K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2016

Thân củ có đặc điểm : thân phình to , nằm trên hoặc dưới mặt đất.

Một số cây thuộc chủng loại thân củ : củ khoai tây , củ su hào , củ năn , củ dền , ...

-> Công dụng : chứa chất dựng trữ

Thân rễ có đặc điểm : thân phình to , nằm trong , hình dạng giống rễ . Có chồi ngọn , chồi nách và lá.

Một số cây thuộc loại thân rễ : gừng , dong ta, nghệ , riềng , ...

-> Công dụng : chứa chất dựng trữ

Cây mọng nước : xương rồng , cành giao , lô hội , măng tây , ....

 

24 tháng 10 2016

hiuhiu

3 tháng 12 2019

- Củ dong ta và củ gừng giống nhau: đều phình to chữa chất dinh dưỡng, chúng đều có lá, chồi ngọn, chồi nách.

- Củ khoai tây và củ su hào giống nhau đều to, tròn. Khác nhau củ khoa tây mọc dưới mặt đất, củ su hào mọc trên mặt đất.

- Thân củ có đặc điểm: Thân phình to, nằm trên mặt đất, chứa chất dinh dưỡng dự trữ khi cây ra hoa, tạo quả.

- VD thân củ: khoai tây, su hào dùng làm thức ăn cho con người.

- Thân rễ : Thân phình to , có chức năng dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.

- Cây thân rễ như củ nghệ, gừng, dong ta công dụng làm thực phẩm cho con người.

- Lấy que nhọn chọc vào cây xương rồng sẽ thấy nước chảy ra.

→ Nhận xét: Thân cây có chứa nước dữ trữ cho các hoạt động sống của cây.

- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng dự trữ nước cho cơ thể.

- Ví dụ cây mọng nước: Nha đam, cây thuốc bỏng.

5 tháng 11 2016

1.Giống nhau: đều là những loại thân biến dạng và đều chứa chất dự trữ cho cây.

Khác nhau:

- Củ dong ta là loại thân rễ nằm ở dưới đất.

- Củ khoai tây là loại thân củ nằm ở dưới đất.

- Củ su hào là loại thân củ nằm ở trên mặt đất.

2.Những đặc điểm thích nghi với môi trường sống khô hạn của xương rồng là:

- Thân cây biến dạng thành thân mọng nước ( dự trữ cho cây ) chống chọi được điều kiện khô hạn.

- Lá xương rồng biến thành gai hạn chế được sự thoát hơi nước của cây, giúp cây có đủ nước để sống.

 

6 tháng 11 2016

3/ Dong ta, gừng, su hào, khoai tây. Phình to chứa chất dự trữ

10 tháng 11 2016

1.Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách có 2 loại : chồi lá và chồi hoa.

 

10 tháng 11 2016

2.Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia làm 3 loại:
-Thân đứng :
+Thân gỗ : Cứng,cao,có cành
+Thân cột : Cứng,cao,không cành
+Thân cỏ : Mềm,yếu,thấp
- Thân leo:
+Tua quấn
+Thân quấn
-Thân bò: Mềm,yếu,bò sát mặt đât

10 tháng 4 2019
STT Tên vật mẫu Đặc điểm của thân biến dạng Chức năng đối với cây Tên thân biến dạng
1 Củ su hào Thân củ nằm trên mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ
2 Củ khoai tây Thân củ nằm dưới mặt đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân củ
3 Củ gừng Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ
4 Củ dong ta Thân rễ nằm trong đất Dự trữ chất dinh dưỡng Thân rễ
5 Xương rồng Thân mọng nước, mọc trên mặt đất Dự trữ nước Thân mọng nước
11 tháng 11 2016

Quan sát cây xương rồng ba cạnh, nhận xét đặc điểm của thân?

