K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2019

Bạn có bao giờ bất ngờ nhận được một tấm thiệp cám ơn không? Nếu có, chắc hẳn bạn cảm thấy ấm lòng. Dù sao đi nữa, cảm giác muốn người khác biết ơn và quý trọng mình là điều tự nhiên.—Ma-thi-ơ 25:19-23.

Bày tỏ lòng biết ơn thường giúp cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên gần gũi hơn. Ngoài ra, khi bày tỏ lòng biết ơn, một người đang noi theo gương của Chúa Giê-su, đấng luôn để ý đến công việc tốt lành của người khác.—Mác 14:3-9; Lu-ca 21:1-4.

Điều đáng tiếc là càng ngày người ta càng ít bày tỏ lòng biết ơn, dù là nói hoặc viết. Kinh Thánh cảnh báo rằng trong “ngày sau-rốt”, người ta sẽ “bội-bạc” (2 Ti-mô-thê 3:1, 2). Nếu không cảnh giác, khuynh hướng thiếu biết ơn hiện đang lan tràn trên thế giới có thể khiến chúng ta không còn hành động để thể hiện lòng biết ơn của mình.

Cha mẹ có thể dạy con cái bày tỏ lòng biết ơn qua những cách thực tiễn nào? Chúng ta nên bày tỏ lòng biết ơn với ai? Và tại sao chúng ta nên tỏ lòng biết ơn, ngay dù những người xung quanh không làm thế?

Trong gia đình

Các bậc cha mẹ làm việc khó nhọc để chăm lo cho con cái. Dù vậy, thỉnh thoảng họ thấy những nỗ lực của mình không được quý trọng. Họ có thể làm gì để thay đổi tình trạng này? Có ba yếu tố cần thiết.

(1) Làm gương. Giống như hầu hết các khía cạnh khác của việc dạy dỗ con cái, gương mẫu là cách hữu hiệu. Kinh Thánh nói về một người mẹ siêng năng làm việc ở nước Y-sơ-ra-ên xưa như sau: ‘Con cái nàng chúc nàng được phước’. Nhờ đâu những người con này học được cách bày tỏ lòng biết ơn? Phần sau của câu Kinh Thánh này cung cấp một mấu chốt, đó là: ‘Chồng nàng cũng khen-ngợi nàng’ (Châm-ngôn 31:28). Khi cha mẹ bày tỏ lòng biết ơn với nhau, con cái sẽ thấy rằng những lời nói ấy mang lại niềm vui cho người nghe, củng cố mối quan hệ gia đình và là biểu hiện của người trưởng thành.

Một người cha tên là Stephen kể lại: “Tôi cố gắng nêu gương cho các con bằng cách cám ơn vợ tôi vì đã nấu bữa tối”. Kết quả là gì? Anh cho biết: “Hai con gái của tôi để ý những gì tôi làm và điều đó giúp chúng nhận thấy rằng chúng cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn”. Nếu đã kết hôn, bạn có thường cám ơn người hôn phối vì đã làm những công việc nhà bình thường không? Bạn có cám ơn con cái ngay cả khi chúng làm những điều phải làm không?

(2) Huấn luyện. Cảm xúc biết ơn có thể được ví như những bông hoa. Chúng cần được vun trồng mới sanh kết quả tốt nhất. Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con cáicủa họ vun trồng và bày tỏ lòng biết ơn? Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn đã nhấn mạnh một nhân tố thiết yếu qua những lời sau: “Lòng người công-bình suy-nghĩ lời phải đáp”.—Châm-ngôn 15:28.

Hỡi các bậc cha mẹ, các bạn có thể huấn luyện con cái mình, giúp chúng nghĩ đến nỗ lực và lòng rộng rãi của người tặng ẩn chứa trong món quà mà chúng nhận được không? Việc ngẫm nghĩ như thế giống như “mảnh đất” để phát triển lòng biết ơn. Chị Maria, người đã nuôi dạy ba đứa con, cho biết: “Cần trò chuyện và giải thích cho con biết ý nghĩa của một món quà—đó là người tặng đã nghĩ đến các con và muốn cho thấy họ quan tâm đến chúng như thế nào. Dù phải dành nhiều thời gian để làm thế nhưng tôi cảm thấy những nỗ lực ấy thật đáng công”. Những cuộc trò chuyện như vậy giúp con trẻ không chỉ biết nên nói gì khi bày tỏ lòng biết ơn mà còn biết tại saonên làm thế.

Các bậc cha mẹ khôn ngoan giúp con tránh suy nghĩ rằng chúng hiển nhiên phải được nhận mọi điều tốt lành.* Trong Kinh Thánh, lời cảnh báo về cách đối xử với những người đầy tớ ghi nơi Châm-ngôn 29:21 cũng được áp dụng cho con cái: “Nếu cưng chiều kẻ nô lệ ngay từ thuở nhỏ, cuối cùng nó sẽ trở nên bạc nghĩa” (Nguyễn Thế Thuấn).

Làm sao cha mẹ có thể giúp con nhỏ của mình bày tỏ lòng biết ơn? Chị Linda có ba con nói: “Khi viết thiệp cám ơn, chồng tôi và tôi khuyến khích các con góp phần bằng cách ký tên lên thiệp hoặc vẽ một hình đính kèm”. Thật vậy, dù những hình ảnh ấy có thể đơn giản và chữ ký thì nguệch ngoạc, nhưng bài học mà con trẻ nhận được qua hành động ấy rất sâu sắc.

(3) Kiên nhẫn. Tất cả chúng ta bẩm sinh đều có khuynh hướng ích kỷ, và nó có thể ngăn cản chúng ta bày tỏ lòng biết ơn (Sáng-thế Ký 8:21; Ma-thi-ơ 15:19). Nhưng Kinh Thánh khuyến khích những người thờ phượng Đức Chúa Trời “phải làm nên mới trong tâm-chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời”.—Ê-phê-sô 4:23, 24.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có kinh nghiệm hiểu rằng giúp con cái “mặc lấy người mới” không phải là điều dễ làm. Anh Stephen được đề cập ở trên cho biết: “Phải mất nhiều thời gian để dạy con cái biết nói cám ơn mà không đợi nhắc nhở”. Nhưng vợ chồng anh Stephen đã không bỏ cuộc. Anh nói tiếp: “Nhờ tiếp tục kiên nhẫn dạy dỗ, chúng tôi đã giúp hai con của mình hiểu được điều đó. Giờ đây, chúng tôi rất hãnh diện về cách các con mình tỏ lòng biết ơn với người khác”.

Với bạn bè và người xung quanh

Khi không nói lời cám ơn, có thể chúng ta chỉ quên chứ không phải là không biết ơn. Thể hiện lòng biết ơn có thật sự quan trọng không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy xem một sự kiện liên quan đến Chúa Giê-su và những người bị phung cùi.

Trên đường đi đến thành Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su gặp mười người bị phung cùi. Kinh Thánh kể lại: “[Họ] lên tiếng rằng: Lạy Jêsus, lạy Thầy, xin thương-xót chúng tôi cùng! Khi Ngài thấy họ, liền phán rằng: Hãy đi, tỏ mình cùng thầy tế-lễ. Họ đương đi thì phung lành hết thảy. Có một người trong bọn họ thấy mình đã được sạch, bèn trở lại, lớn tiếng khen-ngợi Đức Chúa Trời; lại đến sấp mặt xuống đất, nơi chân Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài. Vả, người đó là người Sa-ma-ri”.—Lu-ca 17:11-16.

Chúa Giê-su có để ý đến việc những người khác không tỏ lòng biết ơn không? Lời tường thuật cho biết: “Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán rằng: Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại-quốc nầy trở lại ngợi-khen Đức Chúa Trời ư!”.—Lu-ca 17:17, 18.

Chín người bị phung khác không phải là người ác. Trước đó, họ đã công khai bày tỏ đức tin nơi Chúa Giê-su và sẵn sàng vâng theo chỉ dẫn của ngài, đó là đi đến Giê-ru-sa-lem để gặp các thầy tế lễ. Tuy nhiên, dù chắc chắn rất biết ơn Chúa Giê-su về hành động tốt lành của ngài, họ đã không bày tỏ lòng biết ơn ấy. Họ đã làm Chúa Giê-su thất vọng. Còn chúng ta thì sao? Khi có ai đối xử tốt với mình, chúng ta có nhanh chóng nói cám ơn và khi thích hợp có thể viết vài lời cám ơn họ không?

Kinh Thánh nói rằng “tình yêu không khiếm nhã, không vị kỷ” (1 Cô-rinh-tô 13:5, Bản Diễn Ý). Vì thế, chân thành bày tỏ lòng biết ơn không chỉ là biểu hiện của phép lịch sự nhưng cũng chứng tỏ tình yêu thương. Qua câu chuyện liên quan đến mười người phung, chúng ta học được rằng những ai muốn làm vui lòng Chúa Giê-su phải bày tỏ tình yêu thương và lòng biết ơn chân thành đối với mọi người, bất kể họ thuộc quốc gia, chủng tộc hay tôn giáo nào.

Bạn hãy tự hỏi: “Lần cuối cùng tôi nói lời cám ơn với người đã giúp mình là khi nào?”. Người đó có thể là một người hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học, nhân viên bệnh viện, chủ cửa hàng hoặc một người nào khác. Bạn hãy thử làm một bản ghi chú và trong một hoặc hai ngày, đánh dấu số lần bạn bày tỏ lòng biết ơn với người khác qua lời nói hoặc một hành động cụ thể nào đó. Bản ghi chú ấy có thể giúp bạn thấy mình có nên bày tỏ lòng biết ơn nhiều hơn nữa hay không.

Dĩ nhiên, Đấng đáng được chúng ta biết ơn nhiều nhất chính là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng ban tặng “mọi ân-điển tốt-lành cùng sự ban-cho trọn-vẹn” (Gia-cơ 1:17). Lần cuối cùng bạn chân thành bày tỏ lòng biết ơn với Đức Chúa Trời về những điều cụ thể Ngài làm cho bạn là khi nào?—1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17, 18.

Tại sao bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế?

Một số người có lẽ không đáp lại lòng biết ơn mà chúng ta bày tỏ. Thế thì tại sao nên bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế? Chúng ta hãy xem lý do sau đây.

Khi làm điều tốt cho người thiếu lòng biết ơn, chúng ta đang noi gương Đấng Tạo Hóa nhân từ là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Dù nhiều người không biết ơn tình yêu thương của Đức Giê-hô-va, nhưng Ngài vẫn không ngừng làm điều tốt cho họ (Rô-ma 5:8; 1 Giăng 4:9, 10). Ngài khiến “mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. Nếu chúng ta cố gắng bày tỏ lòng biết ơn dù sống trong một thế giới vô ơn, chúng ta sẽ chứng tỏ mình là “con của Cha [chúng ta] ở trên trời”.—Ma-thi-ơ 5:45.

k cho mk nhoa bjan hiền iu dấu 

26 tháng 11 2019

- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

~~e.z~~

13 tháng 4 2019

Vì đây là lối sống đạo đức của mỗi con người. 

Chúng ta cần phải biết ơn 
+ Ông bà cha mẹ ( vì họ sinh thành , nuôi dưỡng, dạy dỗ ta )

+ Bác, những con người chiến sĩ làm cách mạng ( Vì họ đem lại cuộc sống độc lập , tự do cho ta )

+ Thầy cô ( Người thầy , cô cho ta kiến thức, đqọ lí làm người )

....................

Chẳng bao giờ hết được cả

13 tháng 4 2019

Giề

Ai kick sai mk rợ

Có giỏi thì lm ik nhóe

12 tháng 11 2017

uầy nhiều quá viết mỏi tay quá đi

12 tháng 11 2017

đây là giáo dục công dân 6 mà bạn

25 tháng 1 2019

vì người ta đã giúp đỡ mình trong lúc mk khó khăn nên phải có lòng biết ơn thì mọi người sẽ yêu quý mk hơn, ko ghen ghét mk.

HỌC ~ TỐT

25 tháng 1 2019

Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.

Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. 

Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.

Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn

Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

1.Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ.

- Giúp bảo vệ lợi ích của cộng đồng và lợi ích cá nhân.

- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.

2.- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nước.

học sinh cần phải biết ơn bố, mẹ, ông, bà, các thương binh liệt sĩ,thầy, cô giáo,....vì họ có dạy dỗ mình,có công với đất nước,yêu thương mình

7 tháng 8 2018

Anh ta đi tàu ngầm bn nhé !

7 tháng 8 2018

Vì anh ta đi tàu ngầm nha bạn

13 tháng 12 2017

Cô ấy~Mới hôm qua không ai~Nhớ khuôn mặt~
Chỉ một xì căng đan~Khóc lóc về chuyện tình dở dang~
Lên báo hình thì đầy 1 trang~Ôi dễ dàng để đời ta tươi sáng~ 
Cái sao đó là Trúc Nhân phải không bạn :V

13 tháng 12 2017

vì sao đó là mặt trời,nên nó đứng giữa tỏa sáng nên cả dải ngân hà nhìn thấy nó

hoặc

nó là hố đen vũ trụ,hút tất các vì sao vào nên ai cũng biết tới nó

ko chắc là đúng

17 tháng 5 2022

Em đồng ý với ý kiến Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. Hòa đồng, gần gũi với mọi người thể hiện cách sống chan hòa, vui vẻ, có thiện chí, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thể hiện sự tự tin trong giao tiếp và ứng xử của mỗi con người. Tuy nhiên cũng cần “sống thành thật với chính mình” nghĩa là “biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt”. Chính điều đó sẽ làm nên giá trị bản thân cho mỗi con người. Cũng chính nhờ việc giữ được những cái riêng sẽ càng làm cho con người hòa đồng, gần gũi với nhau nhiều hơn. 

Trong bài văn nghị luận, tác giả đã được ra lý lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: “Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú. Nếu chỉ ao ước được giống người khác, thì làm sao ta có hi vọng đóng góp cho tập thể, cho cộng đồng một cái gì đó của chính mình. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người”.

NG
22 tháng 12 2023

- Em đồng ý với ý kiến Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. Hòa đồng, gần gũi với mọi người thể hiện cách sống chan hòa, vui vẻ, có thiện chí, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thể hiện sự tự tin trong giao tiếp và ứng xử của mỗi con người. Tuy nhiên cũng cần "sống thành thật với chính mình" nghĩa là "biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt''. Chính điều đó sẽ làm nên giá trị bản thân cho mỗi con người. Cũng chính nhờ việc giữ được những cái riêng sẽ càng làm cho con người hòa đồng, gần gũi với nhau nhiều hơn. 

- Trong bài văn nghị luận, tác giả đã được ra lý lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: "Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú. Nếu chỉ ao ước được giống người khác, thì làm sao ta có hi vọng đóng góp cho tập thể, cho cộng đồng một cái gì đó của chính mình. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người". 

2 tháng 2 2023

Em đồng ý với ý kiến Biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt. Hòa đồng, gần gũi với mọi người thể hiện cách sống chan hòa, vui vẻ, có thiện chí, xây dựng mối quan hệ với bạn bè thể hiện sự tự tin trong giao tiếp và ứng xử của mỗi con người. Tuy nhiên cũng cần “sống thành thật với chính mình” nghĩa là “biết giữ lấy cái riêng và tôn trọng sự khác biệt”. Chính điều đó sẽ làm nên giá trị bản thân cho mỗi con người. Cũng chính nhờ việc giữ được những cái riêng sẽ càng làm cho con người hòa đồng, gần gũi với nhau nhiều hơn. 

Trong bài văn nghị luận, tác giả đã được ra lý lẽ cho ý kiến rất thuyết phục đó là: “Ai cũng cần hoà nhập, nhưng sự hoà nhập có nhiều lối chứ không phải một. Mỗi người phải được tôn trọng, với tất cả những cái khác biệt vốn có. Sự độc đáo của từng cá nhân làm cho tập thể trở nên phong phú. Nếu chỉ ao ước được giống người khác, thì làm sao ta có hi vọng đóng góp cho tập thể, cho cộng đồng một cái gì đó của chính mình. Đòi hỏi chung sức chung lòng không có nghĩa là gạt bỏ cái riêng của từng người”.