K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2016

*MB:- Giới thiệu về câu nói của Go-rơ-ki

         -Nêu ý nghĩa của câu nói.

TB:

-Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?

 +Sách là nơi lưu trữ kiến thức hàng ngàn năm nay

 +Sách là nơi cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không gian

-Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?

 +Sách ở đây ý nói là sự học

 +Cuộc ssóng luôn cần có tri thức không chỉ mở mang hiểu biết mà trước hết nó giúp chúng ta có một cái nghề chân chính tồn tại

 +Nêu những tác dụng của sách

-Bài học rút ra cho bản thân:

 +Phải yêu quý và trân trọng sách

 +Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả

*KB: khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với mỗi chúng ta

 

15 tháng 3 2016

   I. Mở bài:

-  “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung đễ bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ _ thế kỉ 18. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.
- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.
- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào ? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên !
   II. Thân bài:

     1) Giải thích:
- Học: là hoạt động của trí óc đễ tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.
- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học. Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.

     2) Tại sao học và hành phải đi đôi ?
- Trong cuộc sống, con người luôn tồn tại 2 mặt: thể xác và tinh thần. Thể xác muốn lớn phải ăn uống. Tinh thần muốn lớn phải học hành. Do vậy con người cần phải học tập.
- Nếu học chỉ đễ nhồi nhét một mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: “Trăm hay không bằng hay quen” thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.
- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.
- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.
- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thễ không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên “học hành, học hỏi, học tập”.
- Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.

     3) Tác dụng:
- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống.

(Trích đem vào vài câu danh ngôn nói về học và hành, thêm ví dụ cụ thể vào. hoặc đặt những câu nêu lên sự gắn kết của học và hành :Học và hành như một đôi đũa nếu kết hợp cả hai thì chúng trở nên hữu dụng nhưng khi tách riêng ra thì chúng trở thành vô dụng,...)
Ví dụ: chúng ta học lý thuyết trong trường, khi về nhà chúng ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế, vào cuộc sống.
- Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.
- Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.
- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.

     4) Liên hệ đến bản thân

   Tự đánh giá và nhận xét về việc vận dụng cái đã học vào cuộc sống của bản thân mình như thế nào.

   III. Kết bài:
   Tóm lại qua tư tưởng tiến bộ, Nguyễn Thiếp đã chỉ cho ta thấy được học và hành phải là hai mặt đồng thời của một quá trình học tập. Không được coi nhẹ mặt nào, coi nặng mặt nào.

 
Câu 1: Văn bản " Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới tảcay tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt NamCâu 2: a) Vì sao văn vản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" được gọi là văn bản nhật dụng? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bảnb) Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu ) trình bày lí do về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và môi...
Đọc tiếp

Câu 1: Văn bản " Cây tre Việt Nam" của nhà văn Thép Mới tảcay tre với những vẻ đẹp và phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam

Câu 2: 

a) Vì sao văn vản "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ" được gọi là văn bản nhật dụng? Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản

b) Viết đoạn văn ( 5 - 7 câu ) trình bày lí do về sự cần thiết phải bảo vệ thiên nhiên và môi trường,trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ đã học ( gạch chân và chỉ rõ biện pháp tu từ đó )

Câu 3: Trình bày những hiểu biết của em về thể loại kí hiện đại? Văn bản kí "Cô Tô" cuả Nguyễn Tuân mang đến cho em những hiểu biết gì?

Câu 4: Kiến An quê hương chúng ta được thiên nhiên ưu đãi nhiều phong cảnh đẹp và hữu tình. Hãy tả lại một cảnh đẹp mà em ấn tượng nhất ( đồi Thiên Văn )

4
30 tháng 4 2016

Câu 1:chung thủy,đẹp,giàu sức sống,thanh cao,giản dị,nhũn nhặn,ngay thẳng,thủy chung,can đảm,.....Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

30 tháng 4 2016

còn lại dài lăm -nhác ghi

15 tháng 11 2016

Gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có , nơi đó ta được bố mẹ yêu thương chăm sóc , lo lắng , hạnh phúc gia đình là thứ quí giá nhất trong cuộc sống , không có nó ta không thể nào sống và lớn lên được , gia đình là nơi bảo vệ ta và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những nỗi niềm buồn vui , bạn đừng làm rạng nức đi một thứ tình cảm ấy vì nếu gia đình tan vỡ bạn sẽ cảm thấy cô đơn buồn bã và chán nãn tuy ngoài gia đình ta còn có bạn bè nhưng văn học nước ngoài nói rằng " Gia đình, gia đình còn hơn là bạn bè " hãy biết trân trọng những gì mình đang có vì trên đời này ko có gì là quí giá và cũng ko có gì là hoàn hảo và mãi mãi . Vì một khi đã làm mất thì lúc suy nghĩ lại mới biết rằng hối hận , vì thế hãy biết trân trọng những gì mình đang có bạn nhé !!

15 tháng 11 2016

Tình cảm gia đình như những tia sáng diệu kì của cuộc đời. Tia sáng ấy sẽ sưởi ấm cho tâm hồn mỗi người. Và tôi thật hạnh phúc khi có gia đình trọn vẹn đầy ấp những tiếng cười vui vẻ và tình yêu thương. Gia đình tôi gồm có bốn ng. Đối với tôi ba là ng` nghiêm khắc và trầm tính nên trong nhà tôi sợ ba nhất nhưng không phải vì vậy mà tôi không biết đc sự quan tâm, lo lắng của ba đối với tôi. Ba như một ngọn núi hùng vĩ che chở, bảo vệ tôi mỗi khi tôi vấp ngã và giúp tôi đứng lên sau lần vấp ngã ấy. Còn em, mẹ cho tôi một thứ tình cảm không sao tả hết. Mẹ lo lắng cho tôi đến cho tôi đến từng miếng ăn, giấc ngủ. Và tôi lớn lên trong vòng tayấm ấp của mẹ, những câu hát, lời ru ngọt ngào đưa tôi giấc ngủ, dường như trong cuộc sống của tôi không hề thế hình bóng của mẹ, tôi yêu thương và tôn trọng mẹ không kém gì ba. Nhưng ng` mà tôi giành nhiều tình cảm nhất chắc đó chính là em tôi. Em tôi luôn quan tâm đến tôi nhưng sự quan tâm của nó khiến tôi khó chiu. Nó chẳng bao giờ nghe lời tôi nên tôi với nó như nước với lửa nhưng chị em tôi lại rất yêu thương, đùm bọc lẫn nhau .

27 tháng 4 2016

hay đó nhưng mà bạn bỏ chỗ tôi muốn nhắn nhủ mẹ bạn bỏ tu mẹ đi nó sẽ hay hơn

27 tháng 4 2016

Mình làm thế này :
Mẹ là người cho em niềm vui , tiếng cười, những kỉ niệm đẹp , cho em lớn lên . Mẹ nuôi em khôn lớn và dành trọn tình thương cho em . Mẹ như một vị thần cao cả . Con yêu mẹ , yêu mẹ nhất trên đời

Những đứa con trong gia đìnhđề 1:đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:"việt  tỉnh dậy lần thứ tư...mũi lê nhọn hoắt trong đêm,đang bắt đầu sung phong"câu 1: tỉnh dậy lần thứ tư việt nhớ má,nhớ đén các anh đơn vị với mình tình cảm việt dành cho má và các anh nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn việt.câu 2: những chi tiết nào trong văn bản cho thấy việt vẫn là một cậu bé mới lớn?...
Đọc tiếp

Những đứa con trong gia đình

đề 1:đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:"việt  tỉnh dậy lần thứ tư...mũi lê nhọn hoắt trong đêm,đang bắt đầu sung phong"

câu 1: tỉnh dậy lần thứ tư việt nhớ má,nhớ đén các anh đơn vị với mình tình cảm việt dành cho má và các anh nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn việt.

câu 2: những chi tiết nào trong văn bản cho thấy việt vẫn là một cậu bé mới lớn? nhữn chi tiết ấy cho thấy vẻ đẹp gì ở nhân vật.

câu 3: cảm nhận về chi tiết" đạn đã lên lòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng lên súng"

 đề 2: đọc doạn văn sau và trả lời câu hỏi:"sáng hôm sau nghe chị chiến nói...nội hết bưng này sang bưng khác"

câu 1: nêu luận điểm của văn bản sau.?

câu 2: cảm nhân chi tiết về câu hò của chú năm:" câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lện...như một lời thề dữ dội"

câu 3: cảm nhận về chi tiết tác giả khắc họa vóc dáng của nhân vật chiết.

câu 4: suy nghĩ của việt ở đoạn văn:"nào đưa má sang ở tạm nhà chú...việt thấy thương chị lạ"

câu 5: từ văn bản hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 10_12 câu) nêu cảm nhận của em về sự hòa quyên tuyệt đẹp giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước.

 

1
1 tháng 4 2016

mb: neu ai hoi toi mai sau muon lam nghe gi thi toi se tra loi ngay la lam ki su

kb: toi rat thick lam ki su tuong lai se xay dung dat nuoc, con ban thi sao?

1 tháng 4 2016

lay ong di qua, lay ba di lai cho tui xin tick

5 tháng 5 2017

Trong số những truyền thống vô cùng quý giá như tinh thần yêu nước, truyền thống cộng đồng, truyền thống dân chủ làng xã, quý trọng gia đình, truyền thống dung dị, chất phác, tiết kiệm, ghét thói phù phiếm xa hoa, truyền thống cần cù chịu đựng gian khổ, yêu trẻ, kính già, vi tha, bao dung, truyền thống hiếu học, ứng xử linh hoạt, thích nghi nhanh và dễ dàng hội nhập để tồn tại… thì nổi trội hơn cả là truyền thống yêu nước, tinh thần dân tộc, ý chí tự lập tự cường.
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và theo Giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam.
Thực ra, trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước, nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy rằng, chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam, là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống, và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm. Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc…
Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân. Tình cảm đó, mới đầu, chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột. thịt, rồi đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh, mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định.
Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước. Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng. Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ III TCN đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã dành hơn nửa thời gian cho các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ngoại xâm, các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc. Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi thế lực xâm lược.
Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sứ mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nan là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập tử tay kẻ thù xâm lược (thời gian chống giặc ngoại xâm cộng lại lên tới trên 12 thế kỷ). Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngầm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đây.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ thế kỷ thứ III TCN, dân tộc ta đã đánh tan cuộc xâm lược đầu tiên của bọn phong kiến phương Bắc do nhà Tần tiến hành. Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta tiếp tục nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc (tổng cộng 1117 năm). Đây là thời kỳ đầy máu và nước mắt, nhưng cũng là thời kỳ biểu hiện sức mạnh quật cường, sự vươn lên thần kỳ của dân tộc ta và kết thúc với chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt. Tiếp sau thời kỳ này là hàng loạt các chiến thắng vang dội khác: Lê Hoàn đánh tan quân Tống, nhà Trần ba lần đánh bại quân Nguyên – Mông, Lê Lợi đánh bại quân Minh, Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh… Rồi đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Trong những cuộc chiến tranh tàn khốc đó, nếu không có tinh thần yêu nước, lòng tự hào tự tôn dân tộc, làm sao một dân tộc nhỏ yếu như chúng ta có thể làm nên những chiến trắng vang dội, đánh thắng được những kẻ thù mạnh nhất thế giới. Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn sàng đặt lợi ích cúa quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh không biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc. Biết bao người con của dân tộc đã tự nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho đất nước và đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Biết bao nhiêu người mẹ, người vợ đã tiễn chồng, tiễn con ra mặt trận mà không bao giờ còn được đón họ trở về. Đó là sự hy sinh to lớn được thúc đẩy bởi tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.

8 tháng 2 2017

Mở đầu bức thư, tác giả đề cập đến đất đai cùng mọi vật liên quan với nó như nước, động vật, thực vật, bầu trời, không khí... Tất thảy đều thiêng liêng đối với người da đỏ vì đó là kỉ niệm ghi sâu trong kí ức:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Không chỉ là kỉ niệm, mảnh đất này còn là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phân của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng phép nhân hoá nhiều lần Đềthể hiện ý tưởng của mình. Đất là mẹ. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Tất cả những gì tồn tại trên mặt đất hội tụ lại thành gia đình, tổ ấm. Phải là người gắn bó suốt đời và hiểu đất đai sâu sắc đến độ nào tác giả mới viết nên những dòng chữ xúc động sâu xa như thế.

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

Từ hình ảnh của nước, tác giả liên tưởng, so sánh với máu của tổ tiên, tiếng rì rào của dòng nước là tiếng nói của cha ông. Quả là những so sánh độc đáo và chính xác, xuất phát từ tình yêu tha thiết, chân thành.

Tiếp theo, tác giả giải thích nguyên nhân sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau trong cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và người da trắng:

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em

của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử vói mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Điệp ngữ kết hợp với phép tương phản đã thể hiện rõ ý tưởng của người viết. Đất đối với người da đỏ là anh em, đối với người da trắng là kẻ thù bởi vì người da trắng cho rằng đất là thứ mua được, tước đoạt được.

Người da đỏ sinh ra và lớn lên ở đây, làm sao họ có thể đối xử tệ bạc với mảnh đất nghĩa tình?! Mảnh đất họ có được là do ông cha Đềlại và biết bao mồ hôi xương máu đổ ra mới tạo dựng nên. Đây là điểm khác hẳn với người da trắng. Người da trắng đối xử với đất tàn nhẫn và coi đất là thứ hàng hoá vô tri vô giác dùng Đềmua bán, trao đổi. Chính vì thế mà thủ lĩnh da đỏ ngạc nhiên trước cách đối xử lạnh lùng, tàn nhẫn của người da trắng đối với đất. Khi đã chiếm đoạt được, lòng tham của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Vì cách đối xử của người da trắng đối với đất hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nên thủ lĩnh Xi-át-tơn ra điều kiện rằng nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất trân trọng như người da đỏ.

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự khác biệt trong thái độ đối xử với đất giữa người da đỏ và người da trắng xuất phát từ cách sống và môi trường sống không giống nhau. Người da trắng gắn với môi trường thành phố san sát những toà nhà bê tông lạnh lùng cao chọc trời, còn người da đỏ một đời gắn bó với thiên nhiên phong phú và sống động:

Ở thành phô' của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi Ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông.

Đoạn văn giống như một bài thơ trữ tình, bay bổng, bộc lộ niềm vui sướng và tự hào của thủ lĩnh về mảnh đất của bộ tộc mình. Người da đỏ biết bảo vệ và quý mến thiên nhiên bởi đó là tất cả đời sống vật chất và tinh thần của họ:

Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng Đềý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

Thủ lĩnh da đỏ đi từ ngạc nhiên đến căm giận khi phải chứng kiến thái độ đối xử tàn bạo đối với muông thú của người da trắng:

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết Đềduy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

Ổđoạn văn này, tác giả khẳng định: Tạo hoá luôn luôn điều hoà sự cân bằng sinh thái giữa con người với thiên nhiên.

Có thể xem đây là kết luận của bức thư:

Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo

chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ Đềsống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.

Đi xa hơn, lời kết luận còn cảnh báo: Nếu không đối xử tử tế với đất thì ngay cuộc sống của người da trắng cũng bị tổn hại vì Đất là Mẹ của cả loài người. Giá trị của bức thư mang tính chất vĩnh cửu chính là nhờ mệnh đề chứa đựng ý nghĩa khoa học và triết lí đúng đắn, sâu sắc này.

Tác giả lặp lại hình ảnh Đất là Mẹ với ý khẳng định đất sinh ra con người, nuôi con người lớn lên, ấp ủ, che chở con người. Cuối đời, con người lại trở về với Đất, mối quan hệ giữa đất và người thật khăng khít, không thể tách rời nhau.

Vì sao một bức thư nói về việc mua bán đất từ thế kỉ XIX ở nước Mĩ nhưng đến nay lại được coi là một trong những văn bản nổi tiếng nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường?

Có lẽ bởi nội dung bức thư quá hay, quá tiến bộ, dù ở thời điểm đó, thủ lĩnh Xi-át-tơn chưa thể có được ý thức đầy đủ, khoa học về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Hơn nữa, xuất phát điểm của bức thư trước hết vẫn là từ lòng yêu quê hương đất nước. Khi người da trắng từ châu Âu tràn sang châu Mĩ thì người Anh-điêng đang sống theo hình thức bộ lạc, nghĩa là đang sống một cách hoà đồng với thiên nhiên. Thiên nhiên như một bà mẹ hiền cung cấp cho họ tất cả những thứ cần thiết của cuộc sống hằng ngày, về phía họ, họ cũng thấy được tác động trở lại của con người đối với thiên nhiên. Nền cơ khí máy móc của người da trắng xâm nhập đã làm đảo lộn tất cả, huỷ hoại gần như hoàn toàn môi trường sống quen thuộc của họ. Họ đã ngầm có ý thức phản kháng, chỉ chờ dịp bộc lộ. Bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ là một cơ hội thuận lợi. Chính vì vậy, trong thư, ta không thấy thủ lĩnh da đỏ trả lời là có bán đất hay không, lại càng không nói đến chuyện giá cả. vấn đề được đặt ra như một giả thiết (nếu... nếu... ), mà đặt giả thiết chủ yếu là Đềtạo đà, tạo thế cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn không chỉ đề cập đến đất mà còn đề cập đến tất cả các hiện tượng có liên quan tới đất như đã nói trên, tức là những thứ làm cho đất trỏ nên có giá trị, có ý nghĩa, tạo nên cái mà hiện nay ta gọi là môi trường sinh thái tự nhiên.

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. ở thời điểm này, tài nguyên của trái đất gần như đang bị khai thác cạn kiệt, mỏi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm nặng nề và bị tàn phá nghiêm trọng. Bối cảnh đó khiến cho Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trở thành một trong những văn bản có giá trị nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường sống - một vấn đề nóng bỏng đang được cả thế giới quan tâm hàng đầu.

25 tháng 3 2016

I-li-a Ê-ren-bua (1891 – 1967) là nhà văn lớn của Liên Xô, đồng thời là một nhà báoxuất sắc trong đại chiến thế giới II. Những sáng tác của ông thấm đượm tinh thần yêunước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân Nga. Cuộc đời nhà văn là tấmgương sáng về tinh thần chiến đấu và lao động không mệt mỏi. Ông đã có nhiều cốnghiến lớn lao cho nền văn học Xô- viết hiện đại.Bài văn Lòng yêu nước trích từ bài báo Thử lửa của I-li-a Ê-ren-bua viết năm 1942,giai đoạn đầu cuộc chiến tranh ái quốc vì đại chống phát xít Đức. Nó được coi là bài cabất diệt về cội nguồn và sức mạnh lòng yêu nước của nhân dân Nga.Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc của tác giả và những người dânXô-viết trong hoàn cảnh thử thách gay gắt của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đồng thời bàivăn đã nêu lên một chân lí: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thườngnhất. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ở đoạn văn này, tác giả giải thích về ngọn nguồn của lòng yêu nước. Nhận định củanhà văn được rút ra từ thực tiễn: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất. Tiếp đó, tác giả nói đến tình yêu quê hương trong một hoàn cảnh cụ thể.Cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc khiến cho mỗi công dân Xô-viết nhận ra vẻ đẹp hết sứcquen thuộc của quê hương mình. Điều này được minh họa bằng một loạt hình ảnh đặc sắcthể hiện nét đẹp riêng của mỗi vùng trên đất nước Xô-viết. Từ đó dẫn đến nhận định kháiquát: Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đira bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Ngọn nguồn của lòng yêu nước đã được chứng minh, mở rộng và nâng cao thành mộtchân lí ở cuối đoạn văn.Để nói về vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng trên đất nước Xô-viết rộng lớn, tác giả đãlựa chọn những chi tiết tiêu biểu cho vẻ đẹp ở nhiều vùng khác nhau. Từ cực bắc nướcNga đến vùng núi phía tây nam thuộc nước Cộng hòa Gru-di-a, những làng quê êm đềmxứ Ư-rcù-na, từ thủ đô MátXCơ-va cổ kính đến thành phố Lê-nin-grát đường bệ và mơmộng,… Mỗi hình ảnh tuy chỉ là gợi tả qua nỗi nhớ nhưng vẫn làm nổi rõ được vẻ đẹp riêngvà tất cả đều thấm đượm tình cảm yêu mến, tự hào của mọi người về quê hương mình.I-li-a Ê-ren-bua đã diễn tả lòng yêu nước từ chỗ là một khái niệm trừu tượng thànhmột khái niệm cụ thể và dễ hiểu: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầmthường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơmchua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Có nghĩa là lòngyêu nước bắt nguồn từ tình yêu những sự vật, khung cảnh gần gũi thân quen quanh tatrong cuộc sống hằng ngày. Tình yêu ấy tạo nên sợi dây vô hình mà bền chắc, ràng buộccon người với làng mạc, quê hương, xứ sở.Khi phải sống xa quê hương, tình yêu ấy càng trỗi dậy mãnh liệt trong lòng mỗingười. Giữa những khoảnh khắc im tiếng súng trong một cuộc chiến đấu gay go, ác liệt,mỗi chiến sĩ Xô-viết đều nhớ tới hình ảnh đẹp đẽ, thanh tú của quê hương mình: Ngườivùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô thân cây mọc là làmặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng cô nàng đùa gọi người yêu.Hay: Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng dáng thùy dương tư lự bên đường, cái bàng lặng củatrưa hè vàng ánh… Người ở thành Lê-nin-grát… nhớ tới dòng sông Nê-va rộng và đườngbệ như nước Nga… Người Mạc-tư-khoa nhớ như thấy lại những phố cũ chạy ngoằnngoèo lan man như một hoài niệm để rồi đổ ra những đại lộ của thành phố mới. Xa nữa làđiện Cơ-rem-lanh, những tháp cổ ngày xưa, dấu hiệu vinh quang của nước Nga… Nhưvậy là trong lòng người dân của bất kì miền quê nào, dù là miền núi hay đồng bằng, dùnông thôn hay thành thị… đều ẩn chứa những hình ảnh, kỉ niệm sâu sắc về nơi chôn raucắt rốn của mình.Nhà văn Ê-ren-bua đưa ra một khái niệm thật giản dị, cụ thể về lòng yêu nước: Lòngyêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. Giản dị và dễ hiểu bởi nólà một chân lí, một quy luật, chẳng khác nào dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đạitrường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu gia đình, yêu quê hương mởrộng, nâng cao lên sẽ trở thành lòng yêu nước.Lòng yêu nước được bắt nguồn từ tình yêu với những vật bình thường, gần gũi, từlòng yêu gia đình, quê hương. Nhưng lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnhlớn lao của nó trong những hoàn cảnh thử thách gay go, mà lúc này là cuộc chiến tranhVệ quốc ác liệt một mất một còn với quân thù. Chính trong hoàn cảnh ấy, cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền làm một với vận mệnh của Tổ quốc và lòng yêu nước củanhà văn đã được thể hiện với tất cả sức mãnh liệt của nó.Không thể chấp nhận một lòng yêu nước mơ hồ, chung chung. Lòng yêu nước phải điđôi với những suy nghĩ, hành động thiết thực và được bộc lộ rõ ràng nhất trong lửa đạnchiến tranh. Trước sự tồn vong của Tổ quốc, mỗi người dân Nga đều hiểu lòng yêu nướccủa mình lớn đến dường nào. Họ yêu người thân, yêu Tổ quốc, yêu nước Nga, yêu Liênbang Xô-viết. Ai cũng cảm thấy mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa, bởi nước Ngathiêng liêng đã trở thành máu thịt, thành linh hồn của mỗi người.Trong cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại chống phát xít Đức xâm lược, nhân dân Ngacàng yêu đất nước bao nhiêu thì càng căm thù bọn cướp nước bấy nhiêu. Họ đã biến lòngcăm thù ấy thành hành động cụ thể. Mỗi làng quê, thành phố của nước Nga là một pháođài, mỗi người dân Nga là một chiến sĩ kiên cường, dũng cảm.Lòng yêu nước chân chính là cơ sở để phân biệt rạch ròi sự khác biệt giữa người línhHồng quân – người anh hùng cầm súng bảo vệ Tổ quốc và tên lính Đức – đứa hung phạm,kẻ sát nhân nhà nghề. Lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các chiến sĩ Hồng quân đãkhiến cho binh lính Đức khiếp sợ và khâm phục.Gương hi sinh oanh liệt của năm chiến sĩ hải quân trong trận giao chiến ác liệt bảo vệXê-bát-xtô-pôn là bằng chứng hùng hồn cho lòng yêu nước: Họ đã ôm lấy nhau, gửi nhaulời chào vĩnh biệt và quấn lựu đạn vào người, lăn ra cản xe tăng địch. Hơn ai hết, họ lànhững người say sưa yêu mến cuộc sống nhưng cũng dám xông vào cái chết, hiến dângsự sống của cá nhân để gìn giữ sự sống cho đất nước và dân tộc. Họ đã chiến thắng cáichết và trở thành bất tử bởi tinh thần hi sinh cao cả của họ đã thổi một nguồn sống mớivào lòng triệu con người; nó đã mở rộng và luyện chắc linh hồn nước Nga; nó sống mãigiữa trận chiến đấu ác liệt nhất trong năm nay; nó còn sống cả sau ngày thắng lợi giữamuôn hoa rực rờ tung nở trên khắp các đồng quê và trong những giọng hát trong trẻo nhấtcủa một bầy thiếu nữ đồng ca. Tổ quốc Liên bang Xô-viết và nhân dân ngàn đời ghi nhớcông ơn của những người anh hùng cứu nước. Vinh quang bất diệt thuộc về họ.Lòng yêu nước là một tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh của mọisuy nghĩ, hành động, sáng tạo ở mỗi con người chân chính. Đoạn văn trên đây của I-li-àÊ-rèn-búa không chỉ ngợi ca lòng yêu nước và cổ vũ toàn dân xông lên chiến đấu chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc, mà còn xứng đáng được coi là bài ca bất hủ về lòng yêunước không chỉ của riêng nhân dân Nga mà còn là của chúng nhân loại trên trái đất này.

 

2 tháng 1 2017

nghe có vẻ hơi liên quan nhỉ