K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2018

Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng là những tình cảm thiêng liêng nhất đối với con người Việt Nam. Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau tiếp nối xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó. Nhiều nhà thơ đã giãi bày những sắc thái tình cảm ấy lên trang giấy. Chúng ta bắt gặp trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần của người cha đối với con được diễn đạt bằng cách nói mộc mạc, chân chất của người miền núi, bằng những hình ảnh giản dị tưởng như thô ráp nhưng vẫn mang vẻ đẹp tinh khôi của cảnh và tình nơi rừng núi quê hương.

Mở đầu bài thơ, bằng những lời tâm tình với con, Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người. Gia đình và quê hương là cái nôi êm, để từ đó con lớn lên, trưởng thành với những nét đẹp trong tình cảm, tâm hồn.

Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười

Thoạt tiên, những câu thơ đầu của bài thơ rất dễ được cho là đang miêu tả một tình huống cụ thể thường gặp trong đời sống: con đang tập đi, cha mẹ vây quanh mừng vui, hân hoan theo mỗi bước chân con. Tuy nhiên, đằng sau lối nói cụ thể đó, tác giả muốn khái quát thành một điều lớn hơn, có tính chất chiêm nghiệm: con lớn lên bằng tình yêu thương, trong sự nâng đón, vỗ về, mong chờ của cha mẹ. Những hình ảnh ấm êm với cha và mẹ, những âm Ihanh sống động, vui tươi với tiếng nói, tiếng cười là những biểu hiện của không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt, hạnh phúc tràn đầy. Không khí gia đình đầm ấm, thân thương ấy là một hành trang quý báu đối với cuộc đời, tâm hồn con. Đó cũng là yếu tố đầu tiên hình thành nên những phẩm chất tâm hồn mỗi con người.

Bên cạnh tình cảm gia đình thắm thiết, hạnh phúc, quê hương và cuộc sống lao động trên quê hương cũng giúp con trưởng thành, giúp tâm hồn con được bồi đắp thêm lên. Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đã sử dụng những cách nói, những hình ảnh của người miền núi – nơi sinh dưỡng của chính mình – để nói những điều chân thực về quê hương rừng núi:

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Nan lờ cài đan hoa

Vách nhà ken câu hát

Khi tâm tình với con về cuộc sống lao động của “người đồng mình”, tác giả đã lựa chọn đưa vào những hình ảnh đẹp đẽ “nan lờ cài đan hoa” và tươi vui “vách nhà ken câu hát”. Những động lừ đan, ken, cài bên cạnh việc giúp cho người đọc hình dung được những công việc cụ thể của con người trên quê hương còn gợi ra tính chất gắn bó, hòa quyện, quấn quýt của con người và của quê hương xứ sở. Phải chăng đó chính là nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn con người?

Mỗi vùng quê, mỗi mảnh đất quê hương cụ thể trong mình nó chứa bao nhiêu truyền thống quý báu. Truyền thống đó có thể là những phẩm chất tâm hồn của cộng đồng người sống trên mỗi cùng quê đó và họ luôn tự hào về nó. Trong bài thơ Nói với con tiếp theo sự khái quát gia đình và sự lao động trên quê hương là nguồn cội sinh dưỡng mỗi con người, nhà thơ Y Phương đã tiếp tục đi tìm nơi sinh thành ra những phẩm chất của “người đồng mình” mà ông đã cất tiếng yêu tha thiết ngay ở khổ thơ đầu “Người đồng mình yêu lắm con ơi”.

Nói đến quê hương cũng là nói đến cảnh quan đặc trưng của nơi con người cụ thể sinh ra và trưởng thành từ đó. Quê hương của “người đồng mình” với hình ảnh rừng, một hình ảnh gắn liền với cảnh quan miền núi, hiện ra thật thơ mộng, đẹp đẽ “rừng cho hoa”. Hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi người có thể gắn với nó những hình ảnh khác, và cũng có thể “rừng” hơn cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những bí mật bất trắc của rừng. Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh hoa để nói về cảnh quan rừng. Trong tiếng Việt, hoa nhiều khi được hiểu như những gì đẹp, quý. Hoa trong Nói với con có thể là hoa thực – như một đặc điểm của rừng – và khi đặt trong mạch của bài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ đáng giá. Nó góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.

Quê hương còn hiện diện trong những gì gần gũi, thân thương với con. Đó cũng chính là một nguồn mạch yêu thương vẫn tha thiết chảy trong lâm hồn mỗi người, bởi “Con đường cho những tấm lòng”, vẻ như mộng ấy của thiên nhiên, nghĩa tình sâu đậm ấy của “những tấm lòng” đã che chở, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn cũng như lối sống của con.

Khi đọc những lời thơ này, chắc hẳn nhiều người liên tưởng đến một bài thơ quen thuộc: bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Không chọn cách nói hoàn toàn giống Y Phương trong Nói với con song những điều tác giả muôn nói lại có những điểm tương đồng. Trong hình thức trả lời cho câu hỏi của một em bé “Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu! Quê hương là gì hở mẹ! Ai đi xa cũng nhớ nhiều?” Tác giả đã đi đến định nghĩa quê hương trong hàng loạt những câu trúc khẳng định: Quê hương là chùm khế ngọt! Đường đi học! Cánh diều! Con đò nhỏ! cầu tre nhỏ! Đêm trăng tỏ. Nếu như những hình ảnh núi rừng được Y Phương chấm phá trong Nói với con thì hình ảnh một miền quê mang đậm cảnh sắc nông thôn yên ả cũng hiện ra trong bài thơ Quê hương. Và tác giả của quê hương cũng luôn láy lại rằng, mỗi cảnh vật cụ thể ấy đều gắn với những hành động của con, với hình dáng mẹ – hình ảnh thân thương nhất đời của mỗi con người. Hai tác giả dường như đã gặp nhau ở cùng một cách hiểu: quê hương là những gì gần gũi thân thương nhất và cũng là nguồn cội của những tình cảm sâu sắc, tha thiết nhất của con người. Và tình cảm cũng sẽ lại khởi nguồn cho những tình cảm lớn lao, bền vững hơn như tình yêu đất nước, như Xuân Diệu đã từng khái quát: “Tình yêu tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”. Trong Nói với con chỉ vài câu thơ ngắn, vài lời thơ giản dị nhưng đã mở ra những ý tứ sâu xa, thâm trầm gần như được nâng lên tầm triết lý. Sức mạnh của thơ, quyền năng, sự quyến rũ của thơ là ở đó chăng?

“Người đồng mình” không chỉ “yêu lắm” với những hình ảnh đẹp đẽ, giản dị ghi nhắc nguồn cội sinh dưỡng tâm hồn, tình cảm, lối sống cho con người mà còn với những đức tính cao đẹp, đáng tự hào. Trong lời chân tình của cha có niềm ước mong con sẽ kế tục, phát huy một cách xứng đáng truyền thống của tổ tiên, của quê hương xứ sở.

Tự hào con người quê hương với những phẩm chất, đức tính quý báu mà người cha muôn truyền đạt lại cho con:

Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn

Sống trên đá không chê đá gập ngềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc.

Tác giả dùng nhiều ảnh cụ thể để gợi ra cuộc sống nơi quê hương còn vất vả cực nhọc, đói nghèo. Nhưng đó chưa phải là tất cả những gì tác giả muốn gợi ra và nhắc tới. Tác giả tự hào về “người đồng mình” với những đức tính cao quý: khoáng đạt, mạnh mẽ, tình cảm thủy chung như nhất gắn bó với quê hương dẫu còn bao khó khăn cực nhọc.

Không chỉ vậy, “người đồng mình” còn có những đức tính khác nữa mà người cha rất đỗi tự hào: tuy có thể mộc mạc, thô sơ da thịt nhưng giàu chí khí, niềm tin, không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí và mong ước xây dựng quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống, với phong tục tập quán tốt đẹp: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương, còn quê hương thì làm phong tục”.

Gửi trong những lời tự hào không giấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy ưuyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, chung thủy với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương. Không chỉ gửi ước mong của mình đầy tự hào, người cha còn bộc lộ trực tiếp niềm mong ước này trong lời thủ thỉ dặn dò con thiết tha, trìu mến: “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn”. Trong những bài thơ cuối cùng: “Con ơi tuy thô sơ da thịt! Lên đường! Không bao giờ nhỏ bé được! Nghe con” người cha dặn dò con cần tự tin mà vững bước trên đời, tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của “người đồng mình”.

Bài thơ Nói với con của Y Phương góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương. Bằng cách diễn đạt mộc mạc “thô sơ”, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người: tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở.


8 tháng 11 2021

tham khảo

 

Yêu đất nước tức là yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu con đường làng hai buổi đến trường, yêu cả những quần đảo ngoài xa khơi đang ngày đêm làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ cho tổ quốc. Phạm vi lãnh thổ của nước ta không chỉ bao gồm có đất liền, vùng trời, vùng biển mà còn cả những hòn đảo ngoài xa. Như Bác Hồ đã từng nói “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay, ta có ngày có trời, có biển. Biển nước ta dài và tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”.

Từ thuở tấm bé ta vẫn thường nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ, đất nước ta tươi đẹp với rừng vàng biển bạc. Lớn lên theo những trang sách sử vọng về chúng ta càng thêm yêu quý thêm từng mảnh đất quê hương. Đó không chỉ là mảnh đất liền nơi ta sinh sống, vùng trời mênh mông với những cánh chim bay mà còn cả những hòn đảo nhỏ ngoài khơi đang ngày ngày làm hệ thống tiền tiêu để bảo vệ tổ quốc.

Thật vậy, biển đảo chính là máu thịt của tổ quốc. Thật may mắn cho chúng ta khi được sinh ra và lớn lên trong thời đại hòa bình. Thế nhưng lịch sử 14 cuộc chiến tranh cướp nước của giặc ngoại xâm thì có đến 10 cuộc chiến bắt đầu từ biển. Thế mới biết biển có vai trò quan trọng thế nào trong việc giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ. Nhất là đối với Việt Nam, nắm giữ một trong những đường hàng hải quan trọng nhất thế giới.

Biển không chỉ là người bạn của con người mà nó còn là người mẹ vĩ đại nuôi sống con người. Biết bao nhiêu làng chài ven biển đang ngày ngày bám biển tìm kiếm hạt ngọc cho đời. Những mẻ cá trĩu nặng, những vựa muối óng ánh chính là phần quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Không những thế, biển còn có những hòn đảo, những vị trí quân sự trọng yếu để bảo vệ đất mẹ từ xa. Chúng ta tự hào với những Hoàng Sa, Trường Sa sừng sững với những người lính quê hương đang ngày ngày vững cây súng bảo vệ tổ quốc.

Không những thế biển còn là một chứng nhân lịch sử, một minh chứng hùng hồn cho những năm tháng đau thương mà anh hùng của cả dân tộc. Nhà tù Côn Đảo thuộc huyện đảo Phú Quốc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi chứng kiến biết bao nhiêu lớp người đã anh dũng ngã xuống vì bình yên độc lập của quê hương. Biển yên bình nhưng vùi sâu trong nó là biết bao chiến tích được viết nên bằng máu và hoa. Như một nhạc sĩ nào đó đã từng viết “Ôi biển Việt Nam, ôi sóng Việt Nam. Qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người. Vùi sâu dưới đáy những gì đau thương biển lại hát tình ca biển kể chuyện quê hương”.

Trong cuộc sống hiện đại, thì biển càng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng với cuộc sống. Không chỉ cung cấp cho con người nguồn tài nguyên dồi dào về hải sản, dầu khí… Biển còn là nơi để con người tìm được sự cân bằng sau những ngày lao động mệt mỏi. Và nơi đây cũng mang một ý nghĩa chính trị lớn lao. Những năm qua, biết bao nhiêu thế hệ trẻ đã xung phong được ra đảo để bảo vệ tổ quốc. Các anh thực sự là những tấm gương sáng ngời để thế hệ trẻ chúng em noi theo tiếp nối truyền thống yêu nước vĩ đại của dân tộc.

Yêu nước là một truyền thống quý báu ngàn đời của cả dân tộc. Yêu nước là yêu những thứ bình dị và nhỏ bé nhất. Và tình yêu biển đảo chính là một phần trong thứ tình cảm mãnh liệt đó. Thế hệ trẻ chúng ta, những người lớn lên trong thời buổi hòa bình hãy tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước yêu biển đảo quê hương đó. Bởi biển đảo chính là hệ thống tiền tiêu để bảo vệ trái tim của Tổ quốc.

23 tháng 4

1

tham khảo

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: “Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó”.

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

2 tháng 3 2022

Em viết theo các ý này nhé:

Nêu lên câu chủ đề (Ví dụ: Sách là một trong những người bạn lớn của mỗi con người...)

Nêu khái niệm sách là gì?

Vai trò của sách?

Đọc sách giúp gì cho em trong các lĩnh vực?

Dẫn chứng?

Trái với việc coi trọng sách?

Liên hệ bản thân em?

Kết luận

12 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Để thành công trong cuộc sống thì phải có sự nỗ lực, kiên quyết và bất khuất nhưng ngoài ra còn một yếu tố quan trọng đó chính là giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin trong cuộc sống. Niềm tin là một điều rất quan trọng trong tâm hồn lẫn thể xác. Niềm tin là một bí quyết, là động lực và là chìa khoá dẫn đến thành công. Nếu không kó niềm tin chúng ta như con người vô cảm, giả tạo. Nhờ niềm tin chúng ta quen biết lẫn nhau, tin tưởng và tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp. Trong gia đình làng xóm trường lớp cũng vậy, mọi người cần niềm tin lẫn nhau thì mới tạo nên tập thể. Trong công cuộc đấu tranh mọi người cần có niềm tin vững chắc để có nguồn động lực chiến đấu. Vì vậy, luôn giữ trong lòng niềm tin là vô cùng quan trọng, nó chính là trọng điểm trong nước đường xây dựng thành công của chúng ta.

2 tháng 2 2023

Linh cập nhật đưa 4 câu thơ đó lên luôn nhe.

Đề bài 1 :

*** Dàn bài:

MB : - Giới thiệu về sực chủ động và vai trò cảu sự chủ động trong cuộc sống con người.

TB : 

1. Giải thích 

- Chủ động là chủ động là có thể tự mình xoay sở, có biện pháp đối phó và khắc phục, không bị bất ngờ dẫn đến bất động không thể phản ứng được

2. Chứng minh

- Cuộc sống này luôn tồn đâị đầy rẫy những bất ngờ, thuận lợi và khó khăn. Con người vì thế rất cần sự chủ động để có tâm thế vững vàng khi đứng trước phong ba của cuộc đời.

- Con người cần tạo lập cho mình thói quen chủ động trong tất cả lĩnh vực cảu cuộc sống : 

+ Chủ động trong công việc :  Vạch ra tất cả những công việc mà bạn cần làm và sắp xếp lịch làm việc cho phù hợp.

+  Chủ động trong cuộc họp :  Đây là cơ hội giúp bạn tỏa sáng và thể hiện bản thân. Mạnh dạn đặt một câu hỏi trong cuộc họp, sẽ khiến bạn thấy tự tin hơn, tạo tiền đề cho việc chủ động ở lần tiếp theo.

+ Chủ động, tích cực trong việc tiếp cận các cơ hội

+ Chủ động tham gia các hoạt động cộng đồng

+ Chủ động thay đổi con người

+ Chủ động với tương lai của chính bạn

_   Để phát triển sự chủ động trong con người  chúng ta cần phải:

+ Xây dựng một kế hoạch công việc rõ ràng.

+ Tự tin trong mọi tình huống.

+ Thấy được cơ hội và tiềm năng phát triển.

+Không quay đầu lại trước khó khăn.

+ Quyết đoán trong suy nghĩ và hành động

+ Có tinh thần cầu tiến và thái độ học hỏi.

KB : - Khẳng định sự chủ động là điều rất cần của con người trong cuộc sống.

- khuyên con người cần chủ động trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống.

** Bài viết tham khảo

Cuộc sống vốn là những vòng tuần hoàn mà con người không thể đoán định trước. Chính vì thế, chẳng biết lúc nào ta sẽ gặp phải những khó khăn, trắc trở trong cuộc đời. Muốn vững vàng trước những phong ba bất ngờ sẽ ập đến thì con người cần phải có sự chủ động.  Vì thế cho nên con người phải luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng đối mặt với khó khăn. Có như vậy ta mới không bị cuộc đời làm cho gục ngã.

Vậy theo các bạn chủ động là gì? Tại sao chúng ta lại cần phải chuẩn bị trước những tính huống xấu? Trước tiên, chủ động là có thể tự mình xoay sở, có biện pháp đối phó và khắc phục, không bị bất ngờ dẫn đến bất động không thể phản ứng được. Chúng ta luôn cần phải chuẩn bị trước những tình huống có thể xảy đến và trong cuộc đời hữu hạn này, cơ hội chỉ đến trong phút chốc, nếu chúng ta không biết nắm bắt sẽ hối hận cả đời. Việc chuẩn bị trước những tình huống xấu giúp ta có sự nhanh gọn trong việc xử lý mọi việc, ít tổn thất và đạt được mục đích của mình. Bạn sẽ không trở nên lúng túng hay sững sờ vì những gì xảy ra bởi chăng mọi chuyện đều đã được bạn dự đoán và bạn biết phải làm thế nào cho đúng.

Cuộc sống luôn mang đến những điều bất ngờ và khó lý giải. Bởi vậy, chúng ta phải luôn trong tâm thế chủ động và sẵn sàng đón nhận, giải quyết. Chúng ta càng giải quyết vấn đề nhiều thì càng trở nên nhạy bén và nhanh nhẹn với các tình huống trong cuộc sống. Một ví dụ rất gần gũi mà trong chúng ta ai cũng trải qua đó là những bài kiểm tra bất chợt khi bắt đầu môn học. Đó thực sự cũng chẳng phải là tình huống xấu nhưng với lứa tuổi học sinh thì những bài kiểm tra như thế sẽ trở thành cơn ác mộng nếu không thể làm được. Khi được thông báo có bài kiểm tra 15 phút chắc hẳn ai cũng sẽ hoàn mang và bắt đầu lo lắng, thế nhưng nếu chúng ta luôn học bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà thì sẽ không có nhiều lo lắng như vậy, công việc tiếp theo của chúng ta chỉ là chờ cô giáo phát đề và đặt bút làm trong khi các bạn xung quanh đang hoảng loạn tìm người giúp đỡ. Vậy là, nếu có chuẩn bị trước chúng ta sẽ được ở trong trạng thái chủ động và đạt được kết quả tốt trong công việc.

Chuẩn bị trước những tình huống xấu trong trong cuộc sống rất quan trọng ngay cả khi công việc của bạn đang thuận buồm xuôi gió. Có thể hiện tại, bạn đang là một học sinh giỏi, nhưng cũng đừng quá tự mãn về thành tích của mình, việc học là không ngừng trau dồi và rèn luyện, vì vậy, nếu bạn không tiếp tục chăm chỉ và rèn luyện rồi sẽ có một ngày thành tích của bạn đi xuống vì lượng kiến thức hao hụt ngày càng nhiều. Học là một quá trình nối tiếp không ngừng nghỉ và khi bạn không có được kiến thức nền tảng thì sẽ không thể học được nâng cao, và như bạn đã biết những bài kiểm tra thường không ở mức độ trung bình và cơ bản như sách giáo khoa. Vì vậy đừng dừng lại ngay cả khi bạn đã có được thành công!

Việc chủ động, chuẩn bị trước những tình huống cũng đúng với việc kinh doanh buôn bán. Giả sử ở thời điểm hiện tại mặt hàng mà bạn kinh doanh rất thu hút thị hiếu người dân và bán chạy, nhưng rồi vì ham mê lợi nhuận mà bạn chỉ tập trung vào việc sản xuất mà bỏ qua bước nghiên cứu thị trường thì chỉ sau một thời gian ngắn, công việc kinh doanh của bạn sẽ đổ bể bởi sở thích của con người rất dễ thay đổi. Nó phụ thuộc vào từng thời điểm và chịu tác động bởi nhiều nhân tố bên ngoài, vậy nên chuẩn bị trước những tình huống xấu có thể xảy ra là rất quan trọng, tự tin với khả năng của bản thân là tốt nhưng đồng thời cũng nên không ngừng nghi ngờ để tìm ra những lỗ hổng, những tình huống xấu để chủ động hơn nhằm giảm thiểu tổn thất và hậu quả.

Con người dù sống lành mạnh và may mắn đến đâu nhưng rồi cũng có thể mắc bệnh và khi ấy chúng ta phải chuẩn bị tâm lý để chiến đấu đẩy lùi bệnh tật. Khi tiêu dùng hằng ngày, chúng ta cũng nên tích góp dành dụm để phòng cho những lúc gặp khó khăn bởi bệnh tật. Chúng ta cũng cần có những mối quan hệ vững chắc để ủng hộ mình, giúp bản thân vượt qua khó khăn. Họ sẽ trở thành hậu phương vững chắc mà sau này chúng ta cần đến.

Không một ai có thể dự đoán trước được điều gì sẽ xảy đến với mình trong tương lai, vậy nên, tất cả đều phải chủ động chuẩn bị với những tình huống xấu. Khi đã có chuẩn bị, chúng ta sẽ chủ động hơn trong việc giải quyết vấn đề, không bối rối lúng túng và có cách giải quyết thích hợp. Khi có sự chuẩn bị trước, chúng ta có thể phát huy hết khả năng của bản thân, từ đó giảm thiểu thiệt hại cũng như có cơ hội xoay chuyển tình thế gặt hái được thành công trong công việc của mình. Và ngược lại, nếu như không có chuẩn bị, chúng ta sẽ hoàn toàn bất lực trước những gì xảy ra, để rồi khi mọi việc trôi qua lại tiếc nuối để rồi nói giá như, nếu như mình làm thế này thì tốt. Và đó cũng là câu nói của đa số mọi người thường than vãn về sự thất bại của mình. Bí quyết của người thành công là không ngừng phấn đấu, không ngừng chuẩn bị để đón nhận những bất ngờ từ cuộc sống. Chỉ có mạnh dạn dấn thân vào khó khăn, mạo hiểm thì mới gạt hạt được thành công lớn vì vậy hãy dốc hết sức mình để tìm nước cờ đúng nhất cho bước đi của mình.

Cuộc sống là của bạn, lựa chọn sống như thế nào cũng là quyền của bạn nhưng nên nhớ rằng chuẩn bị trước không có gì là thừa, những cố gắng, công sức của bạn sau này ắt sẽ có câu trả lời xứng đáng vì vậy đừng từ bỏ, đừng vì đôi phút lười biếng mà hủy hoại cả sự nghiệp của mình. Khó khăn rồi sẽ qua, có công mài sắt rồi sẽ có ngày nên kim và bạn có thành công hay không đều phụ thuộc vào khả năng ứng biến trước những tình huống bất ngờ xảy đến trong công sống của mình. Nếu muốn thành công, nếu muốn có được kết quả tốt nhất hãy chủ động chuẩn bị trước những tình huống xấu của cuộc sống.

Đề bài 2 :

Thói ghen ghét, lòng đố kị là một trong những thói hư tật xấu, làm hạ thấp giá trị của con người, làm cho mối quan hệ giữa ta với người khác không được tốt đẹp. Lòng ghen ghét, đố kị không nhưng làm cho bản thân khổ sở mà còn gây cho người khác nhiều khó khăn, trở ngại. Bởi thế, nhà văn Edmondo de Amicis đã từng nhắc nhở: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.

   Bằng hình ảnh so sánh độc đáo, nhà văn Edmondo de Amicis đã chỉ ra rằng thói ghen ghét, đố kị trước những thành công, tương lai, địa vị và những điều tốt đẹp mà người khác đang có chẳng khác nào như một con rắn độc từng bước đầu độc trái tim và khối óc, làm tha hóa tâm hồn, nhân cách, đạo đức của con người.

  Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ, tự hạ thấp giá trị bản thân mình. Phải biết rằng những thành công mà người khác có được đâu phải tự nhiên mà có. Nó được đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, công sức lao động khó nhọc mà ra. Nếu ta chăm chỉ làm lụng, chịu khó học hành, trau dồi tài năng trí tuệ của bản thân mình thì ắt hẳn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành tựu, có được những gì mình mong muốn. Thế nên, không nên đố kị, ghen tị người khác.

   Mỗi một người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Có thể họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và ta cũng vậy. Đừng ghen tị so đo mà tự chuốc lấy phiền não, rồi tỏ ra cau có, bực dọc đối với người khác làm cho mối quan hệ giữa ta với họ trở nên không còn tốt đẹp như trước. Những người như thế thật đáng bị chê trách.

   Một số người vì ghen tị với tài năng của người khác mà tìm đủ cách hãm hại, trù dập, không cho người đó cơ hội thăng tiến, phát triển tài năng, kìm hãm sự phát triển của đất nước.

   Phải phân biệt giữa thói ghen tị và thi đua. Thói đố kị, ganh ghét và tinh thần thi đua, cầu tiến giống nhau ở chỗ từ thành công của người khác khiến cho ta không hài lòng và vui vẻ. Nếu là người có lòng đố kị, ganh đua họ thường sẽ mỉa mai, gièm pha, khiêu khích. Nếu là người có tinh thần thi đua, họ sẽ lấy đó làm bài học mà phấn đấu vươn lên và vượt qua.

   Quyết tâm loại bỏ thói ghen tị, luôn vui mừng trước những thành tựu của người khác, không ngừng học hỏi, trao dồi, hoàn thiện nhân cách, tài năng của chính mình.

   Lòng đố kị là nguyên nhân dẫn đến sự dối trá. Sự dối trá lại mang đến tai họa cho bản thân. Bởi thế, hãy làm đúng như Edmondo de Amicis khuyên bảo: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.