K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

K cho mình nhé !!! minh có 2 bài tham khảo

                                                               Bài làm 

    Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt ngào trước khi chìm vào giấc ngủ. Tuổi thơ của tôi có lẽ may mắn hơn rất nhiều người. Nó cứ êm ả trôi qua trong tình yêu thương vô bờ của ông bà, cha mẹ. Từng giấc ngủ của tôi luôn thấm đẫm những lời ru ngọt ngào cùng với tiếng võng đưa kẽo kà kẽo kẹt và tôi lại trôi vào cảm giác bồng bềnh, nhẹ nhàng như rơi vào một cõi nào đó mênh mông lắm, êm đềm vô tận. Lúc đó tôi không nghĩ rằng những giai điệu yêu thương đó được bắt nguồn từ xa xưa, có sức sống lâu bền và mãnh liệt và sẽ theo ta đi suốt cả cuộc đời. Nhiều lần nghe bà hát ru, ngây ngô tôi hỏi: ai dạy bà những bài hát này mà bà thuộc nhiều như vậy? Bà chỉ cười móm mém rồi xoa đầu tôi bảo rằng: lời ru không ai dạy cả… Một cách tự nhiên và vô hình những giai điệu nhẹ nhàng, sâu lắng ân tình đó đã bồi đắp hồn tôi, gạn đục khơi trong…

Trong nhịp sống tốc độ và hiện đại thời đô thị hoá, công nghiệp hoá, mấy nơi còn tồn tại cảnh bà ru cháu, mẹ ru con, chị ru em trên cánh võng; mấy ai còn được nghe điệu à ơi quen thuộc. Đôi khi, miên man với vô vàn những điều thoáng qua trí nghĩ, bất chợt bắt gặp lời ru con cất lên từ đâu đó, thấy lòng dịu lại, những hình ảnh ấu thơ thi nhau kéo về.

“À ơi!!! Cái ngủ mày ngủ cho ngoan
Cha mày đi cấy đồng quan chưa về
Bắt được con chép con trê
Cột cổ lôi về cho cái ngủ ăn…”

Tự ngàn đời, những hình ảnh thân thuộc của quê hương như: Bến nước, con đò, đêm trăng, cầu tre lắc lẻo, cánh có bay lả bay la... đã được kết thành lời ru ngọt ngào trìu mến, quyện vào tiếng võng đong đưa cùng tiếng mẹ ru hời đưa con trẻ đi vào giấc ngủ. Năm tháng cứ qua đi, song tiếng ru của mẹ vẫn được giữ gìn trọn vẹn trong tâm hồn của mỗi chúng ta với bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.

Trong câu hát mẹ ru con chứa chan tình mẫu tử...

Lời ru của mẹ bao giờ cũng ngọt ngào êm ái, thân thương, trìu mến. Nghe tiếng hát ru, trẻ thơ cảm nhận được sự yêu thương, nâng niu của bà, của mẹ, của chị dành cho mình. Lời ru của mẹ còn là tri thức sơ khai góp phần định hình tính cách, tâm hồn trẻ thơ. Qua lời ru, lòng nhân ái được hình thành, trẻ thơ biết thương yêu ông bà, cha mẹ, anh chị và những người thân. Trong muôn vàn tín hiệu của tình yêu thương thì lời ru của mẹ có ý nghĩa sâu sắc, đậm đà và để lại những ấn tượng khó phai mờ nhất.

Bài tham khảo 2                                            bài làm   “Ví dầu cầu ván đóng đinhCầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học , mẹ đi trường đời”
Ôi! Lời ru của ai từ đâu vọng đến mà sao lại ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm đến thế. Bỗng dưng tôi thèm được trở về cái tuổi nằm nôi, được mẹ hát ru và được lớn lên bằng chính lời ru của mẹ như đứa con trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm và “Con cò” của Chế Lan Viên. Cả hai bài thơ đều là cảm xúc nồng nàn yêu thương của người mẹ. Lời ru của mẹ đưa em vào giấc ngủ thần tiên rồi trở thành bản trường ca theo suốt dấu chân em. Em xin làm thiên ca mang lời ru của mẹ bay vào cuộc sống loài người.Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ , dù được sinhra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều trải qua một thời “à ơi…” tiếng mẹ đưa em vào giấc ngủ . Mẹ là người thầy đầu tiên dạy em bài học vỡ lòng , qua lời ru ngọt ngào, trìu mến mẹ đưa em vào thế giới mơ mộng thần tiên, chấp cánh cho tâm hồn em bao ước mơ tươi đẹp. Em cảm nhận được điều đó bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ . Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào , nguồn nước trong mát chảy theo em trên suốt cuộc hành trình, để khilớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lo toan, vất vả, lời ru của mẹ lại chính là nơi ngơi nghỉ của tâm hồn em. Bởi thế mà: Ta đi trọn kiếp con ngườiCũng không đi hết mấy lời mẹ ru.Như lời ru của mẹ đã thấm vào trong huyết quản, chỉ đợi đến khi chínmùi là cất lên , Nguyễn Khoa Điềm và Chế Lan Viên đã viết lên những khúc ru bất hủ theo từng năm tháng . Mỗi khi lời ca của “ Khúc hát ra những em bé lớn trên lưng mẹ” và “Con cò được cất lên là em như đón nhận được hơi gió mát trong lành và lạ lẫm bởi sự cách tân đổi mới về hình thức lẫn nội dung . Cả hai đều mang âm hưởng của khúc hát dân ca nhưng đã được hình thức hóa thành khúc ca hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được tính chất Việt Nam thuần túy nguyên vẹn.Điểm giống của hai bài là đều có kết cấu ba phần chặt chẽ , cấu trúc như một khúc ru trải dài một mạch cảm xúc . Thế nhưng mạch cảm xúc từng bài lại được cất lên theo từng cung bậc tình cảm khác nhau .“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” là khúc ru nồng nàn cảm xúc yêu thương của người mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào lao động vất vả hay đối mặt với kẻ thù hiểm nguy thì lời ru con vẫn luôn ngân vang trong tim mẹ : “Lưng đưa nôi và tim hát thành lời” . Thật đặc biệt mẹ không đưa em bằng chiếc võng đung đưa, kẽo kẹt mà mẹ đưa em bằng chính đôi lưng của mình khi đang giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ không ru em bằng tiếng “À ơi….gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ vừa năm”Mà mẹ ru em bằng chính lời ca của trái tim “Ngủ ngaon a-kay ơi, ngủngoan a-kay hỡi” Chính lời ca này đã đưa em khôn lớn từng ngày trên lưng mẹ để rồi trong từng nhịp chày nghiêng em nhận ra được nỗi gian lao, vất vả mà mẹ đang phải gánh chịu . Em cảm nhận đượcđiều đó khi “mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi”. Như một sự sẻ chia, giấc ngủ của em cũng nghiêng theo nhịp chày của mẹ. Cảm nhận được tình yêu mạ dành cho em để rồi “Từ trên lưng mẹ em đến chiếntrường/ Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”. Em đi theo tiếng gọi của dân tộc để thực hiện ước mơ của mẹ . Dẫu em chưa biết gì là “Tự do-Hạnh phúc” nhưng em nhận ra được dự hối thúc trong lời ca của mẹ. Em sẽ chóng lớn, sẽ trở thành công dân của một đất nước tự do, em sẽ đi đánh thằng Mĩ, khi đi em cũng không quên mang theo lời ru của mẹ. Bởi nó chính là vũ khí , là niềm tin, là sức mạnh, là động lực để em có thể vượt qua mọi chông gai , lửa đạn của chiếntrường mà hoàn thành ước vọng của mẹ. Thật đặc biệt, chỉ một lời ruthôi nhưng nó lại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ như thế.Ru con là một điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng. Hát ru là một truyền thống văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc . Thế nhưng không phải bài hát ru nào cũng đều giống nhau. Tùy từngvùng miền khác nhau, mà mỗi bài mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Nếu bà mẹ miền tây Thừa Thiên Huế trực tiếp gọi tên con qua lời ru thiết tha, dỗ dành con vào giấc ngủ “Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi” thì bà mẹ miền Nam lại thích dùng những hình ảnh biểu tượng tượng trưng gửi gắm những tâm tình tình cảm của mình qua lời ru trầm bỗng, thiết tha và lai láng.Cái cò….sung chat…đào chuaCâu ca mẹ hát gió đưa về tới Mẹ ru cái lẽ ở đời.
20 tháng 3 2022

Viết hay quá bạn 

Nhưng dài quá họ chỉ yêu cầu 15-18 dòng thôi

18 tháng 4 2022

nhiều vậy

18 tháng 4 2022

tk

1.https://baohongkong.com/p/viet-mot-oan-van-khoang-10-dong-neu-suy-nghi-cua-em-ve-su-lua-chon-khi-ung-truoc-viec-lam-tot-xau-co-loi-cho-em-va-khong-co-loi-cho-em-nam-2022.p399958.html

2.https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-8-10-dong-ve-tinh-cam-gia-dinh

3.https://hoidap247.com/cau-hoi/3035311

23 tháng 12 2021

Tham khảo :

Trong cuộc đời tôi cũng như các bạn , lời ru của mẹ luôn là lời ru quan trọng nhất. Lời ru của mẹ êm ấm, dịu nhẹ.Thật vậy! Lời ru của mẹ chính là cảm hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn để từ đó tạo ra những tác phẩm tuyệt vời. Lời ru còn là thứ bảo vệ người con bằng những nốt thanh ấm áp lòng mẹ. Lời ru cũng là những ca dao tục ngữ vô thức dạy con về đạo làm người. Không những thế, nó còn chắp cánh cho mọi ước mơ của con từ thuở trong nôi. Tuy vậy, hiện nay vẫn còn rất ít những người mẹ cất lười ru đầy thân thương đó, việc này cũng đã đôi phần làm giảm đi cái ý nghĩa của lời ru nhỏ bé đó. Phải, lời ru nhỏ bé nhưng là con đường lớn cho con tập tễnh bước vào đời. 

23 tháng 12 2021

cảm ơn bạn nhé

6 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé: 

Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Gia đình được coi là chiếc nôi nâng đỡ cuộc đời mỗi người...) 

Thân đoạn: 

Bàn luận: 

Vai trò của gia đình: 

+ Giúp cho trẻ em cảm nhận được hơi ấm của gia đình, của tình yêu 

+ Làm cho không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, các thành viên được kết nối với nhau 

+ Là nơi bình yên để ta trở về sau mỗi phong ba 

+ Mang đến cho con trẻ nhiều ta niềm tin, điểm tựa để ta vững bước vào đời 

... 

Dẫn chứng: 

Ví dụ: Có thể lấy dẫn chứng về gia đình nổi tiếng hạnh phúc trên mạng.  

Bàn luận mở rông: 

Trái với sự coi trọng gia đình là gì? 

Bản thân em đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình với gia đình? 

Kết đoạn. 

Trình bày vai trò của gia đình thêm một lần nữa. 

_mingnguyet.hoc24_ 

15 tháng 10 2017

Bài 1: Em hãy viết một đoạn văn ( chủ đề tự chọn ) , trong đó có sử dụng từ láy và từ hán Việt, nêu ý nghĩa của các từ đó.

Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào đi.

​Từ láy là: nhạt nhòa, ồn ào.

Từ hán việt:hoàng hôn

Nghĩa

nhạt nhòa: rất nhạt

ồn ào: có nhiều âm thanh hỗn độn làm náo động lên. 

hoàng hôn : chỉ thời gian chiều tà,nhá nhem tối

15 tháng 10 2017

Bài 1 : Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.

Bài 2 : Thủy tinh tượng trưng cho bão lũ thiên tai hằng năm xảy ra lưu vực ở sông Hồng

          Sơn tinh tượng trưng cho phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta đắp đê chống lại bão lũ

Bài 3 : Em thấy truyện Em bé thông minh hấp dẫn vì : Đây là câu chuyện có ý nghĩa rất sâu sắc,về một em bé đã trả lời biết bao câu hỏi của vua,nào là bắt trâu đực đẻ chín con,...nhưng em đã trả lời dễ dàng,thế hiện sự trí tuệ,tài năng của dân tộc.

Bài 4 : https://h.vn/hoi-dap/question/87015.html ( Bạn chép ở đây nha,nhiều lém,mk viết mỏi tay )

Cảm ơn bạn,bạn nha!

27 tháng 4 2022

Tham khảo:

Tuổi trẻ không những có trách nhiệm với bản thân mình, với tương lai đất nước mà còn có cả trách nhiệm đối với gia đình. Tuổi trẻ ngày nay chính là những người đang làm con, làm cháu trong gia đình. Chúng ta đã được sống trong vòng tay yêu thương, bảo bọc, những sự ân cần, hỏi han của cha mẹ, của ông bà. Vì vậy trước hết chúng ta phải có trách nhiệm đối với cha mẹ, với ông bà, với những người lớn tuổi trong gia đình. Đó là làm tròn bổn phận của chính mình, phải có sự yêu thương, chăm sóc, kính trọng đối với những người lớn tuổi trong gia đình. Trong đó, có trách nhiệm mà dân tộc ta luôn đề cao, ấy chính là làm tròn chữ hiếu "Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con". Tuổi trẻ, con cái trong gia đình phải hết lòng chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ mỗi khi ốm đau, bệnh tật, hỏi han sức khỏe thường xuyên, không nên vô tâm với chính cha mẹ, ong bà của mình. Đôi khi có những người nghĩ rằng bố mẹ chăm sóc chúng ta chính là lẽ đương nhiên vì vậy không cần phải có trách nhiệm gì với bố mẹ. Đó là những suy nghĩ sai lệch, trái với đạo đức. Một trách nhiệm nữa ấy chính là góp phần xây dựng, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Không nên vì những điều nhỏ nhặt mà phải xảy ra bất hòa trong cuộc sống gia đình. Ý thức được trách nhiệm của bản thân mình với gia đình chính là tiền đề cho trách nhiệm với quê hương, đất nước.