K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG BRA-XIN

1. Tình hình phát triển kinh tế

Bra-xin là một nền kinh tế hàng đầu ở Mỹ Latinh. Với đặc tính là nông nghiệp chủ chốt và được chăm lo phát triển tốt, công nghiệp mỏ, sản xuất và dịch vụ, nền kinh tế Bra-xin vượt trội hơn các nền kinh tế khác của Nam Mỹ, và đang mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường quốc tế.

Viện Địa lý và Thống kê Bra-xin (IBGE) ngày 7/3 cho biết, GDP của Bra-xin trong năm 2021 đạt mức 1.610 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ năm 2010 tại Bra-xin. Tăng trưởng GDP trong năm 2021 đã giúp Bra-xin bù đắp những thiệt hại trong năm 2020, khi nền kinh tế nước này suy giảm 3,9%, mức thấp nhất trong vòng 24 năm, do những tác động gây ra bởi đại dịch Covid-19. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Bra-xin là - 3,9%. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 6815 USD/người.

Bra-xin giàu tài nguyên thiên nhiên, đứng đầu thế giới về sản xuất đường mía, cà phê, và là một trong quốc gia có nền chăn nuôi phát triển nhất. Khoa học kỹ thuật đạt trình độ cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu ứng dụng.

Nông nghiệp chiếm 5,9% GDP (2020), sản phẩm chủ yếu là cà phê, đậu tương, đường mía, ca cao, lúa gạo, thịt gia súc, ngô, cam chanh, bông.

Công nghiệp chiếm 17,7% GDP (2020), sản phẩm hàng đầu là thép (đứng thứ 2 thế giới), nhôm; ô tô, điện - điện tử gia dụng.

Dịch vụ chiếm khoảng 62,9% GDP (2020). Bra-xin xuất khẩu chủ yếu là cà phê, đỗ tương, đường mía, nước cam, thịt bò, gà, vật tư vận tải, sắt thép, kim loại và nhập khẩu chủ yếu là dầu lửa, máy móc, than, phân bón, ngũ cốc. Các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Argentina. Các thị trường nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, Argentina, Nhật, Trung Quốc. Hoa Kỳ là nước đầu tư lớn nhất tại Bra-xin.

2. Một số vấn đề về xã hội

Mức độ đô thị hóa ở Bra-xin đã tăng từ 36% vào năm 1950; đạt đến sự cân bằng đồng đều giữa dân số nông thôn và thành thị vào những năm 1970; và lên tới 87% năm 2020. Tuy nhiên, khoảng 25% dân số sống ở vùng đô thị - hơn 160 triệu người - thực chất là đang sống trong các khu ổ chuột. Nó cũng gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và nhiều bệnh mới...

Sự đô thị hóa vô tổ chức đã gây ra ảnh hưởng đến môi trường. Việc đô thị hóa tự phát, không gắn liền với công nghiệp hóa, hoàn toàn không có sự quy hoạch hợp lý nào, nó không phù hợp với sự phát triển của công nghiệp hóa dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng. Và chính điều này đã làm cho đời sống sinh hoạt của người dân khó cải thiện, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn đặc biệt là môi trường không khí, nước, rác thải sinh hoạt có khối lượng rất lớn mỗi ngày, vứt không đúng nơi quy định. Ngoài ra, giao thông tắc nghẽn, dịch vụ công cộng rơi vào tình trạng quá tải, tạo sức ép lớn về giải quyết chỗ ở cũng như việc làm cho những người nhập cư (tỉ lệ thất nghiệp là 13,7% năm 2020), tệ nạn xã hội dễ phát sinh ảnh hưởng đến trật tự xã hội như: trộm cắp, mại dâm, đặc biệt là tình trạng nghèo đói lạc hậu.

Bra-xin còn là một cường quốc kinh tế ở Nam Mỹ và thế giới. Nhưng đằng sau những thành phố hiện đại, nhà cao tầng chọc trời, sầm uất với những khách sạn sang trọng, lộng lẫy vàng son, cung thể thao hiện đại ở Thủ đô Brasilia, các thành phố Sao Paulo, Rio de Janeiro…là bức tranh tương phản với những khu nhà ổ chuột tạm bợ, rất nghèo nàn mà người dân lao động phải lo kiếm miếng ăn từng ngày. Những thành quả kinh tế tăng trưởng nhiều năm trong quá khứ đã không được chia đều cho các tầng lớp dân cư, người giàu ngày càng giàu và người nghèo ngày càng bần cùng hoá. Bra-xin có khoảng 200 triệu dân, tỷ lệ dân nghèo chiếm trên 20%, hiện nay có khoảng 53 triệu người thuộc diện khó khăn, trong đó có 20 triệu người thiếu đói, nghèo khổ. Có khoảng 9% trong tổng số 100 triệu người ở độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Chỉ số Gini - chỉ số đánh giá sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập quốc gia của Bra-xin thuộc vào loại cao nhất khu vực Nam Mỹ, cao ngang bằng với các nước có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới (người nghèo chỉ có thu nhập bình quân khoảng 40 USD/người/tháng). Năm 2020 10% người giàu nhất đã chiếm tới 40% GDP của nước này, 10% người nghèo nhất chỉ chiếm gần 1% GDP cả nước. Nước này có khoảng 18,7% là người nghèo (khoảng 39,8 triệu người).

Bra-xin là một trong những đất nước có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất nhì trên thế giới cùng nền văn hoá ẩm thực đa dạng và phong phú. Bra-xin là một quốc gia có nhiều chủng tộc với những màu sắc văn hóa khác nhau. Văn hoá quốc gia này chịu ảnh hưởng từ những phong tục, phong cách sống thực tế và lối sông riêng biệt của người dân Bồ Đào Nha. Ngoài ra, Bra-xin còn sở hữu nhiều dấu ấn đặc sắc của các dòng nhập cư đến từ các nước Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Đông.

Là một quốc gia sôi động, năng động, đầy màu sắc với lễ hội nổi tiếng, phong cảnh thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp và những món ăn độc đáo, hấp dẫn. Bra-xin đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng cho nhiều khách du lịch trên toàn thế giới. Ngoài ra, văn hóa Bra-xin rất đa dạng với những phong tục tập quán trong các nước nhập cư đã tạo nên một nền văn hoá lịch sử nhân loại độc đáo và đa màu sắc.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Bra - xin là quốc gia đông dân nhất với hơn 200 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số khá tháp và mức đô thị hóa cao khoảng 87%, có gần 6% sống trong những khu ổ chuột tai các đô thị

- Với thành phần dân cư đa dạng, phân hóa giàu nghèo cao.

- Bra - xin là một trong những nước có ngành công nghiệp phát triển.

- Tình trạng mất an ninh, trật tự xã hội ở Bra -xin thuộc mức cao trên thế giới.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Kinh tế - xã hội Bra-xin tồn tại một số vấn đề cần giải quyết như:

+ Thu nhập của người dân Bra-xin có sự chênh lệch rất lớn: 10% những người giàu nhất chiếm hơn 40% GDP, trong khi 10% những người nghèo nhất chỉ chiếm khoảng 1% GDP.

+ Các vùng trong nước có sự phân hóa lớn. Vùng Đông Nam tập trung trên 40% số dân và chiếm trên 60% GDP, trong khi các vùng Trung Tây và Bắc chỉ có khoảng 10% số dân và chiếm khoảng 10% GDP.

+ Mất an ninh, trật tự xã hội là một vấn đề cần phải giải quyết ở Bra-xin.

+ Tỉ lệ dân thành thị rất cao (87% năm 2020). Đô thị hóa tự phát, không gắn với công nghiệp hoá đã làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội và môi trường đô thị: tỉ lệ thất nghiệp cao, bên cạnh các toà nhà cao tầng hiện đại là các khu nhà "ổ chuột" của dân nghèo.

8 tháng 8 2023

Sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Công nghiệp: Sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của Hoa Kỳ. Công nghiệp sản xuất hàng hóa và dịch vụ đa dạng, từ ô tô, hàng điện tử, hàng không vũ trụ cho đến công nghệ thông tin.

Dịch vụ tài chính: Ngành dịch vụ tài chính, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và quản lý tài sản, đóng góp quan trọng vào GDP của Hoa Kỳ. Wall Street ở New York là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới.

Công nghệ thông tin: Sự phát triển của các công ty công nghệ lớn như Apple, Microsoft, Google đã đóng góp mạnh mẽ vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Công nghệ thông tin đã thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ có sự chuyển dịch như sau:

Từ công nghiệp sang dịch vụ: Ngành dịch vụ đã trở thành nguồn thu chính của nền kinh tế Hoa Kỳ, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP. Các ngành như giáo dục, y tế, du lịch và công nghệ thông tin đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế.

Từ sản xuất hàng hóa sang sản xuất công nghệ: Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ. Các công ty công nghệ đã trở thành những nguồn lực quan trọng, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế.

Từ nông nghiệp sang ngành dịch vụ: Ngành nông nghiệp đã giảm tỷ trọng trong GDP của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ngành dịch vụ đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo

SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC

1. Những thay đổi trong GDP và trị giá xuất khẩu, nhập khẩu của Trung Quốc.

+ Thay đổi GDP: Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD), thấp nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra xung quanh 5,5%. Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng thấp hàng đầu trong vòng 47 năm qua. Tính theo ngành, giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp đạt 8.834,5 tỷ nhân dân tệ, tăng 4,1%; công nghiệp đạt 48.316,4 tỷ nhân dân tệ, tăng 3,8%; dịch vụ đạt 63.869,8 tỷ nhân dân tệ; tăng 2,3% so với năm 2021. Tính theo quý, GDP Trung Quốc lần lượt tăng 4,8%, 0,4%, 3,9% và 2,9% trong 4 quý so với cùng kỳ năm 2021.

+ Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu: Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2022 tăng trưởng nhanh, với tổng kim ngạch thương mại hàng hóa đạt 42.067,8 tỷ nhân dân tệ, tăng 7,7%; trong đó, xuất khẩu tăng 10,5%, nhập khẩu tăng 4,3% so năm 2021; giá trị xuất siêu đạt 5.863 tỷ nhân dân tệ.

2. Sự phát triển kinh tế tại vùng duyên hải của Trung Quốc.

+ Vùng duyên hải có tổng diện tích 1282 triệu km2, chiếm 13,4% diện tích đất nước. Dân số đạt 625,2 triệu người, chiếm 45,4% dân số cả nước.

+ GDP của vùng duyên hải đạt 7127,4 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng GDP cả nước (2020). Các tỉnh có GDP cao nhất là Quảng Đông (1605,2 tỉ USD), Giang Tô (1488,7 tỉ USD) và Sơn Đông (1008,3 tỉ USD).

+ Đây là vùng có vị trí thuận lợi trong giao thương quốc tế nên Trung Quốc đã xây dựng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, thực hiện các chế độ ưu đãi về sản xuất, kinh doanh, thuế,… để thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Vùng có nhiều đô thị nhất cả nước, nhiều trung tâm công nghiệp, khu chế xuất và trở thành vùng kinh tế phát triển nhất cả nước, điển hình là khu kinh tế Thâm Quyến và Phố Đông.

28 tháng 7 2023

Tham khảo

Yêu cầu số 1: Nhận xét

Nhật Bản có quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP của Nhật Bản đạt trên 5000 tỉ USD đứng thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và Trung Quốc).

- Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản trong giai đoạn 2000 - 2020 có sự biến động:

+ Từ năm 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản tăng 1.4% (từ 2.7% năm 2000, lên 4.1% năm 2005).

+ Từ năm 2005 - 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giảm 8.6% (từ mốc 4.1% năm 2005, giảm xuống còn -4.5% năm 2020).

- Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cơ cấu GDP của Nhật Bản có sự thay đổi:

+ Nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nhóm ngành công nghiệp - xây dựng có xu hướng giảm.

+ Nhóm ngành dịch vụ có xu hướng tăng.

Yêu cầu số 2: Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Nhật Bản bị tàn phá nặng nề. Cả nước đã bắt tay vào công cuộc tái kiến thiết đất nước, nền kinh tế nhanh chóng được khôi phục và tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 1952 - 1973.

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng dầu mỏ , từ năm 1973, Nhật Bản bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế với tốc độ tăng trưởng chậm lại. Tuy nhiên, nhờ có những điều chỉnh chính sách kịp thời, nên nền kinh tế dần phục hòi trong giai đoạn 1980 - 1989. Từ đó vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới tăng lên mạnh mẽ.

- Sau năm 1990, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không ổn định và ở mức thấp trong nhiều năm liền. Từ năm 2010 đến nay, nhờ thực hiện chương trình phục hồi kinh tế đã đưa nền kinh tế Nhật Bản.

Yêu cầu số 3: Giải thích nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản

+ Phát huy được yếu tố nguồn nhân lực, tạo nên đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề có trình độ cao, tận tụy với công việc.

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

+ Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng vừa phát triển công ty lớn có kỹ thuật công nghệ tiên tiến, lượng vốn đầu tư lớn, vừa phát triển công ty nhỏ truyền thống.

+ Mở rộng thị trường trong nước và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

 

5 tháng 11 2021

sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các nước phát triển vả các nước đang phát triển không thể hiện ở chỉ số nào sau đây:
A. cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
B. số người trong độ tuổi lao động
C. thu nhập bình quân theo đầu người
D.chỉ số phát triển con người

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Nhận xét quy mô GDP và và tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Từ năm 2000 – 2021, quy mô GDP của Cộng hòa Nam Phi có sự biến động:

+ Từ 2000 – 2010, quy mô GDP tăng: 265,6 tỉ USD.

+ Từ 2010 – 2015, quy mô GDP giảm: 70,7 tỉ USD.

+ Từ 2015 – 2020, quy mô GDP tăng: 73,2 tỉ USD.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cộng hòa Nam Phi trong giai đoạn 2000 – 2021 cũng có sự biến động

+ Từ 2000 – 2005, tăng: 1.1%

+ Từ 2005 - 2018, giảm: 3,8 %.

+ Từ 2018 – 2020, tăng: 3,4%

7 tháng 11 2023

Đặc điểm đô thị hóa ở khu vực Mỹ La-tinh

- Quá trình đô thị hóa ở Mỹ La-tinh gắn liền với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI sau khi thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Mỹ La-tinh.

- Tỉ lệ dân đô thị của Mỹ La-tinh tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới, nhất là với các nước đang phát triển.

+ Năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị; tới năm 2020, tỉ lệ dân sống ở đô thị là khoảng 80%.

+ Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số, như: U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Mỹ La-tinh là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới. Năm 2020, Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân là Xao Pao-lô, Mê-hi-cô Xi-ti, Bu-ê-nốt Ai-rét, Ri-ô đê Gia-nê-rô, Bô-gô-ta, Li-ma.

♦ Ảnh hưởng

- Đô thị hóa thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan tỏa lối sống đô thị trong dân cư,... nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề kinh tế - xã hội.

- Tình trạng đô thị hóa tự phát gây ra các hậu quả như: thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn đề an ninh trật tự,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Quá trình đô thị hoá ở Mỹ La-tinh gắn liên với quá trình nhập cư và lịch sử khai thác lãnh thổ. Các đô thị phát triển từ thế kỉ XVI.

- Tỉ lệ dân đô thị tương đối cao so với các khu vực khác của thế giới: năm 1950 có khoảng 40% dân số Mỹ La-tinh sống ở đô thị, năm 2020 lên tới khoảng 80%. Một số nước có tỉ lệ dân đô thị chiếm hơn 90% dân số như U-ru-goay, Ác-hen-ti-na,...

- Là khu vực tập trung nhiều đô thị đông dân bậc nhất thế giới: năm 2020,Mỹ La-tinh có khoảng 60 đô thị với số dân trên 1 triệu người, trong đó 6 siêu đô thị có trên 10 triệu dân như Xao Pao-lô (22,0 triệu), Mê-hi-cô Xi-ti (21,8 triệu), Bu-ê-nốt Ai-rét (15,2 triệu),...

- Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Tích cực: Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, lan toả lối sống đô thị trong dân cư,... 

- Tiêu cực:

+ Làm nảy sinh một số vấn để kinh tế - xã hội.

+ Đô thị hoá tự phát gây ra các hậu quả như thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, vấn để an ninh trật tự,...