K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2022

TK

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

- Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

9 tháng 3 2022

Refer

I. Mở bài.

- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn lồng giấy.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc:

- Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên.

2. Chuẩn bị:

- Giấy bìa cứng nhiều màu.

- 1 chiếc bút.

- 1 thước kẻ.

- 1 hộp hồ dán.

- 1 cuộn băng dính trong.

- 1 đoạn dây len.

3. Các bước thực hiện:

- Đầu tiên với tờ giấy hình chữ nhật, bạn gấp đôi tờ giấy.

- Dùng thước kẻ để đo và vẽ những đường thẳng song song trên mặt tờ giấy rộng khoảng 3cm, và 2 đầu mép giấy nên chừa lại khoảng 2cm. Sau đó dùng kéo để cắt theo những đường đã vẽ.

- Nếu là giấy màu thì bạn cũng không phải trang trí. Còn nếu muốn chiếc đèn lồng sinh động thì có thể dùng bút để trang trí thêm cho chiếc đèn lồng.

- Cuộn giấy lại và dán nối hai mép giấy đầu và cuối lại với nhau.

- Dùng bút đục hai lỗ hai bên đối diện nhau ở gần viền dưới và viền trên của chiếc đèn lồng. Sau đó luồn dây vào để làm quai. Hoặc, có thể xỏ dây trực tiếp ở viền trên. 

III. Kết bài:

- Nêu suy nghĩ của bản thân về chiếc đèn lồng giấy.

7 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B

22 tháng 9 2016

Chẳng biết Tết Trung Thu có từ bao giờ. Nhưng đối với tôi, Trung Thu bắt đầu từ ngày biết đốt lên ngọn nến và cùng vui chơi với lũ bạn chung xóm mỗi dịp ông mặt trăng tròn vành vạnh trong những ngày đầu năm học mới. Ngày ấy, còn nhỏ xíu, không nhớ rõ là mấy tuổi, nhà tôi còn nghèo lắm, mà trong cái xóm lao động ấy thì nhà ai cũng nghèo thế cả. Chiếc lồng đèn hình ngôi sao được làm bằng tre và bọc giấy kiếng màu đỏ là món quà quý giá và xa xỉ đối với lũ trẻ con trong xóm, chỉ có rất ít đứa được bố mẹ mua cho chiếc lồng đèn. Và thật là hãnh diện khi tôi được bố mẹ mua cho một chiếc lồng đèn hình con thuyền. 
Cầm con thuyền bằng giấy kiếng trong tay, tôi cảm thấy thật tự hào và cần phải lên mặt chút với những đứa bạn đồng trang lứa và thầm nghĩ rằng: "lũ bạn sẽ phải trầm trồ trước cái lồng đèn, và chúng sẽ xin mượn cái con thuyền ấy để cầm một lát cho vui". Nghĩ đến đó, chợt cảm thấy lâng lâng sung sướng làm sao đó. Tôi cất thật kỹ chiếc lồng đèn, đợi đến ngày Trung Thu mới đem ra khoe với bạn bè. 
Rồi ngày Trung Thu cũng đến, hôm đó thật vui. Bình thường, buổi tối lũ trẻ con phải ở nhà, không được ra đường chơi quá lâu, và ra đường cũng phải mang dép (tôi chẳng thích mang dép khi vui