K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2016

Nó gầy nhưng khỏe ==> sức khỏe của nó ==> ý khen

Nó khỏe nhưng gầy ==> sức yếu của nó ==> ý chê

19 tháng 10 2016

ý mk là nhờ bạn làm câu 6 ạ :3

9 tháng 2 2019

1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

P/S : Hoq chắc :>

16 tháng 10 2016

TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1.

-Thể thơ : Thất ngôn bát cú đường luật.

-Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 tiếng. Bài thơ được gieo vần ở cuối câu 1,2,4,6,8.  Câu 3 và 4, câu 5 và 6 đối nhau

-Bố cục bài thơ : 4 cặp câu : đề - thực – luận – kết.

=>đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú.

Câu 2.

Em tán thành với ý kiến trên.

a.Theo câu thứ nhất : đã lâu rồi bạn mới tới nhà chơi => Nguyễn Khuyến lẽ ra phải tiếp đãi thật chu đáo, tử tế.

b.Hoàn cảnh đặc biệt

-Trẻ đi vắng, chợ xa nhà.

-Có cá nhưng ao sâu nước cả, có gà nhưng vườn rộng rào thưa không đuổi được, có bầu, mướp nhưng chưa ăn được. Cho đến miếng trầu – vật dễ kiếm và phổ biến nhất, lại không có sẵn.

=>Dụng ý tác giả khi tạo tình huống đặc biệt :

+Tạo ra sự hài hước, vui vẻ. Vật chất tuy đầy đủ nhưng cứ giảm đi, cuối cùng lại không còn gì hết.Vì vậy, tiếp bạn chỉ có cái tình.

+Nhà thơ nửa đùa vui, nhưng cũng vừa nói lên sự mong ước được tiếp đãi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tính. CHỉ một sự chân tình có thể bù đắp được những thiếu hụt vật vất.

c.Câu thơ thứ 8 và cụm từ ta với ta nói lên không cần phải vật chất đầy đủ như ý, mà chỉ cốt cái tình cũng đủ làm cho tình bạn thắm thiết. Quý nhau là quý ở cái tình, cách đối xử với nhau. Chỉ những người bạn tâm đầu ý hợp, thông cảm, gặp gỡ nhau cũng đã đủ vui. Có đủ vật chất tương xứng với tình cảm là tốt nhất, nhưng dù không có thì cũng chẳng vì thế mà kém vui.

d.Nhận xét : Trong bài thơ,sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay đến việc lo vật chất để tiếp bạn cho tương xứng với tình cảm của hai người. Điều đó cho thấy nhà thơ rất quan tâm đến bạn và muốn tiếp bạn chu đáo nhất, đồng thời cũng thể hiện sự coi trọng và quý mến bạn của nhà thơ.

 

16 tháng 10 2016

Câu 1. Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm : - Số câu : 8 câu (bát cú) - Số chữ : 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn) - Hiệp vần : chữ cuối của các dòng 1- 2- 4- 6- 8 : nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a). - Phép đối : câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6. Câu 2. a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà ? ‘Đã bấy lâu nay bác tới nhà’ Căn cứ vào nội dung câu thơ thì nhà thơ phải làm một bữa tiệc thật thịnh soạn, thật long trọng để tiếp đã bạn vì những lí do sau : - Đây là người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý trân trọng qua cách xưng hô ‘bác’ chứ không phải là một người khách tình cờ ghé chơi. - Thứ nữa, người bạn này lâu lắm rồi ‘Đã bấy lâu nay’ Nguyễn Khuyến mới có dịp gặp lại. - Lúc này hẳn Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, bạn vẫn tới thăm lại càng quý hơn, hơn nữa điều kiện và phương tiện đi lại ngày xưa thật không dễ chút nào, bạn đến chơi nhà là một sự kiện, một niềm vui lớn. b. Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào ? Tác giả có dụng ý thì cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế ? - Bạn đến chơi nhà là một niềm vui lớn, phải chuẩn bị tiệc để thiết đãi bạn, bày tỏ tình cảm. Đó là dự định, thiện ý của chủ nhà. Nhưng thực tế lại dường như cố tình trêu ngươi, chủ nhà bị rơi vào cảnh oái oăm ‘lực bất tòng tâm’. 6 câu tiếp theo nói vê cảnh huống đó.

- Hoàn cảnh thiếu thốn : Nhà thơ kể về gia cảnh của mình : trẻ đi vắng, chợ lại xa. Các thứ trong nhà xem ra rất phong phú nhưng lại đang còn ở dạng tiềm năng : có cá, có gà nhưng không bắt được, cải chửa ra cây, cà đang còn nụ, mướp đang còn hoa, bầu còn non quá, ngay cả ‘miếng trầu là đầu câu chuyện’ thứ tối thiểu để tiếp khách cũng không có nốt… gần như là ‘một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà ‘ từ lớn đến nhỏ = > Đây cũng là một cách nói rất khéo, rất sang về cái nghèo, thiếu. - Dụng ý của tác giả : Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối. c. Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ ‘ta với ta’ nói lên điều gì ? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ? - Vị trí của câu thứ tám : Dồn chứa giá trị tư tưởng của bài thơ, tất cả những cái không của 6 câu thơ trước đó nhằm mục đích để khẳng định một cái có ở câu thơ này có một tình bạn cao đẹp vượt lên mọi thứ vật chất đời thường. - Cụm từ ‘ta với ta’ thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn. d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài ‘Bạn đến chơi nhà’. Đó là một tình bạn thiên liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.

 

6 tháng 7 2021

ok bạn

12 tháng 10 2021

OK BẠN

31 tháng 1 2019

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”

a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được
4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

nhớ cho mik nha bn

31 tháng 1 2019


I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim” . Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có công mài sắt, có ngày nên kim”

a. Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
b. Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết

2. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì

3. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gi cũng sẽ làm được

4. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
- Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí sẽ thành công
 

Dàn ý bài văn chứng minh có công mài sắt có ngày nên kim


III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

31 tháng 1 2019


I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”

a. Nghĩa đen
- Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.
- Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.
b. Nghĩa bóng
- Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.
- Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.

2. Bình luận câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
- Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt
- Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu
- Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn
- Nên học tập và làm theo câu tục ngữ

3. Ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
a. Đối với gia đình
- Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi
- Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng
b. Đối với xã hội
- Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi
- Giúp dỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp

                   hok tốt

31 tháng 1 2019

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”

a. Nghĩa đen
- Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.
- Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.
b. Nghĩa bóng
- Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.
- Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.

2. Bình luận câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
- Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt
- Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu
- Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn
- Nên học tập và làm theo câu tục ngữ

3. Ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
a. Đối với gia đình
- Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi
- Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng
b. Đối với xã hội
- Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi
- Giúp dỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp
 


III. Kết bài: nêu cảm nhận về câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.

* Hok tốt !

#DNH