dân không được ai chú tâm đến, người dân nghèo khổ, đói chết cũng không là vấn đề của những người bề trên.

23 tháng 12 2021

Tham khảo!

Đóa sen hồng sống giữa bùn lầy tăm tối vẫn vươn lên tìm nguồn ánh sáng và tỏa ngát hương thơm. Nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao cũng vậy, hoàn cảnh sống đã đẩy lão đến cùng quẫn nhưng lão vẫn chọn cho mình cách sống, cốt cách thanh cao và trong sạch. Ở cuối truyện, lão Hạc đã chọn cho mình cái chết như một hành đồng tự giải thoát. Việc lão Hạc tự chọn lấy cái chết để giữ trọn mảnh vườn cho con, cái chết tự nguyện của lão xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng thật đáng kính. Qua đó ta thêm trân trọng tấm lòng, đức hi sinh cho con của một người cha nghèo. Vậy nhưng, tại sao lão lại chọn cái chết bi thảm là ăn bả chó? Lão hoàn toàn có thể lựa chọn một cái chết êm dịu, nhẹ nhàng và ít đau đớn hơn. Bởi lẽ lão sống cả đời chân thực, chưa biết lừa dối một ai. Vậy mà cậu Vàng – người bạn tâm tình, trung thành với lão mà lão lỡ lừa dối nó. Lão đã lừa để cậu Vàng phải chết thì giờ đây lão cũng phải chết theo kiểu một con chó bị lừa. Đó như một sự tự trừng phạt của lão dành cho mình. Người đọc không khỏi xót xa, thương cảm cho một tấm lòng nhân hậu,  trung thực đáng quý ở con người nghèo khổ nhưng thanh cao ấy. Có thể nói, cách kết thúc truyện mang màu sắc bi kịch của Nam Cao đã gây ra sự bất ngờ không chỉ với thế giới nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Chi tiết cái chết của lão Hạc đã góp phần tạo nên đặc sắc nghệ thuật cho truyện. Đó là cái chết khiến người đọc thêm xót xa trước thân phận của con người, kính trọng những nhân cách cao đẹp như lão Hạc.

3 tháng 11 2016

1.Đến giờ tính từ ngày ấy là vừa chẵn 20 năm

Xiết bao biến cố xảy ra tôi mới lại trở về quê nội. Cách mạng thành công: bệnh tật, đói nghèo, ngu *** đã bị đẩy lùi. Làng trên xóm dưới người còn, người mất. Tôi cố lần di từng nhà một, mong tìm được chút vết tích gì của ngày xưa...


Nhà ông giáo hồi nào vẫn còn nơi cũ. ông đã gìa lắm rồi: giọng nói đã nghe đùng đục . Được cái ông rất tỉnh. Nghe tôi kể lại chuyện, ông cười khùng khục một tràng dài:

_ Thế ra lâu nay anh bỏ đi du kích mà tôi không có hay. Không tỉm ra ai cũng phải Hồi tản cư người làng này tản đi bốn phương hết, hoạ hoằn lắm mới có người về. Còn người ở lại thgì cũng đủ thảm. Anh Binh Tư đó, cũng làm du kích, đánh hăng lắm, mấy hồi lên chiến khu đến giờ cũng không được tin gì nữa. còn thầy anh...

Nói đến đây giọng ông giáo đờ lại. Mắt ông ngân ngấn hai giọt nước đục ngầu. ông khóc, khóc thiệt sự. Giọng ông run run, muốn nói mà không ra tiếng. Tôi vội cúi xuống đỡ lấy hai bàn tay xương xuơng của ông:

_ Dạ, con biết, con biết thầy đã không giữ được mảnh vườn của thầy con. những giữ làm gì hở thầy, có làm gì đâu, giữ lại rồi mai cũng phải đem đổi lấy tiền thóc gạo. Giữ làm gì, khi còn những người cùng quẫn hơn ta...

Bên tai tôi văng vẳng một câu nói mà tôi nghe bên ngoài đồn lại " Ông cụ ấy thà chết chứ không chịu bán đi đến một sào"

3 tháng 11 2016

3

tức nước vỡ bờ Tác phẩm "Tắt đèn" nói chung và đọan trích "tức nước vỡ bờ" nói riêng rất giàu giá trị hiện thực bởi dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, hòan cảnh xã hội, cuộc sống của con người, tâm lý của nhân vật được miêu tả một cách sâu sắc và chân thực. Nó hòan tòan hiện thực, không phải do văn hoa hay trau chuốt mới có được, nó mộc mạc và giản đơn qua những từ ngữ rất "thực". Hình ảnh cùng cực đến thương tâm, sự bế tắc của người dân đựơc cảm nhận sâu sắc.Và tác phẩm mang giá trị nhân đạo cũng là vì nó đã nêu lên đựơc giá trị hiện thực. Tác giả chắc hẳn đã gửi vào đấy sự đồng cảm và xót thương chân thành!
Nhưng giá trị nhân đạo đựơc đưa đến cao trào khi tác giả để cho nhân vật chị Dậu vùng lên, một sự "tức nước vỡ bờ", đó là hy vọng và khát khao được giải thóat của ngừơi dân.
(Các) nguồn
khi bạn đọc tác phẩm, bạn tưởng tượng mình là một nhân vật trong đó, nhìn thấy tòan bộ câu chuyện xảy ra như thế nào , bạn sẽ cảm nhận được rất nhiều và cảm nhận đó tôi bảo đảm là rất sâu sắc. Trong quá trình phân tích bạn hãy sử dụng một số từ ngữ trong tác phẩm để dẫn chứng vào bài làm. Chúc bạn thành công !

lão hạc Theo tôi giá trị nhân đạo của tác phẩm ở đây đó là nỗi trăn trở về một kiếp người khốn khó và cuối cùng dẫn đến cái chết bi thảm của người nông dân nghèo đáng thương. Ông đã tự dằn vặt lương tri mình khi lừa cậu Vàng để bán đi, ông thà tự mình tìm đến cái chết chứ ko chịu bán đi mảnh vườn dành cho cậu con trai... Những tác phẩm của NC gieo vào lòng người những nỗi đau khôn nguôi về những con người, những số phận và những cái chết bi thuơng của họ... Nói chung bạn cần đọc kỹ và suy ngẫm nhiều hơn về tác phẩm này cũng như dẫn chứng một số tác phẩm khác vào bài làm của mình. Thân ái!!!

nguồn net

nói chung là cả 3 truyện trên đều mang giá trị nhân đạo rất sâu sắc , với nghệ thuật vị nhân sinh . chị dậu vùng nên đấu tranh , lão hạc tự tử hay cậu bé hồng cũng đều là sản phẩm của sự tha hóa trong xã hội phong kiến ( dẫn chứng ) , nỗi thống khổ , ( không tiền bạc , ... ) , tác giả như luôn thấu hiểu lòng họ , luôn bày tỏ niềm cảm thương sâu sắc với họ ...  
6 tháng 10 2021

Tham khảo:

Câu 1:

Nam Cao (1915 – 1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. ... Nam Cao là nhà văn lớn nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945. Trong số các nhà văn hiện thực, ông là cây bút có ý thức sâu sắc nhất về quan điểm nghệ thuật của mình.

Câu 2:

