K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2019

DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ QUYỂN SÁCH GIÁO KHOA 9
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về quyển sách giáo khoa ngữ văn 9

2. THÂN BÀI
Khái quát về vẻ ngoài của quyển sách giáo khoa(bìa sách)
Tóm tắt nội dung cơ bản của sách giáo khoa(phần, mục, bài,...)
Vai trò của quyển sách giáo khoa
Cách giữ gìn, bảo quản sách
Trách nhiệm của người sử dụng

3. KẾT BÀI
Nêu ra việc tạo ra một quyển sách giáo khoa là một công việc khó và khuyên mọi người biết cách giữ gìn sách giáo khoa ngữ văn của mik

24 tháng 8 2019

Tham khảo:

Học tập là một quá trình lâu dài mà phải đi từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Để phù hợp cho quá trình này, bộ sách giáo khoa do Bô giáo dục phát hành là bộ đầy đủ và rất quan trọng cho quá trình học ở tất cả các cấp bậc mà thiết yếu cho người học, đặc biệt là ở những môn học quan trọng và chính thức. Môn ngữ văn là một môn như vậy và quyển sách giáo khoa ngữ văn vô cùng quan trọng cho người học văn. Đối với lớp 9, ở cuối cấp chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp thì kiến thức ở đây còn quan trọng bội phần.

Bìa của cuốn sách được in khá đơn giản nhưng không sơ sài. Cuốn sách giáo khoa ngữ văn 9 với khung hình chữ nhật, vừa vặn, gáp sách thẳng, được đóng đẹp đẽ, cứng cáp. Nền cuốn sách có màu hồng phấn. Bên trên cùng của bìa ghi dòng chữ in hoa đậm màu đen: “BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO”, xuống bên dưới một chút là dòng chữ màu đỏ nâu: “Ngữ văn” và số 9 màu trắng to ngay bên cạnh. Ở ngay giữa bìa là một cành lá xanh, nhú ra những chùm hoa vàng chum chím nụ và một quả gấc đỏ nậng trĩu kéo cành rủ xuống. Bên dưới cùng bìa sách là lô gô và dòng chữ đen: “NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM”. Bìa sau cuốn sách in tên những cuốn sách giáo khoa cùng một bộ với hai hàng chữ màu đen.

Cũng giống như các loại sách khác, Sách giáo khoa lớp 9 cũng có một phần mục lục ở những trang cuối sách giúp cho học sinh có thể dễ dàng tìm các bài học mà mình cần. Sách được chia thành 17 bài học, mỗi bài tương ứng với 4 tiết văn trên lớp. Mỗi bài luôn bao gồm đủ nội dung: Văn bản, tập làm văn, tiếng việt. Nội dung các bài học trong cuốn sách được sắp xếp một cách rất khoa học và hợp lí. Phần đầu của mỗi bài học luôn là khung: nội dung cần đạt, tóm lược lại toàn bộ kiến thức quan trọng mà học sinh cần phải nhớ, sau đó đến văn bản hoặc bài học, sau mỗi bài học đều có câu hỏi liên quan đến bài để gợi ý học sinh tự học. Kết thúc là bài luyện tập về nhà. Định kì còn có bài kiểm tra tập làm văn và tiếng việt đã được thống nhất rõ nội dung và giới hạn giúp giáo viên và học sinh dễ dàng trong ôn luyện và kiểm tra. Có sắp xếp bài kiểm tra còn sắp xếp cả tiết trả bài kiểm tra vô cùng chu đáo để giáo viên và học sinh có một tiết trả bài và nhìn lại khuyết điểm để sửa lỗi.

Cuốn sách như một ngọn đèn hải đăng soi sáng những cánh cửa dẫn đến tương lai của bao thế hệ học trò. Là nền tảng kiến thức cơ bản vô cùng quan trọng và chung nhất của toàn bộ học sinh trong một chương trình. Có được cuốn sách, việc học tập và ôn luyện như có hệ thống sẵn sàng từ lâu, rút ngắn được rất nhiều thời gian tự mày mò tìm kiếm. Cuốn sách đã trở thành cuốn cẩm nang không thể thiếu trong cặp mỗi học sinh học văn và là tài liệu ôn tập đầy đủ và tin cậy cho mọi kì thi cam go nhất. Đặc biệt, cuốn sách còn khiến cho rất nhiều học sinh trở nên yêu thích môn văn hơn và việc học môn văn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Sách giáo khoa lớp 9 đem lại cho chúng ta không ít lợi ích, chính vì vậy, ta cần thể hiện thái độ trận trọng đối với nó. Chúng ta cần bọc quyển sách gọn gàng sạch sẽ, khi dùng sách tránh để bị ướt, cong mép. Không vẽ bậy lên trang sách, không để sách bị rách, bị vẩy mực. Nên dán nhãn vở và ghi tên cẩn thận để đảm bảo sách không bị thất lạc. Ngoài việc giữ gìn cho sách cẩn thận, thì học tốt môn ngữ văn cũng là một cách để thể hiện lòng biết ơn đối với người làm sách. Chúng ta cần học bài đầy đủ, nhớ những kiến thức trọng tâm cần thiết, chú ý gạch chân phần quan trọng để học tốt hơn.

Để tạo ra được một cuốn sách giáo khoa là công sức của rất nhiều người trong một thời gian dài và cuốn sách giáo khoa ngữ văn 9 là một cuốn sách tốt với lượng kiến thức đầy đủ và bổ ích rất hữu ích cho công việc học văn lớp 9 và ôn tập cho kì thi chuyển cấp quan trọng.
#Walker

8 tháng 10 2021

Em tham khảo ở đây nhé:

Viết bài Tập làm văn số 1 Lớp 9: Đề 1 → Đề 4 (114 mẫu)

23 tháng 11 2018

a.Văn bản có tính thuyết minh:

- Thể hiện ở việc giới thiệu về loài ruồi có hệ thống:

    + Tính chất chung về họ, giống, loài

    + Tập tính sinh sống: sinh đẻ, đặc điểm cơ thể…

    + Cung cấp những kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi: giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh, ý thức diệt ruồi

- Những phương pháp thuyết minh được sử dụng:

    + Nêu định nghĩa: thuộc họ côn trùng, hai cánh, mắt lưới

    + Phương pháp phân loại: các loại ruồi

    + Phương pháp dùng số liệu: số vi khuẩn, số lượng sinh sản

    + Phương pháp liệt kê: các đặc tính của ruồi

14 tháng 5 2019

b, Nét đặc biệt:

    + Hình thức: giống văn bản thuật lại phiên tòa

    + Nội dung: giống chuyện kể về loài ruồi

- Những biện nghệ thuật:

    + Nhân hóa

    + Liệt kê

4 tháng 9 2019

1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.

2 - Thân bài:

- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp

- Các nguyên liệu làm nón:

+ Mo nang làm cốt nón

+ Lá cọ để lợp nón

+ Nứa rừng làm vòng nón

+ Dây cước, sợi guột để khâu nón

+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.

- Quy trình làm nón:

+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng

+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều

+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.

- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây

- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam

4 tháng 9 2019

I. Mở bài

Giới thiệu vài nét về chiếc nón lá Việt Nam.

II. Thân bài

1. Cấu tạo

– Các cấu tạo chung như hình dáng, màu sắc , vật liệu làm nón lá,…

– Làm (chằm) nón:

+ Sườn nón sẽ được làm bằng các nan tre. Các nan tre sẽ được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 – 50 cm. Các vòng tròn sẽ nhỏ dần, từ ngoài vào trong đến trung tâm chiếc nón.

+ Chằm nón: đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón tạo thành hình chóp.

+ Xử lý lá: lá cắt về phơi khô,  xén tỉa theo kích thước phù hợp.

+ Trang trí: sau cùng là công đoạn trang trí, người làm sẽ quét một lớp dầu bóng để chống nắng, mưa cũng như làm đẹp.

– Các địa điểm làm nón lá nổi tiếng: các địa điểm làm nón lá nổi tiếng tại nước ta : Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông),…

2. Công dụng

Chiếc nón lá có ý nghĩa giá trị vật chất và giá trị tinh thần đối với con người.

a. Trong cuộc sống nông thôn

– Người ta dùng nón khi nào?  công dụng gì ?

– Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá.

– Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người dân ngày xưa:

+ Trong câu thơ, ca dao: nêu các ví dụ

+ Câu hát giao duyên : nêu các ví dụ

b. Trong cuộc sống hiện đại

– Trong sinh hoạt hàng ngày.

– Trong các lĩnh vực khác.

+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ.

+ Du lịch: hình ảnh nón lá đóng góp gì trong du lịch ?

c. Bảo quản

Chiếc nón lá phủ lên 2 mặt 1 lớp nhựa thông pha với dầu hỏa. Cóp nón  khâu thêm 1 mảnh vải nhỏ để bảo vệ khỏi va quệt trầy xước khi sử dụng.

III. Kết bài

Đưa ra nhận định về vai trò, cũng như cảm nghĩ về chiếc nón lá trong đời sống con người Việt Nam.

21 tháng 1 2019

c, - Tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa truyện vui vừa cung cấp thêm tri thức.