K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2017

Qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Champa đã xây dựng nên một nền văn hóa độc đáo mang đậm tính bản địa và chịu ảnh hưởng tôn giáo Ấn Độ trong đó chủ yếu là Bà la môn giáo và Phật giáo. Trong đạo Bà la môn, người Chăm tôn thờ Shiva trong tam vị nhất thể, Vishnu và Brahma ít quan trọng hơn. Từ khoảng thế kỷ XI đạo Hồi xuất hiện trong cộng đồng Champa.

Champa đã để lại một khối lượng di tích và di vật rất lớn về kiến trúc, điêu khắc đá, các loại đồ đồng, đồ gốm, đồ thờ cúng bằng vàng, bạc, các loại đồ trang sức… các loại hiện vật này phản ánh những nét sinh hoạt trong xã hội Champa xưa, từ đời thường đến tôn giáo và cung đình, chúng có giá trị về nhiều mặt, nhất là về nghệ thuật. Đặc biệt có một quần thể kiến trúc đền tháp thuộc tôn giáo của Chămpa ở Mỹ Sơn (Quảng Nam) còn gọi là “thánh địa Mỹ Sơn” được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào tháng 12 năm 1999. Ngoài ra, người Chămpa còn để lại các di sản ca múa nhạc thể hiện một phần trên điêu khắc đá: các tượng vũ công hoặc người chơi nhạc cụ.

- Kiến trúc Champa chủ yếu là các loại đền tháp (kalan) bằng gạch được xây dựng theo một kỹ thuật đặc biệt với nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trên gạch. Trong quá trình tồn tại, người Champa đã xây dựng hàng trăm đền tháp nhằm thờ cúng thần và các vị vua, tuy nhiên khi người Champa suy yếu các tháp đã bị bỏ hoang và bị phá hoại nghiêm trọng, hiện nay còn lại khoảng 70 tháp, rải rác ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Đaklak... tập trung nhiều ở Quảng Nam, nhất là Mỹ Sơn nơi được coi là vùng đất thánh dùng xây đền tháp thờ các vị vua đã qua đời mà mỗi vị vua được xây dựng một cụm kiến trúc gồm 4 tháp (tháp cổng, tháp nước, tháp lửa và tháp thờ).

Tháp Chăm thường có mặt bằng vuông, dùng gạch làm vật liệu xây dựng chính, chỉ có một ít bộ phận bằng đá như mi cửa, trụ cửa, bậc cửa. Mỗi tháp có ba tầng, nhỏ dần khi lên cao theo dạng núi Meru - nơi trú ngụ cùa các thần Bà la môn, tháp chỉ mở một cửa chính hướng về phía Đông, 3 cửa còn lại đóng kín. Theo quan niệm của người Chăm thì hướng Đông là hướng của thần linh, Bắc là hướng của ma quỷ, Tây Nam là hướng của dân chúng nên nhà cửa của người Chăm thường mở cửa về hướng Tây Nam.

- Điêu khắc đá Champa là một bộ môn nổi tiếng được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX. Các nhà nghiên cứu đã định ra được các phong cách tạo hình của Champa từ giai đoạn trước TK VII (chịu ảnh hưởng nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ) cho tới giai đoạn nửa sau TK VII trở đi, đã tạo ra được những nét riêng của điêu khắc đá Champa qua 8 loại phong cách: Mỹ Sơn E1, Hòa Lai, Đồng Dương, Khương Mỹ, Chánh Lộ, Tháp Mắm, Yang Mun, Pô Rô Mê. Hiện nay sưu tập điêu khắc Champa tập trung ở các Bảo tàng Lịch sử Hà Nội, Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng Tổng hợp Huế, Bảo tàng Bình Định và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam –Tp. HCM. Nghệ thuật điêu khắc Champa rất phong phú với nhiều tác phẩm phù điêu, tượng tròn gắn với sinh hoạt tôn giáo Bà la môn, trên những tác phẩm này thường bắt gặp nét chủng tộc, y phục, trang sức Chăm hòa trộn với hình ảnh các vị thần Bà la môn, hoặc những nét tả thực cũng như cách điệu thể hiện trong hình ảnh con người, loài vật… hết sức sinh động.

18 tháng 5 2021

Tham khảo:

Nghệ thuật đặc sắc nhất của người chăm là: Kiến trúc, hội họa và âm nhạc Chăm-pa, trong đó nổi bậc nhất là kiến trúc, điêu khắc trong các tháp của người Chăm-pa.

18 tháng 5 2021

kiến trúc

23 tháng 4 2021

Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình.

Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình.

7 tháng 4 2018

So sánh kinh tế, văn hóa Chăm-pa và người Việt:

- Giống nhau : + Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá. + Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp. - Khác nhau : + Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Cham-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp. + Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà la môn và đạo Phật.

- Nhận xét:

- Người Chăm-pa đã tạo ra một nền văn hóa đặc sắc, mang dấu ấn riêng.

15 tháng 5 2023
Văn hóa Chăm-Pa là một phần quan trọng của nền văn hóa Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, tổ chức hành chính, văn hoá và tôn giáo của cộng đồng này rất khác biệt so với những cộng đồng khác trong nước. Văn hóa Chăm-Pa có ý nghĩa quan trọng đối với nền văn hóa của dân tộc ta như sau:1. Nâng cao tính đa dạng văn hóa: Văn hóa của dân tộc Chăm-Pa là một phần không thể thiếu của sự đa dạng văn hóa Việt Nam, giúp nâng cao tính đa dạng, phong phú của văn hóa Việt Nam.2. Tôn vinh giá trị văn hóa: Văn hóa Chăm-Pa đã tạo nên những giá trị văn hoá độc đáo, đặc trưng cho dân tộc Chăm-Pa, đồng thời cũng là một phần không thể thiếu của văn hóa Việt Nam, giúp cho các giá trị văn hóa này được tôn vinh, bảo tồn và phát triển.3. Tạo nên sự kết nối giữa các dân tộc: Văn hóa Chăm-Pa là một phần của văn hóa Việt Nam, giúp tạo nên sự kết nối, giao lưu giữa các dân tộc, đồng thời tăng cường sự hiểu biết, hoà nhập và trao đổi văn hóa giữa các cộng đồng.4. Phát triển du lịch: Văn hóa Chăm-Pa cũng là một phần không thể thiếu trong việc phát triển ngành du lịch tại Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Trung, giúp tạo điều kiện cho du khách khám phá, tìm hiểu về văn hóa đặc trưng của dân tộc Chăm-Pa và đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương.  
13 tháng 10 2023

Văn hóa chăm - pa là một phần quan trọng của nền văn hóa của dân tộc Chăm tại Việt Nam. Nó có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc, đồng thời cũng giúp tăng cường sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. Văn hóa chăm - pa bao gồm nhiều hoạt động văn hóa như múa, ca hát, trang phục, nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc. Những hoạt động này thể hiện sự đa dạng và phong phú của văn hóa Chăm, đồng thời cũng giúp tạo ra một không gian văn hóa độc đáo và thu hút du khách. Ngoài ra, văn hóa chăm - pa còn có ý nghĩa trong việc giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm. Những giá trị này bao gồm tôn giáo, phong tục, tập quán và lịch sử. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa chăm - pa giúp duy trì và phát huy những giá trị này, đồng thời cũng giúp tăng cường sự tự hào và nhận thức về văn hóa dân tộc. Tóm lại, văn hóa chăm - pa có ý nghĩa rất lớn đối với nền văn hóa của dân tộc ta. Nó giúp tăng cường sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam, đồng thời cũng giúp bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm.

Tham Khảo(đúng)

a. Văn hóa.

- Người nguyên thủy ở Đồng Nai đã tạo dựng được nền văn hóa đặc sắc gồm nhiều di sản như: Mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, qua đồng Long Giao, tượng lớn, thẻ đeo… Bên cạnh đời sống vật chất, họ còn coi trọng đời sống tinh thần.

-  Văn hóa Đồng Nai thời nguyên thủy tiêu biểu cho văn hóa Nam Bộ có bản sắc riêng và sức sống mãnh liệt.

b. Xã hội.

mở rộng địa bàn sinh sống, xã hội phân hóa giàu nghèo.

- Xã hội nguyên thủy ở Đồng Nai tan rã, xã hội có giai cấp hình thành.

16 tháng 3 2022

em hoi em làm đúng ko??

9 tháng 2 2022

c

9 tháng 2 2022

d

tk

Hai nền văn hóa khảo cổ Sa Hùynh và Đồng Nai đều có niên đại khoảng 3500 đến 2000 năm cách ngày nay. Cùng với văn hóa Đông Sơn, ba nền văn hóa này đã trở thành 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta, vừa có những nét chung nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng khác biệt, làm nên sự đa dạng của những khu vực văn hóa tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á thời cổ. Từ những nghiên cứu về văn hóa Sa Hùynh và văn hóa Đồng Nai giai đoạn sơ kỳ sắt, bài viết nhìn lại sự tương đồng và khác biệt cơ bản nhất về các di tích mộ chum của hai nền văn hóa này, góp phần làm rõ hơn sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam.

Hai nền văn hóa khảo cổ Sa Hùynh và Đồng Nai đều có niên đại khoảng 3500 đến 2000 năm cách ngày nay. Cùng với văn hóa Đông Sơn, ba nền văn hóa này đã trở thành 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta, vừa có những nét chung nhưng đồng thời cũng có những đặc trưng khác biệt, làm nên sự đa dạng của những khu vực văn hóa tộc người trong bối cảnh Đông Nam Á thời cổ. Từ những nghiên cứu về văn hóa Sa Hùynh và văn hóa Đồng Nai giai đoạn sơ kỳ sắt, bài viết nhìn lại sự tương đồng và khác biệt cơ bản nhất về các di tích mộ chum của hai nền văn hóa này, góp phần làm rõ hơn sự phong phú đa dạng của các nền văn hóa tiền – sơ sử Việt Nam.

29 tháng 3 2016

-Tôn giáo:Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật

- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, hỏa táng người chết.

- Sáng tạo nền nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc độc đáo (Tháp Chăm )

 

29 tháng 3 2016

Những nét đặc sắc của văn hoá Chăm thể hiện từ tiếng nói, chữ viết, từ nghệ thuật và kỹ thuật tạo dáng của các ngôi tháp bằng đất, các pho tượng bằng đá, đến các sản phẩm vải thêu, dệt hoa văn, dệt thổ cẩm hoặc đồ gốm và các vật dụng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Người Chăm có tiếng nói và chữ viết riêng của mình. Chăm Tây cùng với sự duy trì phát triển Hồi giáo trong việc học tập giới luật và tìm hiểu kinh thánh Koran nên đã dùng chữ Ả Rập và chữ Mã Lai. Cho đến bây giờ Chăm Tây sử dụng loại chữ Mã Lai khá thành thạo trong việc ghi chép và thư từ… Chăm Ðông thì sử dụng chữ Thrah và xem đó là loại chữ truyền thống. Người Chăm luôn tự hào về những ngôi tháp Chăm-pa cổ kính xây dựng bằng đất nung độc đáo. Hình ảnh vũ nữ Chăm-pa cổ xưa đã được chạm khắc vào các đền tháp, trong đó bức phù điêu Vũ nữ Trà Kiệu là một trong những tuyệt tác. Là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc, kiến trúc dân gian của người Chăm cũng có một lịch sử và truyền thống lâu đời. Bàn tay và khối óc sáng tạo của dân tộc Chăm làm sáng tỏ tính phong phú, đa dạng, giúp chúng ta thấy được sự giao lưu văn hoá, quá trình phát triển của tộc người. Người ta còn thấy nhiều nét trạm trổ và các bức tượng bằng đá thể hiện nếp sinh hoạt ca múa và chơi nhạc dân gian rất sinh động. Người Chăm luôn mang trong máu của mình một tâm hồn văn nghệ dân tộc đặc biệt. Nghệ thuật truyền thống luôn được người Chăm nuôi dưỡng, trân trọng và liên tục truyền cho nhau từ bao đời nay. Múa Chăm phong phú và độc đáo. Hầu như mỗi làng Chăm có một đội múa riêng. Những điệu múa cổ xưa nhất thường được trình diễn trong các lễ hội. Các nghệ nhân Chăm đã sáng tác thêm những điệu múa đặc sắc như múa chàm rông, múa đoa pụ (đội bình nước trên đầu). Múa quạt là điệu múa phổ thông của người Chăm. Khi múa, các vũ nữ dùng quạt làm đạo cụ để biểu diễn những loại múa khác nhau. Múa bóng mang tính tôn giáo và cũng rất phổ biến của người Chăm. Trong những nét đặc trưng của múa Chăm là múa ổn định theo nhạc. Dàn nhạc đệm cho múa thương gồm hai trống ba-ra-nưng và một kèn sa-ra-nai. Nhìn chung, vũ điệu Chăm-pa nhằm phô diễn vẻ đẹp của con người. Người Chăm có nhiều lễ hội trong năm, như hội Rija, Roya, Ramadan, lễ Pơk Băng Yang, lễ Katê… Trong đó, lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất của người Chăm được tổ chức thường xuyên vào đầu tháng 7 (lịch âm) tức là vào trung tuần tháng 9 (âm lịch) và tháng 10 (dương lịch) để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và ông bà tổ tiên. Thổ cẩm là nghề truyền thống của người Chăm. Thiếu nữ đến tuổi lấy chồng, ai cũng biết dệt vải. Những tấm khăn, cái áo làm ra được coi là thước đo của sự đảm đang tháo vát của các cô gái Chăm. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo. Ðể có một tấm chăn, các cô gái phải cần mẫn ngồi bên khung cửi từ sáng đến chiều tối với sự nhịp nhàng, chuẩn xác trong từng thao tác. Chỉ cần một mối chỉ bị rối, mặt vải sẽ không còn mịn nữa. Các sản phẩm dệt của người Chăm khá phong phú, đáp ứng rộng rãi cho nhu cầu trang phục, trang sức của người Chăm. Vào dịp hội hè, lễ lạc, trai gái Chăm còn trang sức bằng các thắt lưng do người Chăm tự dệt. Hầu như phần lớn các sản phẩm vải của người Chăm không thể thiếu các loại hoa văn trang trí, nhất là trên các y phục cổ truyền của các thiếu nữ. Nghề truyền thống khác của người Chăm là nghề làm đồ gốm. Làng Chăm Bầu Trúc duy nhất có nghề làm đồ gốm từ lâu đời. Hầu như gia đình nào cũng làm, phần lớn do phụ nữ đảm đang. Từ chiếc lu đựng nước, chiếc nồi đất, bộ khuôn đổ bánh xèo đến siêu sắc thuốc, chiếc cà om đều rất dụng công với những hoa văn độc đáo của dân tộc. Sản phẩm gốm Chăm còn được trao đổi rộng rãi với nhiều vùng và nhiều tộc người khác nữa. Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta thấy rằng người Chăm đã có một nền văn hoá thật phong phú về nội dung, đa dạng về diện mạo. Nền văn hoá ấy đã được thể hiện trong nhiều lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kiến trúc; đó là kết quả của quá trình hoạt động có định hướng trong một thời gian lịch sử lâu dài.
Tick nha? Ủng hộ mink nhé? banhqua

28 tháng 3 2021

Câu 1: thay người Việt thành người Hán trên chức Huyện lệnh.

28 tháng 3 2021

2.thành tự văn hóa kinh tế của người việt và người chăm có điểm j giống nhau?nhận xét về sự thay đổi nào?nữa nhahaha