Ở cuối chuyện ” Lão Hạc” con người hiền lành lương thiện như Lão Hạc đã phải chết đau đớn và dữ dội. Nam Cao đã rất khéo léo trong việc chọn cách kết thúc truyện không có hậu để Lão Hạc phải chết trong sự đau đớn, dằn vặt, nhưng qua cái chết của Lão Hạc giúp cho mọi người hiểu về con người , quý trọng và thương xót lão hơn. Lão Hạc vốn là người nông dân nghèo phải sống khổ sở, tằn tiện để dành dụm tiền và luôn lo lắng cho tương lai của đứa con mình. Đến lúc bị dồn đến đường cùng, đói kém mất mùa liên miên, ốm đau, lão phải đứng trước hai sự lựa chọn: cái sống và cái chết, nếu lão sống thì lão sẽ ăn vào tiền bòn vườn, phải bán vườn hoặc tha hóa như Binh Tư, còn nếu lão chết thì lão sẽ giữ lại được mảnh vườn giữ được tương lai cho con trai. Và cuối cùng lão đã chọn cái chết, lão tự xóa đi sự sống của mình để bảo toàn căn nhà, mảnh vườn với niềm hi vọng con lão sẽ trở về. Đặc biệt hơn lão đã chọn cái chết như cái chết của một con vật, vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, giật mạnh, vật vã đến 2h rồi mới chết. Qua đó, ta thấy xuất phát trong con người lão là tình yêu thương âm thầm tha thiết, mãnh liệt, lớn lao, một tình thương đầy lòng vị tha và đức tính hi sinh cao cả. Lão là một con người sống có tình có nghĩa, có tấm lòng nhân hậu, thủy chung, trung thực mà thẳng thắn, giàu lòng tự trọng đáng kính. Cái chết của Lão Hạc tuy đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn.

Câu 3:

Lão Hạc là câu chuyện cảm động về tình phụ tử thiêng liêng, giản dị. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống.

6 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. 

Nam Cao tên khai sinh làn Trần Hữu Chi quê ở phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Ông là một trong những cây bút tiêu niểu của nền văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của ông thường hướng về người nông dân và người trí thức nghèo khổ quẩn quanh. Ông có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Lão hạc, Chí Phèo, Giăng sáng, Đời thừa,...

2.

Cái chết của lão Hạc ko phải là một cái chết bình thường mà là một cái chết đau đớn và mang nhiều ý nghĩa. Lão Hạc sống nghèo đói, khổ sở suốt cả đời. Lão dành tất cả của cải mà mình có cho đứa con trai mà chưa bao giờ nghĩ đến bản thân mình. Lão sống mỏi mòn qua ngày đoạn tháng để bấu víu vào một niềm hy vọng duy nhất: thằng con trai lão sẽ trở về. Lão sẽ cưới vợ chocon trai lão. Vì thế mà lão sống. Vì thế mà lão tự trọng mà sống. Nhưng trời ko thương lão. Lão ốm đau luôn. Công việc ko có nên cuộc sống càng thêm khốn khó. Tiền bạc trong nhà đội nón ra đi. Đến cả cậu Vàng,người bạn duy nhất của lão lão cũng phải bán. Ko bán thì lấy gì mà nuôi. Rồi đến cái thân lão cũng chẳng còn gì mà ăn. Lão ăn củ chuối, ăn sung muối cho qua ngày. Đến lúc này lão đã tự quết định rằng mình ko nên sống tiếp nữa. Lão sống nữa thì sẽ tiêu hết vào số tiền lão dành dụm cho con lão. Lão sống nữa thì sẽ phải bán đi mảnh vườn để dành cho contrai lão. Thế nên lão đã chon cho mình cái chết. Một cái chết được dự tính trước nhưng vật vã, đớn đau. Cái chết của lão Hạc đã tố cáo xã hội phong kiến vô nhân đạo đẩy những ng nông dân lương thiện đến bước đường cùng, buộc phải chọn cho mình cái chêt để tự giải thoát. Ko chết thì sống tiếp như thế nào. Ko chết hôm nay thì ngày mai sẽ ra sao? Lão Hạc thà chọn cái chết chứ ko muốn phải nhờ cậy hàng xóm. Ko phải lão kiêu căng gì mà là vì lão biết những người xung quanh cũng chẳng khá giả gì hơn lão. Lão chuẩn bị trước tiền ma chay cho mình. Con người tự trọng của lão đến chết cũng ko lấy của aicaí gì. Bản chất lương thiện của lão thể hiện qua cách cư xử của lão với làng xóm, với vật nuôi. Bản chất lương thiện của lão thể hiện qua cách lựa chọn cái chết của lão. Cái chết của lão Hạc càng tô đậm thêm lòng tự trọng và đức hy sinh cao đẹp của ng nông dân bình thường trong chế độ nửa thực dân nửa phong kiến cũ.  

