K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2017

Nó mang ý nghĩa về việc lần đầu tiên con đi học, sự lo lắng của người mẹ và thế giới của kiến thức cho con bước vào đời mà không cần tới mẹ

22 tháng 10 2017
bạn tham khảo nhé: Trong cuộc sống của chúng ta, hai tiếng "đầu tiên" vô cùng thiêng liêng quan trọng: bước chân đầu tiên, tiếng nói đầu tiên,bài học đầu tiên,.. Và xúc động, thiêng liêng hơn cả là lần đầu tiên đến trường lớp một quan trọng đối với mỗi chúng ta không phải bởi khối lượng tri thức mà bởi ý nghĩa trọng đại của nó đối với sự nghiệp học tập, đối với cuộc đời của mỗi người. Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngay mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua canh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.

Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.

Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.

Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.

Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!

“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
4 tháng 1 2018

Câu 2 :

Giữa cuộc sống tất bật hằng ngày, chắc ai cũng có một người bạn cùng đồng hành để xua tan những vất vả, lo lắng trong công việc, học hành. Những người bạn đó là ai? Đó là những con thú mà chúng ta vẫn nuôi. Đối với mỗi người, chúng có thể là những chú chim, hay những chú mèo. Còn đối với tôi thì chú chó “Bill” là một niềm vui lớn giúp tôi xua tan đi những mệt nhọc, lo toan sau một ngày học hành mệt mỏi.

Chú chó “Bill” được bác tôi cho từ khi tôi mới lên sáu tuổi. Nó trông rất to,bằng cái xe đạp của tôi. Nó khoác trên mình một màu nâu vàng rất dịu. Cái đầu của nó tròn tròn, lúc nò cũng lắc trông rất ngộ. Bill có đôi mắt tròn, màu nâu đậm. Chiếc mũi của Bill nhỏ nhỏ, xinh xinh lúc nào cũng ươn ướt. Những chiếc râu mép nhỏ, trắng như cước. Bill có những chiếc răng nanh nhỏ, trông rất sắt bén. Khi nó ngủ, lại nhe ra những chiếc răng trông rất dữ. Hai đôi tai của Bill lúc nào cũng vểnh lên nghe ngóng. Hai đôi chân của Bill hơi gầy có những chiếc móng đeo đi rất nhẹ nhàng. Bill có cái đuôi dài và xù lên giống như cây chổi lúc nào cũng phe phẩy, rất ngộ.

Tôi còn nhớ mãi vào mùa thu năm trước. Bill mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Ba mẹ tôi đã cố gắng chạy chữa nhưng bệnh tình của Bill vẫng không hề suy giảm. Bill ngày càng yếu dần. Thấy Bill như vậy, tôi khóc nhiều lắm. Có lúc, tôi còn xin ông tiên cho tôi được thế bệnh cho Bill mắc dù biết đó chỉ là một ước mơ, một ước mơ không bao giờ có thể thực hiện được. Rôi một bổi chiều đầy mưa, Bill không còn ở trên thế gian này nữa.. Tôi ôm lấy Bill và khóc oà lên…

Tôi không bao giờ có thể quên được chú chó Bill thân yêu này này. Bởi nó đã giúp cho gia đình tôi rất nhiều. Mỗi khi đi học về, vừa bước qua cánh cổng thì thứ mà tôi thấy đầu tiên chính là Bill. Nó quấn quít lấy chân tôi, đuôi ve vẩy mừng rỡ làm cho tôi quên hết những mệt nhọc. Khi màng đêm buông xuống, mọi người đều chìm trong giấc ngủ, thì nó lại thức giấc canh nhà. Nhiều lúc chỉ nghe được tiếng động nhỏ, nó lại sủa lên làm cho cả nhà thức giấc. Không những thế, trong đời sống chó còn là một món ăn đặc sản. Đáng ca ngợi nhất là đức tín trung thành của chúng. Có những chú chó mà dù chủ có ở đâu thì chúng cũng có mặt ở bên cạnh. Lúc chỉ có một mình. chúng còn có thể là người bạn ở bên cạnh để xua tan đi cái cảm giác cô đơn đó.

Gia đình tôi rất quý Bill. Biết bao kỉ niệm buồn vui của gia đình mà có có Bill cùng chia sẻ. Bố tôi nói: nó nó không còn là một chú chó, mà nó như một thành viên thân thiết trong gia đình. Dù đã đi xa khỏi thế giới này mãi mãi, nhưng hình ảnh của Bill lúc nào cũng hiện lên trong tâm trí tôi. Tôi sẽ nhớ mãi Bill và giữ gìn những kỉ niệm giữa tôi và chú chó thân yêu này.

4 tháng 1 2018

Câu 2 :

Con người, ai cũng có một đời sống tâm hồn, tình cảm riêng. Mọi thứ trong đó đều đẹp đẽ và đáng trân trọng cho dù đó là thứ tình cảm nhỏ nhất. Đối với tôi, tình cảm đối với các con vật nuôi trong gia đình đã chiếm một góc không nhỏ từ lúc nào tôi cũng chẳng rõ.

Hồi tôi năm tuổi, cũng vừa lúc nhà tôi phải chuyển đến nhà mới. Tôi đã được nội đồng ý cho bế” Xanh” – bạn mèo dễ thương của tôi theo cùng. Cả ngày tôi chơi với Xanh, chán thì ngồi trước cửa ngắm nhìn xe cộ vút qua mà tha hồ tưởng tượng, Vẽ vời ra vô vàn câu chuyện, Cũng là một cái thú.Tôi chỉ tự kể mình nghe. Nội biết tôi ưa tĩnh nên không bao giờ hỏi khi thấy tôi ngồi một mình ngoài cửa cùng chú bạn Xanh. Xanh của tôi trông rất tức cười, điều đặc biệt là trên người chú chẳng có tí xanh nào cả, kể cả đôi mắt cũng nâu hệt như bộ lông dày mượt, đuôi chúa chỉ ngắn một mẩu và thân mình tròn hết mực. Đó là do tôi vất vả nuôi nuôi nấng cậu bạn suốt mấy năm liền. Thú vị nhất là chú mèo Xanh hơn tôi những năm tuổi. Chắc vì già,càng lúc chú bạn càng ít chơi đùa, chỉ cuộn mình trong ổ, hết ngủ lại lim dim, tôi gọi sao cũng không dậy.

Không lẽ tôi cứ phải chơi một mình sao? Thật bất ngờ! Một bình minh trời đẹp, tôi tỉnh giấc bởi tiếng “meo meo” lạ tai. Trước mắt tôi là một cô mèo với bộ lông trắng muốt, cái đuôi dài cỡ bốn lần đuôi Xanh và đôi mắt đẹp vô cùng, xanh đại dương thăm thẳm.” Mèo mới lớn”- tôi gọi cô mèo như vậy, đó là món quà nội đã dành cho tôi nhân dịp tôi tròn sáu tuổi.Bà gọi cô mèo là Va, giống như khi đặt tên Xanh, là để hoài niệm về Xanh Pê Téc bua và Ma-xcơ-va, hoài niệm về nước Nga cổ kính, quật cường.Những điểu này về sau tôi mới hiểu. Hằng ngày, tôi và Va cùng đùa vui,ném bóng, trốn tìm. Va rất lạ.Có những lúc, nó nghịch ngợm vô cùng nhưng nhiều khi từ chối hẳn mọi trò chơi.Va đủng đỉnh dạo khắp nhà, đuôi cứ dựng lên trời trông rất ngộ.

Lạ hơn cả là cô mèo rất yêu quý Xanh,còn Xanh thì lại ghét Va, sử sự như một bà già khó tính. Xanh không cho Va lại gần mình, hễ thấy Va lại gần là nó lại gầm gừ, rồi luôn ăn phần của Va, mặc đĩa cơm to phần Xanh, hãy còn nguyên vẹn.Rất hiền lành, Va sẵn sàng lùi ra để nhường cơm cho Xanh, chỉ khi Xanh đã ăn xong, Va mới dám mon men đến gần đĩa cơm thừa,nhiều bữa không còn gì thế là Va nhịn đói.Tuyệt nhiên,Va không hề lại gần đĩa cơm đầy của Xanh. Rồi cả những khi Xanh đang ngủ thì cô mèo Va lại chạy đến nép vào người Xanh, nhắm mắt lại. Xanh càng gầm gừ, càng đuổi đi thì Va càng tiến tới làm thân. Thế rồi một lần,Xanh cáu quá đã cào vào má Va. Nó chạy vụt đi, hai ngày liền không về.. Thật bất ngờ, ngày thứ ba Xanh đã đi tìm Va, và thấy cô mèo nằm trong gác bếp…Hôm ấy, Va được ăn phần cơm nguyên vẹn, lúc ngủ còn được tựa vào lưng Xanh. Nhưng tiếc rằng trời chỉ cho một ngày…

