K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 10 2018

Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi

Cũng tìm hiểu sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi, một nhà phê bình văn học đưa ra một cái nhìn rộng rãi, trích dẫn nhiều tài liệu nước ngoài hơn. Dưới đây, tôi xin tóm lược một số ý chính: Trên phương diện tinh thần, “thơ là nguồn cảm thông chung của nhân loại” (Hegel). Về cấu trúc, “thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung của loài người” và làm thơ tức là làm thế nào cho “ngôn ngữ trở thành một tác phẩm nghệ thuật” (Paul Valéry).


Về phương diện ngữ học, “thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó” (Jakobson). Nói như thế, không có nghĩa các triết học, nhà phê bình, nhà ngữ học trên đây đã định nghĩa thơ. Vì thơ, cũng như trí thông minh hay Thượng đế… là những ý niệm khó định nghĩa. Người ta chỉ có thể nhận diện: Đâu là thơ? Đâu chỉ là những câu văn vần? Và muốn nhận diện, trước hết phải tìm hiểu một số tính chất căn bản của thơ. Thế kỷ 18, Giambattista Vico, triết gia và là một trong những người khai phá khoa học nhân văn và đi tiên phong trong ngữ học hiện đại, đã có những tìm tòi cặn kẽ về bản chất thi ca và gần đây hơn, Jean Paul Sartre cũng đưa ra những luận điểm kề cận. Vico cho rằng đặc tính căn bản của thơ là “gán ý nghĩa và nhiệt tình cho những vật vô tri vô giác và là một đặc tính của nhi đồng”. Theo ông, hai tính chất ấy-thuộc phạm vi triết học và ngữ học-xác nhận cho chúng ta tin rằng những người thuở sơ khai trên trái đất phải là những nhà thơ có tài. Giả thuyết này giải thích tại sao những tác phẩm đầu tiên của nhân loại còn lưu lại đến ngày nay là những tập thơ: Kinh Thi và Iliade. Trẻ con hay hỏi “Cái này là cái gì?”, “Cái này làm bằng gì?”. Triết học, nguồn cội của sự hiểu biết, cũng bắt nguồn từ việc muốn giải đáp những câu hỏi đơn giản nhất trong trí óc con người như “Cái này là cái gì?”, “Cái này làm bằng gì?”. Sang thơ, nếu chúng ta đọc những câu ca dao sau đây:
Giã ơn cái cối, cái chày
Nửa đêm gà gáy, có mày có tao
Giã ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày
Thì cái cối, cái chày, cái cọc, con trâu (sic) đã trở thành bầu bạn, thành người, hay ít nhất, một bộ phận nào đó trong con người. Tại sao lối “đối thoại” trên đây lại là một đặc tính của nhi đồng? Vì trẻ con ưa nói chuyện với chó, mèo hay nắm lấy những vật bất động mà chơi, “giao thiệp” với những vật ấy như con người, tạo một đời sống tinh thần linh động cho mọi sinh vật và tĩnh vật.
Tuy lối nói của nhà thơ tựa như lối xử sự của trẻ thơ, nhưng không có nghĩa là trẻ con biết làm thơ: nhà thơ, với cách nói đặc biệt, sáng chế ra một loại “thần thoại” ở đó muôn loài đều bình đẳng, giống như trẻ con “đối thoại” với muôn loài. Nhưng muốn sáng tạo, thi nhân còn phải làm hơn nữa: ngoài tri thức và kinh nghiệm sống, nhà thơ còn phải tạo dựng kỹ thuật thi ca.
Phân tích hành trình kỹ thuật đó, Sartre trong Qu’est-ce que la littérature cho rằng thi nhân “dùng chữ như dùng đồ vật mà không dùng chữ như dấu hiệu” (Les mots comme des choses et non comme des signes).
Khi viết “nhà thơ coi chữ như đồ vật chứ không coi như những dấu hiệu” {…}, Sartre đã đối lập hai lĩnh vực thơ văn: chữ trong văn xuôi là những dấu hiệu để chỉ định, diễn tả. Chữ trong thơ là “đồ vật” (chose) tức là một Thể hoàn tất. Chức năng ngữ học của văn xuôi là định danh và biểu đạt, và chức năng ngữ học của thơ là khơi gợi trí tưởng tượng.
Về phong cách, nhà văn dùng ngôn ngữ để giải thích, kể lể… Nhà thơ để ngôn ngữ tiếp xúc trực tiếp với chúng ta, giống như họa sĩ để bức tranh mặc sức “nói chuyện” với người xem, nhạc công buông âm giai tự do “đi vào” thính giả; cũng như miếng đá ong xù xì trên kia quyến rũ ta, có thể vì nó gợi lại trong ta một dĩ vãng xa xôi nào đó, đẵm trong tiếng võng cót két của chị Thắm ru con bên giếng nước “nhà đồi” dựng trên “đất đá ong khô nhiều ngấn lệ”.
Cho nên, cuối cùng thơ hiện ra dưới một Thể hoàn bị, khác biệt với văn và rất gần với những ngành nghệ thuật tạo âm và tạo hình khác như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ, v.v..
Về mặt cấu trúc, văn lấy ý nghĩa làm biểu tượng, thơ gợi trí tưởng tượng bằng hình ảnh, và nói rằng thi nhân tạo linh hồn cho vạn vật còn có nghĩa là trên phương diện ngữ học và trong kỹ thuật thi ca, nhà thơ đã làm một phép tu từ để tạo hình: đó là ẩn dụ (métaphore), và ẩn dụ là cấu trúc cơ bản trong ngôn ngữ thơ

7 tháng 10 2018

thơ viết dưới dạng giống như những câu ca dao tục ngữ

văn viết 1 hoặc nhiều đoạn  hết một câu thì chấm và nó được viết rất là dài không giống như thơ 

1. Người đi - lòng chẳng xa lòng 
Học trò, đồng nghiệp thủy chung một đời 

23 tháng 10 2017

Tham khảo rồi tự biến thành lời văn của bạn nhé :

Không đề

    Cầm bút lên định viết một bài thơ

    Chợt nhớ ra nay là ngày nhà giáo

    Chợt xấu hổ cho những lần cao ngạo

    Thì ra con cũng giống bấy nhiêu người.  

    Cầm bút lên điều đầu tiên con nghĩ

    Đâu là cha, là mẹ, là thầy…

    Chỉ là những cảm xúc vu vơ, tầm thường, nhỏ nhặt…

    Biết bao giờ con lớn được,  

    Thầy ơi ! Con viết về thầy, lại “phấn trắng”,”bảng đen”

    Lại “kính mến”, lại “hy sinh thầm lặng”…

    Những con chữ đều đều xếp thẳng

    Sao lại quặn lên những giả dối đến gai người.

    Đã rất chiều bến xe vắng quạnh hiu

    Chuyến xe cuối cùng bắt đầu lăn bánh

    Cửa sổ xe ù ù gió mạnh

    Con đường trôi về phía chẳng là nhà…  

    Mơ màng nghe tiếng cũ ê a

    Thầy gần lại thành bóng hình rất thực

    Có những điều vô cùng giản dị

    Sao mãi giờ con mới nhận ra.  

D
datcoder
Giáo viên
30 tháng 11 2023

- Nhà thơ Minh Huệ đã viết bài thơ dựa trên câu chuyện mà mình được nghe lại về Bác

- Sự giống nhau, khác nhau giữa đoạn trích và bài thơ của Minh Huệ:

+ Giống nhau: Về nội dung đều thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân,tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ

+ Khác nhau:

+ Hình thức : 1 bài là văn xuôi, 1 bài diễn đạt bằng thơ (5 chữ)

+ anh đội viên) còn bài văn trên theo ngôi kể thứ ba, chỉ là Minh Huệ nghe kể lại

5 tháng 5 2019

C5 : Tp không khí 

+ Khí ni tơ : 78%

+ Khí ôxi : 21%

+ Hơi nc và các khí khác : 1% 

C6 : 

* Khí hậu nhiệt đới : 

- Giới hạn : từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam ( 23°27' B - 23°27' N )

- Đặc điểm : + Quanh năm có ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít . Lượng nhiệu hấp thụ đc tương đối nhiều nên nóng qua h năm .

+ Gió thường xuyên thổi là gió Tín Phong 

+ Lượng mưa TB năm từ 1000mm - trên 2000mm

*Khí hậu ôn đới : 

- Giới hạn : từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc ( 23°27'B - 66°33' B )

từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam ( 23°27' N - 66°33' N )

- Đặc điểm : + Lượng nhiệt nhận đc TB , các màu thể hiện rất rõ trong năm 

+ Gió thường xuyên thổi là gió Tây ôn đới 

+ Lượng mưa TB năm từ 500 mm - trên 1000mm 

5 tháng 5 2019

C2 : 

- Khi ko khí bốc lên cao , bị lạnh dần , hơi nc sẽ ngưng tụ tạo thành các hạt nước nhỏ , tạo thành mây . Gặp điều kiện thuận lợi , hơi nc tiếp tục ngưng tụ , làm các hạt nc to dần rồi rơi xuống đất tạo thành mưa 

12 tháng 12 2017
Truyền thuyếtTruyện cổ tích

- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Có cốt lõi lịch sử

- Thái độ và cách đánh giá của nhân dân

- Có yếu tố hoang đường

- Có chi tiết tưởng tượng

- Ước mơ về chiến thắng giữa điều tốt với điều xấu

12 tháng 12 2017

 Giống ; Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến rthắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao 
Khác:truyện cổ tích là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử .Còn truyền thuyết thì nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .

24 tháng 11 2017

 So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích. 
a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường…
b) Sự khác nhau:

Truyền thuyết

-  Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử được kể.
- Người kể, người nghe tin câu chuyện có thật (dù có yếu tố tưởng tượng kì ảo).

Truyện cổ tích
- Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, v v…
- Người kể, người nghe không tin câu chuyện là có thật (dù có yếu tố thực tế).
2a) Giống nhau: 
- Đều là truyện dân gian.
- Đều chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với điều người ta muốn răn dạy.
- Có yếu tố gây cười.

b) Sự khác nhau:
-Mục đích:

Ngụ ngôn

+ Khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống. Sử dụng cách nói ẩn dụ, ngụ ý.
Mục đích:

Truyện cười

+ Gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.Sử dụng cách nói thẳng, trực tiếp.

28 tháng 11 2017

bùi khánh huy trả lời rồi sao cậu ko chọn câu trả lời này

22 tháng 11 2017

Thảo luận 1

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước ... Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần (tiếng cường của người bị gù, của bệnh nhân tâm thần...). Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán. Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận. Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc . Nội dung Nội dung của truyện cười có các mục đích: Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều... Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan lại đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang ... (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô ... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma ...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, Truyện ông Ó). Phân loại Theo tiêu chí kết cấu thì truyện cười có 2 nhóm lớn: Truyện cười kết chuỗi: nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười phê phán (Trạng Lợn) nhóm truyện cười về nhân vật trung tâm là người được ca ngợi, thán phục, đã dũng cảm, mưu trí đấu tranh chống cái xấu, cái ác (Trạng Quỳnh). Truyện cười không kết chuỗi: truyện khôi hài (giải trí là chủ yếu), truyện trào phúng (phê phán là chủ yếu), và truyện tiếu lâm (có yếu tố tục). Truyện ngụ ngôn Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội. Trong quá trình sống gần gũi với tự nhiên và chưa hoàn toàn tách mình ra khỏi tự nhiên, người cổ đại đã từng quan sát, tìm hiểu các con vật để dễ săn bắt và tự vệ. Khi con người có ý thức mượn truyện loài vật để nói về con người thì truyện ngụ ngôn xuất hiện. Nội dung truyện ngụ ngôn Việt Nam thường bao gồm các điểm sau: Đả kích giai cấp (thống trị): đó là thói ngang ngược, đạo đức giả của kẻ quyền thế (Khi chúa sơn lâm ngọa bệnh, Chèo bẻo và ác là, Mèo ăn chay...) Phê phán thói hư tật xấu của con người: thói huênh hoang đi kèm với bệnh chủ quan, tính tham lam, thói đoán mò (Ếch ngồi đáy giếng, Người nông dân và con lừa, Thả mồi bắt bóng, Cà cuống với người tịt mũi...) Nêu lên những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cuộc sống: tuy chưa là ý niệm triết học đích thực nhưng là những bài học bổ ích, khuyên con người nên đứng đúng vị trí của mình, sống cần có lập trường, nêu lên sức mạnh của sự đoàn kết, tác hại của óc xa rời thực tế (Quạ mặc lông công, Đẽo cày giữa đường, Chị bán nồi đất, Chuyện bó đũa, Mèo lại hoàn mèo...)

Thảo luận 2

Truyện cười là những truyện chủ yếu gây cười cho người đọc nhưng cũng có loại truyện cười mang cả tính ngụ ngôn, giáo dục con người trong đó Truyện ngụ ngôn có cả yếu tố gây cười nhưng ít, truyện ngụ ngôn chứa đựng nhiều tính giáo dục, triết lý nhân sinh quan, giúp cho người đọc, người nge rút ra bài học cho bản thân qua các tình huống và nhân vạt trong truyện

Thảo luận 3

nếu chỉ phân biệt thì đơn giản thôi bạn .truyện cười là truyện nói về của đời sông hằng ngày của con người như đối thoại hiểu nhầm ý khác ... mục đích chinh là gây cười cho người đọc giả . Truyện ngụ ngôn là truyện có tính ẩn dụ của tác giả mượn hình ảnh nhân vật (có thật hoặc không có thật ) hoặc con vật để giáo dục hoặc đã phá những sự tiêu cực ,tính cách ,hủ lậu của con người ,xã hội .... như truyện con ve sầu và con kiến

Thảo luận 4

Truyện cười chỉ để mà cười thôi thì là truyện cười , truyện cười nhằm mục đích răn dạy cái xấu cái tốt của con người trong xã hội thì là truyện ngụ ngôn. Truyện ngụ ngôn là mượn cái này mà nói cái kia , ngụ ý khuyên răn người đời.

Thảo luận 5

Truyện cười chắc chắn là gây cười. Bạn đọc chúng đầu tiên sẽ thấy buồn cười. Có nhiều truyện cười có tính giáo dục. Nhưng cũng có truyện cười chỉ để cười không mang theo một thông điệp nào đặc biệt cả. Còn truyện ngụ ngôn đôi khi có gây cười. Đôi khi không gây cười nhưng có một đặc tính là chắc chắn phải có một thông điệp nào đó do người sáng tác cố ý gửi gắm vào. Mình phân biệt như vậy có đúng ko ạ? Nếu có gì chưa được chuẩn mong bạn chỉ giáo nhé.

22 tháng 11 2017

truyen ngu ngon ko co tinh chat gay cuoi

24 tháng 5 2018

1. +) giống nhau: +Đều là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật 

    +) khác nhau: + Ca sĩ là người thực hiện, biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều thể loại nhạc: pop, rock, jazz, ballad, dance, rapper... Hát là một kĩ năng để tạo ra âm thanh bằng giọng hát của chính mình và các âm thanh được phát ra lớn hơn so với nói chuyện bình thường bởi giọng và âm điệu.

                        Nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật.[1] Nghệ sĩ là người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ, đồ họa, chạm khắc, chụp ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về các ý tưởng và cảm xúc lành mạnh với văn hóa xã hội

                   + Nhạc sĩ (hay còn được gọi là nghệ sĩ âm nhạc), theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, được hiểu là một người hoạt động chuyên nghiệp và nắm vững một ngành nghệ thuật âm nhạc nào đó. nhạc sĩ bao gồm tất cả những người hoạt động nghệ thuật âm nhạc như các nhà soạn nhạc (sáng tác giai điệu cho ca khúc), người hòa âm phối khí, nhạc trưởng chỉ huy và nghệ sĩ biểu diễn. là những người sáng tác âm nhạc, còn nghệ sĩ biểu diễn bằng giọng hát được gọi là ca sĩ, bằng nhạc cụ được gọi là nhạc công. Nhạc sĩ thường sáng tác những ca khúc và do chính họ thể hiện hay các ca sĩ thể hiện.

2) Bài làm

Tối hôm qua, em được bố mẹ cho đến quảng trường 2-4 để coi một buổi biểu diễn âm nhạc. Trong tất cả các ca sĩ, em thích nhất là ca sĩ Đông Nhi. Ca sĩ Đông Nhi nhẹ nhàng bước từ phía cánh gà ra sân khấu, cúi đầu chào khán giả. Cô mặc một chiếc váy màu đỏ, lấp lánh sặc sỡ sắc màu làm nổi bật thêm vẻ sôi động của cô.Khuôn mặt cô trắng hồng, có nhiều nét dễ thương. Mái tóc cô dái, bồng bềnh, nhẹ nhàng tựa như một dòng suối nhỏ. Đôi mắt cô hiền dịu, chứa chan bao niềm tin, hi vọng. Vầng trán cao, thông minh. Trên khuôn mặt thanh tú ấy, cái mũi sọc dừa làm cho cô đẹp lên rất nhiều. Đôi môi màu hồng nhạt, khi cười nhìn cô tươi như hoa, đó hoa hông vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay cô tròn trịa, trắng trẻo trông rất duyên dáng. Ca sĩ Đông Nhi xinh đẹp với bài hát Boom Boom. Bài hát có giai điệu sôi động khiến cho ai nghe cũng muốn hát theo. Có lúc ca sĩ Đông Nhi còn đi xuống bắt tay, cúi đầu chào khán giả. Sau khi bài hát kết thúc, những tràng vỗ tay, những bó hoa tười thắm dành tặng cho ca sĩ Đông Nhi. Sau buổi biểu diễn, có rất nhiều người đã dành tặng hết những lời khen cho cô. Em rất thích ca sĩ Đông Nhi.

22 tháng 5 2018

kb vs bạn dễ nhất hj

CHÚC 

                                    BN

                                                       HOK 

                                                                                 TỐT

1 tháng 4 2019

Một dụng ý không thể không nói là cơ hội mà tác giả bộc lộ tâm tình. Một dụng ý không thể không nói là nhà thơ đặt nhân vật anh hùng nhỏ tuổi vào bối cảnh thiên nhiên, một thiên nhiên thuần phác, trẻ trung, ngọt ngào rất quen thuộc. Với Lượm, thiên nhiên ấy như một thứ khí trời. Về với nó như cá được về với nước. Sự quấn quýt giữa Lượm với cánh đồng quê phảng phất một tình mẫu tử thân thiết lạ lùng, có một cái gì thật thanh khiết bản năng. Đó là nơi ra đi (đi chiến đấu), cũng là bờ bến trở về (lúc hi sinh):

"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng..."

Hình ảnh Lượm trong thơ Tố Hữu thật đáng tự hào. Lượm đã cho kẻ thù thấy được trong cuộc kháng chiến ác liệt của dân tộc, toàn thể dân tộc ta đều đứng lên chiến đấu, những người nhỏ tuổi cũng có thể góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc. Thật đáng tự hào biết bao với những người con dũng cảm ấy. Thế hệ trẻ chúng ta được sống trong một xã hội hòa bình, xã hội mà cha ông ta đã đánh đổi bằng xương máu để có được chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với công lao đó.

1 tháng 4 2019

Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên  hồn nhiên,đầy hứa hẹn của cuộc đời chắp cánh cùng cách mạng.Nhưng nhà thơ ko dừng lâu ở nỗi đau xót, vì ông cảm nhận đc sự hi sinh củ lượm có 1 vẻ thiêng liêng cao cả như 1 thiên thần nhỏ bé yên nghĩ giữ cánh đồng cùng với hương thơm lúa non thanh khiết .