K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Tía nuôi khuyên An "không nên giết ong" vì tía nuôi muốn các con ứng xử tốt với tự nhiên, đồng thời ông cũng đã có biện pháp đơn giản để đuổi ong đi.

7 tháng 5 2023

      Tía nuôi khuyên An "không nên giết ong" vì tía nuôi muốn các con ứng xử tốt với tự nhiên. Đồng thời ông cũng có cách khác để đuổi ong đi, nhằm tránh gây nguy hiểm cho An vì cậu chưa có cách xử lí hợp lí.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau có tác dụng cho thấy không có nơi nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Lời đối thoại giúp cho câu chuyện chân thật và gần gũi hơn.

- Thể hiện màu sắc Nam Bộ chân thật trong tác phẩm

7 tháng 5 2023

- Lời đối thoại giúp cho câu chuyện chân thật và gần gũi hơn.

- Thể hiện màu sắc Nam Bộ chân thật trong tác phẩm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của má nuôi An.

14 tháng 3 2023

Một số ý chính.

- Dẫn dắt vấn đề vào bài làm:

Mẫu: Một trong những cái đẹp của đạo đức trong cuộc đời chính là  "sự hi sinh". Vậy theo bạn, hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng, nên hay không?.

- Phân tích vấn đề:

+ Giải thích:

-> lợi ích cá nhân: quyền lợi được hưởng thành quả mình làm ra.

-> lợi ích cộng đồng: cái lợi chung mà mọi người hướng đến, ai ai cũng được hưởng.

+ Biểu hiện:

-> hi sinh chút thời gian vui chơi của mình để giúp đỡ ai đó trong cộng đồng, có lợi cho tất cả mọi người.

-> bản thân không ngại khó khăn, gian nan hơn để giúp người nào đó trong nhóm mình bận việc cá nhân bất đắc dĩ.

- >...

- Lợi ích:

+ Rèn luyện cho bản thân tinh thần trách nhiệm cao.

+ Tâm hồn rộng mở hơn, đạo đức càng cao và đẹp hơn.

+ Được mọi người yêu mến.

+ ....

- Mở rộng:

+ đôi khi, quá hi sinh lợi ích của mình là "không quá tốt":

-> bởi khi ấy ta sẽ mệt mỏi về sức khỏe và tinh thần của mình, dễ bị lợi dụng.

+ nên biết xem khi nào mình cần hi sinh lợi ích của mình và khi nào không cần.

-> xem xét việc mình hi sinh có ảnh hưởng như thế nào đến mình và ý nghĩa của việc đó ra sao.

-> xem thái độ của người được giúp.

 ->....

- Liên hệ bản thân, suy nghĩ của mình:

+ khái quát thêm ý tưởng của bạn nhé.

- Tổng kết:

+ Nên biết hi sinh lợi ích của mình vì lợi ích cộng đồng một cách đúng đắn, phù hợp.

+ Cần xem xét khi nào hi sinh và khi nào không cần hi sinh.

+ Ngược lại, cũng không nên quá ích kỉ.

 + ...

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các...
Đọc tiếp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :

- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

- /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

- /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Vì sao ? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì ?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau :

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận : Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ? 

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp ? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không ? Vì sao ?

Ta thường nghe : Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?

- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

1
15 tháng 3 2017

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

    + Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích

    + Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

    + Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

    + Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước

- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành

19 tháng 3 2018

Chọn đáp án: B → Tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần...
Đọc tiếp

Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mở, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành hình bậc thang dài xuống bến. Tôi bước theo ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu” Ché… ét, ché… ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói “Thằng bé của anh nó lên đấy!”. - Vào đây, An! - Tía nuôi tôi gọi. Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gộc cây. Trước mặt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên cạnh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau. - Ngồi xuống đây chú em. - Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu túi). Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời má nuôi tôi đã tả. Lạu còn thắt cái xanh- tuya- rông nữa chứ! (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam) Câu 1: Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện ? Kể theo ngôi kể đó có tác dụng gì Câu 2 : Nêu nội dung đoạn trính Câu 3 : nhận vật chú võ tòng hiện lên qua đoạn trính là người như thế nào Câu 4 : chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong đoạn trính Giúp vs e

1
12 tháng 4 2023

1. Ngôi thứ nhất. Tác giả là người kể chuyện. Kể theo ngôi kể đó giúp cho các nhân vật được bộc lộ rõ hơn cảm xúc, hành động chân thật hơn.

2. Đoạn trích nói về cuộc sống con người vùng đất Cà Mau.

3. Nhân vật hiện lên qua đoạn trích là người có vẻ ngoài phong trần, khỏe mạnh và uy nghiêm

4. BPTT: Liệt kê, So sánh

Tác dụng: Giúp đoạn văn giàu hình ảnh, giàu sức gợi

Giúp cho hình ảnh cuộc sống và con người nơi đây được tô đậm rõ nét