K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2023

- Xét phân tử khí chlorine

 (ảnh 2)

=> Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung

- Xét phân tử khí amonia

 (ảnh 3)

- Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng

- Nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng

=> Nguyên tử H cần thêm 1 electron và N cần thêm 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm

=> Khi 3 nguyên tử H và 1 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử H góp 1 electron và nguyên tử N góp ra 3 electron để tạo ra 3 đôi electron dùng chung

Nguyên tử `Cl` dùng chung `1` cặp electron với nguyên tử `H` 

`->` Trong phân tử muối `HCl,` nguyên tử nguyên tố `Cl` sẽ có hóa trị là `I`.

22 tháng 2 2023

Em tham khảo nha!

26 tháng 2 2023

- Nguyên tử N nằm ở ô số 7, nhóm VA => Có 5 electron ở lớp ngoài cùng, cần 3 electron để đạt cấu hình khí hiếm

- Nguyên tử C nằm ở ô số 6, nhóm IVA => Có 4 electron ở lớp ngoài cùng, cần 4 electron để đạt cấu hình khí hiếm

- Nguyên tử O nằm ở ô số 8, nhóm VIA => Có 6 electron ở lớp ngoài cùng, cần 2 electron để đạt cấu hình khí hiếm

a) Xét phân tử Nitrogen: gồm 2 nguyên tử N

=> Liên kết cộng hóa trị, mỗi N góp 3 electron tạo thành 3 cặp electron dùng chung

 (ảnh 2)

b) Xét phân tử Carbon dioxide: gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O

=> Liên kết cộng hóa trị. Khi C kết hợp với O, nguyên tử C góp 4 electron, mỗi nguyên tử O góp 2 electron

=> Giữa nguyên tử C và nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung

 (ảnh 4)

`-` Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử `CO_2`, các nguyên tử đã liên kết với nhau như sau:

Mỗi nguyên tử `C` và `O` lần lượt có `12e` và `16e`. Để hình thành phân tử `CO_2`, nguyên tử `C` đã liên kết với `2` nguyên tử `O` bằng cách nguyên tử `C` góp chung với mỗi nguyên tử `O` là `2e` ở lớp ngoài cùng tạo thành các cặp electron dùng chung.

`NH_3`

Mỗi nguyên tử `N` và `H` lần lượt có `14e` và `1e`. Để hình thành phân tử ammonia, nguyên tử `N` liên kết với nguyên tử `H`  bằng cách nguyên tử `N` góp chung với nguyên tử `H` là `1e` ở lớp ngoài cùng tạo thành `3` cặp electron dùng chung. 

26 tháng 2 2023

- Sodium oxide gồm 2 nguyên tố: Na (kim loại) và O (phi kim)

=> Liên kết ion

- Nguyên tử Na (số hiệu nguyên tử = 11) nhường 1 electron => Ion Na+

- Nguyên tử O (số hiệu nguyên tử = 8) nhận 2 electron => Ion O2-

 (ảnh 2)

`Cl_2`

Mỗi nguyên tử `Cl` có `7e` ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững giống khí hiếm `Ar`, `2` nguyên tử `Cl` đã liên kết với nhau bằng cách  mỗi nguyên tử `Cl` góp chung `1e` ở lớp ngoài cùng tạo thành `1` cặp electron dùng chung.

`N_2`

Mỗi nguyên tử `N` có `5e` ở lớp ngoài cùng. Để có cấu trúc electron bền vững giống khí hiếm `Ne`,`2` nguyên tử `N` đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử `N` góp chung `3e` ở lớp ngoài cùng tạo thành `3` cặp electron dùng chung.

22 tháng 2 2023

Vì mỗi nguyên tử N đều có 5 electron ở lớp vỏ ngoài cùng => Cần nhận thêm 3 electron vào lớp vỏ ngoài cùng để có lớp vỏ electron bền vững tương tự khí hiếm

=> Khi 2 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử sẽ góp 3 electron ở tạo ra 3 đôi electron dùng chung

Khi hình thành phân tử `MgO,` các nguyên tử đã có sự nhường nhận `e` như sau:

`-` Nguyên tử `Mg` nhường `2e` ở lớp ngoài cùng cho nguyên tử `O` để tạo thành ion dương \(Mg^{2+}\) có vỏ bền vững giống khí hiếm `Ne`.

`-` Nguyên tử `O` nhận `2e` vào lớp ngoài cùng từ nguyên tử `Mg` để tạo thành ion âm \(O^{2-}\) có vỏ bền vừng giống khí hiếm `Ne`.

Hai ion trái dấu hút nhau, hình thành nên liên kết ion trong phân tử `MgO`.