K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2018

Hán Việt 

  • Cao nhân tất hữu cao nhân trị = Người giỏi ắt có người giỏi hơn.
  • Cao sơn lưu thủy, hậu hội hữu kỳ = Núi cao, sông dài, có ngày gặp lại.
  • Chính nhân quân tử = Con người quân tử, chính đáng.
  • Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành = Có tính chính danh, lời lẽ hợp tình, thì sự việc ắt thành công.
  • Nhất tướng công thành vạn cốt khô = Để có một tướng thành danh thì ngàn người (quân lính) chết, tướng càng giỏi thương vong càng nhiều.
  • Thuần việt
  • Ăn miếng, trả miếng : Nhận ( miếng ) được như thế nào trả lại như thế ấy 
  • Trẻ người , non dạ : Người trẻ lòng dạ non nớt
  • Cây ngay không sợ chết đứng : Cây ngay tức là cây thẳng. Mà cây thẳng thì có nhiều công dụng hơn cây cong. Với tình trạng khan hiếm gỗ như ngày nay thì cây ngay chỉ sợ chết nằm thôi chứ tuyệt đối chẳng có cây nào chết rồi mới bị đốn hạ cả. 
  • Còn nước còn tát : Còn nước còn tát 

Ko chắc đúng 

Hk tốt !!

2 tháng 12 2018

ui cảm ơn bn nhiều lắm nha

2 tháng 12 2018

* 5 thành ngữ thuần Việt:

- Ăn cháo đá bát: ví thái độ chịu ơn rồi bội bạc.

- Mò kim đáy biển: việc tìm kiếm hết sức gian nan, khó nhọc.

- Cá chậu chim lồng: tình cảnh bị giam giữ, tù túng mất tự do.

- cá mẻ một lứa: tình trạng coi nhau cùng một hạng, không phân biệt trên dưới

- Ăn bơ làm biếng: lười biếng, không chịu làm việc

* 5 thành ngữ Hán Việt:

- Đa thọ đa nhục: Sống lâu thì chịu nhiều khổ nhục

- Dụ tốc bất đạt : Việc làm quá nhanh không thành công

- Dưỡng hổ di họa: Nuôi hổ để họa về sau

-Trung ngôn nghịch nhĩ: Lời nói thật thì khó nghe

- Thiên bất dung gian : Trời không tha cho loài ác.

3 tháng 12 2018

giá như bn trả lời sớm hơn

huhuhu

26 tháng 12 2018

Miệng nam mô bụng bồ dao găm

Câu sau mk k bt

Bài làm

+ Thành ngữ " Khẩu xà tâm phật "

- Thành ngữ thuần việt đồng nghĩa " Miệng nam mô bụng bồ dao găm "

+ Thành ngữ " Đồng cam cộng khổ "

- Thành ngữ thuần việt đồng nghĩa " Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia "

# Chúc bạn học tốt #

10 tháng 12 2018

- Trăm trận trăm thắng

- Nửa tin nửa ngờ

- Lá ngọc cành vàng

- Miệng nam mô bụng bồ dao găm

25 tháng 12 2017

- Từ láy.

+   Khái niệm: Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau.

+ Vai trò: nhằm tạo nên những từ tượng thanh, tượng hình trong nói viết, có giá trị gợi hình, gợi cảm.

-  Từ Hán Việt:

+ Khái niệm:

Từ Hán Việt là từ mượn của tiếng Hán, phát âm theo cách Việt.

Từ Hán Việt chiếm một số lượng lớn trong vốn từ Tiếng Việt.

Phân biệt từ Hán Việt với các từ mượn: từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt( trong đó bao gồm cả từ Hán Việt, Anh, Pháp, Nga…), cho nên được dùng theo cách thông thường mặc dù người sử dụng cảm thấy rất rõ nguồn gốc ngoại lai của nó.

+ Tác dụng:

Về sắc thái ý nghĩa: có sắc thái ý nghĩa trừu tượng, khái quát nên mang tính chất tĩnh tại, không gợi hình.

Về sắc thái biểu cảm, cảm xúc: nhiều từ hán Việt mang sắc thái trang trọng, thanh nhã( trong khi đó nhiều từ thuần Việt mang sắc thái  thân mật, trung hòa, khiếm nhã…)  

Về sắc thái phong cách: từ Hán Việt có phong cách gọt giũa và thường được dùng trong phong cách khoa học, chính luận, hành chính( còn tiếng Việt  nhìn chung có màu sắc đa phong cách: giọt giũa, cổ kính, sinh hoạt, thông dụng…

+ Sử dụng từ Hán Việt: Vấn đề sử dụng từ hán Việt là vấn đề hết sức tế nhị. Trong các từ Hán việt và từ thuần Việt

- Từ trái nghĩa.

+ Khái niệm: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

+ Cách sử dụng: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối,tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động.

- Thành ngữ:

+ Khái niệm: Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

+ Cách sử dụng: Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ,…Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.

 - Điệp ngữ:

+ Khái niệm: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ ( hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

+ Các kiểu điệp ngữ:

 Điệp ngữ cách quãng.

 Điệp ngữ nối tiếp.

 Điệp ngữ liên hoàn (còn được gọi là điệp ngữ vòng hay điệp ngữ chuyển tiếp).

8 tháng 10 2019

a) theo mik nghĩ là tứ chứ ko pk từ nhé

Tứ:bốn

Hải:biển

giai:cùng là

Huynh:Anh

Đệ:em

=>Bốn biển cũng đều là anh em

b)

  • Ác giả ác báo, thiện lai thiện báo. = Làm ác gặp ác, làm thiện gặp thiện
  • Ác quán mãn doanh = Tội ác tày trời
  • Ai tích vô biên = vô cùng thương tiếc
  • An cư lạc nghiệp = Chỗ ở ổn định công việc tốt lành
  • An cư tư nguy. = Sống trong bình an lòng vẫn phải suy nghĩ đến những khi nguy cấp
  • Án giá sa băng = Chỉ việc ra đi (chết) của vua chúa
  • An thân, thủ phận. An phận, thủ thường = Bằng lòng với số phận, cuộc sống hiện tại của bản thân
  • Án binh bất động = Việc binh giữ yên, không tiến không thoái
  • Anh hùng nan quá mỹ nhân quan = Anh hùng khó qua ải mỹ nhân
  • Anh hùng xuất thiếu niên = Anh hùng từ khi còn trẻ tuổi
  • #Châu's ngốc
30 tháng 12 2017
  1. Thủy chung như nhất: trước sau như một, cho dù trong hoàn cảnh nào cũng không thay lòng đổi dạ.
  2. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
  3. Nam thanh nữ tú:
  4. Bất cộng đới thiên: Không đội trời chung
  5. Dĩ thực vi tiên: Coi cái ăn là trước hết ( khẩu ngữ)

                   \(\text{☆ Arigatou ☆ I ♥ You}\)