K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 6 2019

Đáp án: C

1 tháng 1 2019

- Chế độ nhiệt:

   + Hà Nội có nền nhiệt độ thấp hơn ở TP. Hồ Chí Minh (nhiệt độ trung bình năm 23,5oC so với 27,1oC).

   + Hà Nội có 3 tháng (12, 1 và 2) có nhiệt độ xuống dưới 20oC, thậm chí có 2 tháng nhiệt độ xuống dưới 18oC.

   + Hà Nội có 4 tháng (6, 7, 8, 9) nhiệt độ cao hơn ở TP. Hồ Chí Minh.

   + TP. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25,7oC.

   + Biên độ nhiệt độ ở Hà Nội cao, tới 12,5oC. Biên độ nhiệt độ ở TP. Hổ Chí Minh thấp chỉ 3,1oC.

- Chế độ mưa:

   + Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có mưa nhiều trong các tháng từ 5 - 10.

   + Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có lượng mưa ít vào các tháng 11 – 4, nhưng lượng mưa trong các tháng này ở Hà Nội lớn hơn.

- Sự biến đổi nhiệt theo vĩ độ:

   + Càng về phía Nam, nhiệt độ trung bình năm càng lớn, biên độ nhiệt càng giảm.

   + Nhiệt độ tháng lạnh ở phía Nam cao hơn nhiều so với phía Bắc.

16 tháng 7 2018

Đáp án C

TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội do gió mùa Tây Nam và gió tây nam đều gây mưa lớn.

11 tháng 2 2018

Đáp án A

Lượng mưa ở Huế cao hơn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh do ở Huế chịu tác động mạnh của các nhân tố bão, áp thấp nhiệt đới; gió mùa Đông Bắc, dải hội tụ nhiệt đới.

14 tháng 10 2019

Dựa vào bảng số liệu đã cho và áp dụng công thức tính

- Biên độ nhiệt độ tuyệt đối = Nhiệt độ tối cao tuyệt đối - Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối

- Biên độ nhiệt độ trung bình năm = Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất - Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất

=> Biên độ nhiệt độ tuyệt đối của Hà Nội = 42,8 - 2,7 = 40,10C

Biên độ nhiệt độ trung bình năm = 28,9 - 16,4 = 12,50C

=> Biên độ nhiệt độ tuyệt đối và biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội lần lượt là 40,10C và 12,50C => Chọn đáp án B

30 tháng 4 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho và công thức tính biên độ nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ trung bình tháng cao nhất - nhiệt độ trung bình tháng thâp nhất

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội = 28,90C - 16,40C = 12,50C

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của TP. Hồ Chí Minh = 28,90C - 25,70C = 3,20C => Chọn đáp án A

25 tháng 2 2018

Chọn: A.

Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội ( 28 , 9 ° C ) cao hơn TP. Hồ Chí Minh ( 27 , 1 ° C ).

1 tháng 6 2018

Thành phố Hồ Chí Minh có phân hóa mùa mưa khô rõ rệt với mùa mưa từ tháng 5- tháng 10, lượng mưa hầu hết trên 200mm/tháng , mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa hầu hết dưới 50mm/tháng.

Thành phố Hồ Chí Minh có biên độ nhiệt năm nhỏ (2-30C), tháng mưa cực đại vào tháng 9 và không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C => Chọn đáp án B

12 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

8 tháng 1 2017

Chọn: D.

Do vị trí và ảnh hưởng của các khối khí nên biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội lớn (12,5oC) cao hơn ở TP.Hồ Chí Minh ( 3 , 1 0 C ).