K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

       Bài ca dao "Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng/Mênh mông bát ngát/Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng/Bát ngát mênh mông" là bài ca dao thấm đẫm tình yêu quê hương, đất nước, giang sơn(Từ Hán Việt) hùng vĩ, chất trữ tình của nhân vật trữ tình. Hai từ "ni, bên" là từ ngữ địa phương để chỉ cho bên này, bên kia. Lời ca dao như một lời trữ tình tâm sự nhẹ nhàng của người thiếu nữ(Từ ghép). Dù đứng ở bên nào đồng thì khi nhìn sang bên còn lại, cô gái cũng thấy mênh mông và bát ngát. Người đọc có thể hình dung khung cảnh của một cánh đồng lúa đang độ vào mùa vàng óng ả, trải dài tới tận đường chân trời. Người đọc như có thể phóng tầm mắt hun hút không có điểm dừng. 

22 tháng 9 2021

Biện pháp tu từ: điẹp ngữ (đứng bên, ni đồng, tê đồng, mênh mông, bát ngát).

Tác dụng: gợi sự mênh mông, bao la, rộng lớn của cảnh vật giữa những góc nhìn khác nhau của con người.

22 tháng 9 2021

chị ơi hai câu cuối mà chị câu này nè 

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.


 

1 tháng 11 2021

 Quê hương, đất nước con người luôn là đề tài không bao giờ tắt trong lòng mỗi nhà văn nhà thơ, những bài ca dao cũng từ đề tài đó mà ra đời rồi lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đặc biệt trong số đó là bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng”, bài ca dao nói về quê hương, cuộc sống của con người trên dải đất Miền Trung, nơi có những con người nhẹ nhàng, thùy mị nết na ấm áp vô cùng.

2 tháng 11 2021

Cho mình hỏi 1 câu nữa ạ

Nêu cảm nhận về bài ca dao "Cái cò lặng lội bờ ao..." có sử dụng từ láy hoặc quan hệ từ (viết ngắn gọn trong khoảng bốn dòng)

Giúp mình với ạ

 

 

 

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ca dao là thể loại được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Để nói về công ơn của cha mẹ thù không thể không kể đến câu ca dao trên. Để thể hiện rõ nét được công lao lớn lao của cha mẹ tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Tác giả so sánh công cha như núi Thái Sơn, một trong năm ngọn núi cao nhất ở TQ. Ví công cha như núi Thái Sơn là ví công lao cao cả không thể đo đếm được của cha. Còn ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, giọt nước đó luôn luôn chảy quanh năm, dù nhỏ giọt nhưng không bao giờ ngừng. Ví nghĩa mẹ như nước trong nguồn là ví tình mẹ bao la, không giới hạn. Vậy chúng ta với trách nhiệm là những người con phải làm tròn chữ hiếu để đền đáp công lao của cha mẹ.  Đạo làm con là con đường đúng nhất mà người làm con phải tuân theo cho đúng luân lý đạo đức xã hội. Con đường ấy là "thờ Mẹ, kính Cha".  Để đền đáp công lao to lớn đó, mỗi chúng ta không phải chỉ cần thờ Mẹ, kính Cha khi cha mẹ đã mất. Chúng ta phải báo hiếu ngay khi cha mẹ còn sống. Phải luôn vâng lời cha mẹ, sống đúng đạo nghĩa làm tốt những bổn phận người con. Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó.

11 tháng 8 2019

Bài 1:

Em sinh ra ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, vậy nên gắn bó với em từ ngày còn thơ bé là cánh đồng lúa ngát hương thơm. Và em yêu thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa mỗi mùa thu hoạch. Vào mùa thu hoạch, cánh đồng lúa vàng ruộm một màu vàng tuyệt đẹp. Những bông lúa chín uốn cong như những chiếc cần câu. Từng hạt từng hạt lúa trên bông mẩy đều, chắc chắn, xếp xen kẽ nhau đều tăm tắp. Ánh mặt trời vàng rực xuyên qua những đám mây, đem đến những tia nắng trong lành. Từng đám mây trắng tinh đang lững lờ trôi trông như những miếng bông thật lớn. Trên những lá lúa, những giọt sương mai đang giật mình thức giấc, lăn vội khỏi chiếc lá xanh rồi hòa mình vào lòng đất. Ngay từ sớm, mọi người trong làng đã kéo nhau ra cánh đồng để cùng nhau gặt hái, thu hoạch lúa. Khung cảnh thật là tấp nập, vui tươi và phấn khởi. Những người nông dân với đôi tay nhanh thoăn thoắt cắt từng gốc lúa rồi xếp thành từng bó lớn. Trẻ con tụ lại thành từng đám lớn, thi nhau chạy qua những ruộng đã gặt xong, vui đùa vui vẻ. Có vài đứa lại tỉ mẩn nhặt lại những bông lúa còn sót trên thửa ruộng vừa gặt xong. Xa xa là chiếc máy gặt màu đỏ tươi như một chú trâu cần cù đang thu nhặt từng bông lúa chín. Cánh đồng lúa tỏa ra mùi thơm thật nồng nàn, ngọt ngào và hấp dẫn. Đó đây, những chú châu chấu, cào cào đang cố nhảy lên thật cao, chắc hẳn chúng đang muốn thi xem ai nhảy được cao hơn đó mà. Những chú chim sẻ ùa nhau sà xuống, nhặt từng hạt thóc, cất lên tiếng hót líu lo như bày tỏ lời cảm ơn tới những người nông dân đã cho chúng những bữa ăn no nê.

Cuối ngày, từng chiếc xe chờ đầy thóc, những bó lúa chín thi nhau đi về phía cổng làng, kết thúc một ngày dài vất vả. Nhìn khuôn mặt của mọi người, ai nấy đều mừng rỡ, tươi vui, bởi vụ mùa năm nay được bội thu. Không khí mùa gặt thật nhộn nhịp, chắc hẳn sau này, dù có đi đâu, em vẫn sẽ nhớ mãi hình ảnh cánh đồng lúa chín này.

10 tháng 11 2021

tham khảo

Những năm tháng học đường, em đã được tiếp xúc và khám phá rất nhiều những tác phẩm văn học hay, có ca dao dân ca, có tục ngữ, truyện ngắn và cả thơ, mỗi tác phẩm lại mang đến cho em những bài học sâu sắc. Nhắc đến thơ thì với em, thơ Bác luôn giữ một vị trí đặc biệt, đọc những bài thơ Người viết, em thấy mình yêu thêm quê hương, đất nước, thấy mình cần nhiều hơn nữa những cố gắng để hoàn thiện, để sống thật ý nghĩa hôm nay. Bài thơ "Cảnh khuya" là một trong những bài thơ của Bác Hồ mà em say mê nhất, một bài thơ đầy bình dị với những hình ảnh thân thuộc mà mang giá trị lớn, hàm súc về nội dung ý nghĩa.

 

Cảnh khuya được viết vào năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt. Bác viết bài thơ này khi đang ở chiến khu Việt Bắc.

 

" Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

 

Việt Bắc vốn nổi tiếng với cảnh sắc, tình người, và khi được cảm nhận qua tâm hồn nhạy cảm của người thi sĩ thì cảnh sắc ấy còn đẹp và thơ hơn thế. Xa xa, nghe tiếng suối thì thầm, róc rách, tiếng suối ấy sao nhẹ nhàng, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca. Âm thanh du dương của tiếng suối chảy khiến lòng thi nhân say mê, ví như thanh âm của tiếng nhạc mà ai đang ngẫu hứng cất lên đâu đó. Cũng viết về âm thanh tiếng suối, Nguyễn Trãi trong bài Côn Sơn ca cũng từng viết: 

 

"Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"

 

 

