K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 6 2020

- Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người VN yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị Vecxai "Bản yêu sách của nhân dân An Nam", đòi chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do, dân chủ ,bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc VN. Cuối bản yêu sách Người kí tên Nguyễn Ái Quốc.

- Tháng 7/1920, Người được đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lê-nin.

- Tháng 12/1920, tại đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế 3 và tgia sáng lập ĐCS Pháp.

- Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, Người cùng một số người yêu nước của các thuộc địa sáng lập "Hội Liên hiệp thuộc địa" ở Pa-ri nhằm đoàn kết các lực lượng Cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Thông qua tổ chức đó, hội truyền bá chủ nghĩa Mac-Lenin đến các thuộc địa. Hội cho xuất bản báo "Ng cùng khổ" do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Ngoài ra Người còn viết nhiều bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân, đặc biệt là Người viết cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp".

- Tháng 6/1923, Người bí mật rời Pháp sang Liên Xô để dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được bầu vào Ban chấp hành.

- Năm 1924, tại Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản, Người đã được đọc tham luận, trình bày lập trường, quan điểm của mình về vị trí, chiến lược của các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người đã tiếp xúc với một số thanh niên VN yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã.

- Tháng 6/1925, Người cải tổ tổ chức Tâm Tâm xã và thành lập "Hội VN cách mạng thanh niên", nòng cốt là nhóm Cộng sản đoàn.

=> Sự kiện 7/1920 là hoạt động tiêu biểu và quan trọng nhất của NAQ vì Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn - con đường CMVS. Điều này đã giải quyết đc sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng VN từ cuối thế kỉ XIX cho tới lúc bấy giờ.

20 tháng 5 2016

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm:

Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với

khu vực.

+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập ( viết tắt ASEAN) tại Băng

Cốc (Thái Lan ) gồm 5 nước thành viên : Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

* Mục tiêu họat động :

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước

thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

20 tháng 5 2016

- Hoàn cảnh: Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hạn chế ảnh hưởng các cường quốc lớn..8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc – Thái Lan gồm 5 nước Phi – líp – pin, Thái Lan, singapo, Malaixia, In – đô – nê – xi-a.

- Mục tiêu hoạt động; Phát triển kinh tế văn hóa – xã hội thông qua sự nỗ lực hợp tác giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

12 tháng 10 2021

Tham khảo

- Mục tiêu là sự phát triển kinh tế và văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác chung của các thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

- Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các thành viên là cùng tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, hợp tác phát triển có kết quả.

16 tháng 11 2021

Tham khảo

a)

- Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:

+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

 

+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

* Mục tiêu và nguyên tắc họat động của tổ chức ASEAN:

- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

- Nguyên tắc hoạt động:

+ Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau

+ Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.

b)

- Năm 1984, Rru-nây trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ASEAN.

- Sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ "đối đầu” sang “đối thoại”. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN.

- Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, tiếp đó kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7-1997 và Cam-pu-chia thánu 4-1999.

- Lần đầu trong lịch sử khu vực, 10 nước ASEAN đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất => ASEAN chuyển trọng tâm sang hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn thịnh.

+ Năm 1992, ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10-15 năm.

+ Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) với sự tham gia của 23 quốc gia trong và ngoài khu vực nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á.

 

16 tháng 11 2021

a )

* Hoàn cảnh ra đời:

- Yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước sau khi giành độc lập.

- Để cùng nhau hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực (Nhất là nước Mĩ).

⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.

* Mục tiêu hoạt động:

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

- Nguyên tắc hoạt động:
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.

13 tháng 3 2022

C

13 tháng 3 2022

C

20 tháng 4 2018

trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX.

27 tháng 11 2016

Câu 1 :

* Các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc vì :

- CNTB chuyển sang CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường, nguyên liệu.

- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên, đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát.

* Đánh giá cách mạng Tân Hợi :

+ Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, đã lật đổ chế đọp phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trùng Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển

+ Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam

+ Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân

Câu 2 :

* Kết quả :

- Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.

- Năm 1787 thông qua Hiến pháp,Mỹ là một Cộng hoà liên bang được tổ chức theo “tam quyền phân lập”, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng thống đầu tiên.

- Gióc- giơ Oa –sinh- tơn (1732-1799) là một chủ nô giàu, có tài quân sự và tổ chức, được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân. Tháng 4-1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các nước thuộc Bắc Mĩ. Nghĩa quân do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy. Ngày 4-7-1776, tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. ), là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ

- Gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển