K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2021

1. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả Hồ CHí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng.
2. Thân bài

a. Cảm nghĩ về 2 câu thơ đầu:

Phiên âm:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên.

Dịch nghĩa:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi,

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “nguyệt chính viên” - khi trăng tròn nhất
→ Khi đêm vào khuya, trăng đã lên nơi cao nhất, phô bày vẻ đẹp mĩ lệ nhất, tỏa ánh sáng dạt dào.

→ Miêu tả không gian rộng lớn, thoáng đãng, tràn ngập ánh sáng dìu dịu của mặt trăng.

Hình ảnh “xuân giang”, “xuân thủy”, “xuân thiên” - sông xuân, nước xuân, trời xuân
→ Những từ xuân được lặp lại nối tiếp nhau để khẳng định mùa xuân, sắc xuân đang tràn ngập khắp nơi

→ Miêu tả khung cảnh mà sông nước và bầu trời như được dung hòa, đan cài làm một bởi mùa xuân

→ Khắc họa bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong một đêm trăng rộng lớn, bát ngát vô cùng sinh động tươi đẹp, uyển chuyển.

b. Cảm nghĩ về 2 câu thơ cuối:

Phiên âm:

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Dịch thơ:

Giữa dòng bàn bạc việc quân,

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

- Hình ảnh con người: “bàn bạc việc quân” - hình ảnh con người là những chiến sĩ - tập trung bàn bạc, lo lắng cho việc nước, việc dân - dù là trong 1 đêm trăng đẹp đến như vậy.

- Thời gian:

“dạ bán quy lai” - đêm đã trôi qua một nửa
“nguyệt mãn thuyền” - ánh trăng rải đều lên mặt thuyền - trăng đã lên đến đỉnh - thời điểm khuya nhất của đêm
→ Các chiến sĩ đã bàn bạc hăng say, tập trung đến rất khuya vẫn không dừng lại → Tinh thần quyết tâm, lo lắng cho tổ quốc

→ Trăng như một người chiến sĩ cũng thức cùng, lắng lo cùng với các chiến sĩ

→ Tất cả cùng tập trung, cùng đồng lòng vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc

→ Hình ảnh ánh trăng sáng trải đầy thuyền còn tượng trưng cho tương lai sáng rọi phía trước của đất nước khi có những con người hết lòng, hết sức vì tổ quốc như vậy.

- Hình ảnh song hành trăng - con người (nghệ sĩ - chiến sĩ) quen thuộc thường được nhắc đến trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, như:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

→ Khẳng định sự giao hòa cảm xúc của nhà thơ: vừa là chiến sĩ hết lòng vì đất nước, vừa là nhà thơ với tâm hồn nhạy cảm.

3. Kết bài

Tóm lược đặc sắc nội dung, nghệ thuật bài Rằm tháng giêng

Những cảm nhận, tình cảm của em dành cho bài thơ Rằm tháng giêng.

Học tốt !

7 tháng 12 2016

Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

Nếu mình có làm sai mong bạn thông cảmleuleu

8 tháng 12 2016

đây là môn Vật lí nhé bn

26 tháng 4 2020

                                                                                        Bài Làm
Nhà văn Nga nổi tiếng Xantưkốp Sêđrin đã từng khẳng định: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết!” Bao năm tháng có qua đi, những cuộc chiến được dựng lên và san bằng, lịch sử đã sang trang mới nhưng văn học vẫn chưa bao giờ thôi hết sức hấp dẫn. Phải chăng là chức năng kì diệu của nói, mà như Hoài Thanh nói trong “Ý nghĩa văn chương”: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”.

Khi những con chữ được viết ra trên trang giấy bởi những xúc cảm của nhà thơ với cuộc đời, để hướng tới sự đồng cảm và gửi gắm những thông điệp nào đó, ta  có văn chương. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”- văn chương khơi lên trong lòng chúng ta những tình cảm, những trạng thái mà ta chưa từng biết đến, với những tình cảm sẵn có, văn chương giúp chúng ta “luyện” để sống thật với những cảm xúc, và cũng để sống đẹp hơn. Đó là những nỗi yêu, ghét, giận hờn thường ngày, là thái độ trân trọng và yêu quý cái đẹp cũng như biết đấu tranh để loại bỏ cái xấu xa, tàn ác. Đó chính là thiên chức, là sức mạnh kì diệu của văn chương.

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, hay chưa có cơ hội được trải nghiệm. Mỗi chúng ta, là con của đất nước Việt Nam đều mang trong mình lòng tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Nhưng trong thời hòa bình, ấm no, tình cảm ấy dường như đã bị ngủ quên. Khi ấy, những áng văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh chính là minh chứng rõ nhất. Bác đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tính cảm ấy luôn sôi nổi, mãnh liệt và chân thành. Từ thuở Bà Trưng, Bà Triệu; từ người già đến người trẻ, từ chiến sĩ đến nhân dân, từ nam nữ công nhân cho đến chính phủ, … Tình yêu nước được thể hiện rất đa dạng và phong phú. Khi ấy, ta chợt thấy hình như, một làn sóng mới, hình như tình yêu nước cũng đang dâng trào trong ta. Từ đó, có ý thức trách nhiệm với tổ quốc.

Đến với văn chương, ta còn được sống trong những trang thơ đẫm lệ, được chứng kiến cảnh chia li sầu thảm và tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ sau giây phút tiễn chồng ra trận:

           “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

            Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

            Ngàn dâu xanh ngắt một màu

            Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

Cả không gian nhuỗm màu xanh buồn thảm, từ xanh xanh nhẹ nhàng đẩy lên xanh ngắt cực điểm như nỗi sầu buồn của người chinh phụ cứ ngày thêm chồng chất không thể hóa giải. Câu hỏi cuối đầy day dứt: Lòng chàng, ý thiếp, ai sầu hơn? Thiếp đâu thể biết lòng chàng, ngay cả sự sống của chàng cũng không biết. Nhưng rõ ràng nỗi sầu của thiếp đã đong đầy cả đất trời, ngấm vào cảnh vật. Những câu thơ ngắn gọn, dẫu không ở trong xã hội phong kiến bấy giờ, ta cũng có thể thấu hiểu nỗi lòng của con người thuở trước.

Không chỉ vậy, văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Nỗi yêu ghét, buồn vui ngày thương ai chẳng có, nhưng đến với văn chương, ta được sống trọn vẹn với từng cung bậc cảm xúc. Khi tình yêu quê hương hòa cùng với tình yêu đôi lứa, ta có những câu thơ như những câu hát phất lên đầy sức sống:

            “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng,

             mênh mông bát ngát

            Đứng bền tê đồng ngó bên ni đồng

            bát ngát mênh mông

           Thân em như chẽn lúa đòng đòng

           Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.”

Khung cảnh đất nước quê hương mới bát ngát, rộng lớn làm sao! Câu hò của ta cứ ngang dọc, thênh thang trong biển rộng sông dài. Hình ảnh cô gái hiện lên như “chèn lúa đòng đòng” đầy sức sống và xinh tươi dưới ngọn “nắng hồng ban mai” trong mùa gặt hái. Câu thơ căng tràn sức sống, niềm tin yêu đối với quê hương cũng như con người.

Nhưng có lúc, ca dao cho ta sống với những số phận bi thảm, những tiếng kêu đau thương của con người:

          “Thương thay thân phận con tằm,

           Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

          Thương thay lũ kiến li ti,

          Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

          Thương thay hạc lánh đường mây,

          Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.

          Thương thay con cuốc giữa trời,

          Dầu kêu ra máu có người nào nghe.”

Số phận người nông dân trong xã hội cũ chỉ là con sâu, cái kiến, kêu trời trời không thấy, kêu đất mà đất chẳng nghe. Cuộc đời của họ chỉ như những con vật: tằm, kiến, hạc, cuốc để cho bè lũ phong kiến áp bức, bóc lột. “Thương thay” hay là thương cho chính mình, cho số kiếp của mình để rồi cất thành tiếng kêu bi phẫn:

             “Ai làm cho bể kia đầy

             Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?”

Như vậy, đến với văn chương, chúng ta đã được sống trong thế giới của tình cảm, cảm xúc một cách trọn vẹn: được cảm nhận những nỗi đau của con người cách ta hàng trăm năm, yêu và giận hết mình với con người. Như thế, ta biết sống đẹp hơn, biết trân quý cuộc sống của mình và hướng mình tới cái đẹp, cái thiện. Đó chính là giá trị của văn học, cũng là bí quyết để nó nằm ngoài quy luật băng hoại của cuộc sống
  Ok rồi đó!#hoctot

