K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Mảnh đất thủ đô nghìn năm văn hiến - Hà Nội không chỉ có những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Mà còn có rất nhiều làng nghề truyền thống. Một trong số đó là gốm Bát Tràng.

Làng gốm Bát Tràng bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm. Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30km về phía Đông Nam. Đầu tiên về tên gọi của làng gốm Bát Tràng có thể hiểu theo nghĩa Hán Việt, “bát” là từ dùng để chỉ đồ gốm, chén bát nói chung còn “tràng” chính là chỗ đất dành riêng cho một lĩnh vực, một chuyên môn nào đó.

Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành khá lâu đời, song vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào cho biết chính xác thời gian ra đời. Theo như “Đại Việt sử ký toàn thư”, làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lý (khoảng từ những năm 1010 đến 1225). Khi vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long (Hà Nội) thì năm dòng họ lớn của xã Bồ Bát thuộc vùng đất Ninh Bình là Trần, Nguyễn, Lê, Phạm Vương đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và tìm nơi lập nghiệp. Những người dân đó đã chọn Bát Tràng - nơi có đất sét trắng, nguyên liệu chính để làm gốm làm nơi lập nghiệp. Và chính năm dòng họ này đã kết hợp với dòng họ Nguyễn để hình thành nên làng gốm Bát Tràng. Bên cạnh đó cũng có tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều. Sau khi được cử đi sứ, ba người đã ghé thăm vùng gốm nổi tiếng của Trung Quốc và sau đó học hỏi một số kĩ thuật mang về và truyền lại cho nhân dân. Dù có rất nhiều những giai thoại khác nhau xoay quanh nguồn gốc của làng gốm Bát Tràng thì đây vẫn là một làng nghề có truyền thống lâu đời của đất nước ta.

Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống nổi tiếng về sản xuất gốm. Bởi vậy nên quá trình sản xuất gốm ở làng gốm Bát Tràng luôn có những điểm độc đáo, đặc sắc riêng. Điều quan trọng đầu tiên để tạo nên một sản phẩm gốm chất lượng đó chính là việc lựa chọn đất. Nguồn nguyên liệu chủ yếu để làm gốm đó chính là đất sét trắng. Ngày nay, đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn... Sau khi đã lựa chọn được đất sét trắng làm nguyên liệu, các nghệ nhân làm gốm sẽ bắt tay vào việc xử lý, pha chế đất bởi lẽ trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lý đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm. Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lý đất truyền thống là thông qua việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau. Đất sét trắng sau khi được xử lý sẽ được đem đi tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay - đây là phương pháp tạo dáng truyền thống từ ngàn đời nay. Bằng đôi bàn tay khéo léo, sử tỉ mỉ, cẩn trọng, những nghệ nhân làng gốm đã tạo ra nhiều loại đồ gốm với những hình dáng, mẫu mã và chủng loại khác nhau. Tạo dáng xong, các sản phẩm sẽ được đem đi phơi sấy và sửa lại theo mong muốn của người làm.

Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát. Nhưng ngày nay, một số người lựa chọn sấy sản phẩm ở trong các lò sấy và tăng nhiệt độ từ từ. Sau khi đã tạo ra được sản phẩm gốm như mong muốn, những nghệ nhân làm gốm sẽ tiến hành trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng. Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò. Và như vậy, trải qua nhiều công đoạn khác nhau, những nghệ nhân làng gốm Bát Tràng đã có thể tạo ra được những sản phẩm gốm độc đáo.

Làng gốm Bát Tràng là một trong số những làng nghề nổi tiếng của nước ta từ ngàn đời nay. Những sản phẩm của làng gốm Bát Tràng luôn nhận được sự ưa chuộng, yêu mến của mọi người không chỉ bởi mẫu mã đa dạng mà còn bởi sự tuyệt vời về chất lượng. Hiện nay, đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc... Thêm vào đó, nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

Làng gốm Bát Tràng - một làng nghề nổi tiếng ở Việt Nam. Nơi đây đã góp phần lưu giữ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Tên nghề ở địa phương