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều...
Đọc tiếp

1. Tìm hiểu chung: tập trung vào các nôi dung sau :  a. Khái niệm ca dao, dân ca   b. Phân biệt ca dao – dân cac. Những chủ đề thường gặp trong ca dao, dân ca  d. Thể loại, PTBĐ( tự suy nghĩ )  2. Đọc, hiểu văn bản :  a. Chủ đề “Những câu hát về tình cảm gia đình” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 1 trong Công cha như núi…ghi lòng con ơi !”  - Bài ca dao là lời của ai? Nói với ai? Nói về điều gì?  - Tác giả dân gian đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào khi nói về công lao của cha mẹ trong lời hát ru ?  - Em hiểu như thế nào về những hình ảnh so sánh đặc sắc và ẩn dụ trong bài ca dao này ?( diễn giải cách hiểu của mình về những hình ảnh so sánh…)  - Qua những hình ảnh so sánh đó, tác giả dân gian muốn khẳng định điều gì ?  - Em hiểu như thế nào về nghĩa của cụm từ Cù lao chín chữ trong câu cuối bài ca dao?  - Như vậy qua lời hát ru của tác giả dân gian, cha mẹ muốn nhắn nhủ tới con cái điều gì ?  - Em hãy tìm đọc những bài ca dao khác có nội dung tương tự với bài ca cao này   - Em có suy nghĩ gì về chữ “hiếu” của đạo làm con trong xã hội ngày nay?  (  trình bày suy nghĩ của mình bằng đoạn văn ngắn. Chú ý trình bày cả những hiểu biết về mặt tích cực và thậm chí cả những mặt tiêu cực của vấn đề này tùy theo hiểu biết của các MN.)  b. Chủ đề “ Nhưng câu hát về tình yêu quê hương, đát nước, con người” , chỉ soạn duy nhất bài ca dao số 4 “ Đứng bên ni đồng , ngó bên tê đồng …nắng hồng ban mai !”  - Hai dòng thơ đầu bài ca dao số 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ đó trong việc miêu tả như thế nào ( gợi ra được vẻ đẹp gì của cánh đồng )  - Hai dòng cuối bài ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ nào ? Nêu tác dụng của phép tu từ ấy?  - Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ láy trong câu ca cuối bài ?  - Bài ca dao này là lời của ai ? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì với quê hương, đất nước ?

7

Mình giỏi văn nhưng mình ko biết bài này

Sorry 

Nhưng mình sẽ cố gắng

20 tháng 9 2021

SAO THẤY TRẢ LỜI MÀ CHẲNG THẤY GÌ

9 tháng 11 2021

ghê dữ v bạnbucminh

9 tháng 11 2021

có gì dâu

26 tháng 9 2016

 Quê hương tôi với cánh đồng bao ra rộng lớn, với những phong cảnh nên thơ. Những gì mà tôi cảm nhận ở quê hương là sự cần cù lao động chăm chỉ, sự tinh nghịch của những đứa bé. Con đường làng uốn lượn, trải dài như một tấm thảm diệu kì. Quê hương là nơi cho tôi xuất phát để bước đến những con đường tiếp theo. Nơi ấy bình yên, mỗi chiều về là nghe thấy tiếng gió vi vu , tiếng sáo diều của những đứa trẻ chăn trâu,....Ôi chao! Mỗi lần được ngồi trên thảm cỏ lắng nghe và cảm nhận nó tôi cảm thấy mình như đang lạc vào một thế giới kì diệu vô cùng đẹp.

Chúc bạn học tốt!hihi

26 tháng 9 2016

 Bên cạnh những câu ca dao trữ tình đằm thắm ca ngợi tình cảm gia đình, bè bạn còn có vô số những câu ca dao ca ngợi quê hương đất nước. Cánh cò bay lả bay la, nương dâu xanh ngắt một màu, Đồng Tháp mười cò bay thẳng cánh... Tất cả đã đem lại cho mọi người những giai điệu ngọt ngào về tình thương nỗi nhớ.Bài ca dao trên tuy chỉ có bốn câu nhưng nó cũng đủ để vẽ lên hình ảnh quê hương, tươi sáng, con người tin yêu vào cuộc sống, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Đặc biệt hình ảnh thôn nữ đã làm cho bức tranh quê thêm náo nức, vẻ đẹp của cô cũng chính là vẻ đẹp của cánh đồng quê hương yêu dấu.Đọc bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt.