K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2021

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, ông đã từng sống gian khổ ở nhiều vùng quê khác nhau nên đã chứng kiến những bất công ngang trái của cuộc đời đặc biệt là người phụ nữ tài hoa bạc mệnh. Sau khi đi sứ Trung Quốc, Nguyễn Du đã sáng tạo nên kiệt tác ''Truyện Kiều''. Đoạn trích "Trao Duyên" trong Truyện kiều là một đoạn trích thể hiện bi kịch tan vỡ, dang dở tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng. Nếu như ở những câu đầu Thúy Kiều nhờ cậy em gái Thúy Vân kết duyên với Kim Trọng thì ở 14 câu tiếp, Thúy Kiều đầy xót xa đau đớn mà trao kỉ vật cho Thúy Vân và nhờ cậy em truyện mai sau.

Khi tình yêu giữa Thúy Kiều và Kim Trọng đang diễn ra tươi đẹp và đằm thắm thì thình lình tai biến lại dồn đến. Sau khi thu xếp mọi việc bán mình để cứu cha và em, ngày mai nàng sẽ phải theo Mã Giám Sinh rời khỏi nhà. Đêm ấy, Kiều không đành lòng với tình cảnh dang dở cùng Kim Trọng nên cuối cùng, sau khi tìm cách thuyết phục và trao duyên cho em, khi thấy Vân đã cảm thông, Thúy Kiều đem từng kỉ vật trao tình yêu giữa mình và Kim Trọng ra trao cho em gái:

''Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa''

Thúy Kiều từ từ trao lại những kỉ vật tình yêu "chiếc vành", ''bức tờ mây'' rồi đến ''phím đàn'', ''mảnh hương nguyền'' cho Thúy Vân. Kiều đưa cùng một lúc nhưng là đưa từng món một. Mỗi món đều gắn với một kỉ niệm, mang một ý nghĩa của mối tình nồng nàn. Tưởng như Thúy Kiều vừa trao vừa ngập ngừng ngắm nghía lại từng kỉ vật, nhớ lại từng kỉ niệm với nỗi lòng nuối tiếc khôn nguôi cho mối tình tươi thắm ngày nào. Với Vân, có thế đó là những vật vô tri, nhưng với Kiều mỗi kỷ vật là cả một trời ký ức, là nhân chứng cho một tình yêu hạnh phúc, là lời thề nguyền gắn bó trăm năm... gắn liền với những ngày đẹp nhất đời Kiều. Khi đã gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân, nàng căn dặn em ''Duyên này thì giữ vật này của chung''.

''Duyên này'' là duyên giữa Thúy Vân và Kim Trọng, chứ phần của Kiều kể như đã hết. Chị đã trao duyên lại cho em nhưng những kỉ vật này thì xin em hãy coi là ''của chung'' bởi còn có một phần là của chị. Lúc Kiều kể về mối tình của mình cho Vân nghe, giọng điệu của nàng vẫn bình tĩnh, nhưng đến lúc trao kỉ vật, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén được cảm xúc đang dậy sóng trong lòng. Nàng tiếc nuối, đau đớn khi có người thứ ba chia sẻ. Trái tim bắt đầu lên tiếng. Cảnh ngộ bắt Kiều phải ''lỗi thề'' nhưng trong đáy lòng nàng đâu dễ để có thể nguôi đi được lời thề xưa và đoạn tuyệt tình cũ được. Đầy xót xa sầu tủi, trong đau đớn tận cùng, Thúy Kiều phải chăng vẫn giữ lấy một chút an ủi nhỏ nhoi.

Những tưởng rằng trao xong ''duyên'' là lòng nhẹ bẫng không còn vướng bận, con đường phía trước sẽ không còn gì níu kéo nhưng ai ngờ trong tâm hồn Kiều lại chứa đựng bao nhiêu sự giằng xé, cố níu kéo, đau đớn. Rõ ràng, lí trí bắt buộc Kiều phải dứt tình với chàng Kim nhưng tình cảm của nàng lại không thể tuân theo một cách dễ dàng. Nỗi đau như đọng lại ở câu thơ "dù em nên vợ nên chồng" - Kiều tự thấy mình đáng thương, mình là người mệnh bạc để người khác phải xót xa thương hại. ''Mất người còn chút của tin'' Kiều chỉ có thể trao duyên còn tình nàng vẫn không thể trao, nàng không thanh thản, nàng đau đớn đến nỗi nghĩ tới cái chết. Nàng dùng dằng, gửi gắm tất cả lại cho Thúy Vân rồi tâm trạng mâu thuẫn thật sự trong lòng nàng mới bùng lên mạnh mẽ nửa muốn trao, nửa muốn giữ. Nàng đã mất bao công sức để thuyết phục em nhưng chính lúc em chấp nhận cũng là lúc Kiều bắt đầu chơi vơi cố níu tình yêu lại với mình. Sau đó Kiều để mặc cho tình cảm tuôn tràn.

Nhưng có điều đặc biệt nằm ở chữ ''giữ'' và ''của chung''. ''Giữ'' không có nghĩa là trao hẳn mà chỉ là đưa cho em ''giữ'' hộ. Còn chữ ''của chung'' lại thể hiện tâm lí là Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em. Những chữ đó chứng tỏ tình yêu của nàng và Kim Trọng thật nồng nàn, sâu sắc. Tuy nhiên, Kiều vẫn trao duyên cho em, khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết. Đoạn thơ là một tiếng nấc chứa đầy tâm trạng của nàng khi ấy, khiến người đọc cảm thấy đau lòng. Đó cũng là tài năng miêu tả tâm lí độc đáo của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du

Quá đắng cay cho số phận của mình, thấy rõ là mình mệnh bạc, tất cả đã thành quá khứ, Thúy Kiều nghĩ đến một mai sau mù mịt, đau thương khi mình đã chết. Hơn lúc nào hết, ý nghĩ cứ hiện ra và rõ nét dần

''Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai''

Đoạn thơ như một lời chiêu hồn buồn thẳm, một hơi thơ khác hẳn với lúc bắt đầu Trao duyên. Đây vẫn là những lời tâm sự của Thúy Kiều với Kim Trọng mà sao lời lẽ bất chợt trở nên xa lắng, mù mịt, phảng phất ma mị như từ cõi bên kia vọng về đến thế. Hàng loạt từ nói về cái chết: âm điệu chập chờn, hư ảo, thời điểm không xác định ''mai sau'', ''bao giờ'', không khí linh thiêng ''đốt lò hương'', ''so tơ phím'', hình ảnh phất phơ, ma mị ''ngọn cỏ lá cây'', ''hiu hiu gió'',... bắt đầu từ đây Kiều mới thực sự cảm nhận được cái bi kịch của đời mình, bi kịch của sự mất mát, bi kịch của nỗi cô đơn. Nàng cảm thấy mình thật đáng thương. Tâm thức đang chìm dần trong nỗi đau khôn nguôi.

Nàng tưởng tượng đến cảnh sum họp của Trọng - Vân, còn mình chỉ là linh hồn ''xương trắng quê người'' vật vờ cô độc, bất hạnh nhưng vẫn ''mang nặng lời thề'', vẫn khát khao mong muốn được theo làn gió nhẹ ''hiu hiu'' trên ''ngọn cỏ lá cây'' để trở về cõi thế gặp lại người thương yêu. Duyên tình của Kiều đã hết, kỉ vật tình yêu cũng đã trao cho em, nhưng hồn của nàng vẫn chưa dứt nổi chàng Kim, còn mang nặng lời thề trăm năm gắn bó. Thế mới biết nàng có tình yêu thủy chung, mãnh liệt đến mức nào. Nàng trở nên cô đơn, tuyệt vọng, dự cảm được tương lai đầy bất hạnh của chính mình. Nghĩ đến đấy, Thúy Kiều tha thiết dặn em:

''Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin giọt nước cho người thác oan''

Nay lo cho người đã xong, nàng mới nghĩ đến mình và thấy mình mệnh bạc. ''Dạ Đài" là nơi âm phủ tăm tối, trong cảnh ngộ ''cách mặt khuất lời'' linh hồn Thúy Kiều vẫn khao khát nhận được sự cảm thông, tưởng nhớ của những người yêu thương nên chỉ xin Trọng một ''chén nước'' để làm phép tẩy oan. Điều đó chứng tỏ Thúy Kiều vẫn khao khát được trở về cõi thế để chứng minh cho ty bất diệt của mình. Hồn của nàng còn ‘mang nặng lời thề’ nên dù có chết đi cũng chẳng thể siêu thoát. Nàng đau đớn, sợ hãi trước tương lai mù mịt...Thế mới thật sự là giằng xé, thật sự là bi kịch.

Dưới ngòi bút tài hoa sắc sảo của Nguyễn Du, Thúy Kiều hiện lên rất rõ là một cô gái nhạy cảm, vị tha và giàu lòng yêu thương. Qua nghệ thuật miêu tả nội tâm tài tình thông qua lời đối thoại và độc thoại, nỗi đau và tâm hồn của Kiều càng được thể hiện tinh tế, khắc họa sinh động, sâu sắc và đầy xúc cảm tâm trạng của Thúy Kiều khi tình yêu tan vỡ, nỗi đau đớn của người con gái bất hạnh này

Đoạn trích là những dòng thơ thể hiện bi kịch tình yêu bậc nhất trong Truyện Kiều. Qua đó, bộc lộ phẩm chất cao quý của Thúy Kiều trong tình yêu. Trước sự tan vỡ của tình yêu, nàng làm tất cả những gì có thể làm được để người mình yêu được hạnh phúc nhưng người đau khổ nhất vẫn là nàng. Nhờ thế mà đoạn trích đã thể hiện được tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du: nỗi cảm thông sâu sắc đối ới những đau khổ và khát vọng hạnh phúc, tình yêu của con người.

Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên (6 Mẫu) - Văn 10

11 tháng 4 2022

Tham khảo
Gợi ý:

-Nhân đạo ở chỗ:

+ Trân trọng vẻ đẹp của con người

-Vẻ đẹp ngoại hình:Nguyễn Du đã dành nhiều ưu ái khi xây dựng chân dung nhân vật

-Vẻ đẹp đức hạnh: Cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều có đức hạnh đoan trang, đúng mực

-Vẻ đẹp tài năng: Tiến bộ hơn các nhà thơ thời Trung Đại, Nguyễn Du còn đề cao người phũ nữ ở phương diện tài năng

+ Thương xót cho số phận đau thương của con người

-Đau xót cho thân phận con người bị chà đạp, khinh rẻ, bị biến thành một món hàng

+ Tố cáo, phê phán những thế lực chà đạp lên con người

Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ bất nhân trong xã hội xưa, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm sống trên thân xác của những cô gái vô tội, tiêu biểu là Mã Giám Sinh.

+Thấu hiểu ước mơ của con người

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện một ước mơ cao cả: ước mơ một cuộc sống công bằng, cái thiện được khuyến khích, nâng niu, cái ác phải bị trừng phạt, phải trả giá

19 tháng 2 2018

Chọn đáp án: C

3 tháng 3 2023

* Giống nhau: Liên hệ, mở rộng, so sánh với thực tiễn đời sống và suy nghĩ của bản thân

- Xác định các luận điểm trong bài viết và lựa chọn các dẫn chứng cụ thể, sinh động

- Triển khai bài viết đảm bảo sáng rõ ý kiến và hệ thống luận điểm

* Khác nhau:

- Bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm thơ

  + Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của các tác phẩm thơ

  + Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế của tác giả về những giá trị và sự tác động của tác phẩm thơ đối với người đọc

- Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

  + Tìm hiểu đề; xem lại các tác phẩm đã học liên quan đến vấn đề xã hội đặt ra của đề bài.

1 tháng 9 2023

Đề a

I. Mở bài

     Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

     Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ

 

THAM KHẢO

1 tháng 9 2023

tham khảo

___

Đề b

I. Mở bài

- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

II. Thân bài

a. Tóm tắt truyện

b. Nội dung

- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

c. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

III. Kết bài

- Kết luận lại vấn đề.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề a

I. Mở bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: phân tích, đánh giá nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh).

II. Thân bài

1. Nội dung

Bài thơ thể hiện những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa.

2. Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật

a. Khổ 1: Tín hiệu của sự chuyển mùa

- Dấu hiệu “hương ổi” => mang đậm hương vị miền quê.

- Động từ mạnh “phả” => gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.

- Dấu hiệu “sương thu” kết hợp từ láy tượng hình “chùng chình” => gợi những bước đi chầm chậm sang của mùa thu.

b. Khổ 2: Quang cảnh trời đất khi vào thu

- Từ láy “dềnh dàng” => dòng chảy không còn vội vã, như muốn đi chậm lại để tận hưởng những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của mùa thu.

- Nhân hóa “chim vội vã” => đối lập với sự “dềnh dàng” của dòng sông, những đàn chim đang hối hả đi tìm thức ăn và bay về phương Nam xa xôi để tránh rét.

- Động từ “vắt” được dùng để miêu tả hình ảnh đám mây mùa hạ: đám mây được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động.

c. Khổ 3: Cảm nhận và suy nghĩ của nhà thơ về cuộc đời

- Các từ ngữ vẫn còn, đã vơi dần, cũng bớt bất ngờ được dùng rất hay để miêu tả về thời lượng và sự xuất hiện của sự vật nắng, mưa, sấm.

- Nắng, sấm, mưa: hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho những biến đổi, những khó khăn, thử thách trong cuộc đời con người.

- Hàng cây đứng tuổi: ẩn dụ cho những con người từng trải, được tôi luyện qua những gian lao, thử thách của cuộc đời.

III. KẾT BÀI: Khẳng định lại giá trị của bài thơ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề b

I. Mở bài

- Lời chào, lời giới thiệu bản thân.

- Giới thiệu vấn đề chính trong bài nói: đánh giá nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân).

II. Thân bài

a. Tóm tắt truyện

b. Nội dung

- Nguyễn Tuân đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.

- Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người.

c. Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Xây dựng thành công cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

III. Kết bài

- Kết luận lại vấn đề.

 Sắp xếp các phần sau đây theo trật tự đúng của bài nghị luận văn họca. Mở bài – Giới thiệu chung – Phân tích – Kết bài – Đánh giá nội dung, nghệ thuật.b. Mở bài – Phân tích – Giới thiệu chung – Kết bài – Đánh giá nội dung, nghệ thuật.c. Mở bài – Giới thiệu chung – Phân tích – Đánh giá nội dung, nghệ thuật.d. Mở bài – Giới thiệu chung – Phân tích – Đánh giá nội dung, nghệ thuật – Kết bài.5.Phân tích biện pháp tu...
Đọc tiếp

 

Sắp xếp các phần sau đây theo trật tự đúng của bài nghị luận văn học

a. Mở bài – Giới thiệu chung – Phân tích – Kết bài – Đánh giá nội dung, nghệ thuật.

b. Mở bài – Phân tích – Giới thiệu chung – Kết bài – Đánh giá nội dung, nghệ thuật.

c. Mở bài – Giới thiệu chung – Phân tích – Đánh giá nội dung, nghệ thuật.

d. Mở bài – Giới thiệu chung – Phân tích – Đánh giá nội dung, nghệ thuật – Kết bài.

5.Phân tích biện pháp tu từ theo mấy bước?

a. 2 bước: Gọi tên, nêu tác dụng về mặt nội dung và nghệ thuật

b. 1 bước: Gọi tên

c. 3 bước: Gọi tên, nêu biểu hiện, tác dụng về mặt nội dung và nghệ thuật

d. 2 bước: Gọi tên, nêu biểu hiện.

6.Nêu luận đề trong phần nào của bài nghị luận văn học?

a. Giới thiệu chung

b. Kết bài

c. Phân tích

d. Mở bài

giúp em vs ạ

0
31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Học sinh chọn một trong hai đề.

- Đọc lại yêu cầu đối với kiểu bài trong hai đề.

- Lập dàn ý.

Lời giải chi tiết:

Đề a

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài viết: Thiên nhiên và con người trong Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

2. Thân bài

 Giới thiệu và trích dẫn lần lượt các câu thơ để phân tích, đánh giá.

- Hai câu thơ đầu tiên: miêu tả bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

+ Hình ảnh “tiếng suối”: Vào ban đêm, chỉ với ánh trăng mà nhà thơ cũng có thể thấy được sự trong veo của nước suối.

+ Ánh trăng đêm quả thật rất đẹp, rất sáng. Ánh trăng còn nổi bật hơn ở hình ảnh “trăng lồng cổ thụ” ánh trăng sáng bao quát cả một cây đại thụ lớn kết hợp với tiếng tiếng suối thanh trong như điệu nhạc êm, hát mãi không ngừng.

+ Biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa

=> Hình ảnh ánh trăng làm bừng sáng thiên nhiên nơi chiến khi Việt Bắc. Một không gian thiên nhiên huyền ảo vừa có ánh sáng, vừa có âm thanh.

- Câu thơ thứ 3: Khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ

+ Cảnh đêm trăng tuyệt đẹp như bức họa thế kia thì làm sao mà ngủ được. Phải chăng Người đang thao thức về một đêm trăng sáng với âm thanh vang vọng trong trẻo của núi rừng.

+ Biện pháp tu từ: So sánh.

- Câu thơ thứ 4: Bài thơ kết thúc bằng một lời giải thích ngắn gọn, thẳng thắn nhưng lại rất đáng quý và trân trọng.

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

+ Câu thơ cuối càng làm nổi rõ hơn nguyên nhân không ngủ được của Bác đó là “lo nỗi nước nhà”

+ Sự độc đáo của thơ Hồ Chí Minh là bài thơ kết thúc với một lời giải thích, vô cùng thẳng thắn và ngắn gọn nhưng cũng rất đáng quý trọng. à chân thực, giản dị.

3. Kết bài

     Khẳng định lại giá trị của chủ đề.

Đề b

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

- Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

- Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

- Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

- Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

- Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

     Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

17 tháng 4 2022

tk

Có thể nói, đoạn trích là sự kết hợp hài hòa giữa thể thơ lục bát và các biện pháp tu từ. Đặc biệt qua các thành ngữ dân gian, ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, Nguyễn Du đã khắc họa thành công tâm trạng đau đớn dằn vặt của Kiều khi trao duyên. Từ đó làm nổi bật hình ảnh người con gái trọng tình trọng nghĩa. Đoạn trích không chỉ làm nổi bật tài năng miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của đại thi hào Nguyễn Du. Mà còn thể hiện cả tấm lòng nhân đạo sâu sắc, tình yêu thương và sự cảm thông của Nguyễn Du dành cho nhân vật.

Đoạn trích "Trao duyên" với những giá trị về nội dung và nghệ thuật ấy thực sự đã mang đến cho chúng ta cái nhìn chân thực hơn về thời đại. Thời đại đồng tiền có thể chà đạp số phận con người, băng hoại đạo đức và đầy rẫy bất công. Để rồi rất nhiều năm qua đi, người ta vẫn nhớ mãi tác phẩm mang đầy giá trị nhân đạo "Truyện Kiều".