K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Cái cò lặn lội bờ ao
Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay
Em về giục mẹ cùng thầy,
Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?
Cổ yếm em thõng thòng thòng,
Tay em đeo vòng như bắp chuối non.
Em khoe em đẹp em giòn,
Anh trông nhan sắc em còn kém xuân.

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay ngồi một xó, hay ăn thịt gà
Ai ra ruộng chú ở nhà
Nói thì dở giọng ba hao chích chòe!

Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa!
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Cái cò lặn lội bờ sông,
Muốn lấy vợ đẹp, nhưng không có tiền!

Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Chàng đi xa vợ xa con
Chàng đi đến tận nước non Cao Bằng
Chân đi nhưng dạ dùng dằng
Nửa nhớ Cao Bằng, nửa nhớ vợ con!

Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trẩy nước non cùng người

Cái cò lặn lội bờ sông
Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù
Bã xa sông rộng sóng to
Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Mẹ đi lặn lội đồng xa
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn
Ông kia có cái thuyền buồm
Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò
Ông kia chống gậy lò dò
Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

Cái cò là cái cò kỳ
Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô
Đêm nằm thì ngáy o o
Chưa đi đến chợ đã lo ăn quà
Hàng bánh hàng bún bầy ra
Củ từ khoai sọ, đến bà cháo kê
Ăn rồi cắp đít ra về
Thấy hàng chả chó, lại lê chân vào
Chả này bà bán ra sao
Ba đồng một gắp, thì nào tôi mua!
Nói dối rằng mua cho chồng
Về đến quãng đồng, ngả nón ra ăn
Ăn rồi đau quặn đau quăn
Chạy về cho kịp, nằm lăn cả ngày
Đem tiền đi bói ông thầy
Bói ra quẻ này: những chả cùng nem
Ông thầy nói dối đã quen
Nào ai ăn chả ăn nem bao giờ!

Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai?
Có đánh thì đánh sớm mai,
Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Cái cò là cái cò vàng
Mẹ đi bán hàng, nhà lại vắng cha
Vắng cha thì ở với bà
Không ở với chú, chú là đàn ông.

Cái cò là cái cò vàng
Mẹ đi đắp đàng con ở với ai
Con ở với bà, bà không có vú
Không ở với chú, chú là đàn ông.
Thôi con chết quách cho xong!

Con cò là con cò vàng
Muốn đi hát đúm sợ làng cười chê
Ai cười lời kẻ thôn quê
Mà cò ngần ngại đứng lề đường quan
Hay cò vui câu xẩm xoan
Thì cò bay đến hân hoan cùng người.

Cái cò mà mổ cái tôm
Cái tôm quắp lại mà ôm cái cò.


Cái cò mà mổ cái trai,
Cái trai quắp lại mà nhai cái cò.

Cái cò trắng bạch như vôi
Cô kia có lấy chú tôi thì về.
Chú tôi chẳng mắng chẳng chê,
Thím tôi thì mổ lấy mề nấu canh!

Con cò trắng bệch như vôi
Đừng nông nổi nữa, đừng lời nguyệt hoa
Ví dù muốn đẹp đôi ta
Đừng như cánh bướm quanh hoa đầu mùa
Đừng vê thuốc, đừng bỏ bùa
Đừng như chú tiểu ở chùa Thiều Quang
Đừng thắm nhạt, đừng đa đoan
Nên duyên thì phượng với loan một lời
Giăng kia vằng vặc giữa giời
Giăng ai soi tỏ lòng người nầy cho.

Con cò trắng tợ như vôi
Tình tôi với bậu xứng đôi quá chừng!

Con cò trắng toát như bông
Muốn nghe hát đúm mà không chịu vào
Nghĩ gì, cò đậu cành cao
Nghiêng nghiêng, nghé nghé nửa chào nửa e
Xuống đây cho ta nhắn nhe
Đừng đứng trên ấy gãy tre của làng.

Cái trai mày há miệng ra,
Cái cò nó mổ muốn tha thịt mày.
Cái cò mày mổ cái trai,
Cái trai quặp lại muốn nhai thịt cò.

Con cò mà mổ con trai
U ơi, U lấy vợ hai cho thầy

Trả lời:

Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa cò về

Cò về thăm quán cùng quê

Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh”.

Chùm những bài ca dao dân ca đằm thắm có hình ảnh con cò

Cái cò chết tối hôm qua

Có hai hạt gạo với ba đồng tiền

Một đồng mua trống mua kèn

Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong

Một đồng mua mớ rau răm

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

Trời mưa

Quả dưa vẹo vọ

Con ốc nằm co

Con tôm đánh đáo

Con cò kiếm ăn.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Con cò chết rũ trên cây,

Cò con mở lịch xem ngày làm ma.

Cà cuống uống rượu la đà,

Chim ri ríu rít bò ra lấy phần.

Chào mào thì đánh trống quân,

Chim chích cởi trần, vác mõ đi rao.

Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa

Ngày thì ước những ngày mưa!

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Cái cò là cái cò con

Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà

Mẹ đi lặn lội đồng xa

Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn

Ông kia có cái thuyền buồm

Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò

Ông kia chống gậy lò dò

Con lươn thụt xuống, con cò bay lên.

Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?

Cò về đến gốc cây đề,

Giương cung anh bắn cò về làm chỉ

Cò về thăm bác thăm dì,

Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

  • Chùm ca dao dân ca ru con ngọt ngào và tha thiết

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non

Nàng về nuôi cái cùng con

Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng.

Chùm những bài ca dao dân ca đằm thắm có hình ảnh con cò

Con cò lấp lé bụi tre

Sao cò lại muốn lăm le vợ người

Vào đây ta hát đôi lời

Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn

Sự đời cò lấy làm răn

Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con!

Cái cò bay bổng bay lơ

Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.

Đem về nàng nấu nàng rang,

Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

Cái cò cái vạc cái nông

Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,

Không, không! Tôi đứng trên bờ

Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi

Chẳng tin ông đứng ông coi

Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

Cái cò lặn lội bờ sông

Cổ dài mỏ cứng cánh cong lưng gù

Bã xa sông rộng sóng to

Vì lo cái bụng đi mò cái ăn.

Cái cò lặn lội bờ ao

Phất phơ đôi dải yếm đào gió bay

Em về giục mẹ cùng thầy,

Cắm sào đợi nước biết ngày nào trong?

Cổ yếm em thõng thòng thòng,

Tay em đeo vòng như bắp chuối non.

Em khoe em đẹp em giòn,

Anh trông nhan sắc em còn kém xuân.

Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ, mày nằm với ai

Có đánh thì đánh sớm mai,

Chớ đánh chập tối chẳng ai cho nằm!

Con cò lấp lé bụi tre

Sao cò lại muốn lăm le vợ người

Vào đây ta hát đôi lời

Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn

Sự đời cò lấy làm răn

Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

Cái cò là cái cò con

Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ

Cái cò bay bổng bay lơ

Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng

Đêm về nàng nấu, nàng rang

Nàng ăn có dẻo thời nàng lấy anh.

Con cò lặn lội bờ ao

Ăn sung sung chát ăn đào chua

Ngày ngày ra đứng cổng chùa

Trông ra Hà Nội xem vua đúc tiền

Ruộng tư điền không ai cày cấy

Liệu cô mình ở vậy được chăng

Mười hai cửa bể anh cũng đóng đăng

Cửa nào lắm cá anh quăng lưới (chài) vào

Cái cò mày mổ cái tôm

Cái tôm quắp lại, lại ôm cái cò

Cái cò mày mổ cái trai

Cái trai quắp lại, lại nhai cái cò.

 Chùm những bài ca dao dân ca đằm thắm có hình ảnh con cò

Con cò mắc giò mà chết

Con quạ ở nhà mua nếp làm chay

Con cu đánh trống bằng tay

Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn

Chiền chiện vừa khóc, vừa lăn

Một bầy se sẻ bịt khăn cho cò.

Cái cò cái vạc cái nông

Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca

Muối kia đổ ruột con gà

Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

Con cò trắng toát như bông

Muốn nghe hát đúm mà không chịu vào

Nghĩ gì, cò đậu cành cao

Nghiêng nghiêng, nghé nghé nửa chào nửa e

Xuống đây cho ta nhắn nhe

Đừng đứng trên ấy gãy tre của làng.

Con cò lặn lội bờ sông

Ngày xuân mòn mỏi má hồng phôi pha.

  • Chùm ca dao dân ca hay và đặc sắc nhất về nghi lễ, phong tục của dân tộc

Con cò mà đậu cành tre

Thằng Tây bắn súng cò què một chân

Hôm sau ra chợ Đồng Xuân

Chú Khách mới hỏi: sao chân cò què?

Cò rằng: cò đứng bụi tre

Thằng Tây bắn súng, cò què một chân…

Lời kết: Qua hình ảnh con cò trong ca dao, dân ca, ta hiểu thêm nhiều triết lí nhân sinh và càng yêu thêm những nét đẹp tâm hồn quý báu của người phụ nữ , người nông dân Việt Nam chịu thương chịu khó, một nắng hai sương. Những câu ca dao ấy thấm đượm vào tâm hồn ta như dòng sông tưới mát tâm hồn.

 ~ Học tốt ~

17 tháng 9 2019

1. Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tối có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con!

2. Cái cò đi đón cơn mưa

Tối tăm mù mịt ai đưa, cò về?
Cò về đến gốc cây đề,
Giương cung anh bắn cò về làm chỉ
Cò về thăm bác thăm dì,
Thăm cô xứ Bắc thăm dì xứ Đông.

3. Con cò lấp lé bụi tre
Sao cò lại muốn lăm le vợ người
Vào đây ta hát đôi lời
Để cho cò hiểu sự đời , ở ăn
Sự đời cò lấy làm răn
Để cho cò khỏi băn khoăn sự đời.

4. Cái cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng.

5.Cái cò bay bổng bay lơ
Lại đây anh gởi xôi ngô cho nàng.
Đem về nàng nấu nàng rang,
Nàng ăn có dẻo thì nàng lấy anh.

6.Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò,
Không, không! Tôi đứng trên bờ
Mẹ con nhà vạc đổ ngờ cho tôi
Chẳng tin ông đứng ông coi
Mẹ con nhà nó còn ngồi đấy kia!

7. Cái cò cái vạc cái nông
Ba con cùng béo, vặt lông con nào
Vặt lông con vạc cho tao
Mắm muối bỏ vào, xào rán rồi thuôn!

8. Cái cò cái vạc cái nông
Cùng ăn một đồng nói chuyện giăng ca
Muối kia đổ ruột con gà
Mẹ mình chẳng xót bằng ta xót mình.

9. Cái cò chết tối hôm qua
Có hai hạt gạo với ba đồng tiền
Một đồng mua trống mua kèn
Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong
Một đồng mua mớ rau răm
Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.

22 tháng 10 2017

Những bài ca dao sử dụng hình ảnh con cò:

- Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

- Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống sông

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

→ Người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận của mình. Đây là con vật nhỏ bé, hiền lành, chịu khó kiếm ăn.

8 tháng 9 2016

Bạn dựa vào bài văn tham khảo này rồi khai triển ý ra nhé!

Trong ca dao, người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để chỉ thân phận, cuộc đời của mình vì những lý do sau : 
1/- CON CÒ : Là con vật GẮN LIỀN VỚI RUỘNG ĐỒNG, LÀNG QUÊ VIỆT NAM cũng như con trâu gắn liền với cuộc sống của người nông dân vậy. Con cò tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho cuộc sống làng quê êm ả thanh bình, và vì thế, "con cò' đã đi vào ca dao Việt Nam một cách thật nên thơ, duyên dáng : 
Con cò bay lả, bay la 
Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng 

2/- CON CÒ : MANG BÓNG DÁNG, HÌNH ẢNH, THÂN PHẬN VÀ CUỘC ĐỜI CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM, ĐẶC BIỆT LÀ NGƯỜI PHỤ NỮ: Hình ảnh con cò lầm lụi kiếm ăn trên đồng vắng, nơi đầu ghềnh cuối bãi, ven sông ...gợi một niềm xót xa thương cảm về một thân phận nhỏ nhoi, đơn côi, nghèo khổ, đầy vất vả, lo toan, tần tảo... của người người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến : 
Cái cò lặn lội bờ sông 
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non 
Nàng về nuôi cái cùng con 
Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng 

3/- CON CÒ : Với bộ lông trắng muốt, dù có dầm thân trong bùn lầy kiếm sống hay bay trong giông gió bão bùng vẫn giữ được MỘT TÂM HỒN TRONG SẠCH, MỘT LỐI SỐNG NGHĨA TÌNH như tâm hồn bình dị, thủy chung, trong sạch của người phụ nữ nông dân : 
* Cái cò đi đón cơn mưa 
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về 
Cò về thăm quán cùng quê 
Thăm cha, thăm mẹ, cò về thăm anh 
* Con cò mà đi ăn đêm 
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao 
Ông ơi ông vớt tôi nao 
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng 
Có xáo thì xáo nước trong 
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con ... 

4/- CON CÒ : Còn là HIỆN THÂN CỦA NHỮNG TẬP QUÁN, NHỮNG LỀ THÓI, HỦ TỤC TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHONG KIẾN : 
Con cò chết rũ trên cây 
Cò con mở sách định ngày làm ma 
Cà cuống uống rượu la đà 
Chim ri riú rít bò ra tranh phần... 

5/- CON CÒ : Còn PHẢN ÁNH THÓI XẤU CỦA MỘT BỘ PHẬN NÔNG DÂN TRONG MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH : 
Cái cò là cái cò quăm 
Ngày mày đánh vợ, đêm nằm với ai ... 

TÓM LẠI : "CON CÒ" đã đi vào Văn học Việt Nam - đặc biệt là ca dao - bằng tất cả những vẻ đẹp vốn có, nhằm phản ánh cuộc sống, cuộc đời, thân phận, lối sống, đạo đức,... của người nông dân, người phụ nữ Việt Nam trong các mối quan hệ gia đình, xã hội dưới thời phong kiến !

8 tháng 9 2016

cảm ơn bạn nhiều nhé

4. Bài ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà..." thể hiện nội dung tình cảm gì ? Nội dung ấy được thể hiện thông qua hình thức nghệ thuật nào ? 5. Tìm một số bài ca dao về tình cảm anh em. Bài ca dao trong SGK đã diễn tả về tình cảm anh em như thế nào ? 6. Bài ca dao số 4 trong chủ đề tình cảm quê hương đất nước có mở đầu bằng công thức Thân em không ? Nội dung của cụm từ thân'em trong...
Đọc tiếp
4. Bài ca dao “Ngó lên nuộc lạt mái nhà..." thể hiện nội dung tình cảm gì ? Nội dung ấy được thể hiện thông qua hình thức nghệ thuật nào ? 5. Tìm một số bài ca dao về tình cảm anh em. Bài ca dao trong SGK đã diễn tả về tình cảm anh em như thế nào ? 6. Bài ca dao số 4 trong chủ đề tình cảm quê hương đất nước có mở đầu bằng công thức Thân em không ? Nội dung của cụm từ thân'em trong trường hợp này là gì ? 7. Phân tích tác dụng của việc dùng các danh từ chỉ địa danh trong các bài ca dao. 8. Trong bài ca dao số 1 chủ đề than thân, những nỗi niềm, tâm trạng của con cò được biểu hiện như thế nào ? Qua đó, em hình dung về cảnh ngộ và phẩm chất của người dân xưa ra sao ? 9. Ca dao than thân của người phụ nữ thường mở đầu bằng công thức nào ? Lập mô hình cấu trúc chung của những câu ca dao đó. Ý nghĩa khải quát của chúng là gì ? 10. Hình ảnh "con cò chết rũ trên cây" trong bài ca dao số 3 có gì giống, khác với hình ảnh con cò trong ca dao truyền thống?
2

Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục thờ cúng trời đất, tổ tiên. Dù giàu hay nghèo, trong mỗi nhà đều có một bàn thờ để con cháu quanh năm nhang khói cho ông bà, cha mẹ. Đây là một phong tục đẹp, phản ánh đạo lí: uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây… rất đáng trân trọng và gìn giữ.

Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Phần lớn nông dân sống cuộc đời nghèo khó, quanh năm bát mồ hôi đổi Lấy bát cơm. Hình ảnh những mái nhà bạc phếch, dầu dãi nắng mưa là hình ảnh phổ biến của nông thôn thuở trước. Bao số phận cùng khổ bởi sưu cao thuế nặng, bởi áp bức bất công, bởi nỗi lo cơm áo hằng ngày. Biết lấy gì để báo đáp công lao trời biển của ông bà, cha mẹ? Cái thương, cái nhớ chất chứa trong lòng. Băn khoăn, day dứt lắm mà không làm sao được, chỉ biết buông tiếng thở dài chua xót :

Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!

Câu ca dao mộc mạc, giản dị như cách suy nghĩ và biểu hiện tình cảm của người nông dân chất phác, thật thà. Nhớ và thương là những khái niệm trừu tượng đã được cụ thể hóa bằng hình ảnh rất quen thuộc: nuộc lạt (nuộc: nút, môi) trên mái nhà. Khi lợp nhà bằng lá cọ, cỏ tranh hay rơm rạ, người ta thường dùng lạt giang hay lạt tre chẻ mỏng, ngâm nước cho mềm để buộc chặt từng lá cọ, từng tấm tranh, tấm rạ vào rui, mè cho chắc chắn, gió không thể thổi bay. Một mái nhà như thế có bao nhiêu nuộc lạt? Chắc là phải tới con số vài ngàn.

Vào một buổi trưa hè nào đó hoặc lúc nông nhàn, chủ nhà nằm ngửa trên chiếc phản gỗ hoặc chiếc chõng tre kê giữa nhà, vắt tay lên trán mà ngẫm nghĩ sự đời rồi than thân trách phận sao cứ bị cái nghèo đeo đuổi mãi không tha. Đập vào mắt là cái mái nhà chi chít những nuộc lạt, cách bàn thờ tổ tiên, ông bà chỉ một tầm tay. Nhìn bàn thờ trống trơn, nhang tàn khói lạnh mà chạnh lòng thương nhớ, mà áy náy ân hận vì phận làm cháu, làm con chưa trọn. Dòng cảm xúc dâng đầy và nước mắt đã ứa quanh mi, đành chỉ biết tặc lưỡi thở dài, tủi cho người đã khuất và tủi cho người đang sống. Để bày tỏ lòng thành, còn gì hơn sự so sánh: Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu!

Cách so sánh trên thường thấy trong ca dao: Qua đình ngả nón trông đình, Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu; hoặc: Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu… Đây là cách biểu hiện tình cảm tự nhiên và chân thành của người lao động.

Chỉ hai câu ca dao mà gói ghém biết bao ý nghĩa, nhưng nổi bật nhất và thấm thía nhất vẫn là lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Lòng biết ơn ấy là nền tảng của đạo lí, là cơ sở cho mọi điều tốt đẹp trên đời. Đọc câu ca dao, chúng ta càng thêm quý tâm hồn thuần hậu, trong sáng và hiếu nghĩa của người xưa.

Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay vẫn luôn giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu và tốt đẹp như truyền thống yêu nước, chăm chỉ, đoàn kết…trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Truyền thống tốt đẹp đó được thể hiện ở tình yêu thương, hiếu nghĩa của con người đối với người thân, người lớn tuổi trong gia đình. Và được thể hiện trong thơ ca, hội họa, âm nhạc…, tất nhiên ca dao cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi nói đến vấn đề đạo hiếu trong kho tàng ca dao, chúng ta không thể không nhắc đến câu ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”

Từ “ngó” nghĩa là nhìn, ngắm. Còn “lạt” là dây làm từ tre, nứa dùng để buộc các thanh gỗ, tre làm mái nhà vào thời xưa. “Nuộc lạt” là các mối buộc của sợi lạt, để buộc chắc được các thanh gỗ, tre lại với nhau thì phải có rất nhiều nuộc lạt. Câu ca dao mượn hành động nhìn lên những nuộc lạt trên mái nhà, để gợi nhắc, thể hiện nỗi nhớ, tình yêu thương, kính trọng dành cho ông bà của mình. Đồng thời nhắc nhở con người ta phải biết yêu thương, hiếu thảo, kính trọng với ông bà, cha mẹ trong gia đình.

Phân tích ca dao về tình cảm gia đình

Nhân vật trữ tình trong câu ca dao đã nhớ về ông bà của mình khi ngước đầu nhìn lên mái nhà - nơi cao nhất trong ngôi nhà. Điều này khẳng định vị trí cao lớn của người thân trong lòng nhân vật trữ tình. Đồng thời còn thể hiện sự kính trọng dành cho họ. Việc nhìn các “nuộc lạt”, mái nhà mà nhớ người thân là một hình ảnh rất dễ liên tưởng. Bởi ngày xưa, khi xây dựng mỗi ngôi nhà thì chủ nhân căn nhà ấy cũng ít nhiều có tham gia vào. Đặc biệt, là những việc đơn giản như chuốt lạt. Có lẽ bàn tay ông, bà của nhân vật trữ tình cũng đã từng đi bẻ tre, nứa về rồi ngồi chuốt từng sợi lạt. Ở đó, người cháu nhìn thấy được hình ảnh ông bà lúc sinh thời. Bởi vậy, ngôi nhà - nơi ông bà từng sinh sống suốt cả cuộc đời, nhìn đâu cũng là hình bóng họ, nhìn đâu cũng có thể gợi nhớ về họ được.

Câu ca dao có sử dụng hình ảnh so sánh một cách tinh tế, không trình bày theo cấu trúc thông thường. Nhân vật trữ tình ví nỗi nhớ sâu nặng dành cho ông bà của mình với số lượng nuộc lạt trên mái nhà. Mà trước giờ có ai đếm hay đếm xuể số lượng các nuộc lạt trên mái nhà được đâu. Và cũng bởi vậy, đã khiến cho nỗi nhớ tưởng như vô hình, vô lượng phần nào được hữu hình hóa. Trở nên dễ tưởng tượng hơn. Cùng với đó, trong câu ca dao còn sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến “bao nhiêu…bấy nhiêu”. Cặp quan hệ này giúp cho mức độ của nỗi nhớ càng thêm to lớn, dày đặc hơn. Mượn sự khổng lồ của số lượng nuộc lạt trên mái nhà, làm đòn bẩy để thể hiện nỗi nhớ da diết của mình.

Câu ca dao đã nói về đạo hiếu - một truyền thống đạo đức tốt đẹp, trân quý của dân tộc ta. Đạo hiếu không phải là những gì to tát, mà chỉ là những điều đơn giản. Là những lời quan tâm hằng ngày, là sự giúp đỡ những công việc gia đình, là tình yêu thương, thấu hiểu… Ngoài ra trong kho tàng ca dao của Việt Nam ta cũng có rất nhiều câu ca dao khác nói về đạo hiếu, như:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

hay “Đạo làm con chớ hững hờ

Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm”

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đạo hiếu vẫn luôn được duy trì và phát huy trong mỗi con người và gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn tồn tại một bộ phận nhỏ cá nhân chưa thực hiện tròn chữ hiếu. Như bỏ hỗn láo với bố mẹ, bỏ mặc bố mẹ, ông bà không quan tâm, chăm sóc… Đây là những trường hợp hết sức đau lòng và cần phải đẩy lùi. Và để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về tình cảm gia đình; thường xuyên tổ chức các hoạt động chung cho cả nhà… để thắt chặt tình cảm cho các thành viên.

Như vậy, câu ca dao:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt, nhớ ông bà bấy nhiêu”

đã thể hiện được một đức tính, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam ta đó là lòng hiếu thảo. Qua đó, chúng ta rút ra được bài học cho bản thân mình, đó là cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Luôn quan tâm, yêu thương, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ của mình.