Ngày lễ Nô-en năm đó, tôi được tặng quả cầu có tám quả chông vàng xinh xinh với dây rút buộc quanh. Mỗi lần đập xuống đất, chuông kêu boong boong nghe thật vui tai. Tôi lại cùng Va chơi ném bóng. Va chơi rất nhiệt tình vì còn đang vui vì chuyện hôm trước. Va kêu meo meo khiến cho tôi cười nắc nẻ. Nhưng rồi, thời gian ngừng trôi, quả cầu bay xa, Va phóng theo. Đây là lòng đường. Xanh lao ra từ trong ổ, đột ngột. K…ké…t…xôn xao..tiếng người …đám đông…Xanh, Va..! Muộn, muộn thật rồi! Trước mắt tôi là 1 vũng máu, rất nhiều máu đỏ tươi. Tôi lạc trong chân trời, bơ vơ giữa thinh không, vô tận. Tôi chạy mãi, mồ hôi lấm tấm, người nóng bừng lên như hòn lửa đỏ. Tôi lạc giữa sa mạc hoang sơ, môi rớm máu và cổ họng khô cháy. Tôi đã ốm đến một tháng.

Mở mắt, Xanh lại gần giường vuốt vào má tôi, cái chân sau đi không vững vì đau. Còn Va, Va đã bay lên thiên đường, từ khi tôi còn lạc trong một chân trời vô tận. Va là thiên sứ hay sao mà vụt đến rồi lại vụt đi. Vội quá!

11 tháng 1 2019

Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:

“Học thầy không tày học bạn’’

Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh của mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết quả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật... thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.

Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỉ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội...

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:

“Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 - 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.

“Trọng thầy mới được làm thầy”

Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.



11 tháng 1 2019

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy…

Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng. Vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạnh đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, hai câu trên có mâu thuẫn với nhau hay không? Chúng ta cùng bàn luận để có cách nhìn nhận đúng đắn về ý nghĩa của hai câu tục ngữ này.

Nếu mới đọc qua, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau.

Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Vậy nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này thế nào cho đúng?

Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những kiến thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, mở rộng, nâng cao tri thức cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy nghĩa. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao của người thầy quả là không nhỏ.

Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy, trò phải hết sức nỗ lực trong học tập thì mới mong đạt được kết quả khả quan. Như vậy, những cố gắng của học sinh cũng góp phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ thiên lệch.

Vai trò người thầy quan trọng như vậy mà lại có ý kiến cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày có nghĩa là không bằng), liệu có rơi vào sự đánh giá thiên lệch khác chăng? Thực ra, ý của người xưa là muốn nhấn mạnh đến ảnh hưởng của bạn bè đối với sự hiểu biết và tiến bộ của mỗi người. Nghệ thuật dân gian trong câu tục ngữ này là dùng cách nói quá để khẳng định điều muốn nói. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, đem hỏi lại bạn bè. Lúc bạn tận tình hướng dẫn cho mình thì bạn cũng đã đồng vai trò người thầy, dù chỉ trong chốc lát.

Thực tế cho thấy bạn bè tốt hỗ trợ nhau rất nhiều trong học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp của mỗi người. Bạn bè cùng trang lứa có sự thông cảm, gần gũi nên việc tiếp thu cũng dễ dàng hơn.

Vậy nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào?

Mỗi học sinh phải chăm chỉ học tập, cố gắng tiếp thu những kiến thức do thầy truyền đạt, kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Kính trọng thầy thực sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ điều gì, ta mạnh dạn hỏi bạn bè, tránh thái độ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học cả tác phong, đạo đức để trở thành con người toàn diện, hữu ích cho xã hội.

Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Cách học tốt nhất ngày nay là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học ở thực tế đời sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn học tập. Con đường đến với tri thức là con đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối, vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.
22 tháng 8 2019

Gợi ý

1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường

- Những tình cảm dịu ngọt mẹ dành cho con:

+ Trìu mến quan sát những việc làm của con (giúp mẹ thu dọn đồ chơi, háo hức ngày mai thức dậy cho kịp giờ,…)

+ Vỗ về cho con ngủ, xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con trong ngày đầu tiên đến trường,..

- Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày con khai trường – không ngủ được:

+ Suy nghĩ về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học có ý nghĩa

+ Hồi tưởng lại những kỉ niệm không thể nào quên của bản thân trong ngày đầu tiên đi học

+ Hôm nay, mẹ không tập trung được vào việc gì

+ Mẹ lên giường trằn trọc… không ngủ được

+ Mẹ nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi gần tới cổng trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại

⇒ Yêu thương con, tình cảm sâu nặng đối với con và luôn luôn lo lắng, suy nghĩ cho con

2. Vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ

- Từ câu chuyện về ngày khai trường ở Nhật, người mẹ bày tỏ suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục thế hệ trẻ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước vào cánh cổng trường là thế giới kì diệu sẽ mở ra”

- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người và niềm tin vào sự nghiệp giáo dục

22 tháng 8 2019

Năm tháng dần qua, mỗi ngày tôi lại có thêm một sự thay đổi mới. Mỗi tối trước khi ngủ tôi cứ suy nghĩ rằng: “Sáng mai, khi nhìn trước gương mình sẽ có gì thay đồi” như ngoại hình, vóc dáng, cân nặng, suy nghĩ và hành động của mình. Cứ như thể cho đến khi tôi khôn lớn.

Quả đúng như vậy, mỗi con người chúng ta đều biết rằng, trẻ em khi còn nhỏ luôn có một điều là mong muốn mình ngày càng lớn khôn, chững chạc hơn như bao người xung quanh khác. Cả tôi cũng vậy, từ khi còn nhỏ luôn ba mẹ bồng bế trên tay, cưng chiều như quả trứng còn non dại. Luôn được mọi người trong gia đình chăm sóc, lo lắng, yêu thương hết mực. Nhắc đến chuyện quá khứ, tôi nhớ lúc tôi được một tuổi thì bị sốt. Ba mẹ đã rất lo lắng, chăm sóc cho tôi từng chút một không phút ngơi nghỉ. Nhưng đổi ngược lại bây giờ, khi mắc bệnh thì phải tự chăm sóc cho bản thân mình. Không chỉ vậy, năm tôi lên sáu tuổi, chập chững bước vào lớp một, trong lòng tôi luôn thấy khó chịu, bồi hồi và lo sợ. Khi bước vào lớp, mẹ buông tay tôi và sau đó đi về. Lúc đó, tôi cứ khóc suốt nhưng rồi tôi cũng nín khóc và làm quen với các bạn xung quanh mình. Từ đó đến nay, tôi đã xóa sạch những giọt nước mắt mỗi khi vào lớp đầu năm học. Cứ nghĩ đến những chuyện đó, tôi lại thấy mình rất trẻ con, ngây thơ, hồn nhiên. Không phải lúc nhỏ mà mãi đến nay tôi mới thấy có sự thay đổi về chính mình. Không chỉ ngoại hình, mà tính nết cũng có nhiều phần thay đổi. Trong lời nói có sự thay đổi rất lớn là luôn cẩn trọng và lịch sự hơn chứ không cụt ngủn nữa. Thái độ và cử chỉ với mọi người có sự thay đổi là không còn cộc cằn như trước, hay nóng giận vô cớ, dễ giận dỗi nữa. Còn nhớ lúc trước, tôi hở một tí là hờn giận còn bây giờ thì không còn điều đó nữa. Vóc dáng tôi trở nên cao ráo hơn, thon gọn hơn và còn điệu đà trong cách ăn mặc nữa. Tóc tai được chải chuốt gọn gàng. Điều đặc biệt hơn nữa là khi thầy, cô giảng bài trên lớp thì tôi thấy mình tiếp thu bài giảng của thầy cô rất dễ dàng.Trong khi ngày trước, mỗi khi thầy cô giảng bài là tôi đều ngủ gật. Đọc câu chuyện Thánh Gióng, suy nghĩ muốn lớn như thổi khiến tôi ăn cơm rất nhiều đến nỗi tức bụng quá ngủ không được, thế là bị mẹ la cho một trận. Ôi! Nghĩ đến những kí ức xa xưa, sao tôi thấy mình ngốc nghếch và hồn nhiên quá. Và bây giờ, tôi mới ngẫm nghĩ kĩ rằng mình bây giờ đã thật sự khôn lớn.

Qua những kỉ niệm ấu thơ, qua những lần vụng về, hậu đậu, tôi thấy mình tuy khôn lớn phần nào trong con người của mình nhưng tôi luôn tâm niệm một điều rằng sẽ luôn cố gắng phấn đấu học tập tốt để tương lai xây dựng nước nhà ngày càng giàu đẹp và vững mạnh.


17 tháng 11 2017

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng bên cạnh đó Người cũng là một hồn thơ tài hoa. Với nhiều tác phẩm giá trị để lại, Bác đã đóng góp một phần không nhỏ trong nền thi ca nước nhà. “Nguyên tiêu” hay “Rằm tháng Giêng” là một tác phẩm ghi lại dấu ấn quan trọng trong lịch sử nước nhà. Sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 sang hè 1948 quân ta lại liên tục thắng lớn trước thực dân Pháp. Trong hoàn cảnh đó bài thơ xuất hiện trên báo “Cứu quốc” như truyền thêm cho quân và dân ta tình yêu thương vô bờ đối với quê hương đất nước, đồng thời cho ta thấy được tấm lòng luôn canh cánh vì nước vì dân của Bác Hồ.

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Cảm nhận về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

Nguyên tác bằng chữ Hán:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,

Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền

Bản dịch:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là một không gian bao la rộng lớn:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi.

Ánh trăng đêm xuân an lành lồng lộng. Từ “lồng lộng” được đảo lên trên cho ta thấy cái rộng lớn bao la của cảnh sắc đêm xuân. Hình ảnh ánh trăng thường được sử dụng trong thơ Bác như một người bạn tri âm tri kỉ. Ở đây, ngay trong đêm Rằm vẫn luôn dõi theo, bầu bạn với Bác.

Câu thơ tiếp:

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Câu thơ cho ta thấy cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Hai từ “xuân” lặp lại nối tiếp nhau mở ra cho ta một không gian rợn ngợp tràn đầy sắc xuân, tràn đầy sức sống. Sông, nước, ánh trăng như nối liền nhau, giao hòa với nhau giữa vẻ đẹp của đất trời.

Câu thơ thứ ba vô tình nói vên hoàn cảnh và vị trí ngắm trăng của Bác:

Giữa dòng bàn bạc việc quân.

Ở hai câu thơ đầu cảnh thiên nhiên được Bác miêu tả quá sống động làm ta tưởng như Bác đang rất nhàn nhã ngắm trăng. Nhưng không, bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc thù, chơi vơi giữa dòng nước. Để tránh sự truy lung của quân địch, Bác cùng các chiên sĩ phải bàn bạc việc quân ở trên thuyền. Và ở nơi đó, ngay giữa trung tâm của đất trời, hồn thơ của Bác như giao hòa với thiên nhiên để vẽ lên cảnh thiên nhiên tuyệt sắc. Đọc câu thơ ta thấy thầm thương Bác, Người luôn đau đáu tấm lòng vì nước vì dân. Công việc bộn bề nhưng Bác vẫn luôn yêu thiên nhiên cảnh vật. Điều đó cho ta thấy tư thế ung dung lạc quan yêu đời của người chiến sĩ cách mạng.

Câu thơ cuối:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Con thuyền trong câu thơ cuối là ẩn dụ sâu sắc về thắng lợi của cách mạng. Con thuyền cách mạng rực rỡ ánh trăng ngân báo hiệu cho ngày chiến thắng không còn cách xa. Câu thơ thể hiện một niềm lạc quan, niềm tin vô cùng với cách mạng.

Bài thơ “Rằm tháng Giêng” là một bài thơ độc đáo của Bác Hồ. Bài thơ vừa thể hiện tình yêu thiên nhiên vô cùng của Bác đồng thời cũng nói lên tinh thần lạc quan giữa hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt.

17 tháng 11 2017

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

19 tháng 2 2017

NHANH LÊN NHA CÁC BẠN MÍNH SẮP THI RỒI