=> Hình ảnh cây xương rồng:

Hỏi đáp Sinh học* Nhận xét: Thân cây xương rồng có ba cạnh, mỗi cạnh bằng nhau, loài thân này thường sống ở nơi khô cạn như sa mạc, trong thân của chúng chứa nước dự trữ chất hữu cơ để nuôi cây. => Chúng là loài thân mọng nước.

Lấy que nhọn chọc vào thân cây xương rồng 3 cạnh. Nhận xét?

=> * Nhận xét: Khi lấy que tăm chọc vào cây xương rồng 3 cạnh nó sẽ chảy ra nước và nước đó là nước chứa chất dự trữ của chất hữu cơ nuôi thân.

Kể tên một số cây mọng nước mà em biết?

=> VD: Cây xương rồng, cây cành giao, cây nha đam,....

 

 

11 tháng 11 2018

- Cây xương rồng có 3 cạnh, mỗi cạnh bằng nhau, trong thân chứa dữ trữ nhiều chất hữu cơ, loại cây này thường sống ở một số nơi khô cạn như sa mạc. Đó chính là loại cây có thân mọng nước.

- Khi lấy que nhọn chọc vào thân cây xương rồng 3 cạnh, em thấy thân ra rất nhiều nước chảy ra.

- Kể tên các cây có thân mọng nước:

+ Cây nha đam.

+Lô hội.

+ Cành giao.

8 tháng 11 2016

C1:Đặc điểm chung của thực vật là

- Tự tổng hợp được Chất hữu cơ từ chất vô cơ nhờ có diệp lục và ánh sáng.

- Có đời sống Cố định.

- Phản ứng chậm với các Kích thích. từ bên ngoài.

11 tháng 11 2016

4/

  • Một số loại rễ biến dạng của chúng ( cho ví dụ từng loại )

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

  • Tại sao cần phải thu hoạch loại cây có rễ củ trước chúng ra hoa ?

Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.
 

 
9 tháng 5 2018

- Thực vật có thể sống ở rất nhiều nơi : Đồng ruộng, rừng, sa mạc, đầm lầy, trong nước, mặt nước…

- Các thực vật sống ở:

     + Đồng bằng: bưởi, cam, lúa, ngô

     + Ao hồ: sen, súng, bèo …

     + Sa mạc: xương rồng

     + Dưới biển: rong biển, tảo …

- Nơi phong phú thực vật là những nơi có độ ẩm cao, điều kiện sống thuận lợi: Rừng , ruộng, đầm. Nơi ít phong phú là sa mạc, trên núi cao

- Một số cây gỗ sống lâu năm: Xà cừ, lim, chò…

- Một số cây sống mặt nước: bèo tây, rau muống nước,..thân của các cây sống trên mặt nước thường nhẹ, xốp, thân mềm..

- Một số cây có thân mềm yếu: rau má, rong đuôi chó…

 

- Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú.

16 tháng 10 2016

Câu 1 :

- Quá trình phân chia tế bào diễn ra: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia và một vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào mẹ thành 2 tế bào con.

Ý nghĩa : Giúp cây sinh trưởng và phát triển.

Câu 2 : 

- Miền trưởng thành có chức năng dẫn truyền

- Miền hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng

- Miền sinh trưởng có chức năng làm cho rễ dài ra

- Miền chóp rễ có chức năng che chở cho đầu rễ

16 tháng 10 2016
Câu 3 :  Các loại rễ biến dạng:  - Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. Ví dụ : cây củ cải, cà rốt ... - Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. Ví dụ : cây trầu không ... - Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí Ví dụ : cây bụt mọc ... - Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. Ví dụ : cây tầm gửi, dây tơ hồng ... Câu 4 : - Thân củ : Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây dùng khi ra hoa. Ví dụ : củ su hào, củ khoai tây ... - Thân rễ : Dự trữ chất dinh dưỡng dùng khi mọc chồi, ra hoa. Ví dụ : Củ gừng, củ nghệ, cỏ tranh, củ dong ta - Thân mọng nước : Dự trữ nước. Quang hợp Ví dụ : Xương rồng 3 cạnh, cành giao, sừng hươu…