K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2021

- Nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ thời xưa và thời nay.
 
- Nhắc nhở về việc hiện tình đất nước: giặc ngoại xâm đang đe dọa, sứ giặc nghênh ngang làm nhục quốc thể.
 
- Bộc bạch nỗi niềm đau xót, trăn trở vì đất nước và lòng căm thù giặc đến sôi sục của vị chủ tướng.
 
- Phê phán mạnh mẽ thái độ cầu an, thói ham vui chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm trước hiện tình đất nước của các tướng sĩ và chỉ ra hậu quả của nó.
 
- Nhắc nhở các tướng sĩ về những ân nghĩa của vị chủ tướng với họ để khơi dậy lòng trung thành của các tướng sĩ.
 
- Nêu những việc cần thiết phải làm để có thế đánh thắng quân xâm lược.

16 tháng 4 2021

Nhận xét về tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn, có ý kiến cho rằng: "Bao trùm toàn bộ đoạn trích là tấm lòng băn khoăn, lo lắng đối với vận mệnh đất nước của tác giả". Theo tôi, điều đó là hoàn toàn đúng. Bởi lẽ, ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, ta đã bắt gặp được hình ảnh suy tư, trằn trọc, lo lắng của vị tướng lĩnh nhà Trần về sự an nguy của đất nước. Người lo lắng đến nỗi "ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối,....". Chưa dừng lại ở đó, người còn suy tư, bày tỏ lòng mình với quân dân "Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo,...". Liệu đây có phải là lời trách móc của Trần Quốc Tuấn đối với thái độ của quân dân? Người lo lắng, người lo liệu đất nước ta có giữ yên được bờ cõi, có đánh thắng được đế chế Mông - Nguyên hùng mạnh. Có lẽ chính bởi vậy mà nhân dân ta càng thêm khâm phục trước đức hi sinh và tấm lòng yêu nước thương dân như trời biển của ông. Thật vậy, hịch tướng sĩ như một bài hịch vừa để bày tỏ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn vừa để thôi thúc tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Thật cảm ơn vị tướng tài ba - Trần Quốc Tuấn! Để không phụ công lao của người, mỗi người dân Việt Nam sẽ luôn cố gắng, rèn luyện và luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, đập tan âm mưu của các thế lực thù địch. => Câu cảm thán: Thật cảm ơn...

22 tháng 5 2022

Kháng chiến chống Mông-Nguyên

2 tháng 5 2020

Tham khảo:

Câu 2:

Bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao:

  • Lập luận chặt chẽ: Khẳng định việc làm sai trái dẫn đến hậu quả tai hại thông qua những lời phê phán mạnh mẽ đượ đưa ra mộ cách dồn dập :"“Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trông không thề đâm thùng áo giáp giặc, mẹo cờ hạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh ; dẫu rằng ruộng lắm vườn nhiều, tấm thân quý ngàn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con díu, việc quân cơ trăm sự ích chi ; tiền của tuy nhiều khôn mua được dầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi được quân thù ; chén rượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, dau xót biết chừng nào "
  • Lập luận giàu hình tượng, cảm xúc, có sức thuyết phục cao:
    • Những hình tượng án dụ sinh động, gợi cảm :" uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...";
    • Hình tượng so sánh, cụ thể : “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ"; “có thể bêu dầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết, làm rửa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai..."
    • Những hình ảnh dễ hiểu : cựa gà trống, áo giáp, mẹo cờ bạc...

=> Bài hịch tướng sĩ được viết bằng cả tâm huyết của tác giả với cảm xúc tuôn trào, lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ. Chính vì thế bài Hịch trở thành một sức mạnh tinh thần góp phần khích lệ tinh thần chiến sĩ, đóng góp vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc

7 tháng 3 2019

Tham khảo nhé!!!

Trong bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã trực tiếp bộc bạch lòng yêu nước và tinh thần căm thù giặc, ở đoạn văn: “Ta thường...vui lòng”. Cách biểu hiện tâm trạng của tác giả vẫn nằm trong lối diễn tả bằng ước lệ, khoa trương quen thuộc của văn học cổ, nhưng vẫn tạo được hiệu quả cao, truyền cho người đọc những cảm xúc mạnh mẽ. Sở dĩ có được hiệu quả ấy, vì tác giả đã truyền vào những ước lệ những nỗi niềm trăn trở, những tình cảm mạnh mẽ, tha thiết của mình. Ớ đây, cách nói quá, cực tả đã phát huy tác dụng biểu cảm cao độ. “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối” là thể hiện nỗi trăn trở, day dứt đến thành ám ảnh trong mọi lúc, cả bữa ăn lẫn giấc ngủ, cả đêm lẫn ngày. “Ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa” là hình ảnh diễn tả nỗi đau xót lớn lao từ trong cõi lòng được biểu hiện ra cả bên ngoài thành dòng nước mắt đầm đìa. Nỗi đau trong lòng đã được thể hiện thành nỗi đau rất cụ thể của cơ thể, của thần xác. Còn lòng căm thù và ý chí tiêu diệt giặc thì được thể hiện một cách mạnh mẽ bằng những hình ảnh: “...xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù”. Điển tích “Da ngựa bọc thây” vốn quen thuộc trong văn chương cổ để nói về kẻ làm tướng sẵn sàng nhận cái chết ngoài mặt trận, thì với Trần Quốc Tuấn đã được tăng cấp lên thành”., trăm thân này phơi bày nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng” - Nghĩa là sẵn sàng chết đến trăm lần, nghìn lần miễn là tiêu diệt được quân giặc.

Từ 5 -7 câu thôi nhé !

giúp mình với !

THANKS !!!!!

1 tháng 4 2019
Bài hịch nhằm khích lệ lòng yêu nước, tinh thần trung nghĩa với chủ tướng của các tướng sĩ, khích lệ tinh thần trọng danh dự ở họ, từ đó củng cố ý chí chiến đấu, quyết tâm đánh giặc của toàn quân khi kẻ thù xâm lược đã ngấp nghé ngay cửa ngõ đất nước.

Còn mục đích cụ thể của bài hịch là yêu cầu các tướng sĩ ra sức luyện tập võ nghệ, nghiêm túc học tập sách Binh thư yếu lược của chính Trần Quốc Tuấn soạn ra. Sử sách đã ghi nhận bài hịch của Trần Hưng Đạo đã có sức cổ vũ, khích lệ rất lớn với toàn quân, rất nhiều tướng sĩ đã thích vào cánh tay hai chữ “sát thát” để bày tỏ quyết tâm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù.