K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2017

So sánh hai đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Lê Hữu Trác) với “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Phạm Đình Hổ)

* Giống nhau: Đều phán ánh hiện thực cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh

* Khác nhau:

- Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ

    + Phản ánh sự nhũng nhiễu của quan lại đối với nhân dân

    + Các sự kiện được kể một cách tản mạn, ghép nối

    + Thể hiện thái độ phê phán gay gắt của tác giả đối với Chúa và quan lại

- Vào phủ chúa Trịnh – Lê Hữu Trác

    + Ghi chép sự việc theo trình tự thời gian một cách tỉ mỉ và trung thực

    + Thể hiện thái độ phê phán một cách kín đáo

    + Thể hiện thái độ dửng dưng, coi thường vinh hóa phú quý và tấm lòng y đức của Lê Hữu Trác

18 tháng 4 2018

1. Phân tích đề

- Đề này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Yêu cầu về hình thức: Đây thuộc dạng bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng lấy chủ yếu từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".

b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:

- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

   + Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

   + Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.

- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

 

Ví dụ: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

18 tháng 12 2018

1. Phân tích đề

- Đề này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Yêu cầu về hình thức: Đây thuộc dạng bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng lấy chủ yếu từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".

b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:

- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

   + Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

   + Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.

- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

Ví dụ: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

7 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).

Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.

“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.

10 tháng 1 2017

Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:

“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Đáp án cần chọn là: C

1 tháng 7 2017

- Nguyễn Dữ bác bỏ ý kiến “Cứng quá thì gãy”

- Nguyễn Đình Thi bác bỏ những ý kiến không chính xác về thơ

 

* Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có nét khác nhau:

- Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ ý kiến sai lầm. Cách lập luận bác bỏ của đoạn văn

+ Nêu ý kiến sai lầm: “ Cứng quá thì gãy”

+ Dùng lí lẽ để bác bỏ “Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được... chịu đổi cứng ra mềm”

+ Dùng dẫn chứng: “Ngô Tử Văn... thật là xứng đáng”

- Bác bỏ luận điểm: thơ là những lời đẹp, đề tài đẹp

- Bác bỏ bằng cách đưa ra những bằng chứng thực tế: có những bài thơ không đẹp như Hồ Xuân Hương, một số câu thơ của Nguyễn Du, có những bài thơ đề tài không đẹp như trong Bô-đơ-le, đề tài trong thơ kháng chiến

31 tháng 1 2018

1. Phân tích đề:

- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

b. Thân bài

* Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:

- cây cối um tùm, chim hót líu lo

- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng

- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

- Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

- Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…

- Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…

- Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…

* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán

- Là một cậu bé 5, 6 tuổi

- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…

- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.

* Thái độ và dự cảm của tác giả

- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa

- Phê phán cuộc sống xa xỉ đó

- Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…

- Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…

c. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích

20 tháng 9 2019

Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:

- Văn hóa (vốn xưng nền văn hiến đã lâu)

- Chủ quyền lãnh thổ (sông núi bờ cõi đã chia)

- Phong tục

- Các triều đại trị vì

- Anh hùng, hào kiệt

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Tú Uyên đang đi du ngoạn, bỗng gặp một cô gái như từ trong tranh bước ra. Nhưng khi đến đình Quảng Vân, người con gái đẹp ấy biến mất, làm cho Tú Uyên ôm mộng nhớ nhung.

Trong một lần tình cờ, Tú Uyên đã mua được bức tranh đẹp, người trong bức tranh đó y như người mà chàng ngày đêm mong ngóng. Chàng ngày đêm tương tư, đối xử với bức tranh như người thật.

Một hôm, Tú Uyên đi học về thì thấy giường chiếu đã sắp xếp gọn gàng, cơm nước đủ đầy. Sự việc kì lạ ấy đã diễn ra khoảng nửa tháng làm cho chàng dấy lên sự nghi ngờ. Để làm rõ chuyện này, chàng đã giả vờ đi học rồi nửa đường quay lại, nấp ngoài cửa sổ để xem ai đã làm những việc đó. Lúc đó, chàng đã thấy người đẹp từ trong tranh bước ra, dọn dẹp nhà cửa và làm mâm cơm đó. Không thể chờ đợi nổi, chàng đã xô cửa bước vào, giữ tay nàng và không cho nàng trở lại vào tranh.

Nàng tự giới thiệu mình là Giáng Kiều, có duyên nợ từ kiếp trước nên đã xuống trần gian đi theo tiếng gọi của con tim. Từ đó, Tú Uyên và Giáng Kiều sống hạnh phúc bên nhau. Thế nhưng, ba năm sau, Tú Uyên dần quên lãng chuyện đèn sách, chìm đắm rượu chè, dù vợ đã hết lời khuyên can. Lực bất tòng tâm, Tú Uyên không nghe lời, nhân lúc chàng ngủ, Giáng Kiều đã bay về trời.

Khi thức dậy, Tú Uyên hối hận đến không ăn không ngủ, rồi suy nghĩ tự tử hiện lên trong đầu chàng. Chàng vừa vắt khăn lên xà thì Giáng Kiều hiện lên, tha thứ cho chàng sau lời thề không bao giờ tái phạm lỗi lầm này. Thế là hai người lại trở lại bên nhau, có một đứa con trai thông minh. Không lâu sau đó, có hai con hạc đậu ngoài sân, hai vợ chồng liền dặn con ở lại rồi cùng cưỡi hạc bay về trời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

* Nhận xét sự khác biệt

- Đoạn trích: Được thể hiện bằng thơ lục bát, thể hiện tình cảm của Tú Uyên và Giáng Kiều một cách sâu sắc, ngôn ngữ giản dị.

- Đoạn diễn xuôi: Tuy đầy đủ nội dung nhưng không thể hiện được hết cảm xúc của nhân vật.