Yêu cầu về phẩm chất

Yêu cầu về năng lực

Nghề trồng lúa

Chăm chỉ, kiên trì

Sử dụng thành thạo công cụ

Xây dựng

Kiên trì

Sức khỏe tốt, thành thạo công việc 

Làm gốm

Tỉ mỉ

Thành thạo thao tác

 
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Làng tranh Đông Hồ

Tranh làng Đông không phải vẽ theo cảm hứng nghệ thuật mà người ta dùng ván để in. Tranh được in hoàn toàn bằng tay với các bản màu; mỗi màu dùng một bản, và nét (màu đen) in sau cùng. Nhờ cách in này, tranh được "sản xuất" với số lượng lớn và không đòi hỏi kỹ năng cầu kỳ nhiều. Tuy nhiên vì in trên ván một cách thủ công, nên tranh bị hạn chế về mặt kích thước, thông thường tờ tranh không lớn quá 50cm mỗi chiều. Để có những bản khắc đạt đến trình độ tinh xảo phải có người vẽ mẫu. Những người vẽ mẫu và bản khắc ván hỏi họ phải có lòng yêu nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ, đặc biệt phải có trình độ kỹ thuật cao. Công đoạn in tranh có lẽ không khó lắm bởi lẽ ai cũng có thể phết màu lên ván rồi in. Giấy dùng in tranh là loại giấy gió mịn mặt. Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ. Sau khi in thành tranh, kể cả lúc tranh khô, người xem vẫn cảm nhận được màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt. Các hình khối, mảng nọ đặt cạnh mảng kia sự ăn ý hài hoà một cách tự nhiên. Các màu đã hoà quyện in tranh thường từ chất liệu thiên nhiên: màu đen người ta phải đốt lá tre rồi lấy than của màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy thân, rễ cây vang, màu son lấy từ sỏi núi, màu trắng là điệp... Xem tranh gian ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô đơn giản nhưng họ; hợp tình. Tranh Đông Hồ còn hấp dẫn bởi vẻ rực rỡ, sắc màu tươi rói những bộ tứ binh, Thạch Sanh, những gà, lợn, mèo, chuột, ngựa...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Học sinh lựa chọn một nghề ở địa phương em và nêu những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề đó. Ví dụ nghề làm gốm.

Yêu cầu đối với phẩm chất, năng lực đối với người làm nghề đó: Có chuyên môn, cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo.

19 tháng 2 2023

Nghề đan lục bình. Vì lục bình có nhiều ở sông suối.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

- Chia sẻ làng nghề làm muối.

- Nghề đó phát triển ở địa phương em vì vị trí địa lí thuận lợi khi gần biển và khí hậu nắng nóng phù hợp.

- Học sinh tham khảo và suy nghĩ về làng nghề truyền thống.

5 tháng 10 2023

Tham gia trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương.

+ Trò chơi đoán tên một số nghề ở địa phương:

1.Ai người đo vải

Rồi lại cắt may

Áo quần mới, đẹp

Nhờ bàn tay ai?

Trả lời: Thợ may

2. Nghề gì chân lấm tay bùn

Cho ta hạt gạo, ấm no mỗi ngày?

Trả lời: Nghề nông

3. Chú mặc áo vàng

Đứng ở ngã ba

Trên mọi đường phố

Chỉ lối xe đi

Nghề gì thế nhỉ?

Trả lời: Cảnh sát giao thông

Tập hợp tên các nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo nhóm nghề.

+ Nhóm các nghề sản xuất, chế biến: thợ may, công nhân nhà máy sữa, nông dân, …

+ Nhóm nghề kinh doanh – quản lý: buôn bán lương thực thực phẩm, bán các sản phẩm nông – lâm – thủy hải sản,…

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
5 tháng 10 2023

Công việc đặc trưng

Thời gian, địa điểm làm việc chủ yếu

Trang thiết bị, dụng cụ lao động

Ghi chú

Bác sĩ

Cả tuần theo các ca tại bệnh viện

Các thiết bị y tế, thuốc

Tùy từng khoa bệnh sẽ có nhiệm vụ chuyên môn

Phi công

Theo ca làm tại đơn vị

Máy bay cùng các vật dụng liên quan

Lái máy bay

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

a. Vị trí địa lí của làng gốm Bát Tràng

- Bao gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm.

- Làng gốm Bát Tràng cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng chừng 30 ki-lô-mét về phía Đông Nam

b. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng

- Theo cuốn "Đại Việt sử kí toàn thư": Làng gốm Bát Tràng bắt đầu ra đời vào dưới thời đại nhà Lí, khi vua Lí Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư của Ninh Bình về Thăng Long, Hà Nội, 5 dòng họ lớn của xã Bồ Bát của vùng đất Ninh Bình đã đưa những nghệ nhân làm gốm giỏi di cư theo và chọn nơi đây làm nơi lập nghiệp.

- Tuy nhiên, cũng có những tài liệu khác ghi lại rằng sự ra đời của làng gốm Bát Tràng nhờ vào ba người là Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú, Hứa Vinh Kiều.

c. Những đặc điểm về quy trình sản xuất gốm của làng gốm Bát Tràng

- Lựa chọn đất.

+ Nguồn nguyên liệu chính là đất sét trắng.

+ Đất sét trắng để làm gốm Bát Tràng có thể được lấy từ trong làng hoặc từ các vùng khác như Hồ Lao, Trúc Thôn,...

- Xử lí, pha chế đất

+ Trong đất sét có lẫn tạp chất và đồng thời việc xử lí đất sẽ tạo ra những nguyên liệu phù hợp đối với từng loại sản phẩm.

+ Ở làng gốm Bát Tràng vẫn tuân theo quy luật xử lí đất truyền thống là thông việc ngâm nước ở hệ thống bốn bể nước với các độ cao khác nhau.

- Tạo dáng và ở nơi đây người ta tạo dáng bằng tay trên bàn xoay

- Phơi sấy sản phẩm và sửa lại theo mong muốn của người làm: Ở làng gốm Bát Tràng, việc phơi sấy thường được sử dụng là hong khô trên giá và để ở nơi thoáng mát.

- Trang trí, quét men lên sản phẩm để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.

- Cuối cùng, đó chính là nung gốm trong các lò

d. Giá trị, ý nghĩa của làng gốm Bát Tràng

- Đồ gốm Bát Tràng không chỉ có mặt ở khắp nơi trên đất nước ta mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường lớn trên thế giới như châu u, Mĩ, Hàn Quốc,...

- Nơi đây còn là một địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước về tham quan và tự mình nhào nặn nên những sản phẩm đồ gốm tuyệt diệu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 10 2023

1. Trồng lúa.

2. Chăn nuôi gia súc (lợn)

3. Trồng cây ăn quả

4. Thợ hàn

5. Thợ xây

6. Thợ may

7. Làm muối

8. Nghề đan

- Những nghề nghiệp có ở địa phương: nghề làm gạch, xây dựng, chăn nuôi, làm tương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 10 2023

Học sinh sưu tầm và làm bộ sưu tập nghề ở thực tế địa phương theo gợi ý.

Nghề làm muối Sa Huỳnh

Đồng muối Sa Huỳnh có diện tích hơn 110ha, cách TP.Quảng Ngãi 60km về phía cực nam của tỉnh. Nghề muối nơi đây, từ lâu đã trở thành kế sinh nhai của khoảng 600 hộ dân và lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa trong lao động, sản xuất của làng nghề.

Trong những ngày đầu hạ, biển trong xanh, nắng đẹp là lúc đồng muối Sa Huỳnh trắng muốt một màu. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện nắng mưa, quy trình làm muối, cảm nhận vị mặn của biển, vị mặn mồ hôi của diêm dân đổ xuống đồng... Theo các nhà sử học, đồng muối Sa Huỳnh có từ thế kỷ XIX. Trải qua gần 100 năm, nhưng cách làm muối của diêm dân Sa Huỳnh vẫn giữ truyền thống như thuở ban sơ. Từ tháng 3 âm lịch khi con sóng biển yên, nước trong xanh trở lại, thủy triều dâng lên hạ xuống theo chu kỳ, cũng là lúc nông dân ra đồng làm muối. Sau khi làm ruộng bằng phẳng, từ 5 giờ sáng, diêm dân đã có mặt trên đồng để thực hiện các quy trình làm muối. Dựa theo con nước thủy triều lên, diêm dân dẫn nước từ kênh, mương đưa vào bọng chứa nước rồi thả nhẹ cho vào ruộng. Sau khi nước tráng đều ô ruộng nhỏ, thì đợi nắng lên để nước mặn dần kết tinh thành muối. Muốn hạt muối trắng ngần, to, óng ánh trong nắng chiều, diêm dân phải canh nước cho qua ba nắng và khi ruộng muối khô trắng, rồi mới thu hoạch.

Chiều xuống, gió biển lồng lộng, từ Quốc lộ 1 nhìn về phía biển sẽ thấy những ô ruộng muối nối tiếp nhau óng ánh dưới ánh hoàng hôn. Diêm dân bắt đầu cào muối, những đống muối trắng ngần nhấp nhô trên đồng càng điểm xuyến cho đồng muối vẻ đẹp tinh khôi, tạo nên bức tranh bình dị, nhưng hết sức đặc sắc.

Chất lượng muối Sa Huỳnh chẳng kém gì so với muối Cà Ná (Ninh Thuận) hay muối Hòn Khói (Khánh Hòa). Năm 2011, muối Sa Huỳnh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) công nhận nhãn hiệu độc quyền. Đồng muối Sa Huỳnh hiện được quy hoạch trong không gian văn hóa Sa Huỳnh.

Phó trưởng Phòng VH-TT huyện Đức Phổ Trương Thị Hương cho hay: Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển dịch vụ - du lịch, huyện đã có kế hoạch xây dựng sản phẩm du lịch đồng muối Sa Huỳnh thành sản phẩm du lịch cộng đồng. Nếu vùng địa chất, địa mạo Lý Sơn - Sa Huỳnh được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, thì đồng muối Sa Huỳnh cũng sẽ là một trong những điểm đến để du khách khám phá. Nơi đây nằm trong tuyến du lịch công viên địa chất, cùng với việc trải nghiệm quy trình làm muối của diêm dân Sa Huỳnh.

Về đây, du khách còn có thể tham quan làng gốm, gò Ma Vương hay đến xem các hiện vật ở Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh. Mỗi người sẽ có cảm nhận như đang được sống trong một không gian từ xa xưa kết nối liền mạch đến hôm nay.