K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2021

Con trâu từ thửa xa xưa đã vô cùng quen thuộc với cuộc sống lao động của người nông dân Việt Nam. Những chú trâu hiện lên với hình ảnh cần mẫn, chăm chỉ bên thửa ruộng cày với người nông dân, cũng có khi là hình ảnh thung thăng gặm cỏ trong những bức tranh nên thơ với tiếng sáo của trẻ mục đồng dưới ánh hoàng hôn, dù có là hình ảnh nào thì con trâu cũng cho con người ta cảm giác thân thiết.. Loài trâu Việt Nam được thuần hóa và được bắt đầu từ trâu đầm lầy có đặc tính hiền lành, dễ bảo không hung dữ và nổi loạn như trâu rừng và trâu không thuần. Trâu được nuôi rộng rãi ở Việt Nam và đặc biệt là những vùng nông thôn. Giống đực thì có thân hình to, béo hơn trâu cái, nó có hai cái sừng to và dài trên đầu, cong vút, trán rộng phẳng còn trâu cái thì có thân hình gầy hơn trâu đực nhưng lại linh hoạt trong việc di chuyển. Chân trâu rất to và chắc có thể chống đỡ cơ thể. Đuôi trâu ta và dài thường phe phẩy để đuổi những con vật như muỗi, ruồi. Chính những đặc điểm này lên trâu mới thích hợp với việc ruộng lúa, dễ nuôi, dễ bảo nên có thể chung sống hòa thuận với người nông dân.

 
16 tháng 9 2021

tham khảo:

Con trâu từ thửa xa xưa đã vô cùng quen thuộc với cuộc sống lao động của người nông dân Việt Nam. Những chú trâu hiện lên với hình ảnh cần mẫn, chăm chỉ bên thửa ruộng cày với người nông dân, cũng có khi là hình ảnh thung thăng gặm cỏ trong những bức tranh nên thơ với tiếng sáo của trẻ mục đồng dưới ánh hoàng hôn, dù có là hình ảnh nào thì con trâu cũng cho con người ta cảm giác thân thiết.. Loài trâu Việt Nam được thuần hóa và được bắt đầu từ trâu đầm lầy có đặc tính hiền lành, dễ bảo không hung dữ và nổi loạn như trâu rừng và trâu không thuần. Trâu được nuôi rộng rãi ở Việt Nam và đặc biệt là những vùng nông thôn. Giống đực thì có thân hình to, béo hơn trâu cái, nó có hai cái sừng to và dài trên đầu, cong vút, trán rộng phẳng còn trâu cái thì có thân hình gầy hơn trâu đực nhưng lại linh hoạt trong việc di chuyển. Chân trâu rất to và chắc có thể chống đỡ cơ thể. Đuôi trâu ta và dài thường phe phẩy để đuổi những con vật như muỗi, ruồi. Chính những đặc điểm này lên trâu mới thích hợp với việc ruộng lúa, dễ nuôi, dễ bảo nên có thể chung sống hòa thuận với người nông dân.

17 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Sinh ra từ làng, từ nhỏ em đã được dạy :”Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Chính vì vậy, em luôn coi con trâu như người bạn và thành viên trong gia đình mình. Chú trâu nhà em được mua về từ lúc còn là con nghé con bé bỏng và hiếu động. Lúc mới về, cậu ta nhỏ, nhút nhát và còn hơi lạ. Nhưng dần dần, cũng quen và khá nghịch ngợm. Lớn hơn thì có vẻ “nghiêm túc, người lớn” hơn. Chú trâu nhà em có bộ lông màu xám. Chú ta nặng ký lắm, tận gần 500kg, thuộc dạng bự nhất trong đám trâu trong làng. Hàng xóm thường hỏi bố mẹ em chăm sao mà khéo thế? Bốn cái chân của nó to và chắc khỏe, vì cần phải làm nhiều việc nặng như kéo xe, cày bừa phụ con người. Hai cái tai to bằng bản tay hay ve vẩy để đuổi mấy con côn trùng. Cặp sừng thì to ơi là to, cong vút và nhọn. Ai mà lạ thì nhìn cặp sừng ấy của nó thì hãi lắm, chứ em thì quen rồi với cả chú ta hiền lắm sẽ không húc ai. Cặp sừng như để trang trí thể hiện đẹp mã thôi ý mà. Mũi của nó được bố em xỏ dây để có thể buộc và điều khiển khi di chuyển, chắc nó cũng khó chịu nhưng phải làm thế để nhắc nhở chứ nó làm sao hiểu khi nào cần sang trái, sang phải đâu. Con trâu này có cái bụng căng tròn, vì lúc nào cũng được cho ăn no nê. Nó có thói quen nhai lại nữa, thường ra đồng cứ ăn nhộm nhoạm cho đầy bụng, rồi khi về nhà nằm bẹp lại nhai lại cho kĩ. Trâu vừa là công cụ sản xuất vừa của gia đình vừa là bạn của em. Khi đi thả diều em rất hay ngồi trên lưng trâu. Kể cả khi mang sách ra đồng, em cũng hay tựa vào lưng trâu để đọc sách. Chưa bao giờ em coi nó chỉ như là một con vật bình thường. Với em nó là một điều đặc biệt gắn liền với những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp.

19 tháng 9 2021

Cám ơn cô

1 tháng 8 2018

- Hình ảnh con trâu trên đồng ruộng: Con trâu đã gắn bó ngàn đời với người nông dân Việt Nam, trâu giúp người nông dân trong công việc đồng áng. Con trâu với dáng vẻ quen thuộc "Con trâu đi trước, cái cày theo sau", trâu lầm lũi, gò lưng kéo cày, chân sục dưới bùn, bì bõm dưới nước,... Người nông dân đã coi "Con trâu là đầu cơ nghiệp", là người bạn tốt của mình.

- Hình ảnh con trâu ở làng quê rất quen thuộc: Sau một ngày lao động, chiều xuông, trâu đủng đỉnh trên đường về làng, với dáng đi khoan thai chậm rãi; những ngày mùa, trâu nằm cạnh đông rơm, chậm rãi nhai,... Hình ảnh ấy gợi lên sự yên bình của làng que Việt Nam.

- Con trâu trong một số lễ hội (lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Hải Phòng và một số tỉnh khác).

- Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn:

+ Hình ảnh trâu đủng đỉnh gặm cỏ trên đồng, trên bãi, ven đê, ven đường làng.

+ Hình ảnh chú bé chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo giữa đồng quê thường được coi là biểu tượng cho cuộc sống thanh bình của quê hương Việt Nam.

1 tháng 8 2018

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày nợ cấy con trâu đi bừa.

Bao đời nay, hình ảnh con trâu đã trở nên gắn bó với người nông dân Việt Nam. Trâu Việt Nam là trâu rừng thuần háa, thuộc nhóm trâu đầm lầy và thường sống ở miền khí hậu nhiệt đới. Thân hình vạm vỡ nhưng thấp, ngắn. Bụng to. Da dày màu xám đen nhưng vẫn tạo cảm giác mượt bởi bên ngoài được phủ một lớp lông mềm. Điều đặc biệt ở trâu mà không thể không nhắc đến đó là trâu thuộc họ nhai lại.

Quanh năm suốt tháng, trâu cùng người chăm lo việc đồng áng vì vậy người nông dân coi trâu như người bạn thân thiết nhất của mình. Trâu to khỏe, vạm vỡ lại chăm chỉ cần cù chịu thương chịu khó nên thường gánh vác những công việc nặng nhọc của nhà nông. Từ sáng sớm tinh mơ, khi mặt trời còn ngái ngủ, trâu đã cùng người ở “trên đồng cạn” rồi lại xuống “dưới đồng sâu”, cho đến khi ông mặt trời mệt mỏi sau một ngày làm việc, chuẩn bị đi ngủ trâu vẫn miệt mài bên luống cày. Nhựa sống căng tràn trong từng bước đi vững chắc nhưng chậm chạp của trâu.

Trâu là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng. Lực kéo trung bình của trâu trên đồng ruộng là 70 - 75kg, tương đương 0,36 - 0,1 mã lực. Trâu loại A một ngày cày được 3 - 4 sào Bắc Bộ, loại B khoảng 2 - 3 sào và loại C khoảng 1,5- 2 sào. Trâu còn được dùng để kéo đồ, chở hàng. Trên đường xấu, trâu có thể kéo với tải trọng là 400 - 500 kg, đường tốt là 700 - 800 kg, còn trên đường nhựa với bánh xe hơi thì tải trọng có thể lên đến 1 tấn. Trên đường đồi núi, trâu kéo từ 0,5 – 1m khối gỗ trên quãng đường 3 - 5km. Khỏe như vậy nhưng bữa ăn của trâu rất giản dị, chỉ là rơm hoặc cỏ.

Trâu cũng là một trong những nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. Thịt trâu có hàm lượng đạm khá cao, hàm lượng chất béo thấp. Sữa trâu có tính năng cao trong việc cung cấp chất đạm, chất béo. Da trâu làm mặt trống, làm giày. Sừng trâu làm đồ mĩ nghệ như lược, tù và,...

Không chỉ góp phần quan trọng trong đời sống vật chất của người dân, trâu còn có mặt trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, trâu hay còn gọi là ngưu, sửu đã có mặt trong 12 con giáp. Con trâu trở thành con vật gắn liền với tuổi tác của con người. Người mang tuổi trâu thường chăm chỉ, cần cù, thậm chí vất vả. Trong đời sống văn hóa tinh thần, trâu còn là con vật thiêng dùng để tế lễ thần linh trong ngày lề hội cơm mới, lễ hội xuống đồng.

Trâu còn gắn liền với những lễ hội đình đám như lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng. Những chú trâu được chăm sóc, luyện tập rất chu đáo. Con nào con nấy vạm vỡ, sừng cong như hình vòng cung, nhọn hoắt, da bóng loáng, mắt trắng, tròng đỏ chỉ chờ vào sân đấu. Trong tiếng trống giục giã, trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người hai con trâu lao vào nhau mà húc, mà chọi. Ngoài ra, chúng ta còn có lễ hội đâm trâu. Đây là phong tục tập quán của một số dân tộc ở Tây Nguyên. Con trâu bị giết được đem xẻ thịt chia đều cho các gia đình trong buôn làng cùng liên hoan mừng một vụ mùa bội thu.

Hình ảnh con trâu còn in đậm trong kí ức của những đứa trẻ vùng quê. Chắc không ai quên Đinh Bộ Lĩnh, người làm nên kì tích thống lĩnh 12 sứ quân, đã có một tuổi thơ gắn bó với chú trâu trong trò đánh trận giả hay trò đua trâu đầy kịch tính. Chắc mỗi chúng ta đều có lần bắt gặp những hình ảnh rất đặc trưng, rất nên thơ của làng quê Việt Nam, đó là hình ảnh chú bé mục đồng ngồi vắt vẻo trên lưng trâu đọc sách hay hình ảnh các chú bé đang ngồi trên lưng trâu nghiêng nghiêng cái đầu trái đào với cây sáo trúc... Những hình ảnh tuyệt vời đó đã trở thành nguồn cảm hứng cho những nghệ nhân làng tranh Đông Hồ và cũng là nguồn cảm hứng cho các tác giả dân gian:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Trong những năm gần đây, chú trâu đã vượt ra khỏi lũy tre làng, tham gia vào các hoạt động văn hóa thể thao. Với hình ảnh “trâu vàng” trong SEA GAMES 22, trâu không chỉ là giống vật nuôi quen thuộc của người nông dân Việt Nam mà đã trở thành hình ảnh thú vị đối với bạn bè quốc tế. Con trâu đã trở thành biểu tượng cho sự trung thực, cho sức mạnh và tinh thần thượng võ. Từ hình ảnh chú trâu vàng, các sản phẩm trâu tập võ, trâu chạy maratong, trâu đội nón... rất ngộ nghĩnh, độc đáo đã ra đời. Ngày nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã xuất hiện trên cánh đồng làng Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật không thể thiếu đối với người nông dân. Hình ảnh con trâu cần cù, chung thủy mãi mãi in sâu trong trái tim mỗi người dân Việt Nam.

25 tháng 8 2016

- Giới thiệu về con Trâu : Trog n~ bức tranh dân gian , trên con đườg làng sớm tinh mơ , những buổi chiều hôm hay giữa trưa hè nắng lửa trên cánh đồng làng hình ảnh con trâu đi trc' cái cày theo sau đã là hình ảnh quen thuộc của nông thôn VN , thế mới có câu " Con trâu là đầu cơ nghiệp ".
* Thân bài :
- Nguồn gốc : Con trâu của VN vốn có nguồn gốc từ loại trâu rừng ở vùng đầm lầy . Đc ngxưasănbắtthuầnhóa,h đã trở thành vật nuôi thân thuộc nhất của nhữg miền thôn quê 
- Phân loại 
+Trâu thuộc họ bò , bộ guốc chẵn, nhóm đv nhai lại , sừng rỗng .
+ Trâu của Vn thuộc giống thuần chủng tức là giốg trâu đầm lầy , tầm vóc nhỏ đến TB so vs các loại trâu của Nam á .
- Đặc đ? cấu tạo :
+ TRâu trưởng thành có chiều cao TB từ 1m2~>1m4
+ Sừng trâu hình cánh cung ( lưỡi liềm ) . Đầu nhọn thường dùng để tự vệ .
+ Tai trâu dài cỡ bằng lá đa , lá mít , rất linh hoạt .
+ Da trâu dày , lôg rậm , cứng . Trâu thường có màu xám đen . Một số con đột biến gen có màu trắng 
+ Đuôi trâu dài có túm lôg dùng để xua đuổi ruồi muỗi hoặc các loài kí sinh khác 
+ Bốn chân thon chắc , có móng sừng giúp trâu di chuyển tốt ở mọi địa hình 
- Đặc điểm sinh trưởng :
+Trâu sinh sống ở khắp nơi . Thức ăn của chúng là các loại cỏ , rơm rạ và 1 số lá cây 
+ Trâu là động vật có vú , sinh sản đơn tính . Trâu cái đẻ theo mùa , thường vào vụ xuân hè .
+ Nghé con mới chào đời chưa có sừng , chưa mọc răng chỉ sau 1 vài tiếng đã có thể đi lại đc .
+ Nghé đc 3 tuổi thì mọc răng cửa , 6 t? thì thành trâu trưởng thành , hàm trên có 8 răng . Trâu ko có hàm dưới . 
+ Một đời trâu mẹ đẻ từ 5~>6 lần . Thường thì mỗi 1 lần nghé con .
+ Trâu đực trưởng thành từ 450-500kg
+ Trâu cái trưởng thành nặng từ 300-400 kg
- Tác dụng - ích lợi :
+ Ở nông thôn , từ xưa đến nay , trâu là nguồn sức kéo chính . Trâu đc dùng để kéo cày bừa . 1 con trâu tốt 1 ngày có thể giúp ngnôgdâncàytừ3-4sàoruộng;Ởmiềnν́itrâuđcdùngđểvậnchuyểngỗ,khikhaitháclâmnghiệp;Ởđồngbằngtrâuđcdùngđểvàochuyểnsảnphẩmnôgnghiệpsauvụμ̀a.+Trâucònlànguồncungcấpthựcphầm:Thịttrâunạo,độdạmcao,hđã thành những món ăn đặc sản , thịt trâu nướng là tốt , thịt trâu xào rau muống , rau cần ; Sữa trâu chất lượng ko kém sữa bò , một con cái trog 1 vụ có thể cho tới 500 l sữa 
+ Da trâu , xương trâu và sừng đc dùng trog các nghề thủ công mĩ nghệ : Cái trống trường quen thuộc ko thể thiếu da trâu ; xương trâu , sừng dùng làm lược , đồ chạm khảm .
+ Phân trâu : dùng bón ruộng .
- Ý nghĩa lịch sử văn hóa xã hội :
+ Con trâu đã gắn bó vs tuổi thơ của n~ đứa trẻ cùng thôn quê : Chăn trâu - cắt cỏ - thả diều - thổi sáo ( trên những bức tranh cổ từ xa xưa đã có hình ảnh quen thuộc : chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo .
+ Đinh Bộ Lĩnh từng cưỡi trâu đánh trận giả , sau này trở thành Hoàng đế 
+ Con trâu gắn liền vs lễ họi văn hóa dân gian :
Hội " đâm trâu " của các dân tộc tây nguyên
Hội " chọi trâu " ở đồ sơn 
+ TRuyện cổ tích nxưa của việt nam đã có mặt con trâu ( trí khôn của ta đây )
+ Con trâu đã đc chọn làm " linh vật " cho thế vận hjội Đôg Nam á lần thứ 22 tại VN 
* Kết bài :
- Con trâu là vật nuôi quen thuộc nhất 
- Dù đất nước phát triển côg nghiệp hóa , hiện đại hóa , diên tích canh tác có thể bị thu hẹp lại , nhưg ko bh` vắng bóg những con trâu cần mẫn lầm lũi trên cánh đồng làng .
" Bao giờ cây lúc còn bôg 
