K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2021

Nội dung: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ.Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

Nghệ thuật:

  • Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản
  • Có giọng điệu hài hước, phê phán
8 tháng 12 2021

Nghệ thuật:

Nghệ thuật miêu tả dựa trên bút pháp đối lập, tương phản 

Lối kể chuyện hài hước, dí dỏm và có phần chua chát, mỉa mai 

Xây dựng những hình tượng nhân vật lưỡng diện mở đầu cho tiểu thuyết phiêu lưu

Nội dung

Nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-cho-pan-xa đều là nhân vật lưỡng diện, có những mặt hay mặt dở. Đó cũng chính là những phẩm chất tốt xấu trong mỗi con người.  => Nhà văn nhắn nhủ người đọc cần tạo ra sự cân bằng giữa lý tưởng và thực tế

28 tháng 12 2016
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
3 tháng 11 2021

1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng

15 tháng 10 2018

Đôn Ki-hô-tê mong muốn trở thành hiệp sĩ nên đã cùng Xan-chô Pan-xa đi phiêu lưu khắp nơi, trừ gian diệt ác. Trên đường đi, đến cánh đồng Môn–ti–en, hai thầy trò gặp những chiếc cối xay gió. Mặc cho Xan-chô khuyên can, xong Đôn–ki-hô-tê vẫn cho rằng trước mặt là những tên khổng lồ xấu xa. Đôn–ki–hô-tê lăm lăm ngọn giáo, cầu xin tình nương trợ giúp, một mình một ngựa xông vào chiếc cối xay gió gần nhất, phóng giáo đâm vào cánh quạt, vừa lúc gió nổi lên, cánh quạt hất chàng hiệp sĩ ngã lộn xuống đất, ngọn giáo gẫy tan tành. Xan-chô chạy đến cứu chủ. Đôn–ki-hô-tê rất đau nhưng không hé răng kêu ca vì sách viết rằng không được phép rên la. Đôn ki-hô-tê giải thhích lí do bại trận của mình là do pháp sư Phơ-re-xtôn thù nghịch gây ra nhưng vẫn tự tin mình sẽ chiến thắng. Hai thầy trò tiếp tục lên đường tìm kiếm những cuộc phiêu lưu mới.

5 tháng 12 2017

Nghệ thuật:

- Thành công khi xây dựng được cặp nhân vật tương phản

- Có giọng điệu hài hước, phê phán

3 tháng 11 2016

+Tức nước vỡ bờ:

Khắc họa nhân vật: các nhân vật trong đoạn văn đều rõ nét, nhất là hai nhân vật cai lộ và chị Dậu. Cai lệ chỉ là một tên tay sai vô danh, nhưng ở đoạn văn này đã nổi bật lên thật đậm nét. Từ giọng quát mắng thị oai thô lỗ, trắng trợn, đến những hành động hung hãn, tàn ác, cho đến cả “cái giọng khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, cái thân hình “lẻo khoèo” vì nghiện ngập, cả cái tư thế thảm hại rất hài hước: “ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói" đều đã tập trung làm nổi bật cái nhân cách vừa tàn ác, vừa đểu cáng, đê tiện của cái hạng “đầu chày ***** thớt” đó.

Hình tượng chị Dậu trong đoạn văn được khắc họa thật sinh động. Đặc biệt sự diễn biến tâm lý, thái độ của chị Dậu - từ chỗ lễ phép van xin thiết tha đến chỗ nghiến răng quật ngã bọn lay sai - được thể hiện thật tự nhiên, đúng với lôgic tính cách chị Dậu, tuy dường như rất đột ngột. Như vậy, bản chất tính cách của nhân vật chị Dậu - dịu dàng, chịu đựng mà ngang tàng, bất khuất - được thể hiện vừa đa dạng, vừa thống nhất, nhất quán. Có thể nói mọi lời lẽ, động lực của chị Dậu trong đoạn văn đều đúng là “chị Dậu”. Hơn bất cứ chỗ nào khác, đoạn Tức nước vỡ bờ đã cho thấy “sừng sững hiện ra cái chân dung lạc quan của chị Dậu” (Nguyễn Tuân).

Ngòi bút Ngô Tất Tố tả những cảnh hoại động rất hay Vũ Ngọc Phan nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với cai lệ là một đoạn tuyệt khéo, rất đúng với tâm lý của dân quê” (Sđd). Đó là một bức ký họa với những nét bút thật linh hoạt, sắc sảo, pha chút biếm họa tài tình. Cảnh hoạt động dồn dập, rộn rịp mà vẫn rõ nét, không rối mắt, mỗi chi tiết đều đắt. Với vốn sống nông thôn phong phú và với “óc quan sát rất tinh tường, rất chu đáo” (lời Vũ Trọng Phụng trong bài Tắt đèn của Ngô Tất Tố, đăng báo Thời vụ, 1939), ngòi bút Ngô Tất Tô" ở đây vừa giàu chất sống, vừa rất sắc sảo.

Có người nhận xét tiểu thuyết Tắt đèn giàu tính kịch. Hoàn toàn đúng. Tính kịch, đó là “tính hành động chặt chẽ và quán triệt”, xung đột thể hiện tập trung là sự căng thẳng đối với nhân vật do tình huống tạo ra. Đồng thời, nếu kịch yêu cầu tính cách nhân vật tự thể hiện bằng lời nói và hành động, “ngôn ngữ của nhân vật đều có tính đặc thù rõ rệt, có sức biểu hiện tối đa” thì đoạn văn Tức nước vỡ bờ, ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật quả là như vậy, Ngô Tất Tố rất thuộc lời ăn tiếng nói của từng hạng người ở nông thôn nên nhân vật nào cũng có “ngôn ngữ” riêng. Khẩu khí hống hách đểu cáng của cai lệ, giọng điệu và lời lẽ khi thiết tha lễ phép khi đanh đá ngỗ nghịch của chị Dậu, đều rất “hột” đã khiến cho nhân vật “tự thể hiện tính cách” đầy đủ, nổi bật. Khẩu ngữ nông thôn đã vào văn của Ngô Tất Tố thật tự nhiên, nhuần nhuyễn, khiến cho câu văn sinh động, đậm đà, có hơi thở của đời sống và đoạn văn rất có không khí.

Sức mạnh nghệ thuật của Ngô Tất Tố, xét đến cùng là sức mạnh của chủ nghĩa hiện thực, đồng thời là sức mạnh của một ngòi búi gắn bó máu thịt với nông dân, của một trái tim yêu ghét rạch ròi, mãnh liệt và nhất quán.



Lão Hạc:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

a. Xây dựng nhân vật chính trong mối tương quan với nhân vật khác.

Lão Hạc được xây dựng trong mối tương quan với nhân vật khác trong tác phẩm. Mỗi một tương quan đều làm sáng ngời vẻ đẹp phẩm chất của chân dung Lão Hạc.

Lão Hạc được xây dựng song song với ông giáo dể làm nổi bật tâm lí người nông dân với tâm lí người trí thức.Tương quan với Binh Tư để tạo ra sự đối chọi gay gắt:Một người lương thiện đến mức thánh thiện, một kẻ bất lương đến thành lưu manh. Lão Hạc muốn chọn đạo làm người làm cha thì phải chết. Binh Tư cố bám lấy cái sống thì đã phải thủ tiêu phẩm chất con người

Lão Hạc tương quan với vợ ông giáo là để giúp ta nhận rõ :Ở Lão Hạc, dù cuộc sống khốn quẫn đến mấy cũng không tiêu diệt được lòng vị tha,nhân hậu. Còn vợ ông gióa vì quá khổ đã sinh ra lòng vị kỉ, hẹp hòi.

Nhân vật Lão Hạc trong tương quan với con trai lại nổi lên một người cha còm cõi ấy mà tình phụ tử thiêng liêng vĩnh cửu. Cả đời lão sống cho con,lão quý cái đạo làm người làm cha song lại bất lực trước cái nghèo. Để rồi khi con trai ra đi lão luôn sống trong day dứt, ân hận. cuối cùng chộn cái chết để cho con phần sống, để cho con mảnh vườn.

Như vậy qua mối tương quan dù ở điểm nhìn nào nhân vật Lão Hạc cũng đều lung linh phẩm chất cao đẹpcủa người nông dân Việt Nam .

