K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

Đọc tác phẩm “Dương phụ hành” ta thấy được cái nhìn đa sầu, đa cảm và tiến bộ của tác giả Cao Bá Quát. Với người Phương Đông, khi thấy hành động âu yếm, thể hiện cảm xúc tại nơi công cộng thì cho là khiếm nhã, thiếu tôn trọng người khác nhưng trái lại, tác giả thấu hiểu văn hóa phương Tây và hiểu rằng đối với họ đó là chuyện hết sức bình thường. Ông còn miêu tả hết sức kỹ lưỡng từng hành động của người thiếu phụ để làm nổi bật lên sự ngưỡng mộ, ghen tị của mình. Ông cũng ao ước mình được như vậy, sống trong những cảm xúc thật và không cần phải để ý đến cái nhìn của người khác. Nhưng không, số phận không cho phép ông được như vậy, ông nhìn cảnh hai vợ chồng họ âu yếm, hạnh phúc và thương thay cho số phận, hoàn cảnh của chính mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

     Thông điệp về ước mơ được sống bình đẳng, tự do của những người bị nạn phân biệt chủng tộc hành hạ, gò bó là điều mà văn bản Tôi có một ước mơ của Mác-tin Lu-thơ Kinh muốn truyền tải đến người đọc và người nghe. Tự do, bình đẳng là những yếu tố tiêu quyết và vô cùng quan trọng để con người có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống và làm những gì mình thích. Mỗi một quốc gia hay bất cứ đâu trên thế giới con người đều mưu cầu sự tự do, bình đẳng. Sống được tự do, bình đẳng mới là sống, có tự do con người mới có thể phát triển bản thân, làm những thứ mình thích, cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội. Nếu không có tự do, bình đẳng con người sẽ không có được hạnh phúc, sẽ phải sống trong nỗi thống khổ của cảnh bị đàn áp, áp bức, cuộc sống sẽ chìm trong lầm than, đau khổ. Văn bản là một thông điệp hết sức ý nghĩa và nhân văn về việc kêu gọi và truyền tải sự tích cực; đòi hỏi về sự tự do, công bằng cho những người Mỹ gốc Phi tại đất nước Mỹ. Chúng ta nên lên án và có những chính sách quyết liệt giúp xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc ở các nước trên thế giới để mọi người dân đều được sống với ước mơ tự do và bình đẳng của mình.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

     Phong cảnh thiên nhiên trong bài Tràng giang thật là đẹp, hùng vĩ nhưng lại có nét đìu hiu, quạnh quẽ, và được phác họa một cách đơn sơ, rất gắn với cách miêu tả thiên nhiên trong các bài thơ cổ điển. Chẳng hạn, ngay ở hai câu thơ đầu “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp - Con thuyền xuôi mái nước song song”, nhà thơ đã vẽ ra trước mắt người đọc một cảnh tượng sóng nước mênh mông, bát ngát, những làn sóng gợn tới tận chân trời xa xăm. Con sóng này không chỉ rộng mà còn kéo dài đến vô biên. Tương tự như vậy, hai câu “Nắng xuống trời làn sâu chót vót – Sông dài trời rộng bến cô liêu” thì không gian được mở rộng và đẩy lên cao thêm. Sâu thêm được ở người đọc ấn tượng thăm thẳm, hun hút khôn cùng. Chót vót khắc họa được chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng cao thì cảnh vật thiên nhiên càng thêm vắng lặng, chỉ có sông dài với bờ bến lẻ loi, xa vắng. Điều đó thể hiện nỗi buồn, nỗi sầu của tác giả trước cuộc đời và trước vũ trụ rộng lớn. Nhưng đâu phải chỉ có thể, một loạt hình ảnh nói trên còn giúp người đọc cảm nhận được tâm trạng khao khát được gắn bó với cuộc đời với con người, với quê hương đất nước của Huy Cận.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo:

    Bát cháo hành của thị Nở dành cho Chí là biểu hiện của tình người. Bấy lâu nay Chí bị mọi người xa lánh, bị coi là con quỷ dữ của làng Vũ Đại nên ai cũng sợ, cũng tránh mặt mỗi khi hắn đi qua, không một ai quan tâm đến sự tồn tại và có mặt của Chí. Chính vì vậy hành động ân cần, chân thành của thị qua bát cháo hành khiến cho hắn ngạc nhiên và cảm động bởi đây là lần đầu tiên hắn được người khác cho, được săn sóc bởi tay một người đàn bà. Giọt nước mắt của phần người trong Chí đã tan chảy, trái tim tưởng chừng như sắt đá đã bắt đầu sống dậy để cảm nhận hương vị cháo hành, hương vị cuộc sống, tình yêu bình dị mà lần đầu tiên hắn được hưởng. Nhờ có bát cháo hành mà thị Nở và Chí Phèo được sống đúng nghĩa làm người, sống đúng bản năng và phẩm chất của mình bấy lâu bị khuất lấp, bị lãng quên nay trỗi dậy mãnh liệt. Bát cháo hành và tình cảm chân thành của thị cho Chí niềm tin, hy vọng, khao khát muốn trở lại làm người lương thiện và sống một cuộc đời tử tế. Tuy nhiên bát cháo hành cũng là sự tuyệt vọng của Chí khi hắn bi thị Nở từ chối, bị cự tuyệt quyền làm người. Trong giây phút đau đớn nhất hương cháo hành “thoang thoảng”, thoáng chốc hiện ra khiến cho Chí Phèo chìm sâu hơn vào nỗi tuyệt vọng. Hắn đã ở bên kia cái dốc cuộc đời nhưng đây mới là lần đầu tiên được ăn cháo hành, dù cho là bởi đôi bàn tay của người đàn bà xấu xí ma chê quỷ hờn nhưng dẫu sao vẫn có còn hơn không, dù muộn nhưng vẫn có ý nghĩa đối với cuộc đời hắn. Không có gì bình thường, bình dị như hơi cháo hành đến vậy, bát cháo hành qua cái nhìn và tấm lòng nhân đạo của Nam Cao trở thành một nhát dao cứa rớm máu tâm hồn đã bị tổn thương chai sần nơi Chí để giờ đây hắn chìm đắm trong tuyệt vọng và cái chết. Viết được như vậy chỉ có ngòi bút tài hoa của thiên tài mới làm được điều đó.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Bài hát để lại ấn tượng sâu sắc của Văn Cao: Mùa xuân đầu tiên.

- Cảm nhận:

“Mùa xuân đầu tiên” là bài hát trở lại của Văn Cao sau gần 20 năm tuyên bố gác bút, trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là mùa xuân năm 1976 - mùa xuân thống nhất đầu tiên của dân tộc; và cứ như vậy, nhạc sĩ Văn Cao đã để lại cho đời một nhạc phẩm xuất sắc. Theo lời tâm sự của Văn Cao, nếu như “Tiến quân ca” là bản nhạc đưa những người lính ra trận thì “Mùa xuân đầu tiên” là bản nhạc đón những người lính trở về trong một khát vọng sum họp và đoàn tụ. Ca khúc còn gửi gắm một tư tưởng lớn về hòa hợp dân tộc, tôn vinh một hạnh phúc giản dị và đời thường của hòa bình: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về/ Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông/ Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn”. “Mùa xuân đầu tiên” cũng là một ca khúc được viết theo điệu Valse, một điệu thức trước đó nhiều lần được Văn Cao sử dụng qua các nhạc phẩm khác. Nhưng với bản Valse mùa xuân này, tưởng như đây là một điệu khiêu vũ dặt dìu bất tận trong niềm hạnh phúc khôn nguôi, khi những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống nghẹn ngào trong cả người nghe, người hát và chính người sáng tác: “Nước mắt trên vai anh, giọt rơi ấm đôi vai anh/ Niềm vui phút giây như đang long lanh”. Xóa bỏ thù hận, chỉ còn lại yêu thương, tin cậy và cùng nhau hướng về tương lai. Một tư tưởng sâu sắc được viết ra bằng những lời ca giản dị mà lay động lòng người: “Từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người”. Mùa xuân đầu tiên cũng có thể xem là ca khúc nổi tiếng cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của Văn Cao, dù sau đó ông có viết thêm hai bài: “Hành khúc công nhân toa xe” (1983) và “Tình khúc trung du” (1984).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

      Có lẽ Hoài Thanh đã suy nghĩ đúng khi ông cho rằng: “Các nhà thơ phong trào Thơ mới đã “dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt””. Trong hoàn cảnh đất nước khác nhau, các nhà văn, nhà thơ có những cách bộc lộ tình yêu nước khác nhau. Các nhà thơ trong phong trào thơ mới cũng không phải là một ngoại lệ. Họ gửi lòng yêu nước, tình yêu thương giống nòi của mình vào tình yêu tiếng Việt. Bởi tiếng Việt là linh hồn, là tiếng nói của dân tộc Việt Nam, chúng ta dùng tiếng nói của mình sáng tác thơ, để thể hiện tình yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến. Chúng ta ngợi ca thiên nhiên, ngợi ca đất nước và cả những vị anh hùng… qua các câu chữ, các ngôn từ tươi đẹp. Phong trào thơ mới không chỉ giúp các nhà thơ gửi gắm tình yêu quê hương đất nước mà còn giúp cho sự phát triển của tiếng Việt đi lên một tầm cao mới – trở nên hiện đại, tinh tế và phong phú. Thơ mới làm thơ bằng tiếng Việt đã thể hiện sự tinh tế, tôn trọng và yêu thương tình yêu quê hương đất nước.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đoạn văn tham khảo

      “Con đường mùa đông” là nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin. Hình ảnh “con đường mùa đông” đã gợi lên ấn tượng sâu sắc với người đọc về tâm trạng buồn bã, cô đơn của người lữ khách và vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông nước Nga. Trên con đường ấy, cảnh vật vắng lặng, bao la và buồn man mác. Một đêm Đông quạnh hiu với làn sương mờ, ánh trăng mờ, cánh đồng mờ xa. Không gian đó trải dài tít tắp tưởng chừng vô tận. Không gian đó, ngoài những hình ảnh, đường nét, màu sắc còn có cả khúc nhạc dịu êm, du dương: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Không gian đêm trên “con đường mùa Đông” tĩnh lặng, hiu quạnh quá. Ở đây, nhà thơ đã “lấy động để tả tĩnh”. Những âm thanh khe khẽ tuy giúp cho bức tranh cựa mình nhưng lại làm nổi bật cái im lìm của đêm Đông. Không cần đến những màu sắc rực rỡ, thiên nhiên trong bài thơ trong trẻo, thanh khiết, đẹp chân thực, tự nhiên, gần gũi và sống động lạ thường. Nó rất “Nga” và đậm hồn quê hương xứ sở. Cảnh sắc thiên nhiên mùa Đông nước Nga đã được Puskin miêu tả một cách tinh tế, chọn lọc.

23 tháng 12 2020

Tham khảo:

“ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng Là bác học… hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên” Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong Nắng mới của Lưu Trọng Lư, Con cò của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi: “Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru”. Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc trong một bài thơ viết về mẹ. Tiếng thơ ngọt ngào mà dung dị, chân thành mà tha thiết của Nguyễn Duy giờ nén lại trong hai câu lục bát. Không mĩ miều về ngôn từ,những đúc kết cũng giản dị như không nhưng vẫn có sức lay thức ta tận nhưng miền sâu thẳm. Vẻ đẹp của hai câu thơ toát lên từ tính trữ tình. Đó là chất thơ- chất nhạc ắp đầy lên từng câu chữ. Tình cảm biết ơn được thể hiện ở dòng cảm xúc vừa lắng đọng vừa thiêng liêng. Không hiểu sao đọc hai câu thơ, miền nhớ trong tôi lại chợt vọng về giai điệu bài hát Mẹ yêu con của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tí. Đúng rồi, đúng là tiếng thơ, là tiếng nhạc: “À ru hời, à hời ru”… Tấm lòng trân trọng, sự thấu hiểu và sự biết ơn muôn vàn của người con đối với mẹ được khởi phát từ tận sâu thẳm cõi lòng, thổn thức trong trái tim, lan tỏa nơi đầu ngọn bút để dồn nén lên hai câu thơ ấy. Câu thơ còn đậm tính triết lý. Những triết lý tự nhiên không hề xa vời, phù phiếm. Đó không phải là triết lý thuần trí tuệ mà là triết lý của trái tim bởi ở đó cái ý thơ, cái tình của người làm thơ đã hòa lắng, bện quyện vào nhau. “Mấy lời mẹ ru” là biểu tượng cho tình cảm thương yêu vô bờ mẹ dành cho con. Cách nói “đi trọn kiếp” cũng “không đi hết” đã khẳng định tình mẹ là vô cùng lớn lao, thiêng liêng, là cao cả, bất tử, và vô tận, không sao có thể đền đáp hết được. Giai điệu trữ tình mênh mang hòa lẫn vào độ đằm sâu của triết lý đã nói hộ được lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ. Tiếng lòng ấy vấn vương một nỗi yêu thương sâu lắng. Những xúc cảm ấy có được nhờ sự lên ngôi của những trải nghiệm, những nông- sâu- vơi- cạn, ý vị của cuộc đời. Tình mẫu tử là tình cảm thương yêu đùm bọc, chở che vỗ về…mà người mẹ dành cho con. Từ dòng sữa ngọt thơm dưỡng nuôi con lớn lên về mặt thể chất, đến lời ru êm đềm tưới mát tâm hồn con, cho con lớn lên về mặt tâm hồn. Rồi đến “bát cơm con ăn tay mẹ nấu”, “bát nước con uống tay mẹ đun”… những tình cảm cao quý ấy, sự yêu thương của mẹ đối với “hạt máu cắt đôi” vừa tự nhiên, vừa cao cả nên nó sẽ đi theo mỗi người suốt cuộc đời. Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp: đó là sự kính trọng đối với ông bà, là sự nhường nhịn bảo ban nhau của anh chị em, đó là sự sẻ chia buồn vui giận hờn của tình bạn, đó cũng có thể là vị ngọt ngào pha lẫn đắng cay của tình yêu đôi lứa. Và hơn thế, rộng hơn là tình cảm với quê hương, đất nước, với cội nguồn. Nhưng tình mẫu tử vẫn có một vị trí đặc biệt, thiêng liêng và máu thịt nhất. Bởi đó là tình cảm đầu tiên của mỗi người khi sinh ra và sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời. Khuôn mặt đầu tiên, nụ cười đầu tiên…mà ta bắt gặp chính là mẹ. Chính vì thế nó sẽ gắn bó trong suốt cuộc đời ta. Hơn thế nữa, đó là tình cảm vừa có yếu tố máu thịt vừa mang tính tinh thần cao cả. Đứa con là “hạt máu cắt đôi của mẹ”, là sinh linh bé bỏng mà mẹ đã mang nặng đẻ đau trong suốt hơn chín tháng. Niềm vui, giọt nước mắt, hạnh phúc xen lẫn đau đớn tuôn trào và vỡ òa ra khi con cất tiếng khóc chào đời. Tình cảm ấy vừa là động lực, vừa là hành trang trên con đường dài rộng của con sau này. Hạnh phúc biết bao khi ta được sống trong tình mẫu tử. Được sống trong tình mẫu tử là ta được sống trong sự nâng niu, chở che. Được sống trong tình mẫu tử là ta có được sức mạnh để vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Con vấp ngã, mẹ hiền từ đỡ con dậy, tiếp cho con nghị lực, con có lỗi mẹ sẵn sàng tha thứ, dang rộng vòng tay giúp con có cơ hội để chuộc lại lỗi lầm. Bài học làm người con đâu chỉ được học ở trên lớp, ở thầy, ở cô mà con còn từng được học ở mẹ nữa. Lòng mẹ khoan dung, trái tim mẹ dạt dào tình thương. Cảm thấu tấm lòng, đức hi sinh bao la của mẹ, những người con phải làm gì để đền đáp công lao đó? Không đâu, không bao giờ ta trả nổi những gì mà mẹ đã làm cho ta. Khi còn thơ bé, một điểm mười đỏ chói con mang về khoe là niềm hạnh phúc của mẹ. Khi lớn lên, con có một gia đình hạnh phúc, sống trong đủ đầy là lòng mẹ đã vô cùng mãn nguyện. Phải rồi, chỉ có thế thôi. Mẹ chỉ cần có thế! Ấy vậy mà trong xã hội hiện nay, vẫn còn đâu đó những đứa con đã vô tình với người đứt ruột sinh ra mình. Cách đây không lâu, bản tin thời sự trên truyền hình đã đưa tin một người con trai đánh đập mẹ ngay tại chính gian bếp nhà mình. Có những người coi việc mẹ chăm sóc nuôi nấng mình là trách nhiệm và việc mình “bố thí” cho mẹ lúc về già một ít tiền đã là hoàn thành nhiệm vụ của bậc làm con. Thật đáng hổ thẹn với những quan điểm sai lệch, thiển cận của những người con bất hiếu ấy… Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi ý thức cá nhân con người được khơi dậy và đề cao thì mỗi người càng cần phải nhìn nhận lại những thái độ tình cảm của mình với mẹ. Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại đã có những dòng thơ nói về một tuổi trẻ bồng bột với những ngộ nhận và thiên kiến: “Con mê hoặc những chân trời cối bể Sau chân trời, chân trời khác càng xa Không biết sau lưng tóc mẹ sương nhòa Không biết cuộc đời là gang tay, công danh là mây nổi”… Với tôi, với một cô bé mười sáu tuổi, đã không ít lần tôi giận mẹ, không ít lần tôi nỡ cư xử không hay với mẹ. nhưng với tôi mẹ mãi là nguồn yêu thương, nguồn động lực giúp tôi những khi gặp khó khăn. Quê tôi ở miền đất gió lào cát trắng. Giờ đây, những trận mưa vẫn xối xả rơi, cái rét ngọt cuối năm đang tràn về và bàn chân khô nứt nẻ của mẹ lại lội xuống bùn. Rồi mẹ lại đọi nón đưa tôi tới trường trong cái lạnh tê tái và trở về trong ánh chiều chạng vạng.Mẹ ơi, năm nay con đi học xa nhà, con mong trường sẽ cho nghỉ sớm, để con được về phụ giúp mẹ cấy lúa mẹ nhé! Con thầm cảm ơn thượng đế chí nhân đã ban cho con một người mẹ, cho con nhận được từ cõi lòng mẹ tình yêu thương, sự chở che. Mãi khi con lớn lên mười sáu con mới cảm nhận được phần nào tình thương của mẹ. Những đùm trứng, bó rau, những quả chanh, những cân gạo…tất cả là bao ngọt bùi năm tháng mẹ chắt chiu nuôi con ăn học… Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Duy đã cho tôi được lắng đọng trong tình mẹ…

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Đoạn văn tham khảo:

      Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài cùng với bi kịch của Vũ Như Tô đã nhắc nhở mỗi chúng ta về ước mơ chân chính trong cuộc sống. Con người chúng ta từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành, ai cũng có một ước mơ, hoài bão của riêng mình. Ước mơ giúp chúng ta có thể sống vui vẻ, có ý nghĩa và mục đích, khi thực hiện được ước mơ của mình con người cảm thấy được thành quả của quá trình nỗ lực cố gắng đúng như dân gian ta thường nói “Sống là phải có ước mơ”. Ước mơ là gì? Nó chính là những dự định, khát khao mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Là mong muốn được cống hiến sức lực của mình cho xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng là lúc chúng ta được thừa nhận năng lực của mình. Nếu không có ước mơ bạn sẽ không xác định được mục tiêu sống của mình là gì. Chính vì không xác định được phương hướng sẽ dẫn tới bạn sẽ sống hoài sống phí, và trở thành người tụt hậu bị bạn bè, xã hội bỏ lại phía sau. Con đường dẫn tới ước mơ cũng vô cùng khó khăn, không phải lúc nào cũng dễ dàng đạt được, nhưng với những người kiên trì, bền chí, thì ước mơ sẽ giúp cho bạn định hướng cho tương lai của mình một cách tốt đẹp nhất. Là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phải có ước mơ mục đích sống cho riêng mình. Để đạt được ước mơ chúng ta cần ra sức rèn luyện học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những tư trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình.