K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 12 2020

a) Thành tựu:

+Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và tương đối vững chắc.

+Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa.

+Hình thành 1 số ngành kinh tế trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

+Dịch vụ ngoại thương phát triển xuất-nhập khẩu, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

+Nước ta đang hội nhập vào nền kinhtees thế giới.

b) Nét đặc trưng của quá trình đổi mới là: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

-Chuyển dịch cơ cấu ngành:

+Giảm tỉ trọng của nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp.

+Tăng tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp-xây dựng và tăng nhanh nhất từ 22,7% (1990) lên thành 38,5% (2002).

+Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có sự biến động do khủng hoảng kinh tế thế giới.

-Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp-dịch vụ tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

-Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ 2 thành phần kinh tế nhà nước và tập thể nang chuyển thành nền kinh tế nhiều thành phần: nhà nước, tập thể, cá thể, tư nhân và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo).

Chúc bạn học tốt!

2 tháng 3 2016

*Thành tựu:

          - Diện tích và tổng sản lượng lương thực chỉ đứng sau ĐBSCL.

          - Các loại cây ưa lạnh trong vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế lớn (ngô đông, khoai tây, cà rốt).

          - Đàn lợn có số lượng lớn nhất nước (27,2% năm 2002); chăn nuôi bò sữa, gia cầm đang phát triển mạnh.

* Khó khăn:

          - Diện tích canh tác đang bị thu hẹp do sự mở rộng đất thổ cư và đất chuyên dùng, số lao động dư thừa.

          - Sự thất thường của thời tiết như: bảo, lũ, sương giá.

          - Nguy cơ ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu không đúng phương pháp, không đúng liều lượng….

* Hướng giải quyết khó khăn:

          - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

          - Chuyển một phần lao động nông nghiệp sang các ngành khác hoặc đi lập nghiệp nơi khác.

          - Thâm canh,tăng vụ, khai thác ưu thế rau vụ đông.

          - Hạn chế dùng phân hoá học, sử dụng phân vi sinh, dùng thuốc trừ sâu đúng phương pháp, liều lượng…

22 tháng 3 2019

- Thành tựu:

      + Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.

      + Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.

      + Trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

      + Hoạt động: Ngoại thương và đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

- Thách thức:

      + Sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng vẫn còn các xã nghèo, vùng nghèo.

      + Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.

      + Những bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế.

      + Vấn đề việc làm, xoá đói giảm nghèo.

      + Những khó khăn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

+ Những thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Trong công nghiệp đã hình thành một số nghành công nghiệp trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng.

- Đã hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp và dịch vụ, các vùng kinh tế năng động.

- Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, đầu tư nước ngoài tăng nhanh.

- Nước ta đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực (là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007).

+ Những thách thức:

- Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng.

- Tốc độ tăng trưởng một số ngành sản xuất (nông sản, thủy sản, hàng dệt may,…)

- Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước



19 tháng 12 2018

- Nông nghiệp:

      + Cây lúa được trồng thâm canh ở đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh.

      + Bình quân lương thực có hạt trên đầu người tăng từ 235,5kg/người năm 1995 lên 333,7kg/ người năm 2002

      + Một số cây công nghiệp hằng năm (lạc, vừng,...) được trồng với diện tích khá lớn.

      + Chăn nuôi trâu , nuôi trồng , đánh bắt thủy sản được phát triển.

      + Phát triển trồng rừng theo hướng nông lâm kết hợp.

      + Khó khăn: diện tích đất canh tác ít lại xấu, thiên tai thường xuyên xảy ra; dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển; đời sống dân cư rất khó khăn.

- Công nghiệp:

      + Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 1995 - 2002 tăng rõ rệt.

      + Công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liêu xây dựng là hai ngành có thế mạnh ở Bắc Trung Bộ.

      + Các ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ đang phát triển ở hầu khắp các địa phương.

      + Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, cũng như cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.

19 tháng 5 2018

- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha. (Năm 1980) lên 6,04 triệu ha năm 1990, 7,5 triệu ha năm 2002.

- Do áp dụng các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, từ 20,8 tạ/ha năm 1980, lên 31,8 ta/ha năm 1990 và đạt 45,9 tạ/ha năm 2002.

- Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11,6 triệu tấn (năm 1980), lên 19,2 triệu tấn năm 1990, và đạt 34,4 triệu tấn năm 2002.

- Sản lượng lúa bình quân đầu người không ngừng tăng, từ 217 kg năm 1980 lên 291 kg năm 1990 và 432 kg năm 2002.

1 tháng 3 2016

+ Thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc (trên 7%/năm). Chất lượng cuộc sống được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, Tỷ lệ người biết chữ tăng cao (90,3%), tuổi thọ tăng

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

- Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

+ Thách thức:

- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.

- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.

- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập và thách thức. 13. Phân tích các nhân tố tự nhiên và kinh tế-xã hội đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta ?

1 tháng 3 2016

+ Thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế khá vững chắc (trên 7%/năm). Chất lượng cuộc sống được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, Tỷ lệ người biết chữ tăng cao (90,3%), tuổi thọ tăng

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

- Nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

+ Thách thức:

- Sự phân hóa giàu - nghèo còn chênh lệch cao.  

- Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt.          

- Vấn đề việc làm, y tế, văn hóa giáo dục, xóa đói giảm nghèo, quá trình hội nhập còn nhiều bất cập và thách thức.