K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2018
dàn ý tả dòng sông :

(1) Mở bài
– Dòng sông em định tả ở đâu, tên là gì?
(2) Thân bài
– Tả cảnh bao quát:
+ Con sông chảy qua tỉnh nào?
+ Toàn cảnh hai bên bờ sông là nhà của cư dân sinh sống. Hai bên bờ là những rặng cây xanh mát.
– Tả cảnh chi tiết:
+ Sáng sớm: Nước sông trong, có thể nhìn thấy hòn cuội ở ven bờ.
+ Trưa: Nước sông có màu đục nhờ nhờ, một vài thuyền câu cá giăng lưới (Các bác nông dân bắt cá để cải thiện bữa ăn). Nước triều cao, mặt sông nhấp nháy ánh mặt trời.

Dàn ý bài văn tả dòng sông quê em

+ Chiều tà: Mặt nước sông nhuộm màu vàng đất pha lẫn ánh vàng le lói của mặt trời sắp lặn. Hai bên bờ sông: nhà cửa lô nhô, thỉnh thoảng có một bến nước để bà con lấy nước, một vài người giặt quần áo, một hai chiếc xe bò kéo lấy cát ở bãi sông.
– Chiều tắt nắng, nước triều rút mạnh, đàn cò từ đâu bay đến, chúng đậu ở doi cát, đi lững thững bắt tép tôm.
– Nêu ích lợi của con sông:
+ Con sông đem lại khí hậu mát mẻ cho quê em.
+ Con sông là nguồn nước để tưới cho đồng ruộng, nuôi trồng thuỷ sản vùng nước ngọt.
(3) Kết luận
– Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về dòng sông quê hương.
– Em làm gì để giữ gìn cho con sông mãi đẹp và trong lành? (Bảo vệ môi trường sạch đẹp, tuyên truyền để người dân chung sức giữ gìn bãi sông, nước được sạch.)

26 tháng 7 2018

Gợi ý:

- Khi tả một cảnh sông nước chú ý trình tự miêu tả từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay tả một cảnh sông nước theo trình tự thời gian: từ sáng "trưa" chiều.

- Hãy sử dụng sự liên tưởng để làm cho cảnh vật gần gũi, sinh động hơn.

1. Mở bài: Giới thiệu bao quát:

- Con sông Sài Gòn quê em hiền hòa dang tay ôm thành phố vào lòng.

- Con sông này gắn bó với tuổi thơ em.

2. Thân bài: Tả dòng sông.

a) Buổi sớm:

- Mặt sông phẳng lặng, thấp thoáng trong sương.

- Bãi mía bên kia sông xanh mờ mờ.

- Dãy thuyền chài neo sát bờ le lói ánh lửa nấu cơm sớm.

- Tiếng người í ới, xôn xao chỗ bến đò ngang.

- Tiếng mái chèo khua nước lao xao.

- Nắng lên, mặt nước lấp lánh, dòng sông xanh biếc mang phù sa cuồn cuộn trôi xuôi theo dòng nước.

- Bầu trời xanh trong in bóng xuống mặt hồ.

- Khi có gió nhẹ thổi qua, mặt nước sông nhấp nhô gợn sóng.

- Hoạt động trên bến đò tấp nập, nhộn nhịp.

b) Buổi chiều:

- Người lớn, trẻ con ùa xuống sông tắm mát.

- Dòng sông như dang rộng vòng tay ôm tất cả vào lòng.

- Mặt trời chiều tỏa những tia nắng vàng nhè nhẹ xuống dòng sông.

- Chim chóc nô đùa, vỗ cánh hót vang.

- Trong ánh hoàng hôn, cảnh sông nước càng thêm thơ mộng.

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em:

- Dòng sông gắn bó thân thiết với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

- Dòng sông góp phần làm nên vẻ đẹp của quê hương.

6 tháng 3 2020

Quê tôi có dòng sông Hồng chảy qua. Nơi đây đã chôn giấu không biết bao nhiêu kỉ niệm của tôi thời bé dại. Đến khi lớn khôn, tôi vẫn chẳng thể nào quên được người bạn hùng vĩ ấy.

Từ trên cao nhìn xuống, dòng sông như một dải lụa đào vắt ngang đồng bằng Bắc Bộ. Nước sông đỏ như màu gạch non. Hai bên bờ, những bãi mía, nương dâu xanh mướt một màu. Bình thường, dòng sông luôn hiền hoà và lặng lẽ. Chính dòng sông ấy đã nuôi sống cả nhà tôi. Mẹ tôi là người lái đò trên sông đã bao năm mới cảm nhận được con sông, hiểu nó như người bạn. Nhà thơ Tế Hanh có viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Con sông của Tê Hanh thật là đẹp, nên thơ. Chính vì vậy mà nhà thơ rất yêu nó. Sông Hồng lại có một vẻ đẹp khác. Chúng tôi coi nó như một người bạn đã chia sẻ. Nhớ những buổi tắm sông, thấy vị phù sa mằn mặn, mát nồng, chúng tôi lại càng yêu sông hơn, cứ muốn vùng vẫy mãi trong làn nước mát. Sông Hồng đẹp lắm! Cùng một ngày, mà nó có đến ba màu khác nhau. Những màu sắc rất thật của thiên nhiên mà con người khó có thể tạo ra được. Buổi sáng nhờ mặt trời thân thiện chiếu vàng, dòng sông như được khoác thêm một chiếc áo choàng lung linh, dát bạc lên trên lớp áo đỏ gạch. Trưa đến, những hạt nắng thi nhau xuống tắm làm cho con sông ánh lên màu nắng vàng hoe. Chiều về, khi ánh mặt trời dần dần dịu lại, sông lại trở về lớp áo giản dị thường ngày, là nơi để trẻ con vui đùa, các bà mẹ vừa nói chuyện vừa giặt quần áo, cảnh sinh hoạt tấp nập, đông vui, thỉnh thoảng xen lẫn tiếng cười khanh khách của lũ trẻ. Buổi tối bên sông, tôi thường rủ các bạn thả đèn hoa. Dòng sông lúc này được ánh trăng chiếu vào, rực rỡ, lung linh kì ảo như khoác chiếc áo vàng lóng lánh. Chúng tôi chạy đến bờ sông, thả những chiếc đèn bằng giấy màu xuống. Đẹp quá! Sáng quá!

Sông Hồng thơ mộng là vậy nhưng khi mùa lũ lụt đến, nó thay đổi hẳn. Tôi còn nhớ như in cái lần ấy, khi tôi chạy ra vui đùa với con sông mà không biết mùa lũ đã tới. Tôi bỗng thấy nước sông sôi sùng sục, tung bọt đỏ ngầu, giận dữ cuồn cuộn chảy. Tôi sợ hãi chạy về hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Con sông bị phù phép rồi mẹ ạ! Nó hung dữ lắm, khắc hẳn mọi ngày!".

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi

Mẹ cười, xoa đầu tôi, nói rằng:

- Không phải đâu! Đó là lũ lụt! Khi mùa lũ hết, con sông sẽ hiền hoà như xưa.

Tôi đã hiểu rằng đó là hiện tượng thiên nhiên mà con sông lớn nào cũng có. Ngày ngày trôi qua, mùa lũ khép lại, con sông lại trở về như xưa, dòng nước phù sa đi tưới tắm cho bao miệt vườn cây trái. Tôi không còn sợ mỗi khi con sông "thay đổi" nữa, mà tôi cảm thấy tự hào vì đó là nét hùng vĩ của con sông quê tôi.

Cho đến bây giờ, sông vẫn là người bạn vô cùng thân thiết của tôi. Sông gắn bó với tuổi thơ tôi và cả khi tôi trưởng thành. Mỗi lần về thăm quê, tôi lại cùng bọn trẻ thả đèn giấy trôi sông. Mặt sông lại ánh lên như chào mừng tôi trở về với mảnh đất quê hương yêu dấu.

15. Văn mẫu lớp 5 tả dòng sông mẫu 14

"Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà. Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi… ". Đó là lời một bài hát rất hay. Đúng vậy quê hương em cũng có một dòng sông hiền hoà và thơ mộng. Mỗi khi nhắc đến con sông quê hương, lòng em lại xốn xang một tình yêu quê hương tha thiết.

Con sông như một dải lụa trắng mềm mại vắt qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đổ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Những buổi trưa hè nắng đổ xuống mặt sông lấp loá. Dòng sông lúc đó như một tấm gương dài phẳng lặng soi bóng mây trời. Trên mặt sông, một vài chiếc thuyền lá tre tí hon bồng bềnh trôi đi mãi theo dòng nước trong xanh. Thỉnh thoảng lại có một chú bói cá lông xanh biếc hay một chú cò trắng như vôi đậu trên cành tre, mắt lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Có những trưa, lũ trẻ chúng tôi rủ nhau ra sông tắm. Chúng tôi bơi lội, quẫy tòm tõm làm nước bắn tung toé khiến lũ chim cũng phải thảng thốt giật mình, vỗ cánh bay đi.

Sông như người mẹ hiền ôm ấp, vuốt ve những đứa trẻ chúng tôi. Sông còn như người bạn tâm tình của tôi. Mỗi buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống mặt sông lại nhuốm màu hồng rực. Đây đó, dưới lòng sông lại vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả một khúc sông.

Buổi tối, khi ông trăng tròn vắt ngang qua ngọn tre, soi bóng xuống mặt sông lấp lánh. Mặt sông lại lung linh như được dát vàng, dát bạc. Thật là đẹp!

Con sông quê hương từ bao đời nay gắn bó với mỗi người dân quê em. Sông mang dòng nước ngọt lành làm xanh mát những ruộng lúa, hàng cây và làm cho quê hương em thêm giàu đẹp. Em mong ước con sông quê em vẫn mãi giữ được vẻ đẹp như ngày nào. Để sau này, khi em lớn lên, hình ảnh con sông quê yêu dấu, đẹp đẽ còn in mãi trong tâm trí em.

Học tốt

6 tháng 3 2020

Bạn tả sai và còn chép mạng nữa!

31 tháng 1 2018

Ngoài mẹ, bố là người gần gũi với em nhất.

Bố rất yêu em. Bố đi làm cả ngày ở nhà máy, tối mới về đến nhà. Cơm nước xong là bố kèm em học. Bố coi sóc bài vở của em rất tỉ mỉ. Bố dạy cho em từng cách viết để trình bày bài làm ở nhà. Bố giảng giải cho em từng bài toán khó, dạy từng câu văn. Nhờ có bố, em học hành tiến bộ và đạt nhiều điểm chín, điểm mười hơn. Nhận thấy em tiến bộ, cả bố và mẹ đều vui. Vào ngày nghỉ, khi emhọc bài và làm xong việc, bố dạy em cách câu cá hoặc tự làm đồ chơi. Bố lúc nào cũng âu yếm và chăm lo cho em từng li từng tí. Em rất tự hào về bố, người đã dạy dỗ em rất chu đáo, đầy tình yêu thương.

Em hứa sẽ cố gắng học tập thật giỏi để bố mẹ vui lòng.

31 tháng 1 2018

Nè bn Nguyễn Văn Hưởng bn gạch chân những phó từ được dùng trong đoạn văn chưa

30 tháng 3 2019

                                                                 Bài làm :

Trường học là mái nhà thứ hai của em. Ngôi trường rất rộng, có hai tòa nhà ba tầng được xây theo hình chữ L. Tường trường được sơn màu vàng chanh ấm áp. Trường có hai sân chơi, cũng là sân để chúng em tập thể thao và tập trung, luôn tràn ngập bóng mát bởi những cây bàng, cây phượng to lớn.

Giữa sân trường là cột cờ với lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió. Trước các lớp học có những bồn hoa nhỏ, trong đó chúng em trồng rất nhiều hoa: có hoa mười giờ, hoa hồng, hoa xuyến chi… tô điểm thêm cho không gian. Mỗi lớp đều được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ phục vụ cho việc học tập của chúng em.

Trường em còn có phòng Truyền thống để trưng bày thành tích của nhà trường và hình ảnh các hoạt động tập thể ngoại khóa cùng tên những thầy cô là giáo viên ưu tú. Ngôi trường còn có một thư viện để chúng em đọc sách mở mang kiến thức với rất nhiều loại sách khác nhau. Em rất yêu ngôi trường của em bởi đây là nơi dạy cho em những bài học quý giá để nên người.

4 tháng 4 2018

Năm nào cũng thế, cứ mỗi dịp Tết đến, mẹ lại cho tôi tới chợ để sắm Tết. Những ngày này, chợ Tết bao giờ cũng rất đông vui , náo nhiệt. Nhưng chợ Tết năm nay để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất

Sáng sớm, hai mẹ con tôi đã đến chợ. Phía đông, mặt trời còn ngái ngủ sau lớp mây hồng phơn phớt. Vậy mà, chợ đã khá đông rồi. Có lẽ ai cũng muốn nhanh chân lựa những món hàng còn mới. Từng tốp, từng tốp người quang gánh kĩu kịt, tíu tít đổ về chợ. Tiếng trò chuyện râm ran khiến cả khu chợ ồn ào, náo nhiệt khác với ngày thường. Ngay lối vào chợ là hàng bán lá dong. Lá dong được xếp thành từng đống lớn gọn ghẽ, xanh mươn mướt. Cạnh đó là những bó ống dang để chẻ lạt, gói bánh chưng. Kế đó là dãy bán măng khô, nấm hương, mộc nhĩ,… và các loại cây thuốc quý như cam thảo, sa nhân, hồi, quế – những đặc sản mang hương vị của núi rừng. Các cô bán hàng, giọng ngọt như đường, đon đả chào mời khách mua hàng. Bên trái chợ là khu bán hoa quả. Những quả chuối vàng ruộm, mập mạp, đều đặn trông như những ngón tay đang khum khum xoè ra. Quả bưởi to, tròn màu nắng ấm, còn nguyen cuống lá xanh. Những rổ cam ngọt lành, quả hồng xiêm màu nâu xám. Còn nữa là chùm nho tím với những quả treo lúc lỉu, mọng nước… Tất cả đều được cô bán hàng sắp xếp nhìn thật vui mắt. Chếch sang một chút là nơi bán rau, đủ các loại cây nhà lá vườn. Củ su hào còn nguyên phấn trắng, cải bẹ mỡ màng. Cà chua đỏ ối, chín căng mọng xếp vào từng giỏ lớn cạnh những bó hành dọc xanh, củ trắng nõn nà. Tất cả đều tươi xanh roi rói. Đi tiến lên chút nữa là quầy bán bánh kẹo. Những hộp mứt, hộp kẹo, bánh được trang trí với nhiều hình dạng và màu sắc sặc sỡ trông thật bắt mắt. Những thỏi kẹo sôcôla hay những gói bánh trứng càng vì thế mà ngon lành hơn. Những lon bia, chai rượu cũng được tô điểm mới lạ, đẹp hơn mọi ngày. Mẹ tôi vào lựa hai chai rượu một gói bánh về chuẩn bị thắp hương. Bước ra khỏi quầy bánh kẹo, tôi và mẹ đến xem quần áo tại một cửa hàng đối diện. Những tấm thổ cẩm, những tấm vải dệt rực rỗ sắc màu làm tôi hoa cả mắtKẻ mua, người bán ồn ào, tấp nập. Mấy cô gái trẻ ướm thử những thứ mình định mua rồi quay ra nhìn nhau cười khúc khích. Mẹ chọn cho tôi và Đạt mỗi đứa một bộ để diện đi chơi Tết. Chen giữa dòng người, hai mẹ con tôi như bị cuốn đi trong nhuẽng tiếng chào mời tíu tít. Luồn lách mãi mới đến được hàng hoa. Vươn lên tán lá dày, xanh mát là hàng chục bông hồng đua nhau toả hương khoe sắc. Chúng khoác lên mmình bộ dạ hội đỏ thắm, cao sang cùng những viên kim cương điểm xuyết cho tà áo rực rỡ. Cạnh đó là những bông cúc gắn liền với mùa thu trong sáng, dịu êm. Những bông hoa vàng tươi, kiêu hãnh chao nghiêng theo làn gió nhẹ khoe những cánh vàng e ấp, mịn màng. Chúng như mời gọi các nàng ong, nàng bướm tụ hội. A, kia rồi! Cây bích đào duyên dáng với hàng ngàn, hàng vạn chồi non, lộc biếc như vô vàn những ánh nến lấp lánh ẩn hiện dưới nắng sớm. Nép sau tà áo xanh mơn mởn, những cánh hoa phơn phớt hồng đầu tiên đã hé nở, chào đón Tết đến. Cạnh đó là nơi bán đèn lồng. Những chiếc đèn lồng đỏ rực rỡ để trang trí nhà cửa, cầu cho mọi nguời năm mới tốt lành.

Chợ Tết năm nay còn bán cả cá cảnh. Những chú cá vàng, cá đen múa lượn, khoe vẻ kiều diễm của mình trong làn nước trong lành. Gần cuối chợ là nơi bán gia súc. Những chú lợn con bị nhốt trong rọ, nghếch mõm ngó người mua. Đàn gà nhép lông mượt như tơ, liếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói chân thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi kêu“cạc… cạc” ầm ĩ. Chị mái mơ “cục ta… cục tác” hồi lâu khi bị lạc đàn. Rồi anh chàng lợn tinh vi cũng hùa theo“ụt…ịt”. Tất cả làm khu chợ càng trở nên huyên náo. Ôi, nhanh thật! Vậy là đã đến cửa hàng cuối cùng của chợ. Đó là hàng bán câu đối và tranh Tết. Trên những dải lụa đỏ thắm, mềm mại là những vần thơ bay bướm mà thấu tình người. Những bức tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng được người dân nơi tôi rất thích thú. Người ta mua chúng về để nhà cửa thêm đẹp và sang trọng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng. Quả là một thú vui tao nhã. Giờ đây, chợ đã đông nghìn nghịt và hai mẹ con tôi cũng đã xem xong hết các mặt hàng. Tôi và mẹ nhanh chân rảo bước về nhà với chiếc làn nặng trĩu đồ đạc. Chợ Tết năm nay vui quá!

Niềm vui ở chợ Tết theo bước chân mẹ con tôi đến tận nhà. Tôi mong rằng chợ Tết năm sau mình sẽ được ngắm nhìn nhiều điều mới lạ hơn nữa.

mik 

4 tháng 4 2018

Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.
Chợ làng em vẫn họp giữa trời. Trên bãi đất trông chỉ lơ thơ vài dãy lều tranh của những bà bán hàng khô, hàng tạp hoá, còn đa số các hàng khác đều bày luôn trên mặt đất. Chẳng ai bảo ai mà người ta cũng ngồi thành từng dãy, từng hàng. Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,... thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Vậy mà bà bán hàng vẫn tươi cười trò chuyện và lấy hết thứ này đến thứ nọ cho khách chọn, bao giờ người mua vừa ý mới thôi!

Đằng sau dãy hàng bách hoá là dãy hàng gạo. Người ta gánh về đầy đủ các loại gạo nếp, gạo tẻ, ngô, đỗ, kê, vừng,... Các bà, các cô vẫn quen mua thứ này bằng cách đong từng bơ nên cả dãy hàng cứ như một đội múa đang tập mỗi một động tác quay tay vậy. Chỉ có mấy bà buôn chuyến là tỏ ra nhàn nhã vì đã có cái cân trong tay rồi.
         
Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.
         
Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranh. Làng Đông Hồ nổi tiếng chỉ cách làng em vài cây số. Bây giờ chưa phải là chợ Tết, nhưng tranh ảnh vẫn được bày bán rất nhiều. Hai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.
         
Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

1 tháng 4 2020

cái nài dài lắm ko copy thì e là .....

Sông nước Cà mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh thiên nhiên sông nước. Nếu như trong Sông nước Cà mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đọc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng cực nam Tổ quốc thì với Vượt thác, Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn thuộc miền Trung bộ đến thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.

Miêu tả cảnh thiên nhiên ở hai vùng đất khác nhau, nhưng đều giống nhau ở nơi sông nước. Không biết “vô tình” hay “hữu ý” mà hai nhà văn đều chọn vị trí quan sát, từ điểm nhìn trên con thuyền theo cuộc hành trình để tả cảnh và tả người. Có lẽ không còn vị trí nào “tối ưu” hơn nữa. Cũng nhờ vị trí này mà các nhà văn đã hoàn chỉnh được bức tranh phong cảnh thiên nhiên mang những nét đặc sắc riêng của mình.

Cảnh Sông nước Cà mau lần lượt hiện lên theo con thuyền xuôi trên sông. Nhà văn đã nhập vai người kể chuyện, xưng “tôi” là chú bé An trong Đất rừng phương Nam miêu tả cảnh quan một vùng rộng lớn theo một trình tự tự nhiên, hợp lí. Chính vì vậy những hình ảnh trong bài văn được hiện lên trong khuôn hình một cuốn phim, lúc lướt nhanh, lúc chậm lại, có đoạn đặc tả cận cảnh, có chỗ lùi xa bao quát toàn cảnh.

Bức tranh đến với người đọc bằng ấn tượng về một vùng không gian rộng lớn mênh mang với sông, ngòi, kênh, rạch bủa giăng chi chít như mạng nhện, và tất cả đều được bao trùm trong màu xanh của trời của nước và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và của gió Trên trời thì xanh... không ngớt vọng về trong hơi gió muối.... Màu xanh đã là màu chủ đạo của bức tranh rất ấn tượng. Và để cho cảnh thêm sống động, in dấu riêng về vùng cực nam Tố quốc hoang dã, phong phú này, tác giả đã đưa vào bài những đoạn thuyết minh, giải thích thật thú vị về địa danh, về cách đặt tên các dòng sông, dòng kênh: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba khía... Tên gọi không phải bằng những danh từ hoa mĩ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên. Điều này đã đẹm đến cho người đọc nhiều hiểu biết mới lạ và nhiều hứng thú.

Bức tranh còn được rạng rỡ và sống động hơn bởi sự ồn ào đông vui tấp nập, muôn màu muôn vẻ của chợ Năm Căn. Chợ mang nét đẹp riêng: vừa trù phú vừa độc đáo. Biện pháp liệt kê sử dụng rất hiệu quả, 12 chữ “những” trong đoạn văn đã gây ấn tượng về sự trù phú. Độc đáo hơn là chợ họp cả ban đêm ngay trên sông nước với những nhà bè như những phố nổi và những con thuyển bán hàng len lỏi mọi nơi, có thế mua mọi thứ mà không cần bước ra khỏi thuyền. Rồi sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc: người Hoa, Miên, người Chà Châu Giang... Rồi đến các món ăn đặc biệt trên thuyền mang hương vị cổ truyền của dân tộc xen với hương vị nước ngoài. Thật đậm đà và thú vị.!

Thiên nhiên trong Vượt thác có thể coi như là một cuốn phim quay chậm vởi sự đổi thay của nó qua từng vùng khi con thuyền đi qua. Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong Vượt thác có những đường nét, âm thanh có phần mạnh mẽ, khẩn trương hơn bức tranh thiên nhiên trong Sông nước Cà mau bởi đây là cuộc vượt sông Thu Bồn với nhiều thác dữ chứ không phải cuộc du ngoạn xuôi dòng đến với chợ Năm Căn.

Cảnh thiên nhiên sông nước đã thay đổi theo con mắt nhìn cửa tác giả qua ba chặng. Con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Đoạn ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hoà thơ mộng, thuyền bè tấp nập. Quang cảnh hai bên bờ thật rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn, sắp đến đoạn có nhiều ghềnh thác thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng lẽ nhìn xuống nước, rồi núi cao đột ngột hiện ra như chắn ngay trước mặt. ở đoạn sông có nhiều thác dữ, tác giả chỉ tả một hình ảnh về dòng nước: Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn, nhưng sự hiểm trở và dữ dội của dòng sông vẫn hiện lên khá rõ qua việc miêu tả những động tác dũng mãnh của dượng Hương Thư và mọi người khi chống thuyền vượt thác, ở đoạn cuối dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao, nhưng dường như đã bớt hiểm trở, và đột ngột mở ra một vùng ruộng đồng khá bằng phẳng như để chào đón con người sau cuộc vượt thác trở về với chiến thắng.

Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đó lả sự thống nhất cao độ giữa tả và kể với hai biện pháp nghệ thuật - so sánh và nhân hoá. Nổi bật nhất, đặc sắc nhất là hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thụ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn. Ở đoạn đầu, khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến khúc sông có nhiều ghềnh thác thì phong cảnh hai bên bờ cũng đổi khác: Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước, vừa như báo trước một khúc sông dữ hiểm, vừa như mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. Còn ở đoạn cuối, hình ảnh những chòm cổ thụ lại hiện ra trên bờ khi con thuyền đã vượt qua nhiều thác dữ, thì lại mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vẫy tay hô đám con cháu tiến về phía trước. Hình ảnh so sánh ở đây vừa thích hợp với tương quan giữa những cây to với những bụi cây lúp xúp xung quanh lại vừa biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được nhiều thác ghềnh nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. Cùng là những chòm cây cố thụ, cùng là so sánh với con người nhưng ở mỗi cách ví đã biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới, góp phần tô đậm cho bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung rất thú vị.

Văn chương hay thật! Càng học, càng đọc thì vốn hiếu biết về đất nước và con người càng phong phú. Chỉ có hai bài văn tả về cảnh sông nước đã có hai “bức tranh” thiên nhiên với vẻ đẹp đặc sắc riêng: một vùng miền Trung vừa thơ mộng vừa dữ dội, khác nhiều so với thiên nhiên vùng mũi Cà Mau rộng lớn, hùng vĩ đầy sức sống hoang dã. Và mỗi vùng đất, mỗi con sông trên lãnh thố nước ta đều là những bức tranh “tuyệt đẹp” đang vẫy gọi chúng ta.

22 tháng 2 2018

Đất nước Việt Nam một dải đất chữ S kéo dài từ Bắc vào Nam, dải đất ấy tuy nhỏ nhưng nhân dân ta đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, đối mặt với biết bao nhiêu là loại giặc để bảo vệ và xây dựng. Nhân dân ta luôn giữ một tinh thần đoàn kết, một đạo lí “Lá lành đùm lá rách” tốt đẹp. Hàng năm dài đất ấy cũng phải chịu biết bao nhiêu trận bão, biết mấy mươi thiên tai lũ lụt, đặc biệt là phần đất miền trung. Ngày hôm qua trên truyền hình những hình ảnh của trận bão thế kỉ đổ xuống miền Trung khiến cho em cũng như biết bao con người trên đất nước này xót thương.

Trên khắp khu phố, khắp mảnh đất, lối xóm, đường làng nước ngập tràn. Cả một dải đất miền trung bị ngập trong nước. Những con cá chết nổi lên, nước đục ngầu như mắt người nào có ác ý. Dòng nước chảy sóng ào ào như biển khơi. Trong dòng nước lũ ấy những giọt mưa rơi xuống như góp thêm lượng nước để dâng cao để hòng nhấn chìm cả con người lẫn súc vật vào biển nước. Gió quất cây nhãn, tạt bụi chuối, gió ào ào trên những rặng phi lao rồi lại đẩy cành tre ngã xuống.

Xưa người ta nuôi gà nuôi vịt ở dưới đất nay gà vịt được đưa lên tận mái nhà để nuôi. Những ngôi nhà mái ngói ngập đến tận mái, những người con phải trèo lên trên mái ấy mặc cho gió quất mặt, kệ cho mưa rát lưng vẫn còn hơn là chết chìm ở dưới. Tiếng trẻ con khóc thét trong mưa bão, chúng được đưa vào những cái thúng nhỏ che chắn để khỏi mưa gió. Những người lớn hơn thì phải bơi đi bơi lại để kiếm đồ ăn cho cả gia đình. Những chuồng bò nước ngập gần đến mái, những con bò ngập hết thân mình, chỉ còn mỗi khuôn mặt cố ngẩng lên trên mặt nước. Nhưng liệu rằng nó có thể chống cự được bao lâu, đôi mắt nó ướt lệ muốn lồng lên cũng chẳng được chỉ biết đứng chôn chân chờ chết.

Trong cơn bão lũ ấy, có biết bao nhiêu người bị gió thổi rơi xuống nước, biết bao nhiêu sinh linh bị bão lũ cuốn trôi, người thì chết, người thì chẳng thấy xác đâu. Trận bão ấy đi qua không chỉ thiệt hại về của cải của con người mà thiệt hại về cả tính mạng. Cùng là dân trong một nước chẳng ai không xót thương động lòng trước sự khốn khổ ấy

22 tháng 2 2018

Những ngày tháng bảy âm lịch đối với người dân quê em là khoảng thời gian đầy lo âu, phiền muộn. Bởi đó là thời gian mà hầu như năm nào cũng có thiên lai, lũ lụt. Những con thuyền nằm mòn mỏi ở bờ, những già đình trông ngóng tin tức người thân, những con lợn, con gà lũ lượt bị cuốn trôi theo dòng nước. “Tin bão khẩn cấp! Cơn bão số 10”. Những thông báo phát ra từ ti-vi không những không làm an lòng cho người dân mà lại làm cho những thân hình nhỏ bé của con người vùng biển liên tục thổn thức, ngóng nhìn ra biển – nơi bão tiến vào. Còn khoảng hơn chục hải lý nữa thì bão mới vào bờ, những bầu trời đã xám xịt, nước biển cũng nhuốm một màu tối tăm, ảm đạm. Từng cơn gió cứ rít lên qua khe cửa, quật tung những chiếc thùng xốp ướp cá của gia đình, làm chúng bay tung tóe. Chuồng gà đã được kê cao đến gần nóc nhà, những con lợn cũng tranh thủ đưa lên độ cao có thế. Để như thế thôi chứ biết rằng mỗi lần bão về là mất trắng, chẳng con vật nào có thể tồn tại sau những cơ bão cay nghiệt ấy. Mẹ đi tới đi lui, hết chạy ra sau chằng chống cái cửa thì chạy lên xã nghe ngóng tin tức anh hai đang trú bão ở Philippines không biết thế nào. Nhà được các chú bộ đội chằng chống từ hôm trước, cát được cho vào bao để đặt trên mái nhà, dây thừng buộc bốn góc đóng vào cọc sâu, thuyền thúng được mang lên buộc vào vách nhà kỹ lượng, đồ đạc, quần áo được cho vào bao sẵn để khi có lệnh sơ tán là khuân đồ mang lên ủy ban xã ngay. Em chỉ có mỗi một chiếc bọ ny lông đựng sách vở nên lúc nào cũng mang theo bên cạnh, không dám buông ra vì lo rằng nếu ướt sẽ chẳng còn thứ gì để học, mẹ phải tốn thêm khoản tiền thiệt hại sau bão. Rồi bão cũng đến, gió giật phăng mọi thứ, nhìn qua khe cữa trong ủy ban mà mọi người đều không giấu nỗi tiếng thở dài. Ai cũng lo lắng, ai cũng buồn rầu: “Thế này thì mất thât!”, “Thôi mất, mất cả rồi”, “Trời ơi vốn liếng biết bao nhiêu năm trời!”, “Trời ơi rồi biết sống sao đây hở trời!”. Những lời than vãn trách cứ đất trời liên tục vang lên kèm theo đó là những dòng nước mắt kèm nhèm lau vội. Người này động viên an ủi người kia, người mất ít ôm vai người mất nhiều, người trẻ làm chỗ tựa đầu cho người cao tuổi… cứ thế, mọi người nương tựa nhau vượt qua nỗi đau trước giông gió của cơ bão lòng. Bão tan rồi nhưng nước dâng cao, nhà cửa đâu đâu cũng chìm trong biển nước. Đứng từ ủy ban xã, em có thể nhìn thấy căn nhà của mình chìm trong biển nước. May là những con lợn con đặt trong thau còn nổi bồng bềnh không thì mất trắng. Đoàn cứu trợ từ khắp nơi đổ về với khẩu hiệu thân thuôc “Vì miền Trung ruột thịt”. Những gói mì được chia nhau, những bịch cháo ăn liền cũng được phân phát, những chiếc chăn được trao cho những cụ già và em nhỏ… mọi người đồng lòng giúp đỡ người dân quê em vượt qua cơ khốn đốn trong những ngày giông bão. Bão tan, nước cũng rút, mọi người trở về nhà để bắt đầu khắc phục sau bão. Nhà cửa tan hoang, vườn rau, con gà cũng trôi theo cơn lũ dữ. Những chú bộ đội xắn tay áo giúp đỡ người dân dựng lại cửa nhà, dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng mọi người đều thở phào vì người nhà vẫn được bình yên. Cơ bão này không to như những cơn bão trước đó, thế những cũng đủ khiến mọi người trở nên khốn đốn vô cùng. Đó là do thiên nhiên, là do khí hậu. Nhưng bản thân chúng em được học đó là cơ thịnh nộ của môi trường. Có lẽ em sẽ phải cố gắng nhiều hơn, để giúp đỡ gia đình, giúp đỡ người dân quê mình không còn phải khổ cực trước những cơ giông tố.

 

19 tháng 2 2019

Cuối mùa sen vẫn còn hoa
Trắng trong tinh khiết như là nữ nhi
Gió ghen cởi yếm xuân thì
Làn hương e ấp thơm khuy lỏng cài…
(Sen Trắng – Nguyễn Trọng Tạo)

_____________________________

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhuỵ vàng
Nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
(Ca dao Việt Nam)

_________________________________

Thân chị như cánh hoa sen,
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.
Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn,
Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!
(Ca dao Việt Nam)

______________________________________

HOA SEN

Kiều trang phơi phới gót thanh tao
Đưa đón thời duyên mặc lý đào
Nhụy một khuôn vàng gương náu bụi
Cánh ba tầng ngọc tháp vươn cao

_________________________________

SEN TRẮNG

Không thấy người hái sen
Chèo thuyền trong nắng sớm
Đầy một hào sen trắng
Thơm nức buổi chiều êm

Tôi về thành phố cổ
Sau nhiều ngày cách xa
Gặp mùa sen trắng nở
Trong hương hè hôm qua

Phải người không hở Huế?
Đất ấy và hoa này
Dẫu chưa lời tâm sự
Đã nghe vần thơ say

Nhà ai bên thành nội?
Muốn sang phải qua hào
Băng ngang mùa sen trắng
Gặp một trời thanh cao

Sen đi vào chiêm bao
Trắng tinh chiều hương lạ
Đất cố đô, mùa hạ
Sông hoá làn nhung rêu
(Xuân Hoàng)

Lòng kia vẫn thẳng dù vương vít
Hương ấy càng xa lại ngạt ngào
Biết mặt gió xuân từ mấy độ
Mà hoa quân tử ý chưa trao
(Vũ Hoàng Chương)

_________________________________

1 tháng 4 2020

Vượt thác

Sông nước Cà Mau

Cảnh thiên nhiên

Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.

Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.

Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.

Kênh rạch chằng chịt.

Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.

Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.

Nghệ thuật miêu tả

Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.

Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.

Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.

Lời kể theo ngôi thứ nhất.

Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.