K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng: 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi” 
- Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.
- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.
- Nghệ thuật ẩn dụ trong hình ảnh thơ lãng mạn này đã góp phần thể hiện một hiện thực : Đó là niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan của người dân chài. Họ ra khơi trong tâm trạng đầy hứng khởi vì học tìm thấy niềm vui trong lao động, yêu biển và say mê với công việc chinh phục biển khơi làm giàu cho Tổ quốc.

 nghệ thuật tu từ ở đây được bộc lộ rõ qua các câu thơ:                                           "mặt trời xuống biển như hòn như hòn lửa                                             Sóng đã cài then đêm sập cửa"- nghệ thuật so sánh, nhân hóa, liên tưởng cái thoáng rộng của thời gian và không gian của một ngày đang khép lại , vầng mặt trời đang từ từ lặn xuống ,những tia nắng nắng chói chang dường như đang biến mất dần, đủ để cho ngôi nhà vũ trụ khi màn đêm buông xuốngkhông còn lạnh lẽo và tối tăm, sự tuần hoàn đều đặn của thiên nhiên được miêu tả tài tình và rõ rệt bằng hai từ " xuống biển', -> cảnh trở nên hùng vĩ, lộng lẫy- còn màn đêm khi buông xuống như cánh cửa và những lượn sóng là chiếc then cài. ==>hình ảnh nhân hóa, so sánh và liên tưởng>>đưa hình ảnh thiên nhiên gần gũi với con người và thiên nhiên rộng lớn cũng không còn đối lập, tất cả như mang lại một cái gì đó gần gũi , thân thiết, vũ trụ bao la là ngôi nhà lớn của con người                                        " đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi                                          câu hát căng buồm với gió khơi'- nghệ thuật dùng từ  "lại"
  biện pháp tu từ ẩn dụ " câu hát căng buồm"
+ ở đây có sự tương phản khi vũ trụ nghỉ ngơi thì cũng là lúc hoạt động đánh bắt cá của người dân hoạt động, từ " lại "trong câu nhấn mạnh đoàn thuyền đánh thức biển đêm, và đây không phải là lần đầu tiên mà là những hoạt động thường xuyên của người đánh cá trên biển
+ "câu hát căng buồm": hình ảnh thơ mộng  , khỏe khoắn và đầy lãng mạng, câu hát hòa cùng tiếng gió thổi căng buồm, đó là tiếng hát của người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều hải sản
- tiếng hát, gió khơi, buồm căng là 3 chi tiết nghệ thuật mang tính tượng trưng cho một tinh thần phấn khởi, hăng say và một khí thế ra khơi luôn tràn đầy.
15 tháng 2 2019

biện pháp giúp ta nhận rõ ra bố cục về đoàn thuyền

15 tháng 2 2019

  Link tham khảo : https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-tong-phan-hop-khoang-12-cau-neu-cam-nhan-ve-4-cau-tho-dau-bai-doan-thuyen-danh-ca

14 tháng 7 2018

Cụm danh từ: Đoàn thuyền đánh cá

— Đoạn văn trên đã sử dụng các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá nhưng đặc biệt là các  hình ảnh nhân hoá ở 3 dòng cuối đoạn. Biện pháp so sánh ở câu thứ nhất đã tái hiện lại hình ảnh bình minh rực rỡ của ông Mặt Trời vừa làm gợi hình, gợi cảm vừa giúp cho việc miêu tả Mặt Trời thêm sinh động, cuốn hút  cho câu văn. Đáng nói  nhất là các từ ngữ dùng để thể hiện tình cảm của ngư dân trên biển và khung cảnh của buổi sớm qua các hình ảnh nhân hoá ngắn gọn nhưng sâu sắc. Tác giả đã quan sát kĩ khi tả sóng( cài then, đêm sập cửa), tả đoàn thuyền đánh cá( ra khơi), tả câu hát vui mừng của những chủ thuyền, ngư dân khi được chu du giữa dòng biển lúc bình minh dịu mát.Các hình ảnh đó đã làm cho tình cảm giữa biển cả và con người thêm gắn bó với nhau khó có thể quên được. Qua đoạn văn, và những hình ảnh so sánh, nhân hoá, tác giả đã đem lại cho chúng ta nhiều cảm xúc tốt đẹp.

31 tháng 7 2021

Tham khảo:

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích / là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam.( Câu trần thuật đơn) Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Tham khảo:

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’!

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chín vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

9 tháng 3 2022

tham khảo:

Tuy hằng ngày đều giáp mặt với biển rộng nhưng cửa sông không bao giờ quên, chẳng bao giờ dứt cội nguồn của mình. Chi tiết đặc sắc nhất là hình ảnh "chiếc lá trôi xuống", khi nhìn chiếc là rũ bỏ gia đình, cửa sông lại nhớ đến gia đình của mình đó là ngọn núi. Bằng biện pháp tu từ nhân hoá kết hợp từ ngữ sinh động, bài thơ "Cửa sông" đã khẳng định truyền thống "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ca ngợi tấm lòng thuỷ chung - một truyền thống đẹp của dân tộc ta

27 tháng 8 2023

8 ngày rồi cần nữa ko

27 tháng 8 2023

bình dương vô tận 

21 tháng 1 2022

Refer:

Nhân vật mụ vợ ông lão trước hết là người hết sức tham lam. Mặc dù không có công lao gì với cá vàng nhưng mụ đã liên tục đưa ra đòi hỏi, từ những đòi hỏi về vật chất (cái máng lợn, cái nhà) cho đến đòi hỏi về cả của cải và danh vọng (nhất phẩm phu nhân). Không thoả mãn với của cải và danh vọng, mụ đòi hỏi đến quyền lực tối cao (nữ hoàng). Lòng tham của mụ đi đến tột cùng khi mụ đòi được làm Long Vương, bắt cá vàng hầu hạ bên cạnh. Đó là một đòi hỏi quá đáng, vượt qua mọi giới hạn có thể chấp nhận trong đạo lí làm người.Không chỉ tham lam, mụ vợ ông lão còn hết sức bội bạc. Với cá vàng như thế đã đành, ngay cả với ông lão – người vừa là chồng vừa là ân nhân, mụ cũng đối xử chẳng ra gì. Cùng với lòng tham vô độ, sự bội bạc của mụ càng ngày càng tăng: - Lần thứ nhất, mụ mắng chồng là "đồ ngốc".- Lần thứ hai, mụ quát to, chửi chồng là "đồ ngu".- Lần thứ ba, mụ "mắng như tát nước vào mặt" chồng.- Lần thứ tư, mụ "nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão", sau khi được làm nữ hoàng, mụ đuổi thẳng ông lão ra ngoài.- Lần thứ năm, mụ "nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến" để ông đi tìm cá vàng, bắt nó phải chiều theo ý thích ngông cuồng của mụ.Rõ ràng là, lòng tham của mụ vợ càng tăng thì tình nghĩa vợ chồng càng suy giảm. Khi lòng tham lên đến đỉnh điểm, thậm chí mụ vợ còn muốn gạt hẳn ông lão ra ngoài để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.

21 tháng 1 2022

Em nghĩ rằng mụ vợ rất tham lam và ko bt quý trọng những gì mình đg có. Tuy nhà của mụ ko dc giàu sang, phú quý nhưng mụ có một ông chồng luôn yêu thương và chăm sóc. Mụ hết muốn giàu, rồi lại muốn trở thành vua và còn muốn trở thành cả thượng đế. Ông lão luôn hết lòng chiều mụ nhưng mụ thì luôn đòi hỏi quá đáng hơn. Để đến lúc tất cả biến mất rồi thì mụ mới hối hận.

8 tháng 3 2022

tham khảo

Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được

truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.

Tham khảo

Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được

truyền thêm niềm tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tình yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người hơn lo cho cả chính mình. Hình ảnh “trầm ngâm”, “đinh ninh”, “im phăng phắc” đã làm tôn thêm tính chất thâm trầm, vững chãi của Bác, ta có thể hình dung Bác như bức tường thành cứng cáp bảo vệ cho chiến sĩ đang ở ngoài mặt trận. Bác là một vị lãnh tụ của đất nước với bao nỗi lo toan, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm để chăm sóc, lo lắng cho người khác.