K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2023

Việc viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu sau:

*Về bố cục, văn bản cần đảm bảo các phần sau:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ

+ Địa điểm, thời gian viết

+ Tên văn bản và tóm tắt sự việc tường trình.

+ Người nhận

+ Một số thông tin người viết.

+ Nội dung tường trình

+ Những đề nghị cụ thể, lời cam đoan/ lời hứa.

+ Kí tên

*Về nội dung, văn bản cần đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin về thời gian, địa điểm, sự việc, họ tên những người có liên quan, đề nghị của người người viết, người gửi, người nhận và ngày, tháng, địa điểm viết tường trình.

+ Nội dung sự việc được tường trình phải đảm bảo chính xác, đúng với thực tế diễn ra.

+ Xác định trách nhiệm của người viết đối với sự việc đã xảy ra.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1

Viết tường trình cần đảm bảo những yêu cầu:

- Địa điểm, thời gian xảy ra sự việc.

- Những người có liên quan đến sự việc.

- Trình tự, diễn biến sự việc.

- Nguyên nhân sự việc.

- Mức độ thiệt hại (nếu có).

- Trách nhiệm của người viết trong trường hợp sự việc đó gây ra hậu quả.

4 tháng 9 2016

a. 

- Viết cho ai? ( Đối tượng)

- Viết để làm gì? ( Mục đích)

- Viết về cái gì? ( Nội dung)

- Viết như thế nào? ( Hình thức)

b. 

- Tìm ý

- Sắp xếp ý

- Viết nháp ( mọt số câu, đoạn)

-  Sửa chửa

- Viết chính thức

 

14 tháng 9 2016

a. Viết cho ai? ( Đối tượng )

Viết để làm gì? ( Mục đích )

Viết về cái gì? ( Nội dung )

Viết như thế nào? ( Hình thức)

b. Tìm ý

    Sắp xếp ý 

     Viết nháp

     Sửa chữa 

     Viết chính thức

10 tháng 12 2021

Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.

10 tháng 12 2021

THAM KHẢO:

Người xưa đã có câu ” Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”. Có gì tuyệt vời hơn khi cháu được bộ quần áo mới để chơi Tết? Niềm vui còn trọn vẹn hơn khi tấm áo ấy là tất cả tình thương, đó là thành quả sau bao ngày vất vả, là sự hi sinh thầm lặng của bà.Chỉ với âm thanh tiếng gà trưa nhưng người chiến sĩ đã nhớ về bao kỉ niệm, về lời nói, cử chỉ của bà. Điều đó chứng tỏ tình cảm dành cho bà luôn thường trực trong tâm hồn đứa cháu. Cháu vô cùng yêu quý, kính trọng và biết ơn bà. Qua những khổ thơ chứa đầy tình yêu thương, ta thầm cảm phục và ước ao có một tình bà cháu sâu nặng, thắm thiết như thế. Đối với người chiến sĩ, tình cảm bà cháu chính là quãng thời gian đẹp nhất của tuổi ấu thơ.

16 tháng 3 2016

Văn chương có "mãnh lực lạ lùng" vì: ( Mk chỉ ghi ý thui nha)hihi

-Văn chương có sức cuốn hút vs chúng ta một cách lạ thường nó đem đến cho những ta những điều kì thú ở thế giới xung quanh giúp chúng ta trưởng thành.

-Chứng ta đến vs văn chương một cách hồn nhiên trong trẻo theo sự rung động của trái tim

-Mỗi khi độc văn chương chúng ta cảm thấy thoải mái vui vẻ có nhiều niềm vui trong cs

-Văn chương gây cho ta n tc ta ko có luyện cho ta nh tc ta sẵn có 

-Văn chương giúp chúng ta đến gần vs con người hơn , cảm thấy yêu thương nhau hơn

........................................................

 

17 tháng 3 2016

cảm ơn bạn đã trả lời câu hỏi của mình

24 tháng 8 2021

2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận

4)    A. Mở bài:

       Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.

- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người   

26 tháng 6 2017

a, Văn bản đề nghị viết nhằm mục đích trình bày nhu cầu chính đáng của bản thân về một việc gì đó muốn được giúp đỡ, xem xét

b, Giấy đề nghị cần chú ý:

- Nội dung: cần nêu rõ: Ai đề nghị, đề nghị ai? Đề nghị điều gì?

- Hình thức: trình bày ngắn gọn, trang trọng, sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn

c, Một số tình huống trong sinh hoạt, học tập ở trường lớp cần đề nghị: đề nghị sửa lại bàn ghế bị hỏng, đề nghị tôt chức thảo luận kinh nghiệm học tập.