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn " . - Giới thiệu về con Trâu : Trog n~ bức tranh dân gian , trên con đườg làng sớm tinh mơ , những buổi chiều hôm hay giữa trưa hè nắng lửa trên cánh đồng làng hình ảnh con trâu đi trc' cái cày theo sau đã là hình ảnh quen thuộc của nông thôn VN , thế mới có câu " Con trâu là đầu cơ nghiệp ".
* Thân bài :
- Nguồn gốc : Con trâu của VN vốn có nguồn gốc từ loại trâu rừng ở vùng đầm lầy . Đc ngxưasănbắtthuầnhóa,h đã trở thành vật nuôi thân thuộc nhất của nhữg miền thôn quê 
- Phân loại 
+Trâu thuộc họ bò , bộ guốc chẵn, nhóm đv nhai lại , sừng rỗng .
+ Trâu của Vn thuộc giống thuần chủng tức là giốg trâu đầm lầy , tầm vóc nhỏ đến TB so vs các loại trâu của Nam á .
- Đặc đ? cấu tạo :
+ TRâu trưởng thành có chiều cao TB từ 1m2~>1m4
+ Sừng trâu hình cánh cung ( lưỡi liềm ) . Đầu nhọn thường dùng để tự vệ .
+ Tai trâu dài cỡ bằng lá đa , lá mít , rất linh hoạt .
+ Da trâu dày , lôg rậm , cứng . Trâu thường có màu xám đen . Một số con đột biến gen có màu trắng 
+ Đuôi trâu dài có túm lôg dùng để xua đuổi ruồi muỗi hoặc các loài kí sinh khác 
+ Bốn chân thon chắc , có móng sừng giúp trâu di chuyển tốt ở mọi địa hình 
- Đặc điểm sinh trưởng :
+Trâu sinh sống ở khắp nơi . Thức ăn của chúng là các loại cỏ , rơm rạ và 1 số lá cây 
+ Trâu là động vật có vú , sinh sản đơn tính . Trâu cái đẻ theo mùa , thường vào vụ xuân hè .
+ Nghé con mới chào đời chưa có sừng , chưa mọc răng chỉ sau 1 vài tiếng đã có thể đi lại đc .
+ Nghé đc 3 tuổi thì mọc răng cửa , 6 t? thì thành trâu trưởng thành , hàm trên có 8 răng . Trâu ko có hàm dưới . 
+ Một đời trâu mẹ đẻ từ 5~>6 lần . Thường thì mỗi 1 lần nghé con .
+ Trâu đực trưởng thành từ 450-500kg
+ Trâu cái trưởng thành nặng từ 300-400 kg
- Tác dụng - ích lợi :
+ Ở nông thôn , từ xưa đến nay , trâu là nguồn sức kéo chính . Trâu đc dùng để kéo cày bừa . 1 con trâu tốt 1 ngày có thể giúp ngnôgdâncàytừ3-4sàoruộng;Ởmiềnν́itrâuđcdùngđểvậnchuyểngỗ,khikhaitháclâmnghiệp;Ởđồngbằngtrâuđcdùngđểvàochuyểnsảnphẩmnôgnghiệpsauvụμ̀a.+Trâucònlànguồncungcấpthựcphầm:Thịttrâunạo,độdạmcao,hđã thành những món ăn đặc sản , thịt trâu nướng là tốt , thịt trâu xào rau muống , rau cần ; Sữa trâu chất lượng ko kém sữa bò , một con cái trog 1 vụ có thể cho tới 500 l sữa 
+ Da trâu , xương trâu và sừng đc dùng trog các nghề thủ công mĩ nghệ : Cái trống trường quen thuộc ko thể thiếu da trâu ; xương trâu , sừng dùng làm lược , đồ chạm khảm .
+ Phân trâu : dùng bón ruộng .
- Ý nghĩa lịch sử văn hóa xã hội :
+ Con trâu đã gắn bó vs tuổi thơ của n~ đứa trẻ cùng thôn quê : Chăn trâu - cắt cỏ - thả diều - thổi sáo ( trên những bức tranh cổ từ xa xưa đã có hình ảnh quen thuộc : chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo .
+ Đinh Bộ Lĩnh từng cưỡi trâu đánh trận giả , sau này trở thành Hoàng đế 
+ Con trâu gắn liền vs lễ họi văn hóa dân gian :
Hội " đâm trâu " của các dân tộc tây nguyên
Hội " chọi trâu " ở đồ sơn 
+ TRuyện cổ tích nxưa của việt nam đã có mặt con trâu ( trí khôn của ta đây )
+ Con trâu đã đc chọn làm " linh vật " cho thế vận hjội Đôg Nam á lần thứ 22 tại VN 
* Kết bài :
- Con trâu là vật nuôi quen thuộc nhất 
- Dù đất nước phát triển côg nghiệp hóa , hiện đại hóa , diên tích canh tác có thể bị thu hẹp lại , nhưg ko bh` vắng bóg những con trâu cần mẫn lầm lũi trên cánh đồng làng .
" Bao giờ cây lúc còn bôg 
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn " . 