22 tháng 11 2021

Lập dàn ý nha 

rất tốt.rất tốt .rất tốt.rất tốt.rất tốt.rất tốt.rất tốt.rất tốt

8 tháng 12 2018

      Do không may mắn bạn của Vũ Minh Quang mắc phải căn bệnh được gọi chung là khuyết tật . Không xa lánh vì bạn tàn tật mà bạn Quang đã cõng bạn đi học 10 năm liền . Cho thấy bạn Quang rất nhân hậu . Bạn của Quang cũng rất may mắn khi có được một người bạn như bạn Quang . Câu chuyện ấy đã được cư dân mạng đế ý và giờ nó đang được nhiều người biết đến . Và em cũng biết đến câu chuyện cách đây không lâu . Sau khi đọc xong bài đăng ấy em cảm thấy bạn của Quang không may mắn nhưng đã được bạn Quang dìu dắt , yêu mên , quý mến . Em thấy xúc động khi đọc xong câu chuyện nhưng lại vui khi đất nước ta có được con người như vậy . Mong rằng bạn của Quang sớm khỏi bệnh đó , mặc dù nghe nói bệnh đó không thể chữa tận gốc .Chúc hai bạn ấy mạnh khỏe . 

P/s : Tự viết không hay cho lắm , vì vậy chỉ nên tham khảo 1 số câu và không nên chép hết .

Hk tốt !!

Đánh máy cứ Quang thành Khang hoài !!

7 tháng 2 2020

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, nhà quân sự, chính trị lỗi lạc của cách mạng Việt Nam mà còn là nhà thơ, nhà văn lớn với nhiều tác phẩm có giá trị. Không chỉ làm cách mạng, Bác còn viết thơ, làm văn để phục cho chiến đấu. Bởi vậy, mà trong bảy mươi chín năm cuộc đời của Người không chỉ có những thành quả cách mạng lớn lao mà còn có một bộ sưu tập thơ bất hủ, có thể kể đến tập "Nhật ký trong tù", các bài thơ Bác viết gửi thiếu nhi, hay những bài thơ ngẫu hứng khi ngắm thiên nhiên Bác đều gửi gắm những tâm tư, niềm mong mỏi và cả sự lạc quan, hướng về những điều tốt đẹp trong tương lai. Một trong những bài thơ hay nhất của Bác viết trong kháng chiến có thể kể đến “bộ đôi” hai bài thơ trăng "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng".

Bài thơ Cảnh khuya được mở đầu bằng những câu thơ tả cảnh, gợi cảm đầy mê hoặc:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lòng cổ thụ bóng lồng hoa"

Thiên nhiên vừa tĩnh lại vừa động, tiếng suối róc rách chảy xa xa qua cái cảm của nhà thơ tựa như tiếng hát con người đang vọng lại, ấm áp và đầy thiết tha. Tiếng hát của dòng suối chảy ấy đã át đi cả tiếng của những bom đạn quân thù để rồi trong đêm khuya tĩnh lặng, tiếng suối trở thành một thanh âm thi vị dịu dàng, trong trẻo mang lại chút thư thái nơi tâm hồn của nhân vật trữ tình. Bản nhạc của suối nguồn núi rừng mang đến cho thính giác cảm giác êm đềm, hấp dẫn thì đến cảnh sắc Việt Bắc lại làm cho ánh mắt thi nhân không thể rời.  Hoa cỏ, thiên nhiên và đặc biệt là ánh trăng đẹp đẽ trên bầu trời xa kia đã khiến cho tâm hồn nhà thơ không khỏi xuýt xoa mà buông những lời thơ tựa nét vẽ của bức họa núi rừng:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Trăng toả ánh sáng xuống trần gian, hòa trong vẻ đẹp của cây rừng Việt Bắc. Ánh trăng lồng qua từng bóng cây già, luồn qua từng cành cây, kẽ lá in bóng cảnh vật xuống mặt như những bông hoa. Trăng, cây, và hoa gắn kết, quấn quýt, giao hòa như tình cảm gắn kết giữa quân và dân Việt Nam. Cảnh hữu tình quá, thơ mộng quá, cảnh làm lòng người xuyến xao khôn tả. Trăng khuya soi rọi bóng cây già, tiếng suối chảy xa tựa bản nhạc ngân nga, rừng Việt Bắc thật đẹp quá. 

Và thiên nhiên càng đẹp hơn khi có bóng dáng của con người, giữa núi rừng đại ngàn trăng soi, có người thi sĩ đang ngắm nhìn, đang trăn trở:

"Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Bóng dáng con người hiện lên không miêu tả qua dáng hình, qua khuôn mặt mà được thể hiện qua nội tâm, qua trạng thái của Người - chưa ngủ vì nỗi nước nhà. Suốt bao năm tháng cách mạng, Người vẫn lo một nỗi cho dân tộc, cho kháng chiến, Bác thương nhân dân, thương bộ đội lại càng thương đất nước, xót xa khi Tổ quốc bị xâm lăng. Bác ngắm nhìn cảnh khuya mà nào có thảnh thơi, vẫn lo toan mọi bề khi đất nước chưa được giải phóng. Bác Hồ - Người là vậy, chưa một giây phút nào Bác quên nghĩ đến nhân dân, nghĩ về dân tộc. 

Đến với Rằm tháng giêng, ta thấy được ở bài thơ một không gian thiên nhiên đầy đẹp đẽ, một mạch nguồn cảm xúc mới mẻ, tươi tắn. Bài thơ mở đầu thật nhẹ nhàng:

"Rằm xuân lồng lộng trăng soi"

Vào những ngày rằm, trăng tròn trịa và toả sáng hơn, đặc biệt trăng xuân lại càng đẹp, càng mỹ miều hơn nữa. Ánh trăng toả ngát, soi "lồng lộng" khắp không gian, ánh trăng như bao trùm lấy vạn vật, ban thứ ánh sáng kiều diễm mê hoặc lòng người. Trăng sáng chiếu bát ngát, mênh mông khắp nơi, mọi chốn của núi rừng Việt Bắc.

" Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

Xuân ngập tràn không gian, sức xuân sống động, tươi trẻ và dồi dào toả khắp mây trời, sông nước. Xuân mang niềm vui, niềm thương gửi gắm vào tất thảy thiên nhiên, cảnh vật, dường như cả đất trời đang dào dạt sức sống mùa xuân.

" Giữa dòng bàn bạc việc quân"

Giữa lúc thiên nhiên đang rạo rực sức xuân như vậy, lòng người cũng đang rạo rực vì sự nghiệp kháng chiến. Câu thơ gợi cho ta cảm nghĩ về hình ảnh những người chiến sĩ đang miệt mài, tập trung bàn bạc, tìm ra những kế hoạch, chiến lược cho công cuộc cách mạng trên con thuyền nhỏ lênh đênh giữa dòng, dưới ánh trăng dịu dàng của tạo hoá. Ánh trăng lúc này đây như người chiến sĩ cùng đồng hành, chăm chú dõi theo từng nghĩ suy, từng trăn trở, trăng lại như người bạn tri âm đến gần bên tâm tình với con người. 

" Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền"

Khi đêm đã khuya, cuộc họp bàn dường như vẫn chưa trọn, thuyền chở đầy trăng vẫn trôi nhẹ giữa dòng. Thuyền chở trăng, chở cả những hy vọng, ước mơ, chở cả những niềm tin vào một ngày đất nước được hoà bình, nhân dân được ấm no, an bình. Thuyền chở đầy trăng chở theo cả niềm lạc quan, sự tin yêu trên con đường cách mạng gian khó, dẫu có những hiểm nguy, dẫu có những mất mát vẫn giữ vững lòng tin vào ngày mai thắng lợi vẻ vang.

Hai bài thơ, tuy có những đặc sắc riêng, song giữa chúng ta vẫn bắt gặp những điểm tương đồng để làm nên dấu ấn, phong cách thơ của nhà thơ dân tộc Hồ Chí Minh. Cả "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" đều có sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố cổ điển và tinh thần hiện đại. Đó là những hình ảnh, thi liệu khá quen thuộc được dùng nhiều trong thơ cổ như ánh trăng hay con thuyền. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt lời ít ý nhiều, hàm súc cùng bút pháp gợi mà không tả cũng được vận dụng đầy thuần thục, điều luyện. Đặc biệt, qua hai bài thơ, ta cảm nhận được một tình yêu thiên nhiên hoà trong một trái tim yêu nước thiết tha của Người, niềm lạc quan trong gian khó, phong thái đầy ung dung của một chiến sĩ cách mạng mãi là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ trẻ chúng em học tập, nói theo.

"Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" đã mang đến cho em những nỗi nhớ, những niềm thương và cả sự kính trọng dành cho Bác. Chính những lời thơ bình dị, những tình cảm dạt dào gửi gắm trong thơ của Bác đã bồi đắp, nuôi dưỡng trong em tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước mình. Bản thân em sẽ mỗi ngày cố gắng, cố gắng hơn nữa để lớn lên có thể góp sức mình xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp, ngày một đi lên như lời dạy của Bác năm nào.

#Châu's ngốc