K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 6 2016

* Tình hình:

– Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.

– Tổng giá trị XNK tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005.

– Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.

– 2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.

* Xuất khẩu:

– XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.

– Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.

– Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.

            * Nhập khẩu:

– Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005ànhập siêu

– Các mặt hàng NK: tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu…

– Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.

            * Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền XNK cho các ngành và các địa phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.

------------------

 a/Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong phú và đa dạng, gồm: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật.

– Về địa hình có nhiều cảnh quan đẹp như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển, hải đảo. Địa hình Caxtơ với hơn 200 hang động, nhiều thắng cảnh nổi tiếng như: vịnh Hạ Long, Phong Nha-Kẽ Bàng…

– Sự đa dạng của khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch, nhất là phân hóa theo độ cao. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng như thiên tai, sự phân mùa của khí hậu.

– Nhiều vùng sông nước trở thành các điểm tham quan du lịch như: hệ thống s.Cửu Long, các hồ tự nhiên (Ba Bể) và nhân tạo (Hoà Bình, Dầu Tiếng). Ngoài ra còn có nguồn nước khoáng thiên nhiên có sức hút cao đối với du khách.

– Tài nguyên SV có nhiều giá trị: nước ta có hơn 30 vườn quốc gia.

            b/Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm: di tích, lễ hội, tài nguyên khác…

– Các di tích văn hóa-lịch sử có giá trị hàng đầu. Cả nước có 2.600 di tích được Nhà nước xếp hạng, các di tích được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn; di sản phi vật thể như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

– Các lễ hội diễn ra khắp cả nước, có ý nghĩa qưuốc gia là lễ hội đền Hùng, kéo dài nhất là lễ hội Chùa Hương…

– Hàng loạt làng nghề truyền thống và các sản phẩm đặc sắc khác có khả năng phục vụ mục đích du lịch

6 tháng 7 2020

* Khó khăn lớn nhất để phát triển cây công nghiệp nước ta là hạn hán gây thiếu nước,đất trồng (đất mùn núi cao) bị giảm chất lượng.

*Nguyên nhân:

- Thời tiết bất thường.Hạn hán gây thiếu nước

- Mưa nhiều gây sói mòn đất->chất lượng giảm sút.

Cây công nghiệp luôn cần nước và đất mùn tốt để phát triển nên nếu chất lượng gảm sút thì cây không thể phát triển.

19 tháng 6 2016

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật

• Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
 Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).
– Về kinh tế – xã hội:

 Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
 Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
 Người dân có kinh nghiệm.
 Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.
• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

 Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
 Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

------------------------

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt

13 tháng 4 2017

1) Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

a) Thuận lợi:
– Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp lâu năm.
– Có những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn…
– Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy.
– Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận nhiệt (chè…).

b) Khó khăn:
– Mùa khô kéo dài gây trở ngại lớn cho sản xuất.
– Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật
2) Tại sao ở vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng?
– Rừng bị tàn phá, làm giảm nhanh độ che phủ, tác động tiêu cực đến tính đa dạng sinh học, môi trường…
– Việc khai thác rừng chưa hợp lí (xuất khẩu gỗ tròn, khôngngọn…).

Gợi ý đáp án môn Địa lý khối C do cô Nguyễn Thị Lành (Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn, TP.HCM) thực hiện

1.Phân tích các thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.

Thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

– Đất đỏ ba dan và khí hậu cận xích đạo phù hợp với việc trồng các cây công nghiệp lâu năm:

  • Đất ba dan có tầng phong hóa sâu, giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc phát triển các nông trường và các vùng chuyên canh với quy mô lớn.
  • Khí hậu có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài (có khi 4 – 5 tháng). Mùa khô kéo dài là điều kiện thuận lợi để sấy khô sản phẩm.
  • Tây Nguyên là cao nguyên xếp tầng do ảnh hưởng của độ cao khác nhau, bên cạnh các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) còn có thể trồng cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

– Về kinh tế – xã hội:

  • Thị trường (trong nước và ngoài nước) về sản phẩm cây công nghiệp đang được mở rộng.
  • Hệ thống thủy lợi đang được đẩy mạnh phát triển. Giống cây công nghiệp lâu năm đang dần được thay đổi với chất lượng và năng suất cao.
  • Người dân có kinh nghiệm.
  • Chính sách đầu tư của Nhà nước, khuyến khích phát triển và thu hút đầu tư, cũng như thu hút lao động từ vùng khác đến.
  • Công nghiệp chế biến và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư xây dựng.

• Khó khăn trong việc phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên:

  • Mùa mưa đất đai dễ bị xói mòn, mùa khô thì thiếu nước.
  • Điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kĩ thuật, thiếu vốn đầu tư. Mức sống của nhân dân còn thấp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn nhất là mạng lưới giao thông vận tải, các cơ sở công nghiệp chế biến còn hạn chế.

2.Tại sao vùng này cần kết hợp khai thác với bảo vệ vốn rừng ?

Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Độ che phủ rừng ở Tây Nguyên là 60% với nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến…. nhiều chim thú quý như voi, bò tót, gấu,… Tây Nguyên được ví là “kho vàng xanh” của nước ta.

Trong những năm gần đây nạn phá rừng gia tăng làm giảm sút nhanh lớp phủ rừng và giảm sút trữ lượng các loài gỗ quý, đe dọa môi trường sống của các loài chim thú quý, làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

-Ý nghĩa về môi trường sinh thái : Việc khai thác kết hợp với bảo vệ rừng giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen của các loài động, thực vật quý hiếm, còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại của các cơn lũ đột ngột trên các sông ngắn và dốc.

– Ý nghĩa về kinh tế: Tây Nguyên có diện tích rừng và độ che phủ đứng đầu trong cả nước vì vậy việc khai thác đi đôi với bảo vệ rừng ở Tây Nguyên sẽ tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp giấy và cho xuất khẩu. Hơn nữa, nếu không biết bảo vệ rừng thì một ngày nào đó nguồn khai thác sẽ cạn kiệt .

22 tháng 5 2016

# Biểu hiện:Thiên nhiên nước ta có 3 đai cao:

-Đai nhiệt đới gió mùa:

+Giới hạn: Độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền Bắc; dưới 900-1000m ở miền Nam

+Đặc điểm:

* Khí hậu nhiệt đới (biểu hiện), độ ẩm thay đổi tuỳ theo nơi: từ khô hạn đến ẩm ướt

*Thổ nhưỡng: Gồm hai nhóm đất,  đất phù sa chiếm 24% S tự nhiên….; Nhóm đất feralit vùng đồi núi chiếm hơn 60% S…

*Sinh vật bao gồm các hệ sinh thái nhiệt đới: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng núi thấp nhiều mưa, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng, phần lớn là cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật đa dạng phong phú; Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa như rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô…

-Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:

+Giới hạn: ở miền Bắc từ độ cao 600-700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900-1000m đến 2600m

+Đặc điểm: *Khí hậu mát mẻ không có tháng nào nhiệt trên 250C, mưa nhiều hơn, độ ẩm tăng.

*Thổ nhưỡng ở độ cao 600-700m đến 1600-1700m nhiệt độ giảm nên quá trình phong hoá, phá huỷ yếu do đó tầng đất mỏng chủ yếu là đất feralit có mùn, tính chất chua. Trên độ cao 1600-1700m hình thành đất mùn.

*Sinh vật: Rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim, các loại chim thú cận nhiệt phương Bắc có lớp lông dàynhw gấu, chồn, sóc…. Trên độ cao 1600-1700m thực vật kém phát triển chủ yếu là rêu và địa y, các loài chim di cư thuộc khu hệ himalaya.

-Đai ôn đới gió mùa trên núi:

+Giới hạn: Độ cao từ 2600m trở lên

+Đặc điểm: Kí hậu ôn đới quanh năm nhiệt độ dưới 150 C mùa đông xuống dưới 50C . Đất chủ yếu là đất mùn thô. Các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.

# Nguyên nhân:

Do đặc điểm địa hình: (độ cao, hướng nghiêng) cùng với ảnh hưởng của các yếu tố gió mùa, biển Đông…

10 tháng 3 2018

Hướng dẫn: SGK/178, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: B.

25 tháng 2 2019

    Tại vì đây là những khu vực có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển sản xuất, cho việc xuất và nhập hàng hóa, máy móc thiết bị.

      – Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện, nước.

      – Có nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao.

      – Có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

      – Các ngành kinh tế phát tiển ở trình độ cao hơn so với các vùng khác.

      – Có các vùng kinh tế trọng điểm.

      – Các nguyên nhân khác: cơ chế quản lí có nhiều đổi mới, năng động, sự có mặt của một số loại tài nguyên…

22 tháng 5 2016

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp có ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên việt nam. Cụ thể:

- Bảo vệ tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của thiên nhiên: (1,0điểm)

+ Cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa và đất feralit chiếm ưu thế: ở độ cao dưới 700m ở miền bắc  và 1000m ở miền nam thì tính chất nhiệt đới gió mùa của khí hậu được bảo toàn. Do vậy cảnh quan là  rừng nhiệt đới gió mùa. Đai này rộng nên diện tích rừng nhiệt đới chiếm ưu thế. (0,5điểm)

+ Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh và chiếm ưu thế (60%). (0,5điểm)

- Sự phân hoá cảnh quan thiên nhiên: (1,0điểm)

Địa hình đồi núi tạo nên sự phân hoá cảnh quan theo đai cao và theo địa phương(đông- tây và bắc nam)

+ Theo độ cao: 3 đai..

+Theo bắc- nam.

+ Theo đông- tây

25 tháng 7 2018

Chọn: C.

Khu vực thể hiện rõ nhất sự phân hóa theo Đông - Tây của thiên nhiên nước ta là vùng đồi núi (Tây Bắc – Đông Bắc).

18 tháng 4 2018

Hướng dẫn: SGK/48, địa lí 12 cơ bản.

Chọn: B

29 tháng 3 2019

Đáp án C