K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

Nghệ thuật: hình ảnh biểu tượng, ẩn dụ, so sánh, nhân hóa để diễn tả tâm trạng, số phận con người.

3 tháng 2 2017

Về nội dung:

    ●    Cả ba bài đều là những câu hát than thân của những con người trong xã hội xưa.

    ●    Mỗi bài lại có một nét riêng mang tính chất phản kháng.

    ●    Cả ba bài đều diễn tả cuộc đời, thân phận của nhân dân ta trong xã hội cũ

Về nghệ thuật:

    ●    Điểm đặc sắc là cả ba bài ca dao đều sử dụng thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc, có âm hưởng nhẹ nhàng mà tha thiết, tạo nên sức sống lâu bền trong lòng người đọc.

    ●    Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ.

30 tháng 10 2016
- Về nghệ thuật:+ Thể thơ mà cả ba bài đã sử dụng là thể thơ lục bát với âm điệu than thân đầy thương cảm.+ Sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ và câu hỏi tu từ.
24 tháng 10 2016

- Dùng biện pháp nghệ thuật so sánh ví von.

- Công cha được so sánh với núi “ngất trời”. Nghĩa mẹ được so sánh với nước “biển Đông”. Đây là lối ví von quen thuộc ta thường gặp trong ca dao.

+ Núi và biển là những cái to lớn, mênh mông cao rộng, vĩnh hằng của thiên nhiên được đưa ra làm đối tượng để so sánh. Điều đó muốn nói rằng công cha nghĩa mẹ là vô cùng to lớn không thể nào kể hết được.

+ Cha uy nghiêm, vững chãi được so sánh với núi. Mẹ dịu dàng, bao dung được so sánh với biển. Cách so sánh đầy thú vị phù hợp với tính cách của mỗi người.

- Biện pháp đối xứng: làm khắc sâu thêm ấn tượng công cha đối xứng với nghĩa mẹ, núi đối xứng với biển.

- Từ “công” là nghĩa trừu tượng, tác giả đã cụ thể hóa thành “cù lao chín chữ” để bất kì ai cũng có thể nhìn thấy được một cách rõ ràng.

- Thể thơ lục bát mền mại và sự ngọt ngào của điệu hát ru đã làm cho bài ca dao giống như lời thủ thỉ tâm tình sâu lắng: Mẹ ru cái lẽ ở đời Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

24 tháng 10 2016

í, bạn ơi đây đâu phải than thân

16 tháng 11 2021

TOP 5 Đề thi giữa kì 1 Văn 7 năm 2021 - 2022 (Có ma trận, đáp án)

16 tháng 11 2021

Lớp 6 ko anh hihi

13 tháng 12 2016

- Nội dung của những câu hát châm biếm : Phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán những thói hư tật xấu, và những sự việc đáng cười trong cuộc sống

- Nghệ thuật của những câu hát châm biếm :

+ Nghệ thuật trào lộng dân gian

+ Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp nói ngược

+ Phóng đại, nói quá

+ Hình ảnh quen thuộc

13 tháng 12 2016

Cảm ơn bạn nhìu nha!!!vui

18 tháng 1 2021

1. Cổng trường mở ra

Tác giả: Lý Lan

Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí.

Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) :được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000

Ngôi kể thứ nhất (xưng "mẹ"). Tác dụng: giúp những cảm xúc, suy tư của người mẹ được truyền tải một cách tự nhiên hơn, chân thật hơn và cảm động hơn.

Giá trị nội dung: Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.

Giá trị nghệ thuật:Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với conNgôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc

 

18 tháng 1 2021

https://vndoc.com/me-toi-hoan-canh-sang-tac-dan-y-phan-tich-tac-pham-163848

Bạn mở trên trang web này ấy.Viết rất ngắn gọn, đầy đủ.

11 tháng 11 2018

Thơ của Bà Huyện Thanh Quan mang sự trầm lắng, sâu kín, hoài cảm, gửi gắm nỗi niềm vào lời thơ. Phong cách đó của bà đã làm ta cảm nhận sâu sắc về tình cảm bà dành cho quê hương qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
Bằng cách sử dụng nhiều nghệ thuật, bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh đẹp hoang sơ của đèo Ngang thưở trước, đồng thời thể hiện nỗi cô đơn, nhớ nước thương nhà da diết của chính mình mà có lẽ chỉ có những người xa quê mới cảm nhận hết được.
Đây là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đậm chất trữ tình là tác phẩm hay trong dòng thơ trung đại Việt Nam. Bài thơ đọng lại trong ta bao cảm xúc buồn mà đáng nhớ.
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát, giọng thơ nhẹ, trầm lặng mang nét buồn sâu lắng. Nữ sĩ tài danh lần đầu xa nhà, đặt chân đến Đèo Ngang vào một buổi xế chiều, không gian khiến ai nghe cũng cảm giác buồn, gợi nỗi niềm riêng:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Điệp từ “chen” của tác giả làm cho cây cỏ lá hoa có sức sống mạnh liệt nhưng nơi đây còn hoang sơ, ít dấu chân người.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà
Từ láy “lom khom, lác đác” cùng từ “vài, mấy” gợi vẻ ít ỏi, thưa thớt, cuộc sống ở đây hẳn còn khó khăn, vất vả, tăng thêm vẻ tàn tạ, hiu hắt của cảnh vật.
Tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, đặc sắc nhất là phép đối làm đậm vẻ bâng khuâng, dào dạt trong lòng nhà thơ. Tất cả như hòa quyện cùng với tâm hồn của nhà thơ – một tâm hồn cô đơn, trống vắng vì nỗi nhớ nhà, nhớ quê.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia
Tác giả khéo léo dùng phép chơi chữ “quốc – nước” “gia – nhà”. Để giãi bày lòng mình qua âm thanh khắc khoải, da diết của tiếng chim kêu não nuột, nghẹn ngào.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Cụm từ “dừng chân đứng lại” là nỗi ngập ngừng lưu luyến khi bước qua “ranh giới hai miền”, là sự đối lập khi đứng giữa đất trời mênh mông, con người trở nên nhỏ bé. Nỗi buồn của con người như cô đặc lại, không người chia sẻ, nỗi buồn được chính nhà thơ chịu đựng một mình.