K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2018

Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truyền thống ở Huế, có lẽ nón lá được nhiều người biết đến hơn cả. Bởi hàng trăm năm nay, nón lá không chỉ là vật dụng thân thiết che nắng, che mưa gắn bó với đời sống hàng ngày của mỗi người dân Huế, mà hơn thế nó đã trở thành một đặc sản văn hóa “nón bài thơ” gắn với hình tượng của người con gái Huế.

Đến với mảnh đất cố đô, các bạn dễ dàng bắt gặp hình ảnh chiếc nón bài thơ - một vật dụng được xem là mang cả vẻ đẹp của tâm hồn Huế. Để làm đẹp và tôn vinh thêm cho chiếc nón lá xứ Huế, các nghệ nhân còn ép bức tranh của sông Hương, núi Ngự và vài dòng thơ vào giữa hai lớp lá:

“Ai ra xứ Huế mộng mơ

Mua về chiếc nón bài thơ làm quà”.

Nón bài thơ là một loại nón lá đặc biệt ở xứ Huế, tên gọi của nó bắt nguồn từ đặc điểm là khi soi lên ánh sáng thì bạn có thể thấy một bài thơ hay hình ảnh hoa văn được tạo nên khéo léo, bố cục cân đối hiện lên giữa hai lớp lá nón.

Theo một số tư liệu đã cho ta thấy được nghề nón lá đã ra đời khá lâu đời. Nghề nón lá xuất phát từ nhu cầu của con người, vừa có thể che nắng che mưa trong khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, giá thành lại rẻ, vì vậy nón lá khá được ưa chuộng. Và ngày nay, nhiều du khách du lịch Huế từ Hải Phòng đến cũng khá thích thú với những chiếc nón lá này.

Nhìn chiếc nón lá nhỏ gọn vậy thôi, nhưng những công đoạn làm ra nó thì không hề đơn giản, đòi hỏi một quá trình vô cùng công phu và tinh tế. Là một sản phẩm thủ công, người làm hoàn toàn sử dụng công cụ là đôi tay của mình. Người làm phải thực hiện 15 công đoạn từ lên rừng hái lá, rồi sấy lá, mở, ủi, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ,…  để có một chiếc nón bài thơ vừa nhẹ vừa đẹp.

Nguyên liệu của chiếc nón là lá non của cây Bồ Quy Diệp sau khi hái trên rừng đem về phơi sương rồi nức vàng và ủi cho phẳng. Sau đó, người làm phải khâu tạo khung và vành nón. Đây là công việc đòi hỏi người thợ có nhiều kinh nghiệm, cẩn thận và khéo tay. Khung của nón lá sẽ bao gồm 12 thanh gỗ vát mảnh được ghép lại, khớp nhau ở đỉnh, phía dưới khoảng cách đều nhau. 16 vành như 16 vầng trăng được ve thật nhanh, thật tròn, thật nhẵn, thật điệu, sao cho cân đối và hài hòa nhất.

Những chiếc lá đực đầu tiên sẽ được xếp vào bên trong, tiếp đến là hình hoa văn – bài thơ phủ kín diện tích xung quanh chiếc nón. Lá cái được xây ở ngoài cùng. Công đoạn này khá quan trọng đòi hỏi, động tác của người nghệ nhân phải nhẹ nhàng khéo léo, chèn kỹ, đẹp và dằn chắc chắn, giữ cho mặt lá phẳng không xê dịch. Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, sự khéo léo và kỹ lưỡng để cho nên những sản phẩm là niềm tự hào của xứ Huế. 

Chiếc nón lá hiện diện khắp những cánh đồng Việt Nam. Nón lá theo người người nông dân ra đồng, cùng tham gia sản xuất cho mùa màng bội thu. Ngoài ra, nón lá còn tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nếu tà áo dài Việt Nam tôn lên vẻ đẹp thướt tha, duyên dáng, thùy mị sang trọng của người con gái thì nón lá lại làm cho người con gái mang một vẻ đẹp tiềm ẩn, kín kẽ và đậm đà hơn rất nhiều.

Những du khách đến với xứ Huế đều rất hào hứng với mỗi chiếc nón lá đội trên đầu với nụ cười rạng rỡ càng làm cho chiếc nón lá trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết! Nón lá nay đã trở thành một món quà tạo sự gắn kết giữa Việt Nam với nước bạn trên thế giới và nón lá đã đưa hình ảnh Việt Nam đi khắp bốn phương.

Chỉ là một chiếc nón lá đơn sơ và mộc mạc như chính tính cách con người Việt Nam nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Chiếc nón lá là hình ảnh của Việt Nam, là món quà mà chính bàn tay người Việt tạo ra, chiếc nón lá là cây cầu nối tình bằng hữu giữa Việt Nam và nước bạn. Dù gì đi chăng nữa, chiếc nón lá vẫn mang trong mình màu sắc của sự bình yên, dịu dàng và đầy tinh tế!

17 tháng 3 2018

Chiếc nón là ngày xưa, ngoài công dụng dùng để che nắng che che mưa, thì chiếc nón là còn là một vật làm phụ kiện trang sức rất đẹp của rất nhiều phụ nữ việt nam.

Nét hiện đại, mạnh mẽ của người phụ nữ ngoại quốc kết hợp với chiếc nón lá, mộc mạc, dịu dàng của người con gái Việt Nam, tạo nên một vẻ đẹp lôi cuốn và một cảm giác rất nhiều cảm xúc. 

Chiếc nón lá Việt Nam, đâu chỉ là vật tiện dụng mà còn là nét đẹp thầm kín của văn hóa Việt Nam, sẽ còn tồn tại mãi, tôi chắc thế, dù cuộc sống có đổi thay, hiện đại đến đâu chăng nữa, thì chiếc nón là vẫn sẽ mãi là người bạn của những người nông dân trong những những lúc mưa nắng, sẽ là người bạn thủy chung của những nữ sinh trong giờ tan trường, trên những con đường dài tới lớp.
 

22 tháng 5 2020

"Người xứ Huế yêu thơ và nhạc lễ

Tà áo dài trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ trong tay

Thầm bước lặng, những khi trời dịu nắng"

Ai đã từng qua miền Trung nắng lửa không thể không biết đến nón bài thơ xứ Huế. Chiếc nón lá ấy đã trở thành biểu tượng văn hóa của một vùng đất nhiều truyền thống. Và cũng từ lâu, chiếc nón lá trở thành biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với chiếc nón lá nhẹ nhàng và tà áo dài tha thướt đã đi vào thơ ca, nhạc họa của biết bao thế hệ

Đọc câu sau và trả lời câu hỏi: “Có ao làng ở gần đình, gió đùa giỡn lá sen xanh chao đảo như những chiếc nón lật ngửa bồng bềnh trên mặt nước, lòng lá đọng giọt nước lóng lánh như giọt thủy ngân.”Dòng nào dưới đây nêu đúng tác dụng của nghệ thuật nhân hóa trong câu văn sau?A. Phép nhân hóa gợi tả được khung cảnh yên ả, thanh bình của đồng quê, nói đó có đầm sen xanh mướt một màu.B. Phép nhân hóa gợi...
Đọc tiếp

Đọc câu sau và trả lời câu hỏi: “Có ao làng ở gần đình, gió đùa giỡn lá sen xanh chao đảo như những chiếc nón lật ngửa bồng bềnh trên mặt nước, lòng lá đọng giọt nước lóng lánh như giọt thủy ngân.”Dòng nào dưới đây nêu đúng tác dụng của nghệ thuật nhân hóa trong câu văn sau?

A. Phép nhân hóa gợi tả được khung cảnh yên ả, thanh bình của đồng quê, nói đó có đầm sen xanh mướt một màu.

B. Phép nhân hóa gợi tả được vẻ đẹp long lanh như ngọc ngà của những giọt nước vương trên lòng lá sen. Chúng khiến khung cảnh đẹp đẽ như chốn thần tiên.

C. Phép nhân hóa gợi tả được sắc xanh mướt, tươi tắn đầy sức sống của những chiếc lá sen trên mặt nước.

D. Phép nhân hóa gợi tả được sự sống động, vui tươi của cảnh vật nơi ao làng, gió như đứa trẻ nghịch ngợm đang chơi đùa trên mặt hồ.

CÁC BẠN GIẢI CHI TIẾT RA GIÚP MÌNH NHÉ! CẢM ƠN CÁC BẠN RẤT NHIỀU!

1
20 tháng 3 2022

chọn D

28 tháng 6 2020

Quốc kì là biểu tượng đặc trưng của mỗi quốc gia. Chính vì thế, quốc kì của mỗi nước đều được thiết kế một cách rất riêng biệt với những quy định chặt chẽ về quy cách. Những hình ảnh được thể hiện trên cờ các nước đều mang đậm bản sắc dân tộc của đất nước đó. Cờ tổ quốc là một biểu tượng thiêng liêng thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.

k và kb nếu có thể

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 7 2019

1. Từ "lá":

- Câu b có từ "lá" được hiểu theo nghĩa chuyển. "Lá" không có nghĩa là một bộ phận của cây, giúp cây quang hợp mà "lá" trong "lá rèm" chỉ một bộ phận của rèm, được làm bằng vải, dùng để che ánh sáng, tạo sự râm mát cho căn phòng.

2. Từ "hoa" trong câu d được hiểu theo nghĩa chuyển, đó là hoa trên đường, hoa ở địa điểm ấy, chứ không chỉ một loại hoa cụ thể nào. Hoa ở đây có thể không phải chỉ loài hoa (thực vật) có mùi thơm khi nở mà "hoa" trong câu d để chỉ cái đẹp, sự quý giá.

6 tháng 12 2017

Giành lại độc lập của nước Việt Nam và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ. Sau đó nước ta có tên trên bản đồ thế giới

6 tháng 12 2017

???????!

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho con người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một màu sắc và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành...
Đọc tiếp

ĐIỀU KÌ DIỆU CỦA MÙA ĐÔNG Cây Bàng vừa nở những bông hoa trắng xanh li ti như ngàn ngôi sao lấp ló sau chùm lá. Lá Non hỏi cây mẹ: - Con có thể thành hoa không hả mẹ? - Ồ không! - Cây Bàng đu đưa tán lá – Con là lá xanh của mẹ, con làm nên tán cây che nắng cho con người. - Nhưng con thích màu đỏ rực cơ! - Mỗi vật có một màu sắc và ý nghĩa riêng con ạ. Lá Non im lặng, nó thầm mong hóa thành chiếc lá đỏ…Mong ước của Lá Non, Cây Bàng biết. Dòng nhựa theo cành chảy vào lá, vào quả, vào hoa…giúp cây thấu hiểu hết. Cây Bàng lặng lẽ thu hết những chùm nắng hè chói chang vào thân mình. Có lúc, cây cảm thấy như sắp bốc cháy. Rễ cây vội đâm sâu vào lòng đất tìm mạch nước mát hối hả đưa lên lá cành…Cây Bàng mong làm nên điều kì diệu… Thu đến, muôn lá cây chuyển sang sắc vàng. Cây Bàng cần mẫn truyền lên những chiếc lá nguồn sống chắt chiu từ nắng lửa mùa hè và dòng nước ngọt của lòng đất. Thân cây sạm màu, khô cứng, gốc sần sùi nứt nẻ… Đông tới, cây cối trơ cành rụng lá. Mưa phùn mang cái lạnh thấu xương…Nhưng kìa! Một màu đỏ rực rỡ bừng lên trên Cây Bàng: Mỗi chiếc lá như một cánh hoa đỏ! Mẹ ơi!.......- Chiếc lá thì thầm điều gì đó với Cây Bàng. (Theo Quỳnh Trâm

Câu 4: Vì sao có lúc cây bàng cảm thấy như sắp bốc cháy?

0