K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bạn có thể tham khảo

 

Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút – bút kí Nhớ… Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.

Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.

Mình giúp thế này còn bạn tự làm tiếp nhá

 

6 tháng 1 2018

1)

Và đây là thái độ, là lời tự bào chữa của Hoạn Thư: “Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Rằng: "tôi chút phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình, Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng, riêng chúng kính yêu, Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai. Trót đà gãy việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng".

Trước hết, ra thử bàn về thái độ của bị cáo Hoạn Thư. Rõ ràng Hoạn Thư không có chút gì biểu hiện ngoan cố mà còn tỏ ra rất sợ sệt: "Hoạn Thư hồn lạc phách xiên. Chính đây là thái độ gây cảm tình và thương xót đối với các quan tòa ở mọi thời đại. Nhưng Hoạn Thư hơn các bị áo thường tình ở chỗ rất bình tĩnh- sự bình tĩnh đạt đến rình độ Hoạn Thư: "Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca". Hoạn Thư đã sợ đến "hồn lạc phách xiêu” mà vẫn làm được cái chuyện “liệu điều kêu ca” thì thật là “ đàn bà” dễ có mấy tay, đời xưa mấy mặt đời này mấy gan”.

Mặc dù không đề cập gì đến bà “ thẩm phán” Vương Thúy Kiều, nhưng lý lẽ cuả Hoạn Thư cao thủ đến mức làm cho Thúy Kiều thấy xử Hoạn Thư là xử chính mình: “ Rằng, tôi chút phận đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình….”. Nói vậy là Hoạn Thư đã nói với Thúy Kiều: “Thấy chưa, tôi cũng là đàn bà như bà “thẩm phán”, làm sao tôi không ghen được , máu tôi cũng đỏ cơ mà. Chồng bà là Từ Hải ngồi đó , bà cho ai mượn thử coi? Vì Thúy Kiều là hạng người biết nghĩ xa “ thấy người nằm đó biết sau thế nào” nên lời biện hộ trên là vô cùng quý giá.

Hoạn Thư lại kể công với Thúy Kiều: “Nghĩ cho khi gác viết kinh, với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”. Nàng có nhớ không, khi nàng lấy trộm Phật tiền trên bàn thờ mang theo làm lộ phí đường đi, tôi không đuổi theo là vì tôi không cố ý muốn hại nàng, tôi chỉ muốn giữ chồng cho riêng tôi, chứ tôi nào muốn hại nàng! tôi cũng có công giúp nàng ra đấy chứ. Đến đây thì “thẩm phán” Thúy kiều đã không còn bắt bẻ vào đâu được nữa. Hoạn Thư đã chứng minh một cách sắc bén rằng mình không cố ý phạm tội mà nếu có chỉ là “ tội tổ tông”, một loại tội do trời đất sinh ra. Nhưng cao thủ thêm một bậc là Hoạn Thư vẫn có tội và xin “ thẩm phán” Thúy Kiều tha thứ: “ Trót đà gây việc trông gai, còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

Với thái độ “hồn lạc phách xiêu” lo sợ nhưng bình tĩnh lạ lùng. Lý lẽ sắc bén chứng minh rõ ràng là chỉ phạm “ tội tổ tông” tức là không có tội, nhưng lại nhận tội và xin tha thứ, đã để Thúy Kiều vào tình huống phải tha, mặc dù trước đó đã duyệt án tử: “ Khen cho thật đã nên rằng, khôn ngoan đến mức nói năng phải lời, Tha ra thì cũng may đời, làm ra thì cũng là người nhỏ nhen, đã lòng tri quá thì nên, truyền quân lệnh xuống trước tiền tha ngay”. Trước đây Thúy Kiều đã khen Hoạn thư: “ Đàn bà thế ấy, thấy âu một người! Ấy mới gan, ấy mới tài. Và phong cho Hoạn Thư là nhà ghen (máu ghen đâu có lạ nhà ghen) thi nay lại khen “ khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời” . Thúy Kiều là người thông minh vốn sẵn tính trời và “sắc đành đòi một , tài thành họa hai” mà không thể buộc tội nổi họ Hoạn thì rõ ràng họ Hoạn biện hộ đạt đến trình độ trác việt.

6 tháng 1 2018

1)

Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút - bút kí Nhớ... Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.

Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.

Từ ấn tượng chung, tác giả đột ngột chuyển sang bày tỏ trực tiếp tình yêu Sài Gòn của mình:

Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số dường còn những cây xanh che chở.

Ngay trong phần đầu của bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình với thành phố Sài Gòn. Điệp từ tôi yêu được điệp lại ở đầu các câu văn như ngân đi ngân lại điệp khúc tình yêu, như nhấn thêm vào bản đàn tâm trạng rộn rã yêu thương của nhà văn.

Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.

Tình yêu Sài Gòn sâu nặng khiến nhà văn có được cảm nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố. Con mắt tinh tường của nhà văn nhận ra cả cái sắc nắng “ngọt ngào” buổi sớm mai, cái “nhớ thương” của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới; cả sự “trái chứng” của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh... Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này.

Có thể nói, đây là đoạn văn kết hợp cảm xúc với quan sát tinh tế, đậm chất trữ tình.

Sau những dòng cảm xúc trữ tình, nhà văn chuyển sang những cảm nhận và bình luận về người Sài Gòn . Phải chăng, ông muốn lí giải kĩ hơn căn nguyên sâu xa tình yêu Sài Gòn của mình: không chỉ yêu nhịp sống, thời tiết, phong cảnh mà còn yêu hơn người Sài Gòn.

Người từ bốn phương hội về đây, rồi nhanh chóng hoà hợp thành người Sài Gòn. Thành phố bao dung và nhân hậu này bao giờ cũng dang hai cánh tay rộng mở mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Một thành phố như vậy, lẽ nào lại không yêu? Và có lẽ tình yêu Sài Gòn không chỉ là của riêng nhà văn.

Yêu Sài Gòn, tác giả yêu tất cả những con người Sài Gòn và nhận ra ở họ bao nét đẹp tâm hồn, làm nên một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng:

Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán, người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh đều rất chân thành, bộc trực.

Theo tác giả, phong cách ấy đã được kết tinh, trải nghiệm trong một thời gian dài của cuộc sống, được thử thách trong cam go của lịch sử.

Giới thiệu về phong cách người Sài Gòn, tác giả đi sâu vào giới thiệu phong cách của cô gái Sài Gòn - những bông hoa của thành phố làm cho thành phố thêm rực rỡ hơn hương thơm và sắc màu.

Cách viết xen lẫn những dòng cảm nhận và những lời bình luận của Minh Hương làm cho đoạn văn vừa đậm đà cảm xúc trữ tình, vừa giàu chất suy ngẫm.

Bài tuỳ bút kết thúc bằng việc khẳng định lại tình yêu son sắt thuỷ chung và mong ước tha thiết của nhà văn:

Vậy đó, tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi mong ước mọi người, nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Cách kết thúc như vậy khiến cho chủ đề được xoáy sâu, nổi bật lên mà để lại những dư âm trong người đọc.

14 tháng 12 2017

2)

Sài Gòn tôi yêu là một bài tuỳ bút nằm trong tập tuỳ bút - bút kí Nhớ... Sài Gòn tập I của Minh Hương. Sài Gòn tôi yêu là một cảm nhận sâu sắc và một mối tình đằm thắm chân tình của nhà văn với con người và mảnh đất mà ông gắn bó suốt mấy chục năm.Bài tuỳ bút mở đầu bằng những ấn tượng chung về Sài Gòn: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà, trên đà thay da, đổi thịt, miễn là cư dân ngày nay và cả ngày mai biết cách tưới tiêu, chăm bón, trận trọng giữ gìn cái đô thị ngọc ngà này. Một sự cảm nhận thật độc đáo, với hình ảnh so sánh liên tưởng đầy bất ngờ, thú vị.Từ ấn tượng chung, tác giả đột ngột chuyển sang bày tỏ trực tiếp tình yêu Sài Gòn của mình:Tôi yêu Sài Gòn da diết... Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả những đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng vào buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số dường còn những cây xanh che chở.Ngay trong phần đầu của bài tuỳ bút, tác giả đã bộc lộ tình yêu nồng nhiệt, thiết tha của mình với thành phố Sài Gòn. Điệp từ tôi yêu được điệp lại ở đầu các câu văn như ngân đi ngân lại điệp khúc tình yêu, như nhấn thêm vào bản đàn tâm trạng rộn rã yêu thương của nhà văn.Minh Hương yêu Sài Gòn với tất cả những cái đáng yêu, cả những điều không mấy dễ chịu của nó. Dường như hình ảnh Sài Gòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức, trở thành một phần máu thịt không thể thiếu trong cuộc sống của ông.Tình yêu Sài Gòn sâu nặng khiến nhà văn có được cảm nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố. Con mắt tinh tường của nhà văn nhận ra cả cái sắc nắng “ngọt ngào” buổi sớm mai, cái “nhớ thương” của cơn gió lộng buổi chiều, cái ào ào đột ngột của những cơn mưa nhiệt đới; cả sự “trái chứng” của thời tiết đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh; cả cái nhịp sống đa dạng của phố phường; thưa thớt về đêm khuya, náo động, dập dìu vào giờ cao điểm; cả cái không khí mát dịu, thanh sạch ở những con đường rợp bóng cây xanh... Tất cả đã tạo nên vẻ đẹp và những nét riêng biệt cho thành phố phương Nam này.Có thể nói, đây là đoạn văn kết hợp cảm xúc với quan sát tinh tế, đậm chất trữ tình.Sau những dòng cảm xúc trữ tình, nhà văn chuyển sang những cảm nhận và bình luận về người Sài Gòn . Phải chăng, ông muốn lí giải kĩ hơn căn nguyên sâu xa tình yêu Sài Gòn của mình: không chỉ yêu nhịp sống, thời tiết, phong cảnh mà còn yêu hơn người Sài Gòn.Người từ bốn phương hội về đây, rồi nhanh chóng hoà hợp thành người Sài Gòn. Thành phố bao dung và nhân hậu này bao giờ cũng dang hai cánh tay rộng mở mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến. Một thành phố như vậy, lẽ nào lại không yêu? Và có lẽ tình yêu Sài Gòn không chỉ là của riêng nhà văn.Yêu Sài Gòn, tác giả yêu tất cả những con người Sài Gòn và nhận ra ở họ bao nét đẹp tâm hồn, làm nên một phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng:Họ ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi. Phần đông ít dàn dựng, tính toán, người Sài Gòn cũng như phần lớn người Lục tỉnh đều rất chân thành, bộc trực.Theo tác giả, phong cách ấy đã được kết tinh, trải nghiệm trong một thời gian dài của cuộc sống, được thử thách trong cam go của lịch sử.Giới thiệu về phong cách người Sài Gòn, tác giả đi sâu vào giới thiệu phong cách của cô gái Sài Gòn - những bông hoa của thành phố làm cho thành phố thêm rực rỡ hơn hương thơm và sắc màu.Cách viết xen lẫn những dòng cảm nhận và những lời bình luận của Minh Hương làm cho đoạn văn vừa đậm đà cảm xúc trữ tình, vừa giàu chất suy ngẫm.Bài tuỳ bút kết thúc bằng việc khẳng định lại tình yêu son sắt thuỷ chung và mong ước tha thiết của nhà văn:Vậy đó, tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi mong ước mọi người, nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.Cách kết thúc như vậy khiến cho chủ đề được xoáy sâu, nổi bật lên mà để lại những dư âm trong người đọc.

14 tháng 12 2017

chỉ cần đoạn văn ngắn thôi! nhưng ko sao! có ý để vt rồi hi hi leuleu

3 tháng 12 2017

Ở Sài Gòn, thì không chỉ có cảnh mà còn cả những con người nồng nhiệt ở vùng đất này. Dường như ông muốn bộc lộ nhiều hơn tình yêu của mình về vùng đất này.Nhưng Sài Gòn, còn đẹp ở con người. Những con người phương Nam hồn hậu, nồng ấm, như ánh nắng mặt trời nơi đây. Ở thành phố này, hàng triệu con người từ khắp mọi miền đổ về nơi đây, cùng nhau chung sống hòa hợp tạo nên một thành phố phồn vinh và nồng ấm.

Và nhớ về Sài Gòn thì không thể quên những cô gái Sài Gòn. Nếu như những cô gái Hà Nội e ấp, đoan trang có chút gì phòng kiến. Thì các cô gái Sài Gòn đẹp ở mái tóc dài đen ánh chiếc món vải xinh xinh. Dáng đi khỏe khoắn tự tin nhưng vẫn duyên dáng đầy quyến rũ. Trong giao tiếp, con gái Sài Gòn kín đáo nhưng thanh lịch miệng cười chúm chím đôi mắt tinh nghịch duyên dáng. Một nét đẹp bình dị những khiến bao người phải nhớ thương.

Nhớ Sài Gòn là nhớ về những tình yêu tổ quốc của những người con anh dũng đã hi sinh vì tổ quốc. Những người con ấy, đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng để bảo vệ mảnh đất xa xôi của tổ quốc.

Và nhà văn cũng có chút thoáng ngậm ngùi khi nhìn thấy những con người độc ác đã tàn phá thiên nhiên. Hàng loạt các giống chim như: Quạ, sáo, vành khuyên… đều đã bị những nòng súng vô tình sát hại. Những cây xanh đã bị thay thế bằng những nhà cao tầng.

Và để nhấn mạnh thêm tình yêu của mình cuối bài tác giả đã viết. Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Sài Gòn đã có nhiều đổi thay sau trở thành một thành phố hiện đại, trung tâm kinh tế của cả nước. Nhưng qua bài tùy bút của tác giả chúng ta đã cảm nhận được một Sài Gòn thật khác. Một tình yêu thật nồng nàn giản dị, mà một người con nhớ về quê hương của mình.

4 tháng 12 2017

thanks

14 tháng 6 2018

1.

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

2.

14 tháng 6 2018

1

Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.

Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.

Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”

Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

Tham khảo :

Bằng trí tưởng tượng độc đáo của tác giả Minh Phương, cùng với khung cảnh tuyệt vời nơi Sài Gòn này, đã tạo nên một bài văn chứa đầy cảm xúc chân thật, yêu quý như bài "Sài Gòn tôi yêu". Đúng vậy, qua bài văn của Minh Phương, tôi đã nhìn thấy một khung cảnh tuyệt vời vào buổi sớm, buổi chiều hay đêm khuya, sự yêu thích Sài Gòn của tôi cũng dần lớn lên. Mặc dù chưa tận mắt thấy Sài Gòn, chưa được cảm nhận không khí ở đó, nhưng nhờ tác giả Minh Phương đã vẽ cho tôi một Sài Gòn quá tuyệt vời, lôi cuốn tôi vào cảnh đẹp của nó.

Qua câu "Tôi yêu Sài Gòn da diết" của tác giả, tôi đã thấy Minh Phương là một người rất yêu mảnh đất Sài Gòn này, yêu nhiều không tưởng, không thể miêu tả được, từ "da diết" đã làm tôi và người đọc hiểu được điều ấy - tấm lòng của tác giả. Khi tác giả miêu tả lúc buổi sớm, buổi chiều, lúc đêm khuya, tôi đã nhận ra tác giả rất rất yêu quê hương mình, vì khi yêu nơi nào đó, họ sẽ chăm chú từng khoảnh khắc, ghi lại những kí ức đẹp trong tâm trí, bộc lộ một tình yêu quá chân thật.

Nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào đã là tác giả quá say mê, nếu ở đó tôi cũng có thể cảm nhận được, nhưng lại không bằng tác giả. "Buổi chiều lộng gió nhớ thương", đọc lên thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến gió, nhưng khi phân tích rõ thì tác giả đã dùng phép ẩn dụ trong câu này. Gió chỉ ta, nhớ thương chỉ ta nhớ thương, gió nhớ thương chỉ ta nhớ thương, với ta ở đây là Minh Phương - người cảm nhận vẽ đẹp hùng vĩ này.

"Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh", với câu này tôi sẽ nghĩ tác giả là một người rất hồn nhiên và lạc quan, khi nhìn bầu trời ui ui thì lại trong vắt. Điều đó cũng có thể nói người yêu Sài Gòn da diết chính là Minh Phương. Bởi thời tiết ở Sài Gòn rất bất thường, lúc mưa lúc nắng, kiểu giống như em bé lúc khóc lúc cười vậy. Vì vậy, tác giả đã nói "Sài Gòn vẫn còn trẻ". Hoặc có thể hiểu sang nghĩa khác như tác giả đã phân tích ở đầu bài văn.

"Cảnh đêm khuya thưa thớt tiếng ồn", lại một lần nữa tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật, đó là hoán dụ. Sử dụng từ "tiếng ồn" để thay thế cho con người. Ở đây, có thể chứng minh tác giả là một người giỏi về văn học, sử dụng nhiều biện pháp, dùng đúng nơi và đúng chỗ.

"Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm", tác giả đã quan sát từng chút, từng chút một để có thể ghi lại những khoảnh khắc đẹp nhất của phố Sài Gòn. "Dập dìu xe cộ..." chỉ những người đi phương tiện trên đường bộ, đó cũng là biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để có thể làm bài văn của mình thêm sinh động.

"Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu", tác giả vừa yêu cả tiếng ồn của cảnh đêm khuya, vừa yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng. Có thể vì đó là quê hương tác giả, nên mới yêu da diết vậy, yêu mà không thừa cái nào hết. Tác giả miêu tả cảnh buổi sáng thiệt yên bình làm sao, trông nó thiệt mơ hồ. Thì ra là vậy, chính vì điều này mà tác giả yêu da diết yêu hương mình, yêu vô kể,....

"Cường điệu" là nhấn mạnh điều mà muốn nói, đó cũng làm thành ý mà tác giả muốn nói với mọi người. “Yêu nhau yêu cả đường đi, Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”, tác giả đưa câu ca dao vào bài văn này, chắc sẽ có chủ đích của nó. "Yêu nhau yêu cả đường đi", ở đây có thể nói là tình yêu giữa đôi trai gái, tình yêu luôn là thứ tuyệt vời nhất, nhưng nó lại mang một cái "chết" đau thương nhất, khi thực sự yêu nhau thì cái gì họ cũng yêu, đó là tình yêu mãnh liệt. "Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng", ghét nhau lại là từ đối ngược với yêu nhau, khi nói đến yêu thì họ sẽ nghĩ những điềm tốt đẹp, khi nói đến ghét thì họ lại nghĩ đến những điềm xấu, không tối lành. Khi ghét thì ghét đến cùng, đến hết cuộc đời này, kiểu như "diệt cỏ là phải diệt tận gốc". Cho dù vậy, cái ghét cũng không nên tồn tại vì nó mang lại điềm quá xấu với mọi người.

Qua đoạn văn trên, tuy rất ngắn nhưng lại có một thành ý rất dài [^^"], ẩn chứa những lời khuyên, lời ca ngợi hay lời trách móc. Nhưng như vậy, tác giả mới có thể yêu da diết quê hương mình. Nếu không có những thử thách mà trời tạo ra, thì ta sẽ không thể cứng rắn, không thể làm tối nhiệm vụ cho dù ta đã thực hiện.

3 tháng 3 2017

Dân cư Sài Gòn là sự hội tụ của con người ở khắp bốn phương nhưng đã hoà hợp, không còn phân biệt nguồn gốc mà chỉ còn là những người con của Sài Gòn. Điều đó thể hiện những đức tính vô cùng đáng quý của con người, ấy là tinh thần đoàn kết, sự hòa hợp và gắn bó cộng đồng. Không chỉ vậy, người Sài Gòn còn rất tự nhiên, chân thành, cởi mở, mạnh bạo, mà vẫn ý nhị.

Gần năm mươi năm sống và gắn bó với con người Sài Gòn, tác giả đã cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn những người con của xứ sở này dù trong đời sống giản dị hàng ngày hay trong những hoàn cảnh thử thách của lịch sử người Sài Gòn vẫn rất thực. Đặc biệt, hình ảnh các cô gái Sài Gòn với trang phục khoẻ khoắn, cử chỉ, dáng điệu vừa yểu điệu, ngây thơ vừa nhiệt tình, tươi tắn đã tạo những ấn tượng sâu sắc và trở thành một biểu tượng đẹp đẽ về con người Sài Gòn trong lòng độc giả.

​Chúc p hk tốt

3 tháng 3 2017

thank

*Văn bản: Cổng trường mở ra(Lý Lan) Câu 1: Văn bản "Cổng trường mở ra " thuộc loại văn bản nào? Văn bản này có cốt truyện ko? Người nói trong văn bản là ai? cách viết đó có tác dụng gì? Câu 2: Người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra nói:"Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu" thế giới kì diệu" đó là gì? (Viết...
Đọc tiếp

*Văn bản: Cổng trường mở ra(Lý Lan)

Câu 1: Văn bản "Cổng trường mở ra " thuộc loại văn bản nào? Văn bản này có cốt truyện ko? Người nói trong văn bản là ai? cách viết đó có tác dụng gì?

Câu 2: Người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra nói:"Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu" thế giới kì diệu" đó là gì? (Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 đến 15 dòng)

Câu 3: Cho câu chủ đề " Mái trường là nơi để lại nhiều kỉ niệm đẹp trong tâm hồn học sinh", em hãy viết thành đoạn văn ngắn khoảng 10-15 dòng nói lên những kỉ niệm đó của e.Trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ hoán dụ.

*Văn bản: Mẹ tôi(Ét-môn-đô-tơ A-mi-xi)

Câu 1:Tại sao khi nhận được thư của bố, En-ri-cô lại thấy xúc động vô cùng? Hãy liên hệ với bản thân. (Viết thành đoạn văn ngắn khoảng 15-20 dòng)

Câu 2: Từ văn bản "Mẹ tôi", em cảm nhân được những điều sâu sắc nào về tình cảm con người? Hãy viết đoạn văn khoảng 6-8 câu có chủ đề"tình mẹ con". Trong đoạn văn có sử dụng một số từ láy và từ ghép.

2
21 tháng 9 2018

*CTMR:

2) "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

3)Một mái trường với hàng cây xanh rợp bóng và những con đường học sinh sớm tối đi về đã trở thành kỷ niệm khó quên của bao lớp người xưa nay.​Mái trường là biểu hiện sức sống, sự vươn lên của xã hội. Dường như mỗi người đều có một mối liên hệ nào đó với một mái trường, dù có thể đó là mái trường nho nhỏ nơi miền quê.Mái trường đem lại niềm vui cho nhiều học sinh. Nhiều bạn đã thể hiện tài năng từ mái trường tiểu học, và họ ít nhiều đều giữ được những kỷ niệm đẹp về mái trường xưa.Dưới một mái trường, những người dạy học mới thực sự có những suy nghĩ chín chắn về công việc, về học sinh và về các đồng nghiệp của mình.Trong suốt quãng đường dài giữa hai mùa hạ, người giáo viên có đủ thì giờ để đưa học sinh của mình đến bờ bên kia. Cô giáo được xem là người mẹ hiền và tập thể giáo viên cũng là gia đình của mỗi thầy giáo, cô giáo.Gia đình này giúp cho mỗi người làm công tác giáo dục thêm gắn bó với nơi mình đang làm việc. Và một cách tự nhiên từ đáy lòng mình, mỗi giáo viên đã gọi ngôi trường mình đang giảng dạy là "mái trường của tôi "."Mái trường của tôi" là tình cảm, là tấm lòng, là niềm tin của mỗi giáo viên gửi vào nơi mà mình gắn bó bao năm tháng! "Mái trường của tôi"cũng là tiếng nói tự hào về những công việc đã làm được của nhà trường để góp phần làm cho quê hương thêm tươi đẹp.

21 tháng 9 2018

*MẸ TÔI

1)Mẹ thân yêu của con! Sau khi đọc xong bức thư của bố, con cảm thấy rất ân hận về việc làm sai trái đó. Con đã thức suốt đêm để mở lời nói với bố nhưng thật sự con không thể. Vì con rụt rè, sợ bố đánh hay con vẫn ương bướng cho mình là đúng? Vì sao con không thể giải đáp được! Nên con mong những lời xám hối củ con trong bức thư nhỏ bé này sẽ phần nào xóa đi nỗi buồn trong lòng mẹ, để con được ôm và hôn mẹ như mọi khi. mẹ biết không, những lời nói chứa chan tình yêu thương của bố làm con giận mình. Giận mình tại sao làm cho bố mẹ buồn, tại sao không nghĩ về những tình cảm mình nhận được từ bố mẹ. Trong những ngày này, con day dứt lắm. Mẹ đối với con như thế mà con nỡ làm mẹ đau lòng. mẸ ạ! Con là đứa trẻ hư, không vâng lời bố mẹ. Và bây giờ con đã hiểu. Con cảm ơn mẹ vì những điều mẹ làm cho conMẹ của con, con xin lỗi, nhiều lúc đã làm bố mẹ buồn phiền! Con muốn được mẹ hôn lên trán con để xóa đi cái dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa. Con muốn ôm hôn cả hai người, muốn được mẹ yêu thương như những ngày nào! Ôimẹ của con! Con ko biết nói gì hơn nữa! Con đã sai và con sẽ sửa lỗi - đó là lời hứa danh dự của con! Con yêu mẹ nhiều!
Con của mẹ - En-ri-cô.

2)Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn mà còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.

11 tháng 10 2018

Câu 1:

Quan hệ từ "mà" => nhằm làm nổi bật tấm lòng son sắt thủy chung của người phụ nữ.

Câu 2:

"Sài Gòn tôi yêu" thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả về những nét đặc trưng của mảnh đất Sài Gòn. Sài Gòn là thành phố trẻ, náo nhiệt, năng động và thích ứng với nhiều những đổi mới. Nhưng Sài Gòn cũng dễ thương, dịu dàng, đằm đằm trong cái nhìn của tác giả.

Câu 3:

Trước những mảnh đời bất hạnh và những số phận của các em nhỏ trong các câu chuyện đã học, em thấy mình thật may mắn khi được sống trong tình thương và vòng tay của gia đình. Em thực sự biết ơn khi được sinh ra trên đời và được hưởng một nền giáo dục, một gia đình hạnh phúc trọn vẹn như vậy. Mỗi ngày em đều được bố/ mẹ đánh thức dậy đi học. Ở trường, em được học tập và gặp gỡ nhiều bạn bè. Về nhà, mẹ đã dọn sẵn cơm, chăm sóc em chu đáo. Em tự nhủ dẽ học hành thật chăm chỉ, ngoan ngoãn lễ phép vâng lời người lớn. Cuối tuần, em cũng giúp đỡ cha mẹ việc vặt trong nhà, trông em để cha mẹ vui lòng.

Hơn nữa, qua những tác phẩm ấy em cũng thấy động lòng thương. Em thường được cha mẹ và thầy cô dạy rằng phải biết yêu thương, đùm bọc những người bất hạnh hơn mình. Em thường gom quần áo cũ hoặc sách vở cũ tặng những bạn nhỏ nghèo trong xóm....

:)