K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 9 2020

xã hội cổ đại: chủ nô và nô lệ, nô lệ chỉ là công cụ biết nói.

xã hội phong kiến: lãnh chúa và nông nô, nông nô phải nộp tô thuế cho địa chủ, lãnh chúa.

Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.
 
Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu): 
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín  trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ

19 tháng 9 2018

Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:

- Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng)

- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh

⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời

16 tháng 11 2018

câu 2

Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá  trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Do vậy, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.

xhpk châu âu dc hình thành :

  • Người giéc – man tràn xuống xâm chiếm các vùng đất Châu Âu
  • Sau khi chiếm được, họ lệp nên các vương quốc và chiếm ruộng đất của các chủ nô Rô – ma cũ rồi phân chia nhiều hơn cho các quý tộc và tướng lĩnh quân sự.
  • Phong tước chức cho các tướng lĩnh quân sự và quý tộc. Các tướng lĩnh quân sự và quý tộc vừa có ruộng đất vừa có quyền thế, họ trở thành lãnh chúa phong kiến. Nông dân và nô lệ trở thành nông nô.
16 tháng 11 2018

câu 5

Nhà Lý đã tiến hành củng cố quốc gia thống nhất bằng cách :
- Ban hành bộ luật Hình thư (năm 1042).
- Xây dựng quân đội với hai bộ phận là cấm quân và quân địa phương ; thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông".
- Đối nội : gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi,...
- Đối ngoại : giữ quan hệ bình thường với nhà Tống, tạo điều kiện cho nhân dân biên giới qua lại buôn bán với nhau. Dẹp tan các cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục...

20 tháng 9 2016

      Nếu nói về người phụ nữ ngày xưa, thì họ là những người không thể tự tạo lập cuộc sống cho bản thân. Họ phải chông cậy vào người chồng và con cái. Họ luôn được coi trọng như "người ở tôi đòi".

     Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình  và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình.

Thiếu ý hoặc dài quá bạn lược bớt ý đi nhé. CHúc bạn học tốt!hihi

20 tháng 9 2016

Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.

Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. 

21 tháng 11 2018

Tk tui đi og bn,mà og bày cách gì thì og nói ở chat ấy

21 tháng 11 2018

- Cuối thế kỉ V, người Giéc-man tràn xuống lãnh thổ Rô-ma, xâm chiếm và tiêu diệt họ, lập nên những vương quốc mới.

- Chiếm ruộng đất rồi chia cho nhau

- Phong tước vị cho nhau

 * Xã hội : - Lãnh chúa (tướng lĩnh quân sự và chủ nô) : có nhiều ruộng đất và có tước vị

                -  Nông nô (nông dân và nô lệ) : phụ thuộc vào lãnh chúa

    =>  Xã hội phong kiến phương Tây hình thành.

23 tháng 12 2018

1, Sự hình thành phong kiến xã hội Châu Âu:

   Cuối tk thứ V ng Giéc-man tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương tây và lập nên các quốc gia mới : Tây Gốt,Đông Hốt,Phơ răng...

2, Do nhu cầu buôn bán sản xuất và trao đổi vậy nên thành thị trung đại xuất hiện sớm

3, Đặc điểm tự cung tự cấp đóng kín trong lãnh địa. Các nguồn hàng phong phú đa dạng.

       Mình làm chỗ nào sai mong mn bỏ qu! Cảm ơn!

29 tháng 8 2018

Lãnh địa phong kiến:
+ kinh tế: tự túc, tự cấp
+ hình thức sản xuất: nông nghiệp, thợ thủ công
+ Xã hội: lãnh chúa, nông nô
Thành thị trung đại:
+ kinh tế: trao đổi mua bán hàng hoá
+ hình thức sản xuất: thủ công nghiệp, thương nghiệp
+ Xã hội thợ thủ công, thương nhân

Hok tốt!

k nha!

Tham khảo:
Hình  ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình.  Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn.  Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.

8 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nha

3 tháng 10 2019

- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.

- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

3 tháng 10 2019

- Trong xã hội phong kiến có hai giai cấp cơ bản là:

    + Ở phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

    + Ở phương Tây: lãnh chúa và nông nô.

- Quan hệ giữa các giai cấp: địa chủ và lãnh chúa bóc lột nông dân lĩnh canh và nông nô bằng địa tô. Song địa vị, thân phận của các giai cấp ở mỗi nơi cũng khác nhau:

 
Phương Đông 

- Địa chủ: không có quyền đặt ra các loại thuế, không đứng đầu cơ quan pháp luật.

- Nông dân lĩnh canh nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác phải nộp địa tô cho địa chủ.

Phương Tây

- Lãnh chúa sống xa hoa, đầy đủ, có quyền lực tối cao về ruộng đất, đặt ra các loại tô thuế...

- Nông nô phải sống phụ thuộc, khổ cực, nghèo đói, phải nộp tô thuế rất nặng nề,vừa làm ruộng vừa làm thêm nghề thủ công.

Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là kinh tế nông nghiệp kết hợp chăn nuôi và một số ngành thủ công.

    - Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông) hay trong lãnh địa phong kiến (châu Âu).

    - Ruộng đất chủ yếu ở trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.

 Các quốc gia phương Đông và phương Tây đều theo chế dộ quân chủ (do vua đứng đầu) nhưng khác nhau về mức độ và thời gian:

    - Ở phương Đông: chế độ chuyên chế đã xuất hiện từ thời cổ đại, đến thời phong kiến nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện, quyền lực tập trung ngày càng cao trong tay vua...

    - Ở phương Tây: thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hòa, đế chế, thực chất đều là quân chủ, thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.

.