  3.

Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.

 

 

3 tháng 11 2016

5 năm sau...
Cách mạng tháng Tám nổ ra, đồn điền của bọn chủ bị quân đội ta phá. Tôi được về quê. Vừa đến cổng làng tôi đã rớm nước mắt. Hình như nơi đây không có sự thay đổi nào cả, tất cả...vẫn thế...
Trước mắt tôi hiện ra hình ảnh một người cha già có đôi mắt hiền hậu, có giọng nói ấm áp tình người,... Tôi chạy vội vào trong nhà. Cảnh vật sao hoang sơ quá! Không tìm thấy cha, tôi vội chạy sang nhà ông giáo. Ông giáo giờ đõa già hơn trước, thấy tôi, ông đứng sững lại:
- Cậu... cậu... đã về rồi đó hả?
- Con chào ông, con đã về rồi đây ạ. Ông giáo ơi cho con hỏi, thầy con đâu ạ?
-... -Ông giáo không nói gì, đôi mắt thẫm buồn nhìn tôi. Rồi ông giáo lẳng lặng dẫn tôi đến góc vườn nhà...
- thầy cậu... đã... mất rồi...
tôi sững người, choáng váng. Tôi ngã xuống mộ cha, rồi nức nở:
- Thầy ơi... thầy... Tại sao chứ? Tại sao thầy lại ko chờ con về chứ... Con hối hận lắm, hối lắm thầy ơi... Tại sao thầy k.o sống để nhìn con, con đã lớn khổn rồi đây, con về để trả ơn thầy đây3. Nhưng thầy ko sống, com biết trả ơn ai?...
ông giáo ngôi xuống đỡ tôi đứng dậy, nói:
-Thôi cậu đừng thế nữa. Cụ thân sinh ra anh đã quyết tâm để lại cho anh mảnh vườn này. Cụ thà chết chứ ko chịu bán đi một sào. Bây giờ anh đã lớn và có tí nghiệp hãy cố gắng mà làm ăn, để cụ ở dưới suối đc yên lòng. Cuộc đời anh còn dài...

6 tháng 9 2019

Đến giờ tính từ ngày ấy là vừa chẵn 20 năm

Xiết bao biến cố xảy ra tôi mới lại trở về quê nội. Cách mạng thành công: bệnh tật, đói nghèo, ngu *** đã bị đẩy lùi. Làng trên xóm dưới người còn, người mất. Tôi cố lần di từng nhà một, mong tìm được chút vết tích gì của ngày xưa...


Nhà ông giáo hồi nào vẫn còn nơi cũ. ông đã gìa lắm rồi: giọng nói đã nghe đùng đục . Được cái ông rất tỉnh. Nghe tôi kể lại chuyện, ông cười khùng khục một tràng dài:

_ Thế ra lâu nay anh bỏ đi du kích mà tôi không có hay. Không tỉm ra ai cũng phải Hồi tản cư người làng này tản đi bốn phương hết, hoạ hoằn lắm mới có người về. Còn người ở lại thgì cũng đủ thảm. Anh Binh Tư đó, cũng làm du kích, đánh hăng lắm, mấy hồi lên chiến khu đến giờ cũng không được tin gì nữa. còn thầy anh...

Nói đến đây giọng ông giáo đờ lại. Mắt ông ngân ngấn hai giọt nước đục ngầu. ông khóc, khóc thiệt sự. Giọng ông run run, muốn nói mà không ra tiếng. Tôi vội cúi xuống đỡ lấy hai bàn tay xương xuơng của ông:

_ Dạ, con biết, con biết thầy đã không giữ được mảnh vườn của thầy con. những giữ làm gì hở thầy, có làm gì đâu, giữ lại rồi mai cũng phải đem đổi lấy tiền thóc gạo. Giữ làm gì, khi còn những người cùng quẫn hơn ta...

Bên tai tôi văng vẳng một câu nói mà tôi nghe bên ngoài đồn lại " Ông cụ ấy thà chết chứ không chịu bán đi đến một sào"