K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2019

Bài Mẫu Số 1: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Chủ nhật tuần qua, lớp em và lớp 3C đã tổ chức một trận thi đấu bóng đá thật hào hứng, sôi nổi.

Sân bóng ở tại sân đình của làng. Đúng mười bốn giờ ba mươi, cả hai lớp đã tập trung vây quanh sân bóng. Trận thi đấu diễn ra sôi nổi. Các cầu thủ hăng hái cướp bóng và dồn bóng về phía cầu môn của đối phương, chúng em đứng xem với những tràng vỗ tay vang dội để động viên các cầu thủ của lớp mình. Kết quả trận thi đấu đã đem lại niềm vui cho lớp chúng em, đội bóng đá của lớp em đã ghi bàn thắng với tỉ số 5-3. Đây là kết quả luyện tập tích cực của cả đội bóng trong thời gian qua.

Bài Mẫu Số 2: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Chiều thứ bảy tuần qua, trên sân vận động thị xã, trường em tổ chức trận bóng đá chung kết giữa hai đội bóng lớp 5A và 5B để chọn ra một đội đi dự "Hội khỏe Phù Đổng" cấp thị xã. Em đã được chứng kiến trận đấu từ đầu đến cuối. Đúng 16 giờ, trận đấu bắt đầu. Trong mười phút đầu, đội 5B tổ chức tấn công liên tiếp, làm cho đội 5A lúng túng rút về phòng thủ trên sân nhà, suýt nữa thủ môn phải vào lưới nhặt bổng. Được thầy giáo chủ nhiệm động viên nhắc nhở, đội 5A như được thêm sức mạnh. Từ một đường chuyền tạt trái, Phi Hùng một cầu thủ xuất sắc của đội 5A lao lên đón bóng. Bằng một động tác giả Phi Hùng lách bóng qua hậu vệ, đưa nhanh bóng vào gần khung thành lớp 5B rồi bất thần tung một cú sút bằng chân trái. Quả bóng lọt qua nách thủ môn 5B, chui tọt vào lưới ghi bàn thắng đầu tiên cho đội nhà. Cả sân vận động rung lên trong tiếng hò reo của gần một ngàn cổ động viên. Chung cuộc, lớp 5A thắng lớp 5B. Cuộc đọ sức thi tài chấm dứt sau hai hiệp. Quả là một trận đấu thật hay và hấp dẫn.

Bài Mẫu Số 3: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Trận thi đấu bóng bàn trong cung thiếu nhi tuần qua giữa anh Nam lớp 5/2 và anh Dũng lớp 5/6 diễn ra thật hào hứng, sôi nổi. Tỉ số hai bên gần như ngang bằng nhau suốt cả trận. Đường bóng anh Nam thì căng và khá bất ngờ. Còn đường bóng anh Dũng thì lắt léo, rất khó đỡ. Người này ăn một trái thì tức khắc người kia lại san bằng. Cả hai cây vợt đều rất dẻo dai và cũng lanh lợi như nhau. Trận thứ nhất anh Dũng thắng, trận thứ hai anh Nam thắng. Bước sang trận thứ ba phân thắng bại, anh nào cũng hết sức cẩn thận từ khâu phát bóng cho đến khâu đỡ. Mồ hồi vã ra thấm ướt cả chiếc áo may ô. Khi bước đến con số hòa 19, cả hai anh xin phép trọng tài nghỉ ngơi. Đây là khoảng thời gian căng thẳng và hồi hộp nhất cho cả người thi đấu và người xem, rồi trận đấu lại tiếp tục. Lần này, anh Dũng phát bóng. Quả bóng từ trong tay anh Dũng tung lên cao, từ từ rơi xuống. Khi đã đúng tầm, anh đưa vợt ra lẫy nhẹ một cái, quả bóng xoáy tít theo đường vòng cung làm cho anh Nam lúng túng đỡ bóng. Không may cho anh, quả bóng rúc vào lưới, nâng điểm số của anh Dũng lên hai mươi. Lần này thì anh Nam phát bóng. Quả bóng vừa mới bay sang lưới thì anh Dũng phản công liền bằng một đường ve rất chính xác, làm anh Nam trở tay không kịp. Trận đấu kết thúc với "tỉ số 2-1". Một trận đấu đầy kịch tính và hấp dẫn.

Bài Mẫu Số 4: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Em đã chứng kiến một trận đá cầu tuyệt đẹp giữa hai cầu thủ của hai đội 53 và 510 vào chiều thứ bảy tuần qua. Đây là trận chung kết để xếp loại sau một tháng đá vòng loại chuẩn bị cho "Hội khỏe Phù Đổng" sắp tới.

Cảnh đá cầu tay đôi diễn ra sôi nổi và hấp dẫn. Từ bên phải, quả cầu được anh Trung của đội 53 dùng chân phải tung lên một đường cầu vòng đẹp mắt. Chiếc cầu như một chiếc dù nhỏ vừa bay, vừa lơ lửng, trông như một chiếc lá bị gió cuốn bay vật vờ giữa không trung. Chờ cho quả cầu xuống đúng tầm, anh Hải của đội 510 vội vàng đưa chân phải về sau chuẩn bị hứng cầu để phản công lại. Ai cũng dán mắt vào quả cầu. Nhìn động tác điều khiển trái cầu và tư thế đón cầu để phản công lại của hai cầu thủ mới thấy vẻ điệu nghệ và lã thuật đẹp mắt của hai anh. Trái cầu bay đi bay lại vài lượt, lúc thì bay bổng lên không theo một đường cầu vồng, lúc thì xẹt ngang như một mũi tên bắn, lúc thì tà tà như một chiếc lá bay... Thế rồi, bất ngờ anh Trung nghiêng người dùng chân trái tạo một đường vòng cung, quả cầu bay xẹt một đường qua vai anh Hải. Trận đấu kết thúc trong tiếng vỗ tay náo nhiệt của chúng em. Đội 53 đã chiến thắng.

Bài Mẫu Số 5: Đoạn Văn Ngắn Kể Lại Một Trận Thi Đấu Thể Thao Mà Em Đã Có Dịp Xem

Chiều chủ nhật vừa qua, trường em tổ chức thi đấu môn cầu lông giữa các đội khối 5. Chúng em là những cổ động viên nhiệt tình cho các đội. Mỗi đội gồm có hai cầu thủ một trai, một gái. Đội của lớp 5B gồm có chị Hải Yến và anh Trung Thành, đội 5C có anh Phi Long và chị Thùy Trang. Trận đấu diễn ra thật sôi nổi. Các tay vợt đều là những cầu thủ có kĩ thuật cao và phối hợp chặt chẽ, nên điểm số của hai đội luôn cân bằng. Nhiều pha bỏ nhỏ hay đập mạnh của đội này luôn được đội kia đỡ, đón và phản công lại thật tuyệt diệu. Mọi người nhận xét, cả hai đội đều ngang tài ngang sức. Nhưng trong thi đấu tất yếu phải có đội thắng đội thua. Đội 5B vừa nhích lên được 1 điểm thì bất ngờ bị một quả bỏ nhỏ của chị Thùy Trang, chị Hải Yến lao tới nhưng đã muộn. Số điểm lại cân bằng. Trận đấu cứ thế kéo dài... Sau phút nghỉ giải lao, hai đội lại tiếp tục trận đấu. Bằng một quả phát bóng lắt léo, anh Trung Thành đã nâng điểm số của đội mình lên. Và tiếp theo sau chị Hải Yến lại đem về cho đội mình một điểm nữa bằng một cú đập bật lưới. Trận đấu kết thúc trong tiếng la hét rầm trời của những cổ động viên.

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng xuất sắc của nền văn học nước nhà, những tác phẩm của ông luôn chứa đựng tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, ca ngợi những chiến sĩ cách mạng, những con người đã chiến đấu hết mình để giành lấy nền độc lập dân tộc. Lượm không phải là bài thơ xuất sắc nhất nhưng nó lại mang một vẻ đẹp trong sáng, giản dị về một người anh hùng đặc biệt, đem đến những giá trị tinh thần to lớn cho lớp thanh niên yêu nước, là bài ca hồn nhiên cổ vũ cho cách mạng Việt Nam.

Mở đầu bài thơ Tố Hữu đã gặp cậu bé Lượm trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là "Ngày Huế đổ máu", khi Huế bắt đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược lần hai, lúc này tác giả có dịp ra Hà Nội và tình cờ gặp Lượm một cậu bé liên lạc, dũng cảm. Trong đôi mắt của nhà thơ Lượm hiện lên với một vẻ tinh nghịch, đáng yêu, dáng người nhỏ "loắt choắt", đeo một cái "xắc" nhỏ "xinh xinh", đôi chân nhanh nhẹn "thoăn thoắt" cái đầu lúc nào cũng ngó nghiêng "nghênh nghênh". Tác giả dùng những từ láy đặc biệt như vậy để miêu tả dáng vẻ của nhân vật Lượm khiến cho hình ảnh cậu trở nên sinh động gần gũi, những câu thơ 5 chữ trở nên nhịp nhàng, vui tươi, phù hợp với độ tuổi của nhân vật Lượm hơn. Lượm luôn hồn nhiên, vô tư như những đứa trẻ khác, cái miệng nhỏ xinh "huýt sáo vang" tạo nên những khúc nhạc nhí nhảnh, đôi chân nhỏ nhắn nhảy chân sáo trên con đường làng thân thuộc, khiến Tố Hữu liên tưởng đến loài chim chích nhỏ nhắn và đáng yêu.

Đi qua vài nét về ngoại hình chúng ta đã phần nào hình dung được về nhân vật lượm, nhưng cái chính làm nên nét đẹp của nhân vật ấy lại là tâm hồn của cậu bé. Tuy còn nhỏ nhưng Lượm lại đã xông pha đi làm liên lạc, vận chuyển thư từ cho bộ đội ta, một việc làm cần sự thông minh, nhanh nhạy và lòng dũng cảm mà không phải đứa trẻ nào cũng có được. Ẩn chứa trong thân hình bé nhỏ ấy là một tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, tuy em tuổi còn nhỏ nhưng cũng chẳng thua kém bất kỳ người trưởng thành nào. Công việc em đang làm đã góp phần rất to lớn cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, chính tỏ ý thức giác ngộ cách mạng trong Lượm đã xuất hiện từ rất sớm, đánh dấu một tài năng, một tâm hồn lớn đáng ngưỡng mộ và tự hào. Với bản thân Lượm, công việc nàykhông chỉ là nhiệm vụ mà nó còn là một niềm vui, niềm đam mê, Lượm không thích ở nhà quẩn quanh với con gà con chó, Lượm muốn làm một cái gì đó cho quê hương, đất nước để xứng đáng với lời dạy của Bác: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".

Hình ảnh Lượm đưa thư "Vụt qua mặt trận/Đạn bay vèo vèo" đầy hung hiểm chứng minh khí chất anh hùng và lòng dũng cảm của cậu bé chẳng ngại gian khó, quên mình vì nhiệm vụ "thượng khẩn" thì "Sợ chi hiểm nghèo", cứ chạy qua ngay trước mắt địch mà không hề nao núng, liệu có được mấy đứa trẻ lại can trường, gan dạ đến thế? Bỗng Tố Hữu bật thốt lên trong sửng sốt và đau đớn "Thôi rồi, Lượm ơi", Lượm đã anh dũng hi sinh vì nhiệm vụ, hình ảnh "Một dòng máu tươi" như đánh thẳng vào trái tim người đọc, khiến dòng nước mắt chỉ trực trào ra, thương tiếc cho người chiến sĩ nhỏ tuổi anh hùng. Em đã hi sinh khi tuổi đời còn xanh đến thế, thân em nằm trên lúa, đôi tay còn nắm chặt lấy bông đầy lưu luyến, em chưa muốn đi, em vẫn chưa làm được gì nhiều cho cách mạng cho quê hương mà, thật tàn nhẫn và đau thương quá. Xung quanh phảng phất hương thơm của sữa lúa, hồn em "bay giữa đồng", Lượm cố nán lại nhìn quê hương nơi em từng đánh đổi cả mạng sống để bảo vệ lần cuối rồi ra đi trong nỗi tiếc thương của những người ở lại, trong đó có tác giả. Lượm mất đi rồi, những dòng thơ cuối tuy lặp lại những câu thơ đầu bài, nhưng lại mang một sắc thái khác, đau thương khôn tả, đấy là những hoài niệm về một cậu bé hồn nhiên, vui tươi thuở ban đầu, nay đã về với đất mẹ thân yêu. Tuy đau thương nhưng cái chết của Lượm là cái chết anh hùng và đầy tự hào, không hề bi lụy, vật vã, Lượm hi sinh đã để lại cho những người ở lại một bài học to lớn, một tấm gương sáng mãi muôn đời về lòng dũng cảm cùng tinh thần cách mạng sâu sắc, mãi mãi vì một nền độc lập hoàn toàn cho dân tộc.