 

b,Xây dựng nhân vật có tính chất điển hình

Lão Hạc- một lão nông dân có vẻ lẩn thẩn, lủi thủi nhưng dưới ngòi bút Nam Cao, trở nên dạng ngời những phẩm chất cao đẹp: lòng tự trọng sáng ngời ,nhân hậu,vị tha,lương thiện,hiền lành đến thàng thánh thiện.Dường như cái bản tính tốt đẹp của người nông dân Việt Nam hội tụ đầy đủ trong con người lão trở thành vầng hào quang rực sáng,để mỗi người cố nông nào trong xã hội cùng nhìn nhận ra một nét của riêng mình.

Cuộc sống cơ cực của Lão Hạc là minh chứng cho cuộc sông đói nghèo,đối mặt với miếng cơm manh áo của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945. Cái chết dữ dội két cuộc đời bần hàn của Lão Hạc ở cuối truyện là minh chưng cho số phận cùng đường, là bi kịh của bao gia đình nong thôn Việt Nma thời kỳ đen tối.

Có thể nói với ngòi bút tài hoa và am hiểu tận tường về người nông dân, Nam Cao đã xây dựng và tái hiện trong tác phẩm của mình nhân vật lão Hạc điển hình cho người nông dân một thời. Đây cũng chính là thành công và sáng tạo tài tình của bút pháp thể hiện nhân vật của nhà văn thiên tài Nam Cao.

-Từ tác phẩm này cho người đọc hiểu như thế nào về tình cảnh nghèo khổ,bế tắc của tầng lớp nông dânbần cùng trong xã hội thực dân nửa phong kiến

- Từ tác phẩm này, chúng ta được thấy vẻ đệp tâm hồn cao quý, lòng tận tụy,hi sinh vì người thân… của người nông dân như thế nào.

Đánh nhau với cối xay gió:

Xéc-van-tét đã sử dụng biện pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng lên hình ảnh của trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời. Hình tượng nhân vật thầy trò Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Xéc-van-tét.

 

5 tháng 11 2021

THAM KHẢO:
Chưa có nhân vật nào gây nhiều ấn tượng sâu sắc và lí thú như nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm của nhà văn Xéc-van-tét, một người đáng thương nhưng cũng rất đáng chê với những hành động nực cười của mình.

Ki-ha-da, một nhà quí tộc bình thường, thú vui của chàng là đi săn và câu cá. Vậy mà khi chàng đọc những quyển truyện kiếm hiệp chàng đã say mê đọc suốt ngày bỏ cả những thú vui của mình và bán hết ruộng vườn, tài sản mình có để mua truyện kiếm hiệp, nhưng tệ hơn nữa là chàng nghĩ tất cả những điều trong truyện đều có thật và muốn phiêu lưu một chuyến trong thiên hạ. Chàng đã biến cái tên thật của mình thành cái tên 'Đô-ki-hô-tê nhà quí tộc tài ở xứ Man-tra',biến con ngựa gầy còm của mình thành con tuấn mã và bỏ biết bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc chu du này.

Chàng ra đi với người giám mã Xa-chô Pan-xa, một người thực tế, gặp may mắn thì ít mà rủi ro thất bại thì nhiều. Buồn cười nhất là cuộc đánh nhau giữa chàng và cối xay gió. Chàng đã tưởng tượng cối xay gió là một tên khổng lồ gian ác và cứ xông vào đánh bất kể lời can thiệp của Xan-chô Phan-xa. Kết quả ra sao chắc các bạn cũng biết đó. Đôn-ki-hô-tê đã chịu một thất bại ê chề đau khổ. Với những hành động điên rồ, không phải chàng là người đáng ghét, mục đích của chàng là cứu người yếu, diệt kẻ gian tà. Chàng đã kiên nhẫn qua bao cuộc ra đi thất bại nhưng chàng không nản chí, vẫn ra đi để tiếp tục cuộc chu du. Bên cạnh chàng là một giám mã có đầu óc thật thực tế. Chàng đánh nhau vì muốn có ý nghĩ cứu người nhưng không biết hành động của mình đều sai cả. Để giữ mình đúng là một quí tộc, chàng đã nhịn ăn, rồi không kêu đau khi bị thương. Như vậy chàng cũng là một người đáng thương. Nhưng em nghĩ rằng bất cứ người nào dù có mục đích tốt đẹp đi chăng nữa nhưng với đầu óc điên rồ thì cũng chẳng làm được gì cả.

Qua tác phẩm, em đã rút ra một bài học từ nhân vật đã gây nhiều tranh cãi này. Không nên đọc những cuốn truyện nhảm nhí và đừng quá say mê đến nỗi lại tưởng tượng chuyện đó là có thật. Đôn-ki-hô-tê đã phí tuổi thanh xuân của mình cho những hành động nực cười. Nhưng may thay đến lúc chết chàng đã nhận thấy hậu quả của việc làm này. Đôn-ki-hô-tê đã phải trả giá. Em viết về nhân vật khá lý thú. Thái độ của em với nhân vật rạch ròi nhưng mới thấy phần đáng ghét mà chưa thấy rõ phần đáng thương, thậm chí đáng yêu của nhân vật này.

25 tháng 10 2016

Đánh nhau với cối xay gió là một chiến công đặc biệt của hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê tài ba xứ Mantra. Hiệp sĩ này là nhân vật chính do nhà văn Tây Ban Nha Xec-van-tec sáng tạo ra trong cuôn tiểu thuyết cùng tên. Đôn Ki- hô-tê vốn là một nhà quý tộc nghèo, tuổi đời ngót nghét năm mươi, suốt ngày chỉ lấy sách vở làm bạn bè và làm thú vui tiêu khiển. Nhưng sách vở mà nhà quý tộc đọc lại là truyện kiếm hiệp phiêu lưu, là các truyện hiệp sĩ mà phần lớn là bịa đặt chứ không có thật. Nhà quý tộc bị mê hoặc bởi thế giới các hiệp sĩ và các chiến công của họ đã quyết tâm bỏ nhà ra đi làm hiệp sĩ, sống cuộc đời lang thang nay đây mai đó. Mục đích ra đi của Đôn Ki-hô-tê là diệt trừ cái ác và lập lại công bằng, cứu nghèo cứu khổ. Đắm mình trong thế giới hiệp sĩ, Đôn Ki-hô-tê cũng chìm đắm trong thế giới hoang tưởng. Vì thế trên mọi nẻo đường ông đi ở đâu ông cũng thấy những tên khổng lồ những con yêu tinh... đang hoành hành gây tội ác. Những tên khổng lồ, những con quái vật đều gắn liền với trí tưởng tượng của Đôn Ki- hô-tê. Trên con đường đi tìm lẽ công bằng ở đời, Đôn Ki-hô-tê còn có một người giám mã rất đỗi trung thành và rất đúng hình mẫu sách vở mà ông đã đọc, đó là người nông dân Xantrô Panxa tốt bụng, hay ăn vô lo và cũng rất yêu đời. Họ cùng đi với nhau trên mọi nẻo đường đất nước, cùng chung hoạn nạn, cùng sẻ chia mọi nỗi buồn.

Ở đây những tên khổng lồ xuất hiện trên con đường thực hiện công lý của nhà hiệp sĩ là những cối xay gió, tới "ba bốn chục chiến cối xay gió giữa đồng", chúng dường như hiện ra đột ngột, bất ngờ và nhanh chóng tạo ra một hoang tưởng trong đầu óc của nhà hiệp sĩ cao lênh khênh mà lại gầy còm một cách thảm hại đang ngất nghểu trên lưng con chiến mã Rôxinantê cũng gầy còm tới mức chỉ còn da bọc xương. Luôn luôn mơ ước lập được các chiến công như các hiệp sĩ thời xưa cho nên Đôn Ki-hô-tê thấy rằng đây là một dịp tốt: "Vận may run rủi khiến cho sự nghiệp của chúng ta đẹp quá sự mong muốn. Này, anh bạn Xantrô Panxa, anh có trông thay mấy chục tên khổng lồ kia không? Để ta xông ra kết liễu đời chúng; với những chiến lợi phẩm thu được chúng ta sẽ trở nên giàu sang phú quý...". Một cánh đồng mênh mông, những chiếc cối xay gió sừng sững quả là một bối cảnh nên thơ cho trí tưởng tượng hoang tưởng, điên rồ của nhà hiệp sĩ. Tuy nhiên người giám mã của chàng thì lại không hoang tưởng chút nào. Vì thế khi nghe chủ nhân nói tới những tên khổng lồ anh ta hỏi ngay: "Những tên khổng lồ nào cơ?" - một câu hỏi cơ hồ như anh ta ở trên trời rơi xuống chứ không phải là giám mã luôn luôn đi kèm sát bên hiệp sĩ mà mình phải phò tá. Đôn Ki-hô-tê chỉ ngay cho anh ta thấy: "Những tên mà anh nhìn thấy ở trước mắt kia kìa. Cánh tay chúng rất dài, có cái tới gần hai dặm". Đầu óc thực tiễn của Xantrô nhận ra ngay sự nhầm lẫn của ông chủ. Anh ta thấy sự cần thiết phải giải thích cho ông chủ: “Xin ngài coi chừng. Cái mà ngài tưởng là người khổng lồ chỉ là những chiếc cối xay gió, còn cái vật trông giống cánh tay là những cánh quạt; khi có gió sẽ quay tròn làm chuyển cối đá bên trong".

25 tháng 10 2016

Một ngày được khép lại cùng giấc ngủ nặng nề đang kéo đến với Xantrô. Còn hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê thì lại tiếp tục bắt chước các trang hiệp sĩ khác từng thức đêm thức hôm để nhớ tới tình nương sau khi đã "bẻ một cành khô, rút cái mủi sắt ở cái cán gẫy lắp vào làm thành một ngọn, giáo mới". Chàng hiệp sĩ không ngủ để mà nghĩ tới nàng Đuyn-xi-nê-a, cho dù trong trận chiến đấu chống lại lũ khổng lồ có hình thù là những chiếc cối xay gió kia nàng đã không tỏ ra hào hiệp giúp chàng, nàng cũng lại thờ ơ với cả cú "ngã như trời giáng" của chàng nữa. Cho dù vậy, là một hiệp sĩ chân chính Đôn Ki-hô-tê luôn tỏ ra trung thành với tình nương của mình mà biểu hiện độc đáo nhất là không ăn không ngủ, bởi vì chàng "nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi". Tiếng cười nhẹ nhàng vừa giễu cợt vừa trêu chọc đã làm cho nhân vật trở nên sống động.

Cho dù những hành động trong thực tế mang tính điên rồ ảo tưởng song lý tưởng vị tha mà Đôn Ki-hô-tê theo đuổi lại rất đáng trân trọng, bởi lẽ anh là người hiệp sĩ chân chính đi tìm tự do, khi Tây Ban Nha tự do bị bóp nghẹt, quyền sống bị chà đạp; ở đó bọn khổng lồ, bọn yêu tinh có mặt khắp nơi, hoành hành mọi nẻo; ở đó cái ác đang tồn tại và vì vậy cũng cần tới những hiệp sĩ chân chính để phò nguy cứu khổ, để tiêu diệt cái ác. Sự kết hợp giữa hai thầy trò Đôn Ki-hô-tê cũng là một sự kết hợp độc đáo, bởi lẽ ở đây vừa có sự huyễn hoặc lại vừa có sự tĩnh táo mà các nét này lại được phân bố ở cả hai người. Nếu thực hiện một phép lựa chọn theo kiểu tước bỏ những nét tiêu cực ở cả hai nhân vật và kết hợp chúng lại, ta sẽ có một nhân vật hoàn chỉnh đạt tới mức độ lý tưởng. Đó là nhân vật của ước mơ, của khát vọng của những người dân lương thiện ở Tây Ban Nha trong thời kỳ phục hưng.

 

10 tháng 11 2021

C.

Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn Ki-hô-tê.

6 tháng 10 2018

_ Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật kể chuyện sự tương phản giữa 2 nhân vật.

+ Giọng điệu phê phán,hài hước.

_ Ý nghĩa:

+ Kể câu chuyện về sự thất bại của nhân vật Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió ,nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu,hão huyền,phê phán thói thực dụng thiển cận trong đời sống của con người.