K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 6 2019

Bài thơ: Khi con tu hú (Tố Hữu)

Nội dung bài thơ Khi con tu hú
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kê

I. Đôi nét về tác giả Tố Hữu

- Tố Hữu (1906 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn đang học ở Huế

+ Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ thuật.

+ Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào

II. Đôi nét về bài thơ Khi con tu hú

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Sang tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam

2. Bố cục

- Phần 1: 6 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên vào hè

- Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng người chiến sĩ trong tù

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển

- Giọng điệu linh hoạt

- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường

III. Dàn ý phân tích bài thơ Khi con tu hú

I/ Mở bài

- Giới thiệu những nét khái quát về Tố Hữu, một nhà thơ dành cả sự nghiệp và cuộc đời hiến dâng cho Cách mạng

- Nhận định chung về “Khi con tu hú”: “là khúc ca tâm tình, là tiếng gọi đàn, hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tình yêu và niềm khao khát cháy bỏng” (Sổ tay Ngữ văn 8)

II/ Thân bài

1. Cảnh đất trời vào hè

- Cảnh đất trời vào hè với nhiều âm thanh:

+ Tiếng chim tu hú

+ Tiếng ve ngân

+ Tiếng sáo diều

⇒ Âm thanh rộn rã, tươi vui

- Bên cạnh đó có nhiều màu sắc

+ Vàng: Bắp, lúa

+ Xanh: Trời

+ Hồng: nắng

⇒ Màu sắc tươi tắn, rực rỡ

- Nhiều hương vị:

+ Vị lúa chín

+ Vị ngọt của trái cây

⇒ Những hương vị hết sức ngọt ngào tinh khiết

- Không gian đất trời cao rộng, cánh diều chao liêng ⇒ Sự khoáng đạt đầy tự do

⇒ Kết hợp biện pháp tu từ cùng với những tính từ, từ láy ⇒ bức tranh trong tâm tưởng về mùa hè tươi đẹp của người chiến sĩ trong cảnh tù đày

2. Người tù cách mạng khao khát tự do, đau khổ vì bị giam cầm

- Từ ngữ mạnh: “đạp”, “ngột”, “chết”, “uất”

- Từ ngữ cảm thán: “ôi”, “thôi”, “làm sao”,

⇒ Nghệ thuật tương phản cho thấy sự đối lập giữa cảnh đất trời bao la và cảnh tù đầy, người chiến sĩ khao khát tự do cháy bỏng, muốn đập tan mọi thứ để thoát khỏi cảnh tù túng

⇒ Bài thơ kết thúc với tâm trạng nhức nhối, là dấu hiệu báo trước sự hành động để thoát khỏi hoàn cảnh sau này (Tố Hữu sau đó đã vượt ngục để vươn tới bầu trời tự do)

III/ Kết bài

- Khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản

- Bài thơ là bức chân dung tinh thần tự họa của Tố Hữu, cho chúng ta hiểu thêm về hình ảnh người chiến sĩ cách mạng anh hùng

~Hok tốt~

Bài thơ: Khi con tu hú (Tố Hữu)

Nội dung bài thơ Khi con tu hú
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

I. Đôi nét về tác giả Tố Hữu

- Tố Hữu (1906 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành

- Quê quán: Thừa Thiên Huế

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:

+ Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi còn đang học ở Huế

+ Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 ông được giữ nhiều chức vụ trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, về mặt trận Văn hóa nghệ thuật.

+ Ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật năm 1996

- Phong cách sáng tác: Thơ ông mang tính chất trữ tình chính trị có cảm hứng lãng mạn ngọt ngào

II. Đôi nét về bài thơ Khi con tu hú

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Sang tác vào tháng 7 năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả bị bắt giam

2. Bố cục

- Phần 1: 6 câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên vào hè

- Phần 2: 4 câu cuối: Tâm trạng người chiến sĩ trong tù

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy

4. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển

- Giọng điệu linh hoạt

- Từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường

14 tháng 6 2018

theo mik :

1. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, đã dũng cảm hy sinh trong nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã nói lên chân thật tình cảm mến thương, cảm phục của tác giả với cậu bé Lượm nói riêng và các em bé yêu nước khác nói chung.

2. tác giả : Lê Anh Trà

đoạn 1 : từ đầu đến rất hiện đại : Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hóa Hồ Chí MInh 

đoạn 2 : tiếp theo đến Hạ tắm ao : những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và lm việc của Bác 

đoạn 3 : Còn lại : Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách Hồ Chí MInh 

3. Bài thơ của Tố Hữu 

nội dung : 

 Nội dung: Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.

- Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.

mk hok lp 7 nên .... ko bít nhiều ! 

hok tốt

14 tháng 6 2018

1. Nội dung chính bài Lượm của Tố Hữu : Lượm - một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ cao cả. Đó là hình tượng cao đẹp trong bộ thơ Tố Hữu, là sự cảm phục, mến thương của tác giả dành cho Lượm và các chú bé yêu nước. 

2. Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà, gồm ba đoạn.

3. Bài thơ Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu, nội dung : Khi con tu hú gọi bầy cx là lúc thời gian chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng lòng yêu sống, khao khát tự do.  Tiếng tu hú kêu tác động mãnh liệt đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc đến mùa hè phóng khoáng, tưng bừng vs bao khoảnh khắc quyến rũ đối lập vs cảnh tù chật chội.

   Nhớ ủng hộ mh nha

 ~ HOK TỐT ~

    

11 tháng 7 2023

Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.

Nổi bật ở đoạn thơ:

"Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"

Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.

Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.

TLam☕☘

  • Nội dung: Tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm, niềm tự hào, gắn bó với quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
  • Nghệ thuật: 
    -Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm .
    -Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa .
    -Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu .
    -Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê .
    -Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.
  • Bài thơ "Khi con tu hú" của tác giả Tố Hữu.
  • Bài thơ "Khi con tu hú" gồm 2 đoạn cũng là 2 đoạn đầu là:

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

  • Nội dung chính của bài "Khi con tu hú" là: Thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
4 tháng 6 2018

 Nội dung: 
Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển 

8 tháng 5 2017

- Nhan đề bài thơ: "Khi con tu hú" – trạng ngữ chỉ thời gian

    Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ → gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.

    - "Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng."

    - Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.

25 tháng 3 2020

1. Bài thơ Khi con tu hú - Tác giả: Tố Hữu.

Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ được sáng tác vào tháng 7 năm 1919.

- Khi tác giả bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ.

Thể thơ: lục bát

2. Ý nghĩa nhan đề

- Đây là một trạng ngữ chỉ thời gian, là một hoán dụ như một tín hiệu báo hiệu mùa hè rực rỡ, tưng bừng sức sống đã đến.

- Tiếng chim tu hú tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù, gợi ra bức tranh của cuộc sống tươi đẹp bên ngoài song sắt.

3. Bài thơ thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người tù chiến sĩ Cách mạng trong cảnh tù đày, đồng thời tố cáo tội ác của các thế lực bạo tàn, giam hãm, trói buộc con người trong cảnh tù đày.

4. Tiếng chim tu hú xuất hiện hai lần:

+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.

+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.

8 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nhá

Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930 - 1945. Nó là sự thôi thúc, niềm bứt rứt của nhân dân ta nói chung và của các nhà thơ nói riêng. Mỗi nhà thơ bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Thế Lữ và Tố Hữu, bằng một số bài thơ, cũng đã góp những tiếng thơ khao khát tự do thật tha thiết. Giữa cảnh đất nước nô lệ. Thế Lữ đã mượn hình ảnh con hổ, vị chúa tể cúa rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nuối tiếc một quá trình huy hoàng của mình trong bài Nhớ rừng:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Khối căm hờn đó ngày một lớn dần lên, cùng với nỗi nhớ rừng nhớ những kỉ niệm vàng son mà giờ chỉ còn là trong kí ức thôi:

Nào đâu những đèm vàng bèn bờ suối

Dòng hồi tưởng của các con hổ được thể hiện qua những kỉ niệm huy hoàng, kết hợp với các câu hỏi tu từ làm bài thơ trở nên sâu sắc hơn. Các từ nào đâu, đâu những được Thế Lữ dùng như để chỉ những kỉ niệm đã tuột khỏi tay rồi, không gì lấy lại được. Nỗi nuối tiếc đó càng lớn dần lên, nhớ thời xưa ta là chúa tế sơn lâm, nhớ những ngày mưa chuyển bốn phương, những tiếng chim ca, tiếng chân bước mạnh mẽ... tất cả, tất cả như va đập trong trí nhớ của con hổ, và kiêu hãnh làm sao khi:

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật

Vậy mà giờ đây, giữa lồng cũi, ta chỉ làm trò mua vui cho thiên hạ. Ôi thời xa xưa!... Nỗi nuối tiếc, niềm khao khát tự do lại được hổ gầm lên ở câu kết:

Than ôi! Thời oanh liệt này còn đâu?

Thời oanh liệt ấy chẳng còn đâu nữa, chỉ còn lại hổ với tiếng gầm thét đòi tự do thật quá mãnh liệt.

Hình ảnh con hổ bị tù đày ở đây phải chăng chính là hình tượng của cả một dân tộc sống trong cảnh tù đày, nô lệ. Tiếng gầm đó chính là niềm khát vọng đã thôi thúc mãnh liệt con người tìm đến tự do, tìm đến chính mình ở một thế giới bình đẳng, bác ái. Nhà thơ Thế Lữ đã thành công khi chọn lựa hình tượng của một con hổ bị tù đày để nói lên khát vọng rực cháy muốn tìm tự do của cả một lớp người.

Bằng sự cảm nhận sâu sắc của một người tù phải chịu cảnh sống mất tự do, Tố Hữu đã viết trong bài Khi con tu hú:

Khi con tu hú gọi bầy

Tiếng gọi vang dội từ bên kia cuộc sống, nhà thơ như cảm nhận được hè về trải dài trên những đồng cỏ, những ruộng lúa, và bầu trời tự do:

Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

Ước gì nhà thơ có thể như những con chim kia, có thể tung cánh khắp bốn phương trời. Nhưng mọi sự chỉ đều là cảm nhận mà thôi, bốn bức tường, song sắt nhà tù đã ngăn cách nhà thơ với thế giới bên ngoài. Sự thiếu tự do, uất hận trào dâng:

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Hè ôi!, câu thơ như than vãn về một sự việc không thể thực hiện được:

Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Hai câu thơ thể hiện sâu sắc tâm trạng của nhà thơ, khi sống thiếu tự do con người có thể chết uất thôi. Tiếng chim tu hú vẫn cứ kêu. Mở bài và kết bài đều là tiếng chim tu hú gọi hè dậy lên. Nhưng câu mở ra với một không gian tự do, còn câu kết bài lại chính là đầu tiếng gọi của tự do. Con chim vẫn cứ kêu lên, dù chỉ khắc khoải, nhưng nó vẫn cố bám lấy một tia hi vọng tự do.

Nếu như nhà thơ Thế Lữ rất thành công khi mượn hình tượng con hổ thì Tố Hữu cũng gây ấn tượng không nhỏ trong người đọc về hình ảnh con chim sẻ bé nhỏ. Con chim sẻ không to lớn, không đầy sức mạnh như vị chúa sơn lâm nhưng nó cũng cần có tự do. Và nó đã gục chết khi bị nhốt trong lồng. Ngày hôm qua khi chưa bị giam cầm nó hãy còn bay nhảy vậy mà chỉ một ngày giam đã chết rồi. Tác giả đã nói lên những niềm bàn khoăn, day dứt của mình bằng những câu hỏi tu từ sâu sắc, ở khổ thơ đầu là lời băn khoăn, thì ở khổ thơ thứ hai là lời tự chất vấn:

Tôi đã tù, sao bắt nó tù?

Niềm băn khoăn dần chuyển thành lời day dứt của một kẻ tù mà không nhạy cảm với sự tù. Với cái chết của con chim nhỏ đã được giải thích ở khổ thơ sau: nó chết vì thiếu mây gió không được uống ánh trời. Ở trong tù, con chim nhỏ dẫu không phải kiếm ăn, người tù đã nhường cơm cho nó nhưng sao vật chất có thể thay được tự do. Bài thơ với những câu hỏi tu từ láy đi láy lại như nhức nhối, đớn đau vì sợ vỡ nhẽ dần dần cái giá trị vô giác. Bởi vì mất tự do thì cả con vật bé nhỏ cũng không sống nổi, huống hồ là con người. Người ta không chỉ cần tự do cho cuộc sống vật chất mà hơn thế nhiều, tự do cho cuộc sống tinh thần.

Thơ ca giai đoạn 1930 - 1945 này đã xuất hiện nhiều bài thơ nói lên khát vọng tự do đến cháy bỏng của con người Việt Nam. Niềm khát vọng tự do ấy cũng được thể hiện khá thành công trong bài Nhớ rừng và trong thơ Tố Hữu.