K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2019

Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.

15 tháng 4 2021

nội dung

Bài thơ đã miêu tả chính xác và sinh động cảnh vật thiên nhiên trước và trong cơn mưa rào ở làng quê. Bài thơ thể hiện tài năng quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế, độc đáo của tác giả; và qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, làng quê của Trần Đăng Khoa

nghệ thuật

- Thể thơ tự do

- Nhịp thơ ngắn, nhanh

- Sử dụng phép nhân hóa

Tác dụng của phép nhân hóa: Gọi tên con vật, cây cối, đồ vật,... bằng từ ngữ với được dùng để gọi hoặc tả người.

- Qua đó thấy được nỗi gian truân, cực nhọc của đời mẹ không thể thay đổi, bù đắp… (nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...)

 

7 tháng 1 2022

Giữa trưa mùa hè oi bức quá ! Mẹ tre bị nắng chiếu rực cũng nhặn nhọc lắm .  Lá mẹ tre thì đỏ hoe lên từng mắt vì nắng , huống hồ chị ấy còn là thuộc giống loài măng . Bác gió thì đi chơi từ sáng. Chỉ mong lấy đi hương núi rừng bởi vì trời nó nóng và oi bức quá nên gió cũng phải trọ tiền nương . Trời nóng không có làn gió mát nên chị măng không thể nào ngủ được . Dù mẹ tre tha thiết cầu gió bèn dỗ dành bài ca dao . Măng non bèn cởi bỏ áo cho đỡ nắng . Phơi cái lừng giữa trưa hè , nép thân mình bên lưng mệ . Mơ ước một ngày được thành tre !

29 tháng 10 2021

Nghe Thầy Đọc Thơ là một thi phẩm đặc sắc được trích trong tập Góc Sân Và Khoảng Trời của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Ông là một cây bút tài năng của nền thơ ca Việt Nam được bạn đọc yêu thích và đón nhận. Bài thơ là lời nhắn gửi của ông đến người thầy của mình đồng thời bày tỏ nỗi nhớ thương và tình cảm biết ơn sâu sắc đến người lái đò năm xưa. Hãy cùng uct.edu.vn cảm nhận sâu sắc bài thơ này nhé!

Kính tặng thầy Lê Thường
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…

Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương, làm thơ từ lúc 8 tuổi, được mệnh danh là “thần đồng thơ ca”. Bài thơ này được Trần Đăng Khoa viết năm 1967. Theo tác giả, người thầy giáo được nói tới trong bài thơ là thầy giáo Việt, người đã trực tiếp dạy tác giả năm đầu tiên đến trường. Năm 1966 thầy đi bộ đội và năm 1972 thầy hi sinh mặt trận Quảng Trị. Những bài giảng của thầy đã để lại trong tâm hồn chú bé Trần Đăng Khoa những ấn tượng hết sức sâu sắc (theo tạp chí “Văn học và tuổi trẻ” số 113 – NXBGD)
Trong sự nghiệp văn học nghệ thuật của nhà thơ Trần Đăng Khoa có thể nói mẹ và thầy giáo Việt – thầy giáo đầu tiên đã trở thành cảm hứng bất tận cho thơ. Từ đó “nhà thơ tí hon” trở thành “thần đồng thơ ca” như lời ngợi ca của một số nhà phê bình văn học đương thời.
Mẹ và thầy giáo đã gieo vào tâm hồn trong sáng và tinh khiết của cậu bé Khoa tình yêu văn học. Thuở ấu thơ, bé Khoa được đắm mình trong lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện mẹ kể, những vần thơ mẹ đọc đã in dấu ấn thật sâu sắc.

“Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều khép lại trên đầu bấy nay”
(“Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)

Tới tuổi cắp sách đến trường, bé Khoa lại được đón nhận nguồn sữa tinh thần quý giá từ người thầy giáo đầu tiên bồi đắp. Với thiên phú bẩm sinh, với niềm say mê văn học, với sự nhạy cảm tinh tế, Trần Đăng Khoa đã “xuất khẩu thành thơ”. Đến với bài thơ, độc giả không khỏi rời mắt trước những vần thơ chứa chan tình cảm của cậu học trò nhỏ đang say sưa nghe bài giảng của thầy:

”Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy em lại lặng ngồi em nghe”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh “Em nghe thầy đọc bao ngày”. Mỗi buổi học ấy, em lại được nghe tiếng thầy, giọng thầy ấm áp, ngân vang trong lớp học. Phải chăng giọng đọc thơ của thầy có ma lực hút hồn tác giả và không những đem đến cho Trần Đăng Khoa một thế giới huyền diệu của cuộc sống “đỏ nắng xanh cây quanh vườn” mà còn làm sống dậy cả những kí ức xa xưa với những gì thương yêu nhất, đẹp đẽ nhất, về với tuổi thơ đầy kỉ niệm.

” Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe tiếng của bà năm xưa”

Đó là những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông. Hình ảnh ấy lúc ẩn lúc hiện ở phía xa kia tạo nên cái hư, cái thực.
Đọc đến đây, bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa nằm nôi. Tiếng hát cứ ngân mãi cho đến bây giờ không thể nào quên được.
Nghe thầy đọc thơ vậy mà tưởng chừng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian. Mọi vật cũng đều thay đổi theo vậy:

“Nghe trăng thở động tàu dừa
Rì rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời”

Nghệ thuật nhân hóa càng làm cho hình ảnh thơ thêm sống động, chứa chan bao ý nghĩa. Ánh sáng lung linh của vầng trăng khuya lấp lánh trên mặt nước cũng ùa về trong kí ức. Những hàng dừa ven sông cũng rung chuyển. Hẳn không gian đần đìa ánh trăng ấy phải rất tĩnh lặng thì mới có thể nghe thấy được “tiếng thở” của vầng trăng làm lay động tàu dừa đang vươn mình đón gió.
Nếu như câu thơ trên được miêu tả với những gì nhẹ nhàng sâu lắng thì kết thúc những hình ảnh ấy, câu thơ khép lại, ta bắt gặp được âm hưởng “Rào rào”, không còn tĩnh lặng mà âm thanh ấy đã làm choáng ngợp cả bầu không gian trên. Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ. Nó cứ ập đến bất ngờ rồi lại nhanh chóng xua đi.
Có thể nói rằng, người thầy giáo đầu tiên của nhà thơ đã làm nên một điều kỳ diệu, thổi vào hồn Trần Đăng Khoa những gì mới lạ nhưng cũng rất đỗi quen thuộc thân thương, giọng đọc thơ của thầy đã mang đến cho cậu bé Khoa sự huyền diệu, lấp lánh trong tâm hồn thơ trẻ. Thế mới biết sức mạnh của thơ ca và sự cuốn hút của lời thầy giảng đến với thế giới trẻ thơ mãnh liệt biết nhường nào!
Để rồi dù thầy giáo đã “Lên đường ra mặt trận”, dù thầy đã “Tạm biệt mái trường yêu” (“Tiễn thầy giáo đi bộ đội” – Trần Đăng Khoa) thì dấu ấn về những bài thơ thầy đọc, những lời thầy giảng vẫn mãi ngân vang tha thiết sâu lắng trong tâm tưởng:

” Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe”

Chừng ấy thôi cũng đủ thấy sức mạnh của lời giảng của thầy mang đến cho học sinh lớn lao và cao đẹp biết chừng nào!
Chỉ với tám câu thơ lục bát ngắn gọn nhưng tác giả sử dụng đến năm lần điệp từ “nghe”. Hẳn phải có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế, nghe thầy đọc thơ mà dường như Trần Đăng Khoa nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm. Tâm trạng của nhà thơ có những thay đổi khác nhau. Giọng điệu lúc trầm lắng lúc lại bay xa tạo nên nhiều ấn tượng cho bạn đọc yêu thơ.
Bằng nguồn cảm xúc dâng trào, thơ ca đã bắc một nhịp cầu đưa ta về với quá khứ mộng mơ. Qua đó, nhà thơ đã thể hiện một tình cảm chân thành với người thầy đáng kính. Và như thế, dòng thơ ấy nhẹ nhàng đi vào lòng người với những gì thân thương nhất.

Trên đây, uct.edu.vn đã dành tặng quý độc giả thi phẩm Nghe Thầy Đọc Thơ của Trần Đăng Khoa. Qua bài thơ ta cảm nhận được tình cảm thầy trò gắn bó và lòng biết ơn của nhà thơ đối với người. Đọc bài thơ gợi cho ta những kỉ niệm về thời còn ngồi trên ghế nhà trường đầy đẹp đẽ và hồn nhiên. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

18 tháng 2 2021

Em tham khảo 

Nhà thơ Xuân Diệu còn nhấn mạnh vùng đất Cà Mau là địa đầu Tổ quốc, là máu thịt của đất nước, là mũi tàu Tổ quốc.

18 tháng 2 2021

Qua đoạn văn tác giả nói về cách đặt tên cho các vùng đất, con kênh ở vùng Cà Mau cho thấy: các địa danh ở đây được đặt tên rất giản dị, gần gũi với thiên nhiên. Cách đặt tên như thế cũng thể hiện đặc điểm của thiên nhiên vùng Cà Mau.

4 tháng 5 2021

miêu tả hình ảnh chú bé Lượm trước khi ra trận ...

3 tháng 1 2017

Để mình giúp cho để Nhók Me lần sau :v

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:

Nội dung :
- Ca ngợi phẩm chất cao quý của vị lương y họ Phạm - một lương y chân chính: vừa giỏi về nghề lại giàu y đức.

Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên
Cốt truyện đơn giản, chi tiết chân thật,
giản dị.
Xây dựng, khai thác tình huống truyện tiêu biểu, kịch tính, gay cấn.
- Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, sắc sảo, hàm súc.

Con hổ có nghĩa:

Nội dung:

Mượn chuyện hổ trả ơn nghĩa để nói chuyện người, nhằm mục đích:
- Đề cao ,ca ngợi ân nghĩa ở đời.
- Gửi tới người đọc bài học đạo lí sâu sắc,thấm thía: Biết làm ơn và trả ơn

Nghệ thuật:
Tình huống truyện độc đáo , bất ngờ.
Bố cục chặt chẽ, sắp xếp sự việc tăng tiến hợp lý.
Dùng nghệ thuật nhân hóa để hư cấu.
Chi tiết truyện li kì hấp dẫn.


3 tháng 1 2017

chú m ghét văn, cóc thèm