K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.

Ví dụ:

  • Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông...).
  • Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.
  • Chứng giám: xem xét và làm chứng.
  • Hoảng hốt: chỉ tình trạng sợ sệt, vội vã, cuống quýt.
  • Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm.
19 tháng 9 2021

Nghĩa của từ rất đa dạng:

– Đưa ra khái niệm, định nghĩa từ biểu thị.

Ví dụ: Dũng cảm: đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.

– Đưa ra các từ đồng nghĩa, trái nghĩa với những từ cần giải thích cho người khác hiểu.

Ví dụ: Trung thực: con người có tính thật thà, thắng thẳn.

23 tháng 12 2016

trong sgk ấy bạn ak

câu 1 là trang 35 ấy( phần ghi nhớ 1)

câu 2

nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện từ đầu, làm thành cơ sở để hình thành các nghĩa khác

nghĩa cuyển: là nghíc dc hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc

VD:

- từ "chân"

nghĩa gốc: chân người

nghĩa chuyển: chân bàn, chân ghế, chân thư kí, ....

 

Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

         Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

21 tháng 3 2019

- Câu trần thuật đơn : là loại câu do 1 cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu , tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến

VD: Phú Ông mừng lắm

- Câu tràn thuật đơn có từ là : là loại câu do 1 cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu , tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu 1 ý kiến

Trong câu trần thuật đơn có từ là :

 +Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) ......cũng có thể làm vị ngữ

 +Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải

VD: Bạn Lan là lớp trưởng lớp em

_Hok Tốt _

22 tháng 3 2019

- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

VD: 

   + Tôi đã hếch răng lên xì một hơi rõ dài

   + Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

   + Tôi về không một chút bận tâm

- Câu trần thuật đơn có từ “ là”: là loại câu do một cụm C – V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.

VD:

+ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.

+ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa.

17 tháng 10 2018

1) từ là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo lên câu. Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng

2) Từ đơn là từ có 1 tiếng và không có nghĩa rõ ràng. Từ phức là từ có 2 tiếng trở lên và phải có nghĩa rõ ràng, trong từ phức có từ đơn và từ ghép.

3) Từ ghép là từ có 2 tiếng trở lên, có nghĩa rõ ràng, hai từ đơn lẻ ghép lại thành từ ghép. Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa.

4) Từ mượn là từ ta vay mượn tiếng nước ngoài để ngôn ngữ chúng ta thêm phong phú.Bộ phận quan trọng của từ mượn là (mình chịu)

VD: Nguyệt: trăng

       vân: mây

5) Không mượn từ lung tung

VD: Em rất thích nhạc pốp

6) Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Có 2 cách để giải nghĩa của từ.

7) Từ nhiều nghĩa là từ có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện đầu tiên, làm cơ sở nghĩa chuyển.Nghĩa chuyển là từ hình thành trên cơ sở nghĩa gốc

B1 : Trình bày nội dung các truyện truyền thuyết -Con rồng cháu tiên-Thánh góng -Sơn tinh , thủy tinh-sự tích hồ gươmB2 : Truyện cổ tích thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân?B3: Nêu bài học mà nhân dân gửi gắm qua những truyện ngụ ngôn -ếch ngồi đáy giếng -thầy bói xem voi-chân , tay ,tai ,mắt ,miệng Phần 2:Truyện trung đại B1 : nêu đặc điểm truyện trung đại ?Kể tên những văn bản...
Đọc tiếp

B1 : Trình bày nội dung các truyện truyền thuyết 

-Con rồng cháu tiên

-Thánh góng 

-Sơn tinh , thủy tinh

-sự tích hồ gươm

B2 : Truyện cổ tích thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

B3: Nêu bài học mà nhân dân gửi gắm qua những truyện ngụ ngôn 

-ếch ngồi đáy giếng 

-thầy bói xem voi

-chân , tay ,tai ,mắt ,miệng 

Phần 2:Truyện trung đại 

B1 : nêu đặc điểm truyện trung đại ?

Kể tên những văn bản trung đại đã học 

B2 :bài học đạo đức được gửi đến từ văn bản con hổ có nghĩa là bài học gì?

B: Tiếng việt

Phần1: Cấu tạo từ 

B1: Thế nào là từ đơn,lấy ví dụ?

B2:Thế nào là từ phức , lấy ví dụ?

Phần 2: Nghĩa của từ

B1: Thế nào là nghĩa của từ ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

B2:Nêu hiện tượng chuyển nghĩa của từ (nghĩa gốc , nghĩa chuyển)

Phần 3:Phân loại từ theo nguồn gốc 

B1 : Lấy 5 ví dụ về từ mượn hán việt, giải thích nghĩa 5 từ đó

B2:lấy 5 ví dụ về từ mượn ngôn ngữ khác , giải thích nghĩa 5 từ đó

Phần 4:từ loại và cụm từ

B1 thế nào là danh từ ,có mấy loại danh từ, lấy ví dụ

B2 Thế nào là động từ , có mấy loại động từ , có mấy loại động từ, lấy ví dụ

B3 Thế nào là tính từ có mấy loại tính từ ,lấy ví dụ

B4:nêu khái niệm số từ đặt môt câu có số từ 

B5:Lượng từ là gì?Đặt câu có lượng từ

B6:Thế nào là chỉ từ ? đặt câu có chỉ từ

B7:Lấy 1 ví dụ  cụm danh từ phân tích cấu tạo cụm danh từ đó 

B8 : Lấy 1 ví dụ cụm động từ phân tích cấu tạo cum động từ đó 

B9: Lấy 1 ví dụ cụm tính từ phân tích cấu tạo cụm tính từ đó

C Làm văn

Phần 1 : kể chuyện đời thường 

B1 kể môt việc tốt em đã làm

B2 kể 1 kỉ niệm mà em nhớ mãi

B3 kể 1 tiết học thú vị 

Phần 3 Kể chuện tưởng tượng

B1 kể tiếp câu chuyện cây bút thần sau khi mã lương trừng trị tên độc ác

B2 kể về 1 sự thay đổi của quê hương em 

giúp mình làm đề cương này nhé

mk đang cần gấp

mk cần vào tối nay

cảm ơn mn

4
2 tháng 1 2019

Một đống như thế mà bảo người ta làm có bị hâm ko vậy

2 tháng 1 2019

làm bài mô cũng đc bn ko bt làm thì đừng nói người khác ko phải vô chửi ngừi ta

22 tháng 5 2022

thanh xuân

22 tháng 5 2022

mùa xuân

1. Trái nghĩa với lòng biết ơn : vô ơn ; vô ơn ; bội nghĩa ; bội ơn ; .....

VD : Về hành vi vô ơn :

- Hỗn láo với cha mẹ.

- Xấc xược với thầy cô.

- Không tôn trọng các bà mẹ anh hùng.

- Phát ngôn bậy ở những linh thiêng như nghĩa trang liệt sĩ.

Về các hành vi biết ơn :

- Giúp đỡ cha mẹ.

- Thăm mộ anh hùng liệt sĩ.

- Tôn trọng, giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình.

- Tôn trọng thầy cô, cha mẹ.

2. Ý nghĩa của sự biết ơn :

- Biết ơn là một trong những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta.

- Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa con người với con người.

Cách rèn luyện :

- Trân trọng, luôn ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình.

- Làm những việc thể hiện sự biết ơn như : thăm hỏi, chăm sóc, giúp đỡ, tặng quà, tham gia quyên góp, ủng hộ, ....

- Phê phán sự vô ơn, bội nghĩa diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.

9 tháng 10 2019

nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước, trên cơ sở nghĩa đó mà người ta xây dựng nên các từ khác.

nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành qua cơ sở của nghĩa gốc.

VD:chân của chị ấy rất dài(nghĩa gốc)

chân ghế kia rất gập ghềnh(nghĩa chuyển)

nhớ cho mình một tíck với nha!

Phó từ là những từ chuyến đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động, từ tính từ

VD: đang làm việc

27 tháng 1 2019

phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

ví dụ:

 Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.

Phó từ là gì

Định nghĩa chính xác nhất được biên soạn trong Sách giáo khoa lớp 6 đã nói về phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

VD:– Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.

“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.

Phó từ là gì

Định nghĩa chính xác nhất được biên soạn trong Sách giáo khoa lớp 6 đã nói về phó từ: gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

Phân loại phó từ

Dựa theo vị trí trong câu của phó từ với các động từ, tính từ mà chia làm 2 loại như sau:

– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.

– Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

Phân biệt phó từ và trợ từ

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa phó từ và trợ từ. Làm thế nào để phân biệt?

Phương diện ngữ pháp:

– Vị trí của phó từ thường cố định, phó từ đi với từ trung tâm, đứng trước, sau từ trung tâm.

– Vị trí trợ thường không cố định, khi thì xuất hiện đầu câu, giữa câu, cuối câu. Trợ từ có điểm đặc biệt, là thành phần có thể rút gọn mà không tác động đến kết cấu ngữ pháp của câu.

Phương diện ngữ nghĩa:

– Trợ từ có nghĩa sắc thái biểu cảm trong câu như thể hiện tình cảm, cảm xúc, đánh giá.

– Phó từ có chức năng bổ sung nghĩa cho các động từ, tính từ. Mang thông tin về thời gian, mức độ, phạm vi…

Các ví dụ

– Bởi vì chúng tôi rất chăm chỉ nên công việc hoàn thành nhanh.

“rất chăm chỉ” cụm từ chứa phó từ, phó từ đứng trước tính từ chỉ mức độ sự việc.

– Đừng đi vào khu vực trên, nơi đó bị cấm.

“đừng đi”, phó từ đứng trước động từ mục đích chỉ sự cầu khiến.

– Trời vẫn mưa lớn, nước đang lên nhanh.

“vẫn mưa” với phó từ “vẫn” đứng trước động từ “mưa” chỉ sự tiếp diễn tương tự đang diễn ra.