15 tháng 2 2019

Thời gian trôi qua nhanh quá! Thấm thoát mà đã một năm. Mới hôm nào em được bố mẹ cho về quê ở Ninh Bình ăn Tết cùng ông bà và họ hàng bên nội, thế mà hôm nay đã là ngày cuối cùng của năm Bính Tuất.

Bố mẹ em chuẩn bị rất đầy đủ vì đây là lần đầu tiên ông bà nội ra Thủ đô đón Tết cùng con cháu. Không khí Tết tràn ngập trong căn nhà nhỏ. Phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Trên bàn thờ bày bộ lư đồng sáng choang. Mùi nhang trầm thơm ngát. Đèn, nến, rượu, trà, bánh chưng, mứt, hoa quả... được ông em sắp xếp thật trang trọng. Cây đào bích khá lớn trồng trong chiếc chậu sứ đang nở những bông hoa tươi thắm chào đón xuân về.

Bữa cơm tất niên chiều ba mươi Tết là một bữa cơm đặc biệt. Từ sáng sớm, bà và mẹ đã đi chợ Đồng Xuân mua sắm những thứ cần thiết để nấu cỗ. Mẹ em là “bếp trưởng” phụ trách những món chính. Còn bà nội và chị Hà cùng với em làm “phụ bếp”. Mấy mẹ con, bà cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui. Em cũng học được cách tỉa rau củ thành những bông hoa, những con vật ngộ nghĩnh, xinh xinh để trang trí cho các món ăn thêm hấp dẫn.

Thức ăn đã nấu xong, bà nội tự tay sắp mâm cỗ cúng. Đỡ mâm cỗ từ tay bà, bố em đặt trước bàn thờ để ông nội thắp nhang khấn mời tổ tiên về sum họp cùng với con cháu trong dịp Tết.

Sau mấy tuần nhang, mâm cỗ được bưng xuống để con cháu hưởng lộc của tổ tiên. Thức ăn được dọn ra bàn: bánh chưng xanh, xôi gấc đỏ, thịt gà luộc vàng ươm, bát canh măng khô hầm chân giò màu nâu sẫm đặt bên cạnh đĩa xào gồm thịt bò, cà rốt, khoai tây, nấm hương, mộc nhĩ... Rồi giò lụa, giò thủ, nem rán... món nào cũng ngon lành và hấp dẫn.

Bố em rót rượu kính mời ông bà. Mọi người nâng cốc chúc mừng ngày vui, ba thế hệ quây quần bên mâm cơm ngày Tết. Trong bữa ăn, những câu chuyện về quê hương được ông bà, cha mẹ kể cho con cháu nghe. Quay sang em, ông bảo:

-  Cháu Đức này! Tuy sinh ra và lớn lên ỏ Hà Nội nhưng cháu phải luôn luôn nhớ rằng quê hương cháu ở Ninh Bình, ở đó có mồ mả tổ tiên, có ngôi nhà của ông bà, nơi bố cháu đã sinh ra vả lớn lên. Sau này trưởng thành, dù đi đâu về đâu cũng đừng quên quê hương, cháu nhé!

Rồi ông đọc cho cả nhà nghe hai câu thơ:

Cây có cội mới nảy cành xanh lá,

Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.

Ông giải thích cặn kẽ ý nghĩa của hai câu thơ trên. Giọng nói ấm áp, chân tình của ông khiến cho mọi người cảm động. Bố em kín đáo lau giọt nước mắt ứa trên mi. Ông nội với gương mặt hiền từ và chòm râu bạc như ông Tiên trong cổ tích đã để lại trong em một ấn tượng thật sâu đậm.

Sau bữa cơm, cả nhà tiếp tục chuyện trò. Bà em lấy cơi trầu ra, têm một miếng rồi vừa thong thả nhai trầu vừa kể cho em nghe những chuyện ở làng quê. Hè này, nhất định em sẽ xin bố mẹ cho về Ninh Bình để đi thăm cố đô Hoa Lư, mảnh đất cờ lau dẹp loạn ngày nào; thăm đền thờ Đinh Tiên Hoàng, vị vua tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử dân tộc. Có bao điều thú vị đang chờ em trong năm mới.



