K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2016

Nhân vật tự sự đc miêu tả qua những phương diện :

1. Cốt truyện:- Tác phẩm kể về sự việc gì?- Thông qua cốt truyện tác giả muốn phản ánh hiện thực gì?- Tư tưởng tình cảm nào được tác giả gửi gắm vào tác phẩm?2. Nhân vật:- Tác phẩm có mấy nhân vật, nhân vật chính là ai?- Nhận diện được nhân vật chính diện; Nhân vật phản diện.- Ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, nội tâm của nhân vật như thế nào, thông qua đó để khái quát nên đặc điểm về phẩm chất và tính cách của nhân vật.3. Tình huống: Tình huống cơ bản của truyện là tình huống nào? Qua tình huống ấy nhân vật bộc lộ tính cách gì? Từ đó tác giả muốn gửi gắm điều gì? Nghệ thuật tạo tình huống của nhà văn có gì đặc sắc, độc đáo trong việc góp phần xây dựng tính cách nhân vật , thể hiện ý nghĩa của truyện? ...   * Lưu ý: Một nhân vật văn học thành công bao giờ cũng mang một tính cách, số phân riêng. Muốn phân tích nhân vật tức là phân tích đặc điểm tính cách và nội tâm của nhân vật chúng ta cần căn cứ vào những chi tiết có liên quan đến nhân vật trong tác phẩm để tìm hiểu suy luận rồi khái quát nên các đặc điểm của nhân vật. Trong các tác phẩm tự sự, những chi tiết có giá trị góp phần thể hiện đặc điểm nhân vật gồm: lai lịch, ngoại hình, ngôn ngữ, hành vi (cử chỉ, hành động) của nhân vật. Cụ thể là: a. Lai lịch của nhân vật: Đây là phương tiện đầu tiên góp phần chi phối đặc điểm tính cách và cuộc đời nhân vật. Lai lịch có quan hệ khá trực tiếp và quan trong với đường đờì của một người cũng như mục đầu tiên trong bản “ sơ yếu li lịch” ta thường khai là thành phần xuất thân và hoàn cảnh gia đình.b. Ngoại hình của nhân vật. Tục ngữ Việt nam có câu: “ Xem mặt mà bắt hình rong” trong văn học, miêu tả ngoại hình chính là một biện pháp để nhà văn hé mở tính cách nhân vật. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét phác hoạ chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của nhân vật nào đó.c. Ngôn ngữ của nhân vật Ngôn ngữ của nhân vật trong tác phẩm văn học được cá thể hoá cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Thông thường, mỗi con người thường theo tính khí mà có khẩu khí. Con người làm sao thì lời ăn tiếng nói làm vậy. Vì thế khi phân tích nhân vật ta cần đặc biệt chú ý phân tích ngôn ngữ của nhân vật.d. Nội tâm của nhân vật: Nội tâm là thế giới bên trong của nhân vật gồm cảm giác, cảm xúc tình cảm, tâm lí, suy nghĩ… của con người. Thế giới nội tâm của con người rất sâu kín, phong phú, phức tạp. Ngòi bút của nhà văn có khả năng miêu tả được những ngõ ngách xâu kín của nội tâm con người từ những điều thuộc phạm vi ý thức đến những điều trong cõi tiềm thức, vô thức. Qua đó ta có thể xét đoán được tính cách nhân vật.e. Cử chỉ hành động của nhân vật: Đây là chi tiết quan trong nhất trong việc tìm hiểu phân tích tính cách nhân vật. Con người trong cuộc đời cũng như nhân vật trong tác phẩm, trước hết là con người hoạt động, hành động. Trong môi trường tự nhiên và xã hội, trong quan hệ với người khác, với công việc, con người phải hành động. Hành động của con người được thể hiện qua việc làm, hành vi. Nhân vật trong tác phẩm cũng vây, con người thế nào sẽ có hành vi thế ấy.Ngôi kể : có tác dụng : _ ng kể có thể trực tiếp kể ra những j mk nghe , mk thấy , mk trải qua , có thể trực tiếp ns ra cảm tưởng , ý nghĩ của mk_ ng kể có thể linh hoạt , tự do vs những j diễn ra vs nhân vậtThứ tự có tác dụng lm ng đọc , ng nghe dễ theo dõi , dễ nhớ , dễ hiểu , nổi bật ý nghĩa câu chuyện   
20 tháng 10 2016

Văn tả người :

  • Tả chân dung nhân vật (cần tả nhiều về ngoại hình, tính nết…)
  • Tả người trong tư thế làm việc (tả người trong hành động: chú ý các chi tiết thể hiện cử chỉ, trạng thái cảm xúc)

Văn tả cảnh :

  • Xác định đối tượng miêu tả: cảnh nào? ở đâu? Vào thời điểm nào?
  • Quan sát lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
  • Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.

 

28 tháng 4 2016

1. Là vấn đề được đặt ra xuyên suốt câu chuyện.

2.bạn có thể tham khảo /hoi-dap/question/39960.html

3. Thường đc miêu tả qua nhiều phương diện như: Mtả qua lời nói, hành động, tính cách, cử chỉ, hình dáng,...

 

28 tháng 4 2016

xin lỗi nha mình biết làm rồi với lại bạn làm sai rồi

4 tháng 5 2017

(1) Khái niệm của văn tự sự:

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. Ví dụ : Văn bản Cổng trường mở ra....

(2) Thứ tự và ngôi kể có tác dụng như thế nào trong văn kể chuyện?

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.
(3) Nhân vật trong văn tự sự thường được miêu tả qua những phương diện nào?

-Cốt truyện

-Nhân vật

-Tình huống

-Ngôi kể

-Thứ tự

(4) Mụch đích, yêu cầu của văn tả cảnh và tả người? vì sao khi viết văn miêu tả cần phải quan sát lựa chọn?

-Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh.... làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

-

Việc dùng từ ngữ giàu hình ảnh, gợi tả, gợi cảm, các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn sẽ giúp cho câu văn, bài văn trở nên sinh động hơn, mượt mà hơn, ý tứ hơn và thu hút người đọc, người nghe hơn.

Như vậy, việc giúp các em biết tìm từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp để miêu tả sự vật cụ thể là vừa giúp phát huy tốt năng lực của mỗi học sinh, vừa góp phần cung cấp ý văn, từ ngữ phù hợp cho những học sinh khác.

+ Cùng với việc giới thiệu một số hình ảnh cụ thể cho học sinh quan sát, giáo viên có thể gợi ý cho mỗi học sinh tự chọn chi tiết cụ thể của đối tượng cần miêu tả, rồi tìm những từ ngữ, ý văn, câu văn, hình ảnh so sánh, nhân hóa mà mình cảm thấy phù hợp, hay có thể sử dụng để miêu tả chi tiết đó của đối tượng.

+ Lớp nhận xét, bình và chọn những từ ngữ, ý văn hay, hình ảnh đẹp, phù hợp.

+ Vận dụng chính những từ ngữ, câu văn, ý văn được lớp đánh giá cao theo ý thích của riêng mình đưa vào bài của mình, tạo ra nét riêng trong chính bài làm của mình.

6 tháng 5 2018

(1) Khái niệm của văn tự sự:

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê. Ví dụ : Văn bản Cổng trường mở ra....

(2) Thứ tự và ngôi kể có tác dụng như thế nào trong văn kể chuyện?

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi”; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể”.
(3) Nhân vật trong văn tự sự thường được miêu tả qua những phương diện nào?

-Cốt truyện

-Nhân vật

-Tình huống

-Ngôi kể

-Thứ tự

26 tháng 4 2016

Mục đích của đoạn văn tự sự: kể lại 1 chuỗi sự vật,sự việc nào đó

Mục đích của đoạn văn miêu tả: tái hiện về 1 sự vật,sự việc nào đó

26 tháng 4 2016

Tự sự : thông báo , giải thích , nhận thức

Miêu tả : Hình dung , cảm nhận

30 tháng 4 2017

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói "vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn". Người mẹ liền hỏi: "Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?" Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: "Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện". Nói rồi cụ vụt biến mất.

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.

Good Luckvui

10 tháng 4 2016

luc be tap di

luc be ns nhug tieng u o

luc be cuoi dua gion vs nguoi o nha chang han

10 tháng 4 2016

Hình dáng, nước da, đôi mắt, nụ cười, tính tình, sở thích, lúc em tập đi, lúc em tập nói, lúc bé vui chơi hoặc làm trò

3 tháng 4 2016

hình dáng,nước da,đôi mắt,nụ cười,tính cách, lúc bé tập đi, tập nói

Thứ tự đó luônhihi

4 tháng 4 2016

+ khuôn mặt bụ bẫm,mập mạp

+Chân tay mũm mĩm

+đôi môi ửng hồng

+làn da trắng như trứng gà bóc

+Đôi mắt sang long lanh tựa ánh sao trời


 

31 tháng 3 2016

nuoc da,doi mat, nu cuoi;luc be tap di,tap noihiha

1 tháng 4 2016

nuoc da trang hong, min mang

doi ma nhu 2 qua ca chua

doi tay mum mim

doi mat to, tron

nu cuoi nhu bup hoa he no

9 tháng 4 2016

mình làm để 5 nha:

Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.

 

  Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.

 

  Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang  sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người.  Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng  ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi.  Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang  đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.

 

  Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà  tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.

NHỚ TICK CHO MÌNH ĐÓ NHA !! :))

10 tháng 4 2016

'' Tùng, tùng, tùng''. Giờ ra chơi đã đến. Sân trường từ vắng lặng bây giờ đã trở nên nhộn nhịp hẳn lên.

Tiếng trống trường đã vang lên ba tiếng. Mọi người ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Những bạn gái đang nhảy dây bên cây phượng. Đôi chân thoăn thoắt như những chú sóc tinh nghịch đang nhảy trên các cành cây hay giống như những vũ công nhảy chuyên nghiệp.Có một số bạn thì chơi đuổi bắt, chạy khắp sân trường, miệng thì la hét làm nhộn nhịp một góc sân trường hơn hẳn. Còn có mấy chị lớp 7, lớp 8 ra ghế đá ngồi trò chuyện cùng với nhau. Một vài người  lớp 9 thì không như các em lớp 6. Sau giờ học thì tranh thủ ra hóng mát cho đỡ căng thẳng.Mặc dù đã học cấp 2 rồi nhưng vẫn còn vài người có tính hiếu động thì chơi bắn bi ngoài bãi đất. Những hòn bi tròn tròn như quả bóng cứ như là đang thi chạy vậy. Còn có những người vào căn-tin để ăn sáng. Mặc dù căn-tin rất nhỏ nhưng luôn đầy ắp người mua. Người bán chính là vợ bác bảo vệ. Các thầy, cô cũng có lúc vào đây để uống trà, nói chuyện. Hết 7 phút đầu giờ, tất cả mọi người xếp hàng thật ngay ngắn từng hàng từng hàng một để tập thể dục. Từng người một tập rất nhẹ nhàng mà mạnh mẽ.

Tuy giờ ra chơi rất ngắn nhưng chúng em cũng đã rất thoải mái. Nhờ những buổi ra chơi ngắn ngủi này mà chúng em có thể chơi với nhau thân nhau hơn. Mọi người đều dành giờ ra chơi những điều hết sức thú vị. Thế là sau giờ ra chơi của mỗi ngày, chúng em lại xếp hàng vào chuẩn bị học tiết 3.

mình chỉ viết sơ sài thui, mong bạn thông cảm! nhớ tick mình nha leuleu

 

6 tháng 4 2016

VNEN hả

6 tháng 4 2016

ờ bạn. Rồi sao? biết k? haha