K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 3 2020

Vào một buổi sáng chủ nhật, ba cho em và em trai đi chơi công viên. Khung cảnh buổi sáng ở đây thật là đẹp.
Bầu trời cao vút, trong xanh như một chiếc màn khổng lồ bao bọc khắp thế gian, được trang trí bởi nhứng đám mây trắng, xốp trôi bồng bềnh như một đàn cừu non đang gặm cỏ. Nắng lên, vạn vật như bừng tỉnh, những chú chim bắt đầu cất tiếng hót trong trẻo, líu lo tạo nên bản giao hưởng "Chào đón ngày mới bắt đầu".
Những luống hoa Mào Gà, Cúc, Thược Dược...thi nhau khoe áo mới, những chiếc áo rực rỡ sắc màu, hẵng còn đọng đầy sương làm mê hoặc lũ ong bướm dập dờn tới lui. Hai bên đường đi là những tán lá cây xanh mát đang rì rào chuyện trò với nhau trong làn gió sớm. Ông mặt trời tươi cười rạng rỡ, không còn cảm giác uể oải sau một đêm dài ngủ say, ông thả vài tia nắng non tinh nghịch chạy đuổi nhau trên trên những bãi cỏ xanh quanh chiếc hồ lớn ở giữa công viên. Những tia nắng sớm của ông chiếu xuống mặt hồ trong vắt, phản chiếu thành vô số những đốm tròn lấp lánh như những đồng tiền bạc. Trong làn gió nhè nhẹ của buổi sớm mai, mặt hồ lăn tăn những con sóng nhỏ nhìn như nước đang rung rinh làm cho bóng cây, ghế đá...in trên mặt nước cũng như rung rinh theo.
Đằng xa các bà, các cô đang cùng tập luyện bài múa quạt tập thể, những cánh quạt lên, xuống trông như những cánh bướm dập dờn bay. Còn các ông, các chú đang tập Thái cực quyền với những dộng tác dẻo dai, khỏe mạnh. Em và em trai cùng các bạn nhỏ khác cùng chạy quanh hồ, thi nhảy dây, rồi cùng chơi bập bênh, xích đu và chơi cầu trượt, trò mà em trai em rất thích. Khi nắng lên cao, sau những hoạt dộng thể thao, thư giãn chúng em theo chân ba cùng các bà, các ông ra về.
Đi công viên vào sáng sớm thật thích, được ngắm cảnh đẹp, được hít thở không khí trong lành và thao hồ chạy nhảy, đùa vui. Em rất thích công viên và mong vào mỗi buổi sáng ngày nghỉ sẽ được ba cho đến đây.

19 tháng 3 2020

Nếu ai đã từng đến Hà Nội du lịch, ngoài những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội, chắc nhiều người đã tới Công viên nước Hồ Tây - một địa điểm vui chơi, giải trí đầy hấp dẫn. Nhìn từ xa, công viên nước nổi bật với chiếc đu quay khổng lồ, sừng sững. Từ cách cổng công viên vài chục mét, ta có thể bất ngờ khi thấy cái cổng cao, to nổi bật dòng chữ sặc sỡ “Chào mừng quý khách đến với Công viên nước Hồ Tây”. Vào trong công viên, ta sẽ nhìn thấy rất nhiều chiếc phao xanh, đỏ, tím, vàng chất thành từng đống. Ở công viên có rất nhiều trò chơi dành cho cả người lớn và trẻ em. Nhưng vui vẻ và hào hứng nhất là khu vui chơi dành cho trẻ em. Vào đây, bạn nhỏ nào cũng mê ngay bởi có bao nhiêu là trò chơi. Nào là trò rồng thép Thăng Long, ai chơi cũng phải hãi hùng; trò bạch tuộc khiến người ta chóng mặt, quay cuồng; trò đu quay khổng lồ mà chỉ cần ngồi trên đó là có thể nhìn thấy toàn cảnh công viên và xa hơn nữa... Trong công viên, các hồ nước đều xanh ngắt một màu. Ô kìa! Tại các hồ đầm dành cho trẻ em, các cô bé, cậu bé đang nô đùa ầm ĩ, chạy đuổi nhau dưới nước. Đằng kia hồ tạo sóng như một bãi biển thu nhỏ, thích thú làm sao. Những con sóng nhấp nhô, xô vào bờ khiến ai cũng có cảm giác như mình đang ở biển. Lại còn dòng sông lười nữa chứ! Chỉ cần mượn một cái phao, ôm lấy nó rồi nhảy tõm xuống nước là tự dòng nước uốn lượn như con rắn ấy sẽ đưa mình đi... Trưa, ông mặt tròn, to, lơ lửng trên không, tuôn những tia nắng nóng như đổ lửa làm nền gạch nóng ran. Nhưng cái nắng ấy không làm cho bọn trẻ ngần ngại. Đến khi phải có người lớn ra nhắc nhở, các bạn nhỏ mới chịu nghỉ để ăn uống. Em thấy các trò chơi trong công viên nước dều được bày biện hợp lí, đẹp mắt. Chính các trò chơi ấy đã tạo cho công viên nước khung cảnh rực rỡ sắc màu khiến ai đến đây cũng đều cảm thấy thích thú và vui vẻ. Đất nước ta ngày càng đổi mới, văn minh, hiện đại. Không chỉ ở Hà Nội mà nhiều thành phố, trẻ em bat đầu được hưởng những dịch vụ giải trí hoàn hảo. Em ao ước, mọi nơi trên đất nước ta đều có khu vui chơi giải trí thú vị và tuyệt vời dành cho trẻ em.

Học tốt

20 tháng 3 2020

Vào một buổi sáng chủ nhật, ba cho em và em trai đi chơi công viên. Khung cảnh buổi sáng ở đây thật là đẹp.
Bầu trời cao vút, trong xanh như một chiếc màn khổng lồ bao bọc khắp thế gian, được trang trí bởi nhứng đám mây trắng, xốp trôi bồng bềnh như một đàn cừu non đang gặm cỏ. Nắng lên, vạn vật như bừng tỉnh, những chú chim bắt đầu cất tiếng hót trong trẻo, líu lo tạo nên bản giao hưởng "Chào đón ngày mới bắt đầu".
Những luống hoa Mào Gà, Cúc, Thược Dược...thi nhau khoe áo mới, những chiếc áo rực rỡ sắc màu, hẵng còn đọng đầy sương làm mê hoặc lũ ong bướm dập dờn tới lui. Hai bên đường đi là những tán lá cây xanh mát đang rì rào chuyện trò với nhau trong làn gió sớm. Ông mặt trời tươi cười rạng rỡ, không còn cảm giác uể oải sau một đêm dài ngủ say, ông thả vài tia nắng non tinh nghịch chạy đuổi nhau trên trên những bãi cỏ xanh quanh chiếc hồ lớn ở giữa công viên. Những tia nắng sớm của ông chiếu xuống mặt hồ trong vắt, phản chiếu thành vô số những đốm tròn lấp lánh như những đồng tiền bạc. Trong làn gió nhè nhẹ của buổi sớm mai, mặt hồ lăn tăn những con sóng nhỏ nhìn như nước đang rung rinh làm cho bóng cây, ghế đá...in trên mặt nước cũng như rung rinh theo.
Đằng xa các bà, các cô đang cùng tập luyện bài múa quạt tập thể, những cánh quạt lên, xuống trông như những cánh bướm dập dờn bay. Còn các ông, các chú đang tập Thái cực quyền với những dộng tác dẻo dai, khỏe mạnh. Em và em trai cùng các bạn nhỏ khác cùng chạy quanh hồ, thi nhảy dây, rồi cùng chơi bập bênh, xích đu và chơi cầu trượt, trò mà em trai em rất thích. Khi nắng lên cao, sau những hoạt dộng thể thao, thư giãn chúng em theo chân ba cùng các bà, các ông ra về.
Đi công viên vào sáng sớm thật thích, được ngắm cảnh đẹp, được hít thở không khí trong lành và thao hồ chạy nhảy, đùa vui. Em rất thích công viên và mong vào mỗi buổi sáng ngày nghỉ sẽ được ba cho đến đây.

1 tháng 8 2018

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.

Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.

Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.

Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.

#

1 tháng 8 2018

Tuần vừa qua, em có dịp tham quan sông Sài Gòn. Đó là một dòng sông thơ mộng - là kì quan thiên nhiên ban tặng cho đất nước và con người Việt Nam.

Sáng sớm, đi thuyền trên mặt sông làm em cảm thấy rất mát lạnh và sảng khoái. Khắp nơi chỉ thấy hơi sương trắng xóa, phủ kín mặt sông, đôi lúc còn có những hạt sương còn đọng lại trên lá rơi xuống mặt sông tạo thành những vòng tròn lan xa. Nếu nhìn từ trên cao xuống ta sẽ thấy con sông như một con rắn khổng lồ đang trườn xuống ngoằn nghoèo, khoác trên mình chiếc áo màu xanh biếc. Bây giờ, ông mặt trời đã thức dậy, ông vén màng mây mỏng soi mình xuống trần gian. Ông đi tới đâu, ánh nắng chan hòa tới đó. Ông thả những chú bé nắng tinh nghịch xuống trần gian, đánh thức cả gia đình chim sẻ đang còn ngái ngủ vội vàng thức giấc. Chúng chuyền cành hót líu lo trong vòm cây, tán lá khiến cho bờ sông vắng vẻ trở nên náo nhiệt ồn ã.

Mặt sông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu cả sắc mây trời. Thỉnh thoảng trên sông có những chùm lục bình tím biếc trôi lênh đênh thật yên bình. Ắnh nắng trời chiều hắt xuống dòng sông làm cho khúc sông như khoác thêm màu áo mới. Trong chiếc áo đỏ đậm phù sa, sông cần mẫn bồi đắp cho đồng bằng quê em thêm tươi tốt.

Giờ này mà tắm sông thì thật là thích biết mấy? Nước sông mát lành, trong veo ôm ấp bờ cát trắng mịn. Dòng sông cũng như con người, biết buồn vui, hiền hòa, lúc giận dữ. Mỗi khi du khách đến, sông như cô nàng thiếu nữ mười bảy cong mình uốn lượn làm cho lòng người xao xuyến hơn. Có những lúc, sông giận dữ vì những đợt lũ, cuốn từng cơn, từng cơn như đang vỡ mạch. Sông thôi vỗ bờ khi gió ngừng thôi, mây ngừng trôi.

Là một trong những người con yêu tha thiết quê hương, dòng sông như người mẹ hiền che chở, ôm ấp thêm bình yên. Em cũng hi vọng mọi người hãy chung tay bảo vệ sông, không xả rác bừa bãi, bảo vệ nguồn nước trong lành để sông thêm đẹp hơn và trên hết là để bảo vệ cuộc sống của con người. Bảo vệ sông cũng chính là bảo vệ chính mình - thể hiện sự trân trọng món quà mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho đất nước, con người Việt Nam.

     tham khảo ở đây nhé.

28 tháng 1 2018

Đó là một buổi sáng đầy kỉ niệm. Trời còn sớm, nhưng mình đã thức dậy, bước ra sân. Khi trời se se lạnh, gió thoảng khẽ lay động cành cây để lộ những giọt sương mai trong vắt trên lá. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Ở phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng, còn nấp sau hàng bạch đàn, tỏa ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kì lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm vụt tắt. Khói bếp bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm, uốn lượn trên bầu trời rộng, rồi lan tỏa cả cánh đồng. Lúa đang thì con gái mơn mởn ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện. Nhìn ra xa, đồng lúa như một tấm thảm xanh rờn nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng của buổi bình minh, sương tan, nhìn cánh đồng lúa quê mình như một bức tranh tuyệt đẹp. Mình say sưa ngắm nhìn và hít thở không khí trong lành mà bấy lâu mình không hay để ý. Đến khi mặt trời thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng xuống vạn vật thì cả làng xóm như bừng lên giữa ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập ánh nắng và rộn ràng. Đằng xa, thấp thoáng bóng những chiếc áo màu tươi tắn của những cô gái làm cỏ lúa bên đê. Tiếng kẽo kẹt của chiếc xe bò chở phân và dụng cụ ra đồng bón lúa, hòa cùng tiếng lội nước bì bõm của các bác nông dân tranh thủ làm sớm, càng làm cho cánh đồng nhộn nhịp hẳn lên.

Mình khoan khoái bước nhẹ dọc bờ đê nhỏ. Anh sáng chiếu xuống dòng nước bạc lấp lánh như bạn nào đó tinh nghịch chơi trò chiếu gương. Thỉnh thoảng một vài chú cá long tong, cá trắm cỏ nhảy lên khỏi mặt nước đớp mồi, rồi vội lặn xuống mất tăm để lại những vòng tròn lan xa… Trong không khí yên ắng ấy, bỗng đột ngột vang lên tiếng rao hàng trên sông hòa cùng tiếng khua mái chèo. Đàn chó ùa ra bờ sông sủa ăng ẳng với theo. Mình bước vội về khu vườn nhà tràn ngập ánh nắng vàng ấm áp. Bên luống rau xanh mái đầu bạc thân yêu của bà mình đang lúi húi nhổ cỏ, bắt sâu. Một ngày mới bắt đâu trên quê mình như vậy đó.

Được chiêm ngưỡng buổi bình minh đẹp vào ngày hè trên quê hương thân yêu, mình thấy vui, khỏe, lạc quan, yêu đời hơn. Quê bạn chắc cũng có những buổi bình minh đẹp như thế, phải không bạn?

28 tháng 1 2018

Quê em những ngày mùa thật là nhộn nhịp. Mới sáng sớm tinh mơ, khi ông mặt trời còn chưa kịp mở mắt, bà con trong thôn đã thức dậy đổ ra đồng gặt hái. Tiếng cười nói léo nhéo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng xe bò kéo cậm cạch, tiếng giục trâu đi cày rậm rịch làm rộn rã cả xóm làng.

Mặt trời lên, màn sương tan dần. Ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp không gian, tràn ngập cả đường làng, trải rộng trên khắp các cánh đồng. Những giọt sương đêm còn sót lại trên vạt cỏ ven đường càng thêm lấp lánh. Đâu đó, trong các lùm cây, tiếng chim ríu ran đón chào ngày mới như nâng nhẹ bước chân chúng em đến trường. Trên nền trời xanh thẳm, mấy sợi mây trắng mỏng manh in bóng xuống mặt nước, vắt ngang qua con mương nhỏ uốn lượn. Xa xa, dưới các thửa ruộng lúa chín, những chiếc nón trắng nhấp nhô như đàn cò đang lặn ngụp trên biển lúa vàng tươi. Dọc theo con đường đất đỏ quen thuộc này, trên khắp cánh đồng làng, khí thế ngày mùa mỗi lúc một tấp nập, đông vui. Mùi hương lúa mới thơm nồng cũng đã bắt đầu lan toả phảng phất trong gió thu nhè nhẹ.

Khi nắng ngày một gay gắt, người làm ở đồng cũng thưa thớt dần. Đường làng lũ lượt người và xe qua lại. Nào người gánh lúa kĩu kịt trên vai, nào người vác cày dong trâu thong thả, nào những chiếc xe bò chất đầy lúa hối hả trở về nhà. Mấy cụ già thì lại tranh thủ quét nhặt những hạt thóc rơi vãi trên đường. Người nào người nấy ướt đẫm mồi hôi vì thấm mệt nhưng chuyện trò vẫn còn rôm rả. Ai cũng đều mừng vui vì lúa năm nay được mùa, hứa hẹn một cuộc sống no ấm hơn.

Những ngày mùa ở quê em thật bận rộn, tất bật. Em tự nhủ phải chăm chỉ học hành để sau này giúp người nông dân bớt đi nỗi vất vả, cực nhọc và góp sức xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

22 tháng 1 2018

Trường học của em là một trường học ở huyện, diện tích tương đối nhỏ, chỉ gồm ba dãy nhà và ba mươi lớp học, học sinh chúng em cũng đa số là con em nông dân, sống ở các nông thôn nên so về điều kiện vật chất, chúng em không được như các bạn sống ở thành phố, học ở những trường lớn. Trường em vì tương đối nhỏ cũng như muốn phát huy tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động lao động vệ sinh nên thầy giáo hiệu trưởng đã quyết định phân công cho các lớp học chúng em, từ lớp sáu cho đến lớp chín luân phiên nhau làm công tác lao động vệ sinh trường , lớp học. Hôm nay là thứ hai đầu tuần, đến lượt lớp em làm vệ sinh trường, vì vậy em và các bạn trong lớp đều đến trường sớm hơn mọi khi.

Như thường lệ, lớp em đến phiên lao động vệ sinh trường. Vì hôm nay là ngày trường em tiến hành chào cờ nên mọi hoạt động vệ sinh của chúng em càng trở nên nghiêm túc hơn mọi khi. Những ngày thường, lớp em lúc nào cũng có một đến hai bạn đi học muộn, có khi cô giáo lên lớp rồi thì các bạn mới đến lớp. Tuy nhiên, hôm nay khác hẳn, cả lớp chúng em đều đến rất đúng giờ. Vì bảy giờ kém mười lăm, các thầy cô sẽ làm lễ chào cờ nên chúng em phải dọn vệ sinh xong trước sáu giờ ba mươi. Cũng khá quen với công việc lao động vệ sinh sân trường rồi nên các bạn ai cũng có ý thức lao động, không cần ai nhắc nhở và cũng không ai ỷ lại vào tập thể.

Lớp em phân công lao động theo bốn nhóm trên lớp, theo đó thì các bạn sẽ phân chia nhau mỗi người làm một công việc, mỗi nhóm làm một góc của sân trường, như thế sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với tất cả cùng làm một công việc. Theo như sự phân công thì nhóm em, tức nhóm một sẽ quét phía cổng trường, nhà để xe của các bạn. Ở cổng trường có hai cây cổ thụ rất lớn nên bên dưới đường đi và bồn hoa có rất nhiều lá khô, chúng em không chỉ quét sạch chỗ đường đi mà còn cử hai bạn lên quét lá ở bồn cây. Việc quét lá ở bồn cây phải rất cẩn thận vì trên đó còn có những dây hoa mười giờ. Mà loại hoa ấy rất dễ nát nên các bạn phải quét nhẹ nhàng, đôi  khi dùng tay để nhặt.

22 tháng 1 2018

Trường học của em là một trường học ở huyện, diện tích tương đối nhỏ, chỉ gồm ba dãy nhà và ba mươi lớp học, học sinh chúng em cũng đa số là con em nông dân, sống ở các nông thôn nên so về điều kiện vật chất, chúng em không được như các bạn sống ở thành phố, học ở những trường lớn. Trường em vì tương đối nhỏ cũng như muốn phát huy tinh thần tự giác, tích cực trong hoạt động lao động vệ sinh nên thầy giáo hiệu trưởng đã quyết định phân công cho các lớp học chúng em, từ lớp sáu cho đến lớp chín luân phiên nhau làm công tác lao động vệ sinh trường , lớp học. Hôm nay là thứ hai đầu tuần, đến lượt lớp em làm vệ sinh trường, vì vậy em và các bạn trong lớp đều đến trường sớm hơn mọi khi.

Như thường lệ, lớp em đến phiên lao động vệ sinh trường. Vì hôm nay là ngày trường em tiến hành chào cờ nên mọi hoạt động vệ sinh của chúng em càng trở nên nghiêm túc hơn mọi khi. Những ngày thường, lớp em lúc nào cũng có một đến hai bạn đi học muộn, có khi cô giáo lên lớp rồi thì các bạn mới đến lớp. Tuy nhiên, hôm nay khác hẳn, cả lớp chúng em đều đến rất đúng giờ. Vì bảy giờ kém mười lăm, các thầy cô sẽ làm lễ chào cờ nên chúng em phải dọn vệ sinh xong trước sáu giờ ba mươi. Cũng khá quen với công việc lao động vệ sinh sân trường rồi nên các bạn ai cũng có ý thức lao động, không cần ai nhắc nhở và cũng không ai ỷ lại vào tập thể.

Lớp em phân công lao động theo bốn nhóm trên lớp, theo đó thì các bạn sẽ phân chia nhau mỗi người làm một công việc, mỗi nhóm làm một góc của sân trường, như thế sẽ nhanh và hiệu quả hơn so với tất cả cùng làm một công việc. Theo như sự phân công thì nhóm em, tức nhóm một sẽ quét phía cổng trường, nhà để xe của các bạn. Ở cổng trường có hai cây cổ thụ rất lớn nên bên dưới đường đi và bồn hoa có rất nhiều lá khô, chúng em không chỉ quét sạch chỗ đường đi mà còn cử hai bạn lên quét lá ở bồn cây. Việc quét lá ở bồn cây phải rất cẩn thận vì trên đó còn có những dây hoa mười giờ. Mà loại hoa ấy rất dễ nát nên các bạn phải quét nhẹ nhàng, đôi  khi dùng tay để nhặt.

Nhóm hai và nhóm ba được phân công quét ở sân trường, đây cũng là khu vực rộng nhất và quan trọng nhất. Bởi chỉ một lát nữa thôi thì ở đây sẽ diễn ra lễ chào cờ, tất cả thầy cô và các anh chị học sinh sẽ tập trung ra đây, nên không thể làm vệ sinh qua loa, đại khái được. Chúng em không chỉ quét sạch rác, lá ở sân trường mà còn dọn rất sạch sẽ rác ở các cống thoát nước, bên dưới những bồn hoa, nơi đây tập trung rất nhiều lá nhưng cũng rất dễ quét dọn. Cô giáo chủ nhiệm luôn hướng dẫn cách quét lá ở cống và đặc biệt dặn chúng em phải làm cho sạch nơi đây, vì khi trời mưa, nước ở sân trường sẽ qua cống thoát nước này để chảy ra ao hồ. Vì vậy mà cống tắc thì nước sẽ bị ứ đọng, dềnh lên trên sân trường.

Nhóm bốn chỉ làm nhiệm vụ gom toàn bộ số rác mà các nhóm đã quét đổ ra chỗ tập trung rác mà nhà trường đã quy định. Theo đó thì các bạn thu gom rác sẽ phải phân loại rác và đổ ở những nơi quy định cho từng loại rác. Nếu là lá khô thì cần gom lại thành một đống sau trường để các bác bảo vệ đốt, còn nếu rác là ni lông, vỏ của các đồ ăn thì cần để gọn vào một đống khác, khi đầy sẽ có những cô nhân viên vệ sinh đến và mang đi. Theo quy định thì nhóm nào làm xong trước thì sẽ được nghỉ trước, các bạn có thể rửa chân tay, cất dọn dụng cụ lao động và vào lớp chuẩn bị cho giờ chào cờ. Nhưng lớp em cũng vô cùng đoàn kết, nếu một trong bốn nhóm xong nhiệm vụ của mình thì sẽ sang các nhóm khác để hỗ trợ, giúp đỡ. Cũng vì sự đoàn kết trong lao động ấy mà chúng em luôn hoàn thành nhiệm vụ trước mục tiêu trước đấy đã đề ra.

Sau khi lớp em đã lao động vệ sinh xong, sân trường đã trở nên sạch bóng, không có một chiếc lá hay mảnh giấy nào còn xót lại. Cổng trường cũng sạch bóng, những hàng gạch đỏ dường như cũng rực rỡ hơn vì không còn những chiếc lá rụng hay những lớp bụi bẩn bao phủ nữa, nhà xe cũng được chúng em dọn sạch sẽ, cống nước cũng không còn rác bẩn, vì vậy dù có mưa to thì nước mưa vẫn sẽ thoát được một cách dễ dàng mà không lo ngập úng nước nữa. Khung cảnh sân trường trở nên sạch sẽ, gọn gang hơn.Không những thế mà mọi thứ còn trở nên tươi mới, rực rỡ hơn.

Buổi chào cờ đã diễn ra trong khung cảnh sạch sẽ ấy. Buổi chào cờ hôm đó không chỉ được thầy phụ trách tuyên dương về thành tích trong học tập mà ngay cả xếp loại trong lao động lớp em cũng đứng nhất, là một lớp lao động xuất sắc. Lớp em ai cũng rất vui vẻ và tự hào, các anh chị lớp trên thì nhìn chúng em với ánh mắt đầy tán thưởng và ngưỡng mộ.

12 tháng 9 2016

Mình chả biết

19 tháng 12 2016

Bố thì mình không biết nhưng mình biết cô giáo say sưa giảng bài

14 tháng 3 2020

Tết là một lễ hội quốc gia và gia đình. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc với người mua sắm Tết. Ở nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp, thức ăn đặc biệt được nấu chín, các món ăn, nước ngọt, hoa và trầu được bày sẵn. Từ sáng sớm tinh mơ ngày mùng 1 Tết, em và mẹ đã dạy từ rất sớm để dọn và bày mâm cỗ lên bàn thờ. Em còn cắm một lọ hoa thật là đẹp giúp mẹ đặt lên bàn. Bố em và anh trai em thì bày mâm cỗ tại phòng khách để chuẩn bị đón khách tới chúc Tết đầu năm. Ôi! Không khí ngày đầu năm thật là vui biết bao, em rất thích ngày Tết!

14 tháng 3 2020

Việt Nam nổi tiếng với những nét văn hóa độc đáo và sâu sắc. Du khách đến với Việt Nam rất mong muốn được thưởng thức những bề dày văn hóa ấy. Đặc sắc văn hóa Việt là lễ hội. Các lễ hội lúc nào cũng đông người và tấp nập. Nhắc đến lễ hội là nhắc đến thế giới tâm linh của người Việt. Mà nói đến tâm linh, không thể không nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

Văn mẫu lớp 8

Ngày Tết cổ truyền là dịp lễ quan trọng và lớn nhất của Việt Nam. Cũng giống như các nước phương tây theo đạo Thiên chúa thì lễ giáng sinh là ngày lễ thiêng liêng và quan trọng thì ngày Tết cổ truyền được coi là lễ giáng sinh của Việt Nam. Ngày Tết cổ truyền gọi là Tết nguyên đán hay Tết âm lịch. Tết cổ truyền là thời khắc quan trọng của một năm. Bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 1 âm lịch của năm mới. Tết nguyên đán có thể rơi vào giữa tháng hai dương lịch của một năm. Thông thường ở Việt Nam, mỗi dịp chuẩn bị đến Tết nguyên đán thì mọi người dù làm việc hay đi học đều có lịch nghỉ lễ. Thường sẽ được nghỉ lễ hơn một tuần và được nghỉ trước ngày 30 tháng chạp từ hai đến ba ngày.

Để chuẩn bị cho ngày Tết quan trọng của năm này, mọi nhà đều khá bận rộn. Điều được coi là công phu và tỉ mỉ nhất để chuẩn bị cho Tết này chính là mâm cơm thờ cúng ông bà tổ tiên. Mâm cơm ngày Tết ở mỗi địa phương lại có những nét đặc sắc riêng. Nhưng đều có một điểm chung đó là gà, xôi chè, bánh chưng và các món mặn ăn chung với cơm. Khác với mâm cơm thường ngày, mâm cơm ngày Tết thịnh soạn và nhiều chất dinh dưỡng hơn, có hàm lượng chất béo và protein, đạm cao hơn so với những bữa ăn hàng ngày. Do đó mà nhiều ngày ăn chế độ như vậy dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Đó là mâm cơm ngày Tết được các bà các mẹ các chị chuẩn bị rất kĩ lưỡng trước ngày Tết. Gia đình Việt sẽ cúng ông bà tổ tiên vào thời khắc thiêng liên nhất của một năm đó là lúc đồng hồ điểm 00h đêm ngày 30 Tết. Sau đó sẽ cúng cả ngày mùng 1, 2, 3 Tết.

Trên bàn thờ gia tiên ngoài mâm cơm còn có mâm ngũ quả, bánh kẹo, nước ngọt, bia lon, hoa cắm lọ. Hoa cắm lọ cũng được lựa chọn rất khắt khe, thường có màu sắc rực rỡ để đem lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, cắm cành đào cành mai trên bàn thờ gia tiên cũng là cách mà nhiều gia đình lựa chọn. Cũng tương tự như lọ hoa cắm thờ, màu sắc của những vật khác trên bàn thờ gia tiên cũng rực rỡ, tươi sáng, được bày biện đẹp mắt. Người miền Bắc đến nhà nhau vào dịp Tết thường quan sát bàn thờ của gia chủ. Bàn thờ sẽ phản ánh sự sung túc đủ đầy của gia chủ trong năm vừa qua. Đó là về phong tục thờ cúng.

Chưa hết, ngày Tết cổ truyền còn có một phong tục là thăm hỏi gia đình người thân, bạn bè, hàng xóm vào dịp năm mới. Mỗi lần đến nhà thăm hỏi, những người chủ gia đình sẽ lì xì cho trẻ con và người lớn tuổi và dành cho nhau những lời chúc vào đầu năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý. Đây không chỉ là phong tục mà còn là nét đẹp văn hóa của người Việt, quan tâm, mong cho mọi người có một cuộc sống đủ đầy và bình an.

Nhắc đến Tết, không thể không nhắc đến những hoạt động khác được tổ chức xung quanh ngày Tết như các trò chơi dân gian, những phiên chợ Tết, phiên chợ ngắm hoa. Các trò chơi dân gian được tổ chức chủ yếu như là đập niêu, nhảy bao bố, kéo co, nhảy dây... Được tổ chức nhằm khuấy động không khí ngày Tết thêm rộn ràng hơn. Các phiên chợ Tết, chợ ngắm hoa cũng được tổ chức ra hàng năm để tăng thêm sự rộn ràng của ngày Tết. Thêm vào đó là sự đông đúc từng lớp người lên đình chùa để cầu mong một năm mới với hi vọng mới và niềm vui mới. Đây là điều thể hiện sự tâm linh của người Việt. Từ người gia đến người trẻ cùng nhau lên chùa để mong có một năm mới thuận lợi hơn. Ngày Tết có rất nhiều hoạt động bên lề được chờ đón. Những đêm văn nghệ chào mừng năm mới luôn là điều khiến không khí ngày Tết "nóng" hơn, những tiếng cười của gia đình người thân được đoàn tụ về với gia đình, gương mặt rạng rỡ của trẻ nhỏ khi nhận được phong bao lì xì đỏ thắm, cành đào cành mai khoe sắc, nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa. Đó là những hình ảnh đẹp không thể nào quên của ngày Tết.

Tết là ngày sum vầy đoàn tụ, là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt. Những người xa quê ngày Tết không có điều kiện để trở về thèm lắm bữa cơm ngày Tết cùng gia đình. Vài ba câu đối đỏ đã trở thành hình ảnh quen thuộc của ngày Tết quê hương, Thích nhất là cảnh gói bánh chưng, trông nồi luộc bánh chưng. Tết về, các bà các mẹ lại quây quần bên nhau gói những chiếc bánh chưng thật đẹp thật vuông vắn. Mấy đứa trẻ con cũng nhao nhao đòi gói đòi buộc làm cho không khí góc bếp càng rộn ràng hơn. Rồi không khí trông nồi bánh chưng chín để chờ đến thời khắc giao thừa thiêng liêng ngắm pháo hoa và nhận lì xì từ bố mẹ. Đó là cái khoảnh khắc không thể nào quên của một đời người.

Ngày Tết cổ truyền đã là biểu tượng văn hóa, ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Ngoài là dịp để con cháu quây quần bên gia đình, đoàn tụ với người thân. Không khí đầm ấm của ngày Tết là điều mà không ai có thể quên được.

Mở bài

- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc


 
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.

- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

2. Thân bài

a. Cây đào nhìn từ xa:

- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.

- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.


 
b. Cây đào nhìn cận cảnh:

- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

- Nhuỵ hoa vàng tươi.

- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

3. Kết bài

- Em rất yêu cây đào trước ngõ.

- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.

1. Mở bài

- Cây hoa phượng được trồng ở đâu?

- Từ bao giờ?

2. Thân bài

a. Tả cây phượng:

- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng nó ra sao?

- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?

- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm?

- Màu sắc của cánh hoa, nhụy hoa?

- Cây phượng gắn bó với học sinh ra sao?

b. Tả tiếng ve:

- Cùng với hoa phượng ve ở đâu cũng kéo về, tiếng ve như thế nào?

- Mọi người xung quanh có nhận xét gì khi nghe tiếng ve kêu?

- Tiếng ve đã làm cho mùa hè trở nên như thế nào?

c. Tình cảm học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:

- Yêu quý, nhớ nhung khi mùa hè qua đi ...

- Thương cho những chú ve kêu suốt đến khô cả xác.

3. Kết bài

- Em sẽ làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây phượng sau khi mùa hè qua: Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây, tưới nước ...

Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.

1. Mở bài

- Em dự định miêu tả cảnh gì?

- Đó là cảnh mà em đã trực tiếp được chứng kiến hay đã xem nó trên truyền hình.

2. Thân bài

- Miêu tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó:

   + Cảnh trước khi cơn bão đến.

   + Khung cảnh chung khi cơn bão tràn qua?

   + Xóm làng (thành phố, ...), cây cối, sức vật, con người như thế nào sau cơn bão?

- Trận bão đã để lại những thiệt hại khủng khiếp như thế nào? (cây cối đổ nát, nhà cửa tốc mái, ...)

3. Kết bài

- Bài học rút ra sau khi chứng kiến trận bãolà gì? (phải tôn trọng những quy luật của thiên nhiên và có các bước phòng trống bão).

Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.

1. Mở bài

- Lời xưng hô.

- Lời chúc.

- Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.

2. Thân bài

- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).

  • thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...

  • thiên nhiên, cảnh vật

- Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.

- Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?

3. Kết bài

- Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)

- Lời chào tạm biệt.

- Lời chúc và nhắn nhủ.

:D

1. Mở bài

- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc

- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.

- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.

2. Thân bài

a. Cây đào nhìn từ xa:

- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.

- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.

- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.

- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.

b. Cây đào nhìn cận cảnh:

- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.

- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.

- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.

- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.

- Nhuỵ hoa vàng tươi.

- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.

- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.

3. Kết bài

- Em rất yêu cây đào trước ngõ.

- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.

- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

7 tháng 4 2020

Trên đất nước Việt Nam có biết bao nhiêu là dòng sông đẹp như sông Đồng Nai, sông Mã,... nhưng dòng sông Hồng là nơi có nhiều cảnh đẹp gắn liền với đời sống người Hà Nội.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào mềm mại vắt ngang qua những xóm làng. Viền theo hai bên bờ sông là những bãi mía, ruộng ngô, vườn cây ăn quả xanh ngút tầm mắt. Khi chim én ríu rít gọi xuân về, dòng sông quê tôi như trào dâng sức sống tuổi thanh xuân. Buổi sớm, mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng sương trong một vẻ yên tĩnh lạ thường. Cây cối hai bên bờ sông im lìm như còn đang chìm vào giấc ngủ. Các dãy thuyền chài sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm để chuẩn bị ra khơi đánh cá. Đâu đây đã có người đi bộ, thể dục chuẩn bị đón ngày mới. Nắng lên, những tia sáng mặt trời chiếu xuống dòng sông đỏ đậm phù sa làm mặt nước lấp lánh hồng tươi trong nắng sớm. Xuôi theo dòng nước chảy, tiếng người í ới, tiếng mái trèo khua nước rạt rào nhộn nhịp. Mọi người trên bờ, dưới sông đều bắt đầu hoạt động. Chiếc cầu cong cong nối liền hai bên bờ sông hối hả người qua lại.

Buổi chiều, khi mặt trời khuất dần, dòng sông đỏ lựng rồi tím dần, cảnh vật hai bờ sông sẫm lại. Khi hoàng hôn xuống, dân chài lưới đã trở về sau một ngày đánh cá, tiếng sóng ì oạp vỗ mạn thuyền, tiếng gọi nhau í ới, tiếng trẻ con vui đùa hòa lẫn vào ánh đèn mờ ảo dưới sông cũng là lúc trên cầu nhộn nhịp người đi dạo. Mọi người dừng lại ngắm cảnh trên chiếc cầu Long Biên cổ kính hàng trăm năm. Họ thả hồn mình trên dòng sông mênh mông với làn gió nhẹ thoang thoảng. Dòng sông hiền hòa như đang dang tay ôm tất cả vào lòng. Cảnh sông Hồng thật yên bình, thơ mộng và lãng mạn làm sao. Những đêm trăng sáng, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Nước sông thẫm lại in rõ cả vầng trăng tròn và muôn ngàn vì sao lung linh.

Em rất là yêu dòng sông Hồng vì dòng sông đã góp phần làm nên thành phố Hà Nội thêm tươi đẹp, trù phú.

7 tháng 4 2020

Bài làm :

Xuân qua, hè tới, ánh nắng gay gắt bao trùm khắp nơi nơi, nhiều gia đình vội vàng đi nghỉ mát, tạm tránh xa cái nóng như đổ lửa này. Gia đình tôi thì khác, chúng tôi vẫn ở lại quê hương, vui vẻ trải qua những tháng hè. Nếu có ai hỏi tôi: “Thời gian nghỉ hè, bạn có gặp đươc cảnh đẹp nào không?” tôi sẽ không ngần ngại mà trả lời rằng: “Có chứ, đó là cánh đồng lúa quê tôi.”

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc đồng bằng Bắc Bộ, nơi được biết đến là một trong hai vựa lúa lớn nhất cả nước. Có lẽ vì vậy mà ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã dành tình cảm đặc biệt cho cánh đồng lúa mênh mông rộng lớn. Cánh đồng lúa quê hương tôi đẹp như một tấm thảm khổng lồ, mỗi mùa vụ qua đi, tấm thảm xinh đẹp ấy lại khoác lên một màu áo mới, thân thương và gần gũi vô cùng.

Mùa hạ đến mang theo đêm ngắn, ngày dài. Không giống như mùa đông đêm dài đằng đẵng, tiếng gà trống vừa cất lên, trời đã dần sáng tỏ. Cả miền quê cựa mình thức giấc. Đằng Đông, ông mặt trời cũng dần nhô lên cao, ánh nắng sớm tinh mơ dìu dịu hòa quyện cùng làn khói bếp màu trắng đục, quanh quẩn những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Ánh nắng khẽ vuốt ve, mơn trớn cả quê hương, tràn lan ra tới cánh đồng lúa. Nắng và gió khẽ vỗ về, đánh thức cánh đồng. Lúa mới cấy được một tháng, xanh mơn mở, những giọt sương sớm long lanh còn đọng lại trên lá lúa, lấp lánh dưới ánh mặt trời như những viên pha lê trong suốt, xinh đẹp. Ven các bờ lúa, mấy chú cò trắng phau phau thơ thẩn cúi đầu mổ mổ, chỉ cần nghe tiếng động nhẹ là hoảng hốt bay vù lên cao. Những cơn gió tinh nghịch đuổi nhau làm biển lúa dập dờn như sóng võ, những gợn sóng lúa lăn tăn, nối đuôi nhau chạy tít tận chân trời. 

Mặt trời dần dần lên cao, ánh nắng hè dần trở nên gay gắt và rực rỡ hơn, xuyên qua những làn mây trắng bồng bềnh chiếu sáng cả cánh đồng mênh mông, bát ngát. Chiếc nón đã ngả màu và màu áo của các bác nông dân thoáng ẩn hiện, nhấp nhô giữa cánh đồng, tiếng lội nước bì bõm vang lên mang đến cho cả miền quê vẻ thanh bình, êm ả lạ thường. 

Ngày lặng lẽ trôi đi, dù nắng vẫn gay gắt nhưng gió trên đồng vẫn vù vù thổi, đứng cạnh cánh đồng lúa, mọi nóng bức, oi ả của mùa hè dường như tan biến hết. Rồi hoàng hôn dàn buông xuống, nắng bớt gay gắt hơn, ánh nắng chói chang dịu dịu màu đỏ rực, điểm tô lên màu xanh mơn mởn của lúa mới một sắc đỏ óng ánh. Các bác nông dân ra thăm lúa, nhổ cô lục tục ra về, cánh đồng lúa lại chìm vào khoảng không vô tận vốn quen thuộc cuối ngày. 

Mặt trời xuống núi đằng Tây, bóng tối bắt đầu kéo quân xâm chiếm cả không gian. Trời xẩm tối dần, ánh điện sáng trưng lần lượt bừng lên trong mỗi nhà. Mọi người đã quây quần bên nhau, chỉ còn cánh đồng hòa mình vào màn đêm, lặng lẽ nuôi nấng những mầm non trong từng cây lúa. Âm thanh của côn trùng vang lên khắp cánh đồng, râm ran xao động. Trăng lên, ánh trăng bàng bạc lại vuốt ve, ôm ấp cánh đồng, đưa đồng lúa vào giấc ngủ yên bình, còn lúa vẫn bám chặt lấy đất và nước, sức sống vẫn chảy trong thân, nuôi dưỡng những tinh hoa của đất trời và con người, để một mai thức dậy đem đến những hạt gạo trắng trong.  

Một ngày, cánh đồng lúa mang nhiều sắc thái khác nhau. Một năm nó lại đem về cho vùng quê nhỏ bé này một sắc màu riêng biệt. Một năm hai mùa vụ, mùa xuân và mùa hè chính là mùa gieo mạ, làm đất và cấy trồng. Mạ non mới cấy, xanh mơn mởn trong gió. Thời gian trôi đi, nhờ có nắng mưa của đất trời và tấm lòng của người nông dân, lúa lớn lên rồi kết tinh thành những hạt sữa non, thơm ngon ẩn mình trong lớp vỏ, tiếp tục hấp thụ đủ tinh hoa trở nên săn chắc. Hè bây giờ, lúa còn chưa vào thì con gái. Chịu đủ nắng đủ mưa, vượt qua những cơn bão tháng 7, một ngày kia, cả cánh đồng sẽ bảo nhau cùng chín, dần ngả màu vàng ươm. Cánh đồng lúa khi ấy giống như một tấm thảm màu vàng khổng lồ, rực rỡ và đong đầy ấm no. Hương lúa chín khẽ lan tỏa khắp không gian hứa hẹn một mùa màng bội thu. Đến ngày thu hoạch, cả gia đình cùng nhau ra đồng gặt lúa. Những bông lúa chĩu nặng lấp lánh trong mắt người nông dân. Đem lúa về sân phơi, cả cánh đồng chỉ xòn lại những gốc rạ trơ trọi. Rồi người ta lại bận rộn làm đất, gieo mạ, cấy cày, mùa này nối tiếp mùa kia. Đã thành quy luật, cánh đồng lúa bận rộn quanh năm với con người.

Tôi yêu sao cánh đồng lúa quê mình, không chỉ là điểm tựa của bao gia đình nơi đây mà còn là khung cảnh đẹp nhất của vùng quê đơn sơ, giản dị. Nó dần trở thành biểu tượng quê hương trong trái tim mỗi người con quê tôi, để rồi khi xa quê vẫn bồi hồi, thổn thức:  

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.”

17 tháng 2 2017

Tham khảo nha bạn:

=> Tháng ba là tháng bắt đầu của mùa xuân. Vào đầu tháng ba, tiết trời mát mẻ và ấm áp. Ông mặt trời rọi những tia nắng vàng rực rỡ xuống mặt đất. Các loại cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc. Các loài hoa cũng đua nhau khoe sắc, tỏa hương vào mùa xuân. Vào những ngày xuân, em thường được ông bà, bố mẹ đưa đi chơi. Em rất thích khung cảnh mùa xuân, vì khung cảnh rất đẹp và thoáng đãng. Em yêu mùa xuân và luôn mong chờ mùa xuân đến với đất trời quê em.