K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 1 2022

Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.

1.đồng nghĩa:Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng                                                                   2.trái nghĩa:Ăn cháo đá bát

27 tháng 4 2022

Đồng nghĩa là: Uống nước nhớ nguồn

Trái nghĩa là: Ăn cháo đá bát

27 tháng 4 2022

*Đồng nghĩa:
-Uống nước nhớ nguồn.
-Ăn cây nào, rào cây ấy.
*Trái nghĩa:
-Qua cầu rút ván.
-Aưn cháo đá bát.

chúc bạn học tốt nha

13 tháng 3 2022

REFER

Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.

 

Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.

Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.

Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.

Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.

Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.

13 tháng 3 2022

tk

Dân tộc ta là dân tộc có lịch sử phát triển dài cả nghìn năm, với rất nhiều các truyền thống, đạo lí tốt đẹp. Trong đó, Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là đạo lí được phổ biến vô cùng rộng rãi.

Hai câu tục ngữ ấy đều sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ về đạo lí cần truyền tải. Đó chính là truyền thống nhớ ơn, biết ơn dành cho các thế hệ đi trước, những người đã cống hiến, xây dựng nên thế giới ngày hôm nay cho chúng ta được sống và hưởng thụ. Đạo lí tốt đẹp ấy đã có từ thời xa xưa, và cho đến nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ.

Những thứ đang hiện diện xung quanh chúng ta, dù to lớn hay nhỏ bé thì đều là công sức, thành quả của những người khác. Con đường có người quét dọn mới trở nên sạch sẽ. Vườn rau có người tưới nước chăm bón mới trở nên xanh tươi. Máy tính, điện thoại có người nghiên cứu sản xuất mới ngày càng hiện đại. Ngôi nhà có bác thợ xây mới được cứng cáp, vững chãi. Đất nước có các chú bộ đội bảo vệ mới được bình yên, toàn vẹn. Chính vì thế, mỗi khi được sử dụng hay tận hưởng bất kì điều gì, chúng ta cần phải nhớ đến, biết ơn, kính trọng những người tạo ra nó.

Lòng biết ơn ấy, được thể hiện qua suy nghĩ, qua tình cảm và hành động của mỗi con người. Nó hiện diện qua những lời cảm ơn, những cái cúi đầu vòng tay. Người ta cảm nhận được truyền thống nhớ ơn ấy đang chảy trong lòng dân tộc ta, qua những ngày lễ, ngày tết, ngày tưởng nhớ các thế hệ đi trước, những người có công với đất nước. Đó là ngày Tết Nguyên Đán với tập tục thờ cúng tổ tiên. Là các ngày vinh danh các thầy cô, y bác sĩ, bố mẹ, bác thợ xây… Tất cả đều được người dân làm mâm cúng với lòng thành kính vô tận.

Truyền thống biết ơn ấy không chỉ dừng lại ở các biểu hiện bên ngoài. Mà còn góp phần thúc đẩy những hành động ý nghĩa hơn. Với lòng nhớ ơn, chúng ta sẽ thêm trân trọng những gì mình đang có. Từ đó, tạo nên khát vọng được cống hiến, được ghi danh, được tạo dựng nên những điều có thể để lại cho các thế hệ sau. Như cha ông mình đã làm từ trước đó.

Như vậy, đạo lí nhớ ơn qua hai câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây đã thực sự khắc họa và lan tỏa mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam ta.

27 tháng 3 2022

Tham khảo:

Ăn quả” ý nói  những “trái ngọt” đó  những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn.

3 tháng 5 2021

Câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về con người và xã hội. Câu tục ngữ gồm 2 vế,sử dụng hình ảnh ẩn dụ. "Ăn quả" là những người hưởng thụ những trái quả ngon ngọt, mát lành ; "kẻ trồng cây" là những người tạo nên những trái quả ngon ngọt đó ; "nhớ" là hành động biết ơn. Câu tục ngữ muốn đề cao một đạo lí, truyền thống, lời khuyên cho tất cả mọi người về lòng biết ơn bởi trong tự nhiên không có một thành quả nào mà không nhờ tới công sức của con người. Vì thế, chúng ta khi hưởng thụ thành quả phải biết trân trọng, giữ gìn những thành quả tốt đẹp mà những tiền nhân đã tạo ra. Làm như thế là đã có lòng biết ơn.  Câu tục ngữ trên rất hay và giàu ý nghĩa, nó mang giá trị trường tồn.

3 tháng 4 2022

giúp xíu ik

 

TK

Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu cha ông ta khuyên răn con người cần biết sống theo đạo lí biết ơn, một trong số đó là câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

    Đúng vậy, câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là bài học vô cùng sâu sắc và quý báu về lòng biết ơn. Vậy "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" là gì? Có thể thấy câu tục ngữ có hai lớp nghĩa. Trước hết là lớp nghĩa đen: “ăn quả” là hành động sử dụng trái quả có sẵn, “kẻ trồng cây” là người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt. Khi ăn quả chúng ta hãy nghĩ đến người vất vả chăm bón, vun xới để cho chúng ta quả ngọt đó. Tuy nhiên, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa sâu xa khác. Từ “ăn quả” ngầm ý muốn nói đến người được sử dụng, hưởng thụ thành quả của người khác, còn “kẻ trồng cây” ý chỉ đến người tạo ra thành quả cho người khác hưởng thụ. Câu tục ngữ muốn khuyên răn chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người tạo ra thành quả đó, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa, qua cầu rút ván.

    Vậy tại sao lại phải có lòng biết ơn trong cuộc sống này? Có thể thấy trong đời sống tự nhiên và xã hội không có một điều gì là không có nguồn gốc. Mọi sự vật, hiện tượng trên đời đều có mối quan hệ ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau. Chẳng hạn như cây mọc được nhờ đất, đất lại cần có cây tô điểm... Bởi vậy, biết ơn là cách chúng ta giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Biết ơn chính là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết, lưu truyền từ bao đời nay. Lòng biết ơn là tình cảm xuất phát từ lòng trân trọng công sức lao động của người khác. Nó cũng là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái, đoàn kết. Nếu không có lòng biết ơn, sống vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, sống thù hằn, cơ hội, ăn bám vào gia đình và xã hội.

    Trong cuộc sống có rất nhiều biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn như câu tục ngữ muốn nói. Mỗi người có lòng biết ơn sẽ luôn trân trọng, yêu mến những người tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học trò biết ơn thầy cô nên học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn nghe lời, phấn đầu thi đua. Con cái yêu thương cha mẹ bằng cách giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà cũng là một biểu hiện giản dị của lòng biết ơn. Chúng ta cũng luôn ghi nhớ công ơn nuôi dưỡng, sinh thành của ông bà tổ tiên bằng cách tưởng nhớ ông bà trong ngày rằm, mùng một, giỗ, tết... Nhân dân cũng cần biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình… Dù là thời xưa hay nay, ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có trước có sau, có tình có nghĩa. Với lối sống ấy chúng ta sẽ nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người.

    Bên cạnh câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, cha ông ta cũng có rất nhiều câu tục ngữ khác răn dạy con người về lòng biết ơn như:

    “Uống nước nhớ nguồn”

Hay:

    “Con ơi ghi nhớ lời này.

    Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên”...

Mỗi người chúng ta cần có nhận thức đúng đắn, ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy đạo lí nhớ ơn này của dân tộc. Đồng thời, chúng ta cũng phê phán, lên án những kẻ vong ân bội nghĩa, “qua cầu rút ván”, ích kỉ, chỉ chăm chăm vào lợi ích của mình.

    Nói tóm lại, câu tục ngữ dạy cho con người về lòng biết ơn, chịu ơn. Đạo lí tốt đẹp ấy góp phần làm nên vẻ đẹp truyền thống rất Việt Nam, rất Á Đông. Đây chính là nền tảng cho nhiều giá trị tốt đẹp khác của con người.

15 tháng 3 2022

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” 

-Nghĩa đen: mỗi người khi được thưởng thức hoa thơm quả ngọt, hãy nhớ đến người đã có công vun trồng, chăm sóc cây cối. 

-Nghĩa bóng:  câu tục ngữ gửi gắm bài học về truyền thống biết ơn - một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.

Đói cho sạch, rách cho thơm”

- Mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

 

24 tháng 3 2022

Refer

 

Tục ngữ là kho tàng trí thức quý giá của dân tộc Việt Nam. Ở đó chứa đựng những lời răn dạy vô cùng quý giá. Một trong số đó là câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Khi chúng ta được thưởng thức hoa quả ngọt, cần phải nhớ đến người đã vun trồng và chăm sóc để cây đơm hoa, kết trái. Bởi đó là một quá trình vất vả, khó nhọc. Cũng giống như khi ăn một bữa cơm ngon phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã khuyên nhủ con người cần có được tấm lòng biết ơn. Đó cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta từ xưa cho đến nay. Trong quá khứ, ông cha ta vẫn thường căn dặn con cháu phải luôn ghi nhớ công ơn của các vua Hùng:

“Nhớ ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Không chỉ vậy, trong suốt lịch sử dân tộc, chúng ta đã chứng kiến biết bao bậc anh hùng đã hy sinh để giành lại độc lập cho đất nước. Nhân dân ta đã thể hiện lòng biết ơn bằng cách lập đền thờ để tưởng nhớ họ. Còn ở hiện tại, nhiều hoạt động ý nghĩa thể hiện tấm lòng biết ơn như: những chuyến thăm và tặng quà các thương binh, giúp đỡ những bà mẹ Việt Nam anh hùng, lễ tưởng niệm các liệt sĩ…

Với một học sinh,tấm lòng thương yêu, kính trọng người thân như ông bà, cha mẹ… Sự tôn trọng, yêu quý thầy cô giáo - họ không chỉ đem lại cho chúng ta vốn tri thức quý giá mà còn cả những bài học làm người sâu sắc. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự chúng ta. Hoặc sự coi trọng sách vở - sản phẩm kết tinh những tri thức của nhân loại… Tất cả những hành động đó, tuy nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống.

Qua chứng minh trên, có thể khẳng định câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là vô cùng đúng đắn. Tóm lại, mỗi chúng ta hãy biết trân trọng những thành quả tốt đẹp mà mình đang được hưởng, để sống sao cho thật xứng đáng với cuộc đời mà mình có được.

24 tháng 3 2022

Tham Khảo

Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.

Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.

Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.

Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.

Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân.

Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.

Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.

5. Chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí Uống nước nhớ nguồn

Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quý nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này: Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quý của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quý báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triển rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để giành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyền thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biết về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

27 tháng 3 2018

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .

27 tháng 3 2018
I.Mở bài : Nêu vấn đề cần giải thích câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" .

II . Thân bài

* Giải thích câu tục ngữ :

- Về nghĩa đen : Khi ăn quả phải nhớ tới công lao của người trồng trọt và chăm bón cây đó cho ta quả ngọt .
- Về nghĩa bóng : Khi được hưởng một thành quả nào đó trong cuộc sống phải nhớ đến công lao của những người đó tạo ra thành quả đó , phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa .
* Những biểu hiện của lòng biết ơn và chịu ơn thể hiện trong câu tục ngữ :

- Cần trân trọng , biết ơn người đó tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ .
- Học trò phải biết ơn thầy cô
- Con cái phải biết ơn cha mẹ , ông bà .
- Nhân dân phải biết ơn các anh hùng liệt sĩ chiến đấu , hy sinh để bảo vệ Tổ Quốc và những người đó đã mang lại đời sống ấm no cho mình .

=> Ông cha ta thường dùng câu tục ngữ này để dạy con cháu về đạo lí làm người , sống có tình nghĩa . Từ đó , nhận được sự yêu quý và kính trọng của mọi người . Phê phán những kẻ vong ân bội nghĩa .

* So sánh với nội dung câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" .
III.Kết bài : Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trong đời sống hiện đại hiện nay .