K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 : Những biến đổi quan trọng của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 ? Biến đổi nào là quan trọng nhất , vì sao ?Câu 2 : Nhật Bản là 1 quốc gia tư bản rất giàu mạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2.Bằng nhưng hiểu biết của mình em hãy :1.Nêu tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 .Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?2....
Đọc tiếp

Câu 1 : Những biến đổi quan trọng của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ 2 ? Biến đổi nào là quan trọng nhất , vì sao ?

Câu 2 : Nhật Bản là 1 quốc gia tư bản rất giàu mạnh sau chiến tranh thế giới thứ 2.Bằng nhưng hiểu biết của mình em hãy :

1.Nêu tình hình kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 .Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 ?

2. Nguyên nhân nào quan trọng nhất , vì sao?

Câu 3 : Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật có tác động như thế nào đến đời sống con người hện nay? Em hãy đề xuất một số biện pháp khắc phục những hạn chế của cuộc cách mạng đó?

Câu 4 :

a.       Em hãy làm rõ nhận định :một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á

b.      Thời cơ và thách thức khi các nước ra nhập ASEAN

0

Vươn lên trên mọi hoàn cảnh khó khăn

Biết nắm bắt thời cơ

Biết áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất

14 tháng 1 2018

- Biết tận dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất

- Hăng say lao động, lao động phải có tính kỉ luật có kĩ thuật biết tiết kiệm..

5 tháng 8 2019
https://i.imgur.com/7rUFCEb.jpg
5 tháng 8 2019
https://i.imgur.com/qILk2II.jpg
20 tháng 12 2018

*SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KT NHẬT BẢN TỪ 1952-1973: Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã tập trung sức mạnh để phát triển kinh tế và đạt những thành tựu to lớn được thế giới đánh giá là “thần kì”:
+ Từ 1952–1973: kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960–1969 là 10,8%).
+ Năm 1968, NB vươn lên cường quốc kinh tế tư bản, đứng thứ II sau Mĩ, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế–tài chính lớn của thế giới (cùng Mĩ và LM châu Âu).
+ NB rất coi trọng giáo dục và KH–KT, mua các bằng phát minh, sáng chế; tập trung vào sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt thành tựu lớn (tivi, tủ lạnh, ô tô...), các tàu chở dầu có trọng tải lớn (1 triệu tấn), cầu đường bộ dài 9,4 km nối hai đảo Honshu và Xicocu.
* Nguyên nhân của sự phát triển:
+ Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo: có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù và tiết kiệm, ý thức cộng đồng… con người được xem là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu.
+ Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của nhà nước và các công ty Nhật Bản (như thông tin và dự báo về tình hình kinh tế thế giới; áp dụng các tiến bộ khoa học–kĩ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của hàng hóa, tín dụng…).
+ Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để làm giàu (nguồn viện trợ của Mĩ, chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), chiến tranh Việt Nam (1954–1975)); chi phí quốc phòng thấp.

*Từ những thành công của NB, nước ta có thể rút ra đôi điều để tăng cường sức mạnh kt,nhưng cũng có thể tăng cường tiềm lực về an ninh-quốc phòng( phần này nói thật là khách quan nên mỗi người một ý,bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của anh chị zuni và các bạn khác):

1.Học hỏi về yếu tố trọng dụng con người,điều này nước ta đã và đang thực hiện qua các chương trình đào
tạo,giáo dục,rèn luyện tay nghề,nâng cao chất lượng của người lao động,bằng chứng là số lao động có trình độ ĐH-CĐ ở VN mỗi năm tăng đáng kể với cấp sớ nhân.Nhưng bên cạnh cần phải nâng cao ý thức tự giác,ý thức của mỗi cá nhân đối với các vấn đề chung trong xã hội là vô cùng quan trọng.
2.Áp dụng và đẩy mạnh hơn nữa thành tựu Khoa hoc ki thuat vào sản xuất,nâng cao vai trò của thành phần ngoài quốc doanh,đặc biệt xây dưng cơ sở hạ tầng cũng như vật chất để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài,qua đó giải quyết tốt vấn đề việc làm và an sinh xẵ hội, nhưng phải chú ý đến môi trường,tránh ảnh hưởng đến chất lượng khí quyển.
3.Tăng cường hợp tác,giao lưu,thiết lập hơn nữa quan hệ ngoại giao song phương,đa phương trên các lĩnh vực kinh tế-chánh trị-an ninh quốc phòng,trên tinh thần hòa bình,hữu nghị cùng hợp tác với các nước trên thế giới.

Good luck<3

14 tháng 11 2019

Nhận xét chung về sự phát triển kinh tế của các nước tư bản Mỹ, Nhật, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2

=> Mỹ :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.

* Nguyên nhân:

- Nước Mĩ ở xa chiến trường, được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá.

- Nước Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.

* Biểu hiện:

- Trong những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới (56,47 % - 1948);

+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, l-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.

+ Mĩ nắm trong tay 3/4 trữ lượng vàng của thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất trên thế giới.

+ Về quân sự, Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.

- Trong những thập niên tiếp sau, tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa.

+ Sản lượng công nghiệp chỉ còn chiếm 39,8% của thế giới (1973), dự trữ vàng cạn dần chỉ còn 11,9 tỉ USD (1974). Lần đầu tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ trong vòng 14 tháng, đồng đôla Mĩ đã bị phá giá hai lần vào tháng 12 - 1973 và tháng 2 - 1974.

- Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như:

1. Sau khi khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu và Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm kinh tế ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.

2. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

3. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới, Mĩ đã phải chi những khoản tiền khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hiện đại rất tốn kém, thiết lập hàng nghìn căn cứ quân sự và nhất là tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.

4. Sự giàu nghèo quá chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội, nhất là ở các nhóm dân cư - tầng lớp lao động bậc thấp, là nguồn gốc gây nên sự không ổn định về kinh tế và xã hội ở Mĩ. * Nhật :

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nhật Bản bị quân đội nước ngoài chiếm đóng, mất hết thuộc địa.

- Kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề;

- Khó khăn bao trùm: thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng hoá tiêu dùng, lạm phát nặng nề,...

- Nhưng cũng ngay sau đó, dưới chế độ quân quản của Mĩ, một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành như:

+ Ban hành Hiến pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ;

+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946 - 1949);

+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị các tội phạm chiến tranh; giải giáp các lực lượng vũ trang; giải thể các công ti độc quyền lớn; thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các Cơ quan nhà nước;

+ Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, đề cao địa vị phụ nữ, trường học tách khỏi ảnh hưởng tôn giáo...).

=> Những cải cách này đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

* Tây Âu :

* Tình hình chung các nước Tây Âu

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề.

+ Năm 1944, sản xuất công nghiệp của nước Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh.

+ Ở I-ta-li-a, sản xuất công nghiệp giảm khoảng 30%, sản xuất nông nghiệp chỉ bảo đảm 1/3 nhu cầu lương thực trong nước.

+ Các nước đều bị mắc nợ, đến tháng 6 - 1945, nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh.

=> Để khôi phục kinh tế, năm 1948, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a... đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (còn gọi là Kế hoạch Mác-san).

* Nội dung kế hoạch Macsan

- Thực hiện từ năm 1948 đến năm 1951 với tổng số tiền khoảng 17 tỉ USD.

- Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế.

- Các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện do Mĩ đặt ra như:

+ Không được tiến hành quốc hữu hoá các xí nghiệp;

+ Hạ thuế quan đối với hàng hoá Mĩ nhập vào;

+ Phải gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ (như ở Pháp, I-ta-li-a...).

* Chính sách đối nội

- Giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ;

- Xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây như: ngừng quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản và trả lại những xí nghiệp đã quốc hữu hoá cho các chủ cũ, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội,...

- Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.

* Chính sách đối ngoại

- Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.

+ Hà Lan xâm lược trở lại In-đô-nê-xi-a (11 - 1945);

+ Pháp trở lại Đông Dương (9 - 1945);

+ Anh trở lại Mã Lai (9 - 1945).

=> Nhưng cuối cùng, các nước thực dân Tây Âu đều thất bại, phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc ở những nước này.

- Trong thời kì Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4 - 1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các nước đều chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

17 tháng 11 2019

Mình chỉ cần bạn nhận xét chung là được. Thanks

29 tháng 12 2021

giúp mk vs

28 tháng 12 2017

- Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:

     + Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.

     + Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

     + Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị - xã hội.

     + Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...).

- Ý nghĩa : Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp -nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

15 tháng 3 2021

- Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cải cách dân chủ đã được tiến hành ở Nhật Bản như:

 + Ban hành Hiến pháp mới (1946) với nhiều nội dung tiến bộ.

 + Thực hiện cải cách ruộng đất, đem lại ruộng đất cho nhân dân.

 + Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ổn định tình hình hình trị - xã hội.

 + Ban hành các quyền tự do dân chủ (luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...).

- Ý nghĩa : Những cải cách này đã biến nước Nhật quân phiệt, phong kiến thành nhà nước dân chủ đại nghị kiểu châu Âu, mang lại luồng sinh khí mới đối với các tầng lớp -nhân dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.