30 tháng 8 2016

Nếu bạn đã từng đi qua những làng quê ở Việt Nam thì không thể không bắt gặp những chú trâu đang cần mẫn cày ruộng hay đang thong thả gặm cỏ. Con trâu đã là người bạn thân thiết của người dân và đã gắn bó lâu đời với nhau từ hàng ngàn năm nay. Và đã được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

Con trâu đã là biểu tượng của sự hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn từ hàng ngàn năm nay. Nếu bạn có quê hoặc đã từng về quê thì bạn sẽ thường bắt gặp những con trâu đang cần mẫn kéo cày trên bờ ruộng, giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói con trâu là một người bạn chuyên giúp công việc cho người nhân dân. Ngoài những việc cày bừa trâu có thể là một công cụ phương tiện, vì vậy có thể nói trâu là công cụ không thể thiếu của người nông dân.

Trâu bắt nguồn từ trâu rừng, vì sau nhiều thế kỉ con người và loài vật đều được thuần hóa và trở thành một loài trâu hiền lành. Lông trâu thường có màu xám đen, thân hình vạm vỡ. Với đôi sừng nhọn, uống cong như hình một lưỡi liềm người ta sử dụng đôi sừng đó làm đồ trang sức. Trâu là loài động vật thuộc lớp có vú. Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, trâu đực trung bình cày bừa từ 3~4 sào còn trâu cái có thể cày bừa từ 2~3 sào, không những vậy trâu còn được coi là một tài sản quý của của nhà nông.

Trong những thời đại trước trâu còn dùng để kéo xe, chở hàng và có thể kéo tải trọng từ 400~500kg. Con trâu còn có thể kéo gỗ củi và hàng hóa. Trâu cung cấp cho ta rất nhiều sản lượng về lương thực và sữa. Đem bán thịt trâu cũng thu được những khoản tiền đáng kể. Người ta thường trồng cây xen lẫn các cây ăn quả, phân trâu ủ xanh là thuốc bón tốt nhất cho cây. Trâu chính là tài sản nên rất được người dân chăm sóc rất chu đáo.

Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiêu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu.

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người. Ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng.

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh".

Người vùng biển đã gửi gắm tinh thần và ý chí của mình vào những "kháp đấu" giữa các "ông trâu". Mỗi "ông trâu" trên xới đấu thắng thua ra sao sẽ chứng tỏ tài năng của các ông chủ trâu, của phường xã mình. Như vậy các "kháp đấu" giữa những ông trâu đã trở thành nghệ thuật, có tính biểu tượng sinh động, thể hiện bản sắc văn hoá. Như vậy chọi trâu đã nói hộ tích cách của người dân vùng biển, nó đã được định hình từ lâu với nội dung phong phú gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian, lành mạnh kết tinh của cả một vùng văn hoá ven biển mà Đồ Sơn là trung tâm. Đây là một lễ hội độc đáo của người dân Đồ Sơn, nó gắn liền việc thờ cúng thuỷ thần với nghi lễ chọi và hiến sinh trâu, có cả sự giao thoa giữa những yếu tố văn hoá nông nghiệp đồng bằng với văn hoá cư dân ven biển.

Con trâu đã gắn bó với người những người nông dân Việt Nam. Nó không những mang lại cho những người nhân dân việt nam về mặt vật chất mà còn mang lại cả về mặt tinh thần. Con trâu còn gắn bó với những lễ hội tiêu biểu của người dân Việt Nam. Nó đã là biểu tượng của của làng quê Việt Nam và Đất nước Việt Nam.

10 tháng 2 2017

Một trong những lễ hội đặc sắc của người dân tộc là lễ hội chọi trâu, thường được tổ chức vào đầu tháng tư mỗi năm. Trâu được lựa chọn để chọi thường có độ 4- 5 tuổi vào lúc khỏe nhất, da bóng mượt, đuôi cong, thân mình nở nang, lực lượng và đuôi ngắn thì mới khỏe. Mỗi làng sẽ lựa chọn ra một con trâu to khỏe nhất, đẹp nhất để tham gia cuộc thi. Cuộc đấu bắt đầu, hai con trâu sau khi nghe hiệu lệnh sẽ lao vào đấu với nhau trước sự reo hò cổ vũ của mọi người xung quanh. Con trâu nào khỏe hơn sẽ giành chiến thắng.

21 tháng 9 2019

Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng,được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa.Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm-3cm.Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.

21 tháng 9 2019

Bn tham khảo nha, đây là 1 bài văn hoàn chỉnh rồi.

Cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng trải qua thời học sinh. Cái thời cắp sách đến trường đầy kỉ niệm mà mỗi chúng ta khó có thể quên được. Những đồ dùng học tập như: bút, thước, tập, sách,… luôn gắn bó với học sinh như những người bạn thân thiết. Và trong số đó, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng được sử dụng rộng rãi.

Cây thước có nhiều loại khác nhau như thước thẳng, ê-ke, thước đo độ,… Thước thẳng có dạng hình chữ nhật và độ dài, rộng rất đa dạng. Thường thì nó dài 15cm – 20cm và rộng khoảng 2cm -3cm. Cũng có nhiều loại thước dài tới 30 hay 40cm. Chiều dày của thước cũng khác nhau, như thước gỗ thường dày gần 1cm còn những cây thước mà học sinh dùng chỉ dày 1mm.


Khác với thước thẳng, ê-ke có dạng hình tam giác vuông hay tam giác vuông cân. Ê-ke thường có độ dài đáy khoảng mười mấy cm và chiều cao 5cm – 6cm. Độ dày của nó cũng giống thước thẳng, thường là 1mm. Cũng như thước thẳng, độ lớn của ê-ke rất đa dạng. Có những cây ê-ke to hơn gấp 6 – 7 lần cây thước ê-ke thường thấy. Loại này thường dành cho giáo viên hay kĩ sư.

Còn một loại thước thông dụng nữa đó là thước đo độ. Thước này thường được học sinh cấp 2, cấp 3 dùng nhiều. Nó có dạng nửa hình tròn hay còn gọi là hình bán nguyệt. Như bao cây thước khác, thước đo độ cũng có nhiều kích thước khác nhau. Thường thì đường kính hình tròn khoảng 10cm. Nhiều loại có đường kính dài hơn.

Thước được làm từ nhựa, gỗ, hay kim loại nhưng phổ biến nhất là thước nhựa. Những cây thước bằng nhựa thường nhẹ, bền, dễ sử dụng, giá thành rẻ nhưng dễ gảy. Giá của một cây thước nhựa chỉ từ 2000đ – 5000đ. Vì thế mà thước nhựa được sử dụng rộng rãi đặc biệt là đối với học sinh. Ta dễ dàng mua được một bộ thước nhựa từ 4 đến 5 cây với giá không quá 10.000đ. Hiện nay, còn xuất hiện một loại thước được làm từ nhựa dẻo. Đối với loại thước này, ta có thể bẻ cong thoải mái mà không lo bị gảy.

Khác với thước nhựa, thước bằng kim nặng hơn, có giá mắc hơn chút ít nhưng bền hơn, cũng dễ sử dụng, khó gảy. Thước bằng kim loại thì thường được làm bằng nhôm hoặc sắc. Trong các loại, thước gỗ có giá thành mắc nhất. Tuy nhiên, nó cũng rất bền, dễ sử dụng và khó gảy. Thước gỗ còn thể hiện được sự tinh tế và sang trọng. Ngoài ra, còn có nhiều loại thước có khả năng khác như: thước máy tính, thước lược, thước vẽ những đường tròn, những đường cong,…

Màu sắc của thước thì rất đa dạng và phong phú, đặc biệt là thước nhựa. Thước dành cho tiểu học thì có màu sắc sặc sỡ, in hình những nhân vật hoạt hình hay truyện tranh nổi tiếng. Các em tiểu học thường chọn màu thước là màu sắc mà mình yêu thích. Các bé gái hay chọn thước màu hồng hay vàng còn các bé trai là màu xanh lá, xanh dương. Học sinh cấp 2 lại chọn thường những cây thước trong suốt, ít hoa văn để dễ dàng sử dụng. Một số khác dùng thước bằng kim loại màu bạc hay bằng gỗ. Còn giáo viên lại dùng những cây thước gỗ màu nâu để kẻ bảng.

Hầu hết tất cả cây thước đều có vạch chia cm. Một số khác vừa có vạch chia cm vừa có vạch chia inch. Những cây thước của nhãn hiệu nổi tiếng như Thiên Long hay Win đều in lô-gô của mình trên cây thước.

Thước ê-ke có 2 loại. Một là thước hình tam giác vuông cân có một góc 90o, hai góc còn lại 45o. Hai là thước hình tam giác vuông có một góc 90o, một góc 60o và góc còn lại 30o. Thước ê-ke thường có ghi số đo góc cho 2 góc khác 90 độ. Hai cạnh góc vuông của của cây thước thường có vạch chia. Một cạnh góc vuông là vạch chia cm, cạnh còn lại là vạch chia inch.

Thước đo độ thường thì đáy có vạch chia cm.Trên mặt thước có những đường thẳng phân độ xuất phát từ tâm hình tròn. Thước được chia độ từ 0 độ đến 180 độ ứng với những đường phân độ. Khoảng cách giữa hai đường phân độ là 10 độ. Dãy số đo độ được ghi từ trái sang phải và ngược lại từ phải sang trái. Do mọi người hay đo góc từ trái sang phải nên dạy số đo độ này được làm to hơn.

Thước là một đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết, thế nên ta phải sử dụng và bảo quản nó đúng cách. Chỉ nên dùng để kẻ hay đo. Khi dùng xong, phải bỏ vào hộp bút để tránh làm mất thước. Khi thước bị dính bẩn thì ta rửa sạch hoặc dùng khăn sạch lau chùi. Ta phải sử dụng thước một cách nhẹ nhàng, nâng niu. Xem thước như một người bạn đồng hành trong suốt quãng đời học sinh.

Không biến thước thành vũ khí để châm chọc bạn bè. Ví dụ như dùng nó để đánh bạn hay đâm đầu nhọn của thước vào bạn. Không nên cứ mỗi lần tức giận là bẻ gảy thước cho hả giận. Ngoài ra, không nên dùng thước để khắc lên bàn, ghế hay thân cây. Không quăng thước lung tung, bừa bãi và giữ gìn thước cẩn thận, tránh bị mờ số.

Cây thước rất hữu dụng đối với tất cả mọi người. Thước thẳng giúp ta đo lường và kẻ những đường thẳng. Nó cũng giúp ta vẽ được những đoạn thẳng với độ dài cho trước và gạch chân những điều quan trọng. Thước ê-ke giúp ta kiểm tra góc vuông, dễ dàng vẽ được các hình trong môn hình học. Ngoài ra, nó cũng có thể dùng để đo hay kẻ thẳng.

Thước đo độ thì dùng để đo số đo của các góc, vẽ được góc, hình với số đo cho sẵn. Nhờ những cây thước mà chúng ta mới có thể làm được các bài tập thầy cô giao. Giúp ta biết được kích thước của những thứ xung quanh và đặc biệt là vẽ bản vẽ kĩ thuật. Đối với kiến trúc sư thì thước vô cùng quan trọng vì nó giúp vẽ ra được những bản thiết kế chính xác và đẹp mắt. Nhờ những bản thiết kế này mà người ta mới có thể xây dựng những công trình hay nhà ở.

Cây thước là người bạn thân thiết đối với học sinh và tôi cũng đã gắn bó với nó suốt nhiều năm qua. Nó như người bạn tri âm, tri kỉ đối với tôi. Nó đồng hành với tôi mỗi ngày. Lâu lâu, nhìn thấy nó thì lòng tôi lại nhớ đến kỉ niệm xưa khi tôi đã dùng thước khắc tên mình lên mặt bàn vào cuối năm lớp 5. Tôi yêu những cây thước mà tôi dùng hằng ngày. Thước chỉ là những thứ vô tri vô giác nhưng với tôi, nó đánh dấu kỉ niệm, là vật mà tôi trân trọng. Những thứ vô tri vô giác này đã giúp tôi ngày càng trưởng thành hơn.

Không thể phủ nhận được, cây thước là đồ dùng học tập quan trọng và cần thiết. Thước cũng giống như tập, sách – là những thứ học sinh luôn mang theo khi đến trường. Tôi rất trân trọng những cây thước của tôi. Ôi! Tôi yêu cây thước làm sao.