 

17 tháng 7 2021

Trường của em là một ngôi trường nhỏ nằm ở trên ngọn đồi phía cuối làng. Với em, trường là là một nơi tuyệt đẹp và yên bình. Nhưng đẹp nhất, có lẽ là vào những ngày mùa hè.

Mùa hè là thời gian mà chúng em ở trường ít nhất, nhưng cũng là mùa mà đem đến nhiều điều tuyệt vời nhất. Khi mùa hè sang, ngôi trường khoác lên mình một chiếc áo mới, rực rỡ và tươi sáng hơn rất nhiều. Dưới ánh nắng chói chang, những bức tường vàng, những khoảng sân xi măng trắng xám, những khung cửa xanh như tươi tắn hơn hẳn. Những ô cửa sổ khép kín vì sợ gió rét, nay đã đồng loạt mở tung, đón nắng mới và gió mát vào phòng. Những chiếc rèm màu trắng ngà, được kéo gọn về từng góc, vẫn không thôi tung bay phấp phới. Trên ban công, những chậu xương rồng nhỏ đã cao thêm nhiều chút, nở những bông hoa nhỏ xíu màu đỏ cam xinh xắn. Các bạn học sinh, cũng đã thay những chiếc áo dài ấm áp, thành những chiếc áo ngắn tay mát mẻ hơn. Nhiều bạn nam bắt đầu đi cắt tóc ngắn cho mát mẻ, các bạn nữ thì chuyển sang buộc tóc đuôi gà, hay tết tóc cho gọn gàng.

Trên sân trường, cây cối xanh tươi, tán lá rộng lớn, che từng bóng râm cho các bạn học sinh nô đùa. Mùa hè ấm áp, các bạn cũng thích ra sân chơi hơn. Đủ các trò từ nhảy dây, đá câu đến đuổi bắt, kể chuyện, náo nhiệt vô cùng. Góp vui với đó, các ca sĩ ve sầu cũng ve ve ve suốt ngày dài. Tiếng ve đều đều, ngân nga râm ran trong các tán lá, như hòa thành bản nhạc du dương chào mùa hạ về. Trên cao hoa phượng nở đỏ rực rỡ như ngọn lửa, hòa chung với nắng hè, đem đến cho ngôi trường vẻ đẹp chói sáng.

Trường em thật đẹp và rộn ràng vào những ngày mùa hè. Càng nhìn ngắm, em lại càng thêm yêu quý ngôi trường của mình.

đề 1

Quang cảnh trường lúc buổi sáng đầu hè rất đẹp. Vào lúc nghỉ hè, em đến thăm trường của mình. Tấm kính trường được ánh nắng của mùa hè chiếu vào rất đẹp, cánh cổng trường được chiếu lên với ánh nắng của mùa hè  tạo nên cảm giác rất đẹp. Mọi thứ thật yên tĩnh em vẫn còn nhớ cảm giác ồn ào náo nhiệt đó cùng các bạn, cùng các bạn chơi những trò chơi đó. Hiện tại đang là mùa hè, mùa mà tất cả mọi người cùng nhau nghỉ hè. Các lớp học cũng đã đóng cửa, những lớp học được ánh nắng mùa hè chiếu vào thật sự rất đẹp. Ngôi trường đã được bao phủ bởi những ánh nắng mùa hè rất tuyệt đẹp, em rất thích ngôi trường em vào đầu mùa hè, ngôi trường vào đầu mùa hè có rất nhiều khung cảnh tuyệt vời. Em rất yêu thích ngôi trường của em vào đầu mùa hè.

                                                        Chúc bạn học tốt !

đề 2 

Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông mẹ tôi vẫn còn rất trẻ lắm. Thời gian trôi qua, những gánh nặng vất vả của cuộc giống làm phai màu tóc mẹ. Đôi vai gầy ấy đã gánh vác biết bao điều để lo toan cho cuộc sống của chị em tôi. Khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi , thân thiện . Bởi vậy , trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Tôi chẳng thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời. Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là thợ may, nên để kiếm thêm thu nhập, mỗi tối mẹ thường nhận thêm công việc sửa chữa quần áo. Từ ánh đèn hắt ra, mẹ tôi ngồi đó, tay đưa chỉ, tiếng bàn đạp từ máy khâu vang lên nhịp nhàng đều đều trong đêm vắng. Nhìn cảnh tượng đó tôi chợt nhớ tới câu thơ tôi từng đọc:" Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?" và lòng thầm tự hứa với mẹ, con sẽ trở thành đứa con ngoan trò giỏi để không phụ công ơn của mẹ.

Tham khảo: 

Cuộc sống của mỗi người thật quá ngắn ngủi bởi những lo toan, bộn bề. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng: không ai có thể sống cả đời trong cô đơn lạnh lẽo, chúng ta cần có hơi ấm tình thương, mà tình thương ấy được biểu hiện chính là qua sự đồng cảm, chia sẻ mà con người dành cho nhau. Chia sẻ là sự cho đi, quan tâm hay giúp đỡ người khác về vật chất và tinh thần bằng tất cả khả năng của mình, giúp họ vượt qua khó khăn hoạn nạn. Chia sẻ cũng là một hành động đơn giản bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống mà bất cứ ai cũng có thể làm được, người xưa có câu “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Chỉ cần chúng ta có một tấm lòng thì dù sự chia sẻ của chúng ta dù nhỏ bé nhưng cũng được người khác trân trọng. Người biết chia sẻ là người biết rung cảm trước những vui buồn của người khác, là hiểu, cảm thông và luôn đặt mình trong hoàn cảnh của người khác để nhìn nhận vấn đề, từ đó thể hiện thái độ, sự quan tâm của mình. Sự đồng cảm, chia sẻ xuất phát từ con tim xui khiến, mách bảo chúng ta hành động, tạo nên sự sẻ chia cùng người khác, san sẻ niềm vui, nỗi buồn, sẵn sàng có mặt khi người khác cần mình, không vô cảm, thờ ơ trước nỗi đau của người khác cũng như không ganh ghét, đố kị với thành công, hạnh phúc của họ. Khi ta học được cách đồng cảm và chia sẻ nghĩa là biết sống vì người khác cũng chính là lúc được nhận niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này tươi đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Trong cuộc sống, chúng ta không nên tự cô lập bản thân trong thế giới riêng nhỏ bé của mình. Hãy mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui, nỗi buồn, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống hơn.

7 tháng 4 2016

Trong gia đình, người mà em yêu quý và kính trọng nhất là mẹ. Mẹ em năm nay đã ngoài bốn mươi. Mái tóc đen ngày nào giờ đã lưa thưa vài sợi bạc trắng. Mẹ có khuôn mặt trái xoan đầy đặn. Đôi mắt mẹ đen và sâu thẳm như đại dương mênh mông. Nổi bật nhất trên gương mặt mẹ là bờ môi trái tim luôn ánh lên nụ cười rạng rỡ. Như bao bà mẹ khác, mẹ em cũng là một người phụ nữ rất đảm đang. Mỗi sáng, mẹ luôn là người thức dậy đầu tiên. Hết quét nhà, dọn dẹp, mẹ còn chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình. Trong quan hệ với mọi người xung quanh, mẹ tử tế và cư xử chừng mực nên luôn được lòng mọi người. Em rất yêu người mẹ của em.

 

14 tháng 6 2018

ai nhanh mình k

Nhân vật cổ tích em yêu thích là cô Tấm trong truyện cổ tích "Tấm Cám". Bởi cô Tấm không những xinh đẹp mà còn hiền lành, nết na. Nhưng "hồng nhan bạc phận", cô lại phải chung sống với mụ dì ghẻ và người chị kế ác độc. Hai người họ "năm lần bảy lượt" làm khó Tấm khiến cô rơi vào khốn khổ. Không những thế, khi Tấm đã trở thành Hoàng hậu, mụ dì ghẻ còn giết cả Tâm để Cám lên làm hoàng hậu. Nhưng Tấm với sự mạnh mẽ quyết tâm lấy lại hạnh phúc thuộc về mình đã khiến hai mẹ con độc ác kia phải nhận "quả báo" sau tất cả tội ác họ đã làm với Tấm. Ở Tấm có sự phát triển nhân vật mạnh mẽ. Từ một cô gái cam chịu với mọi yêu cầu vô lý từ mẹ con Cám nay đã "lột xác" trở nên mạnh mẽ để bảo vệ hạnh phúc của mình. Đây chính là điểm em yêu thích nhất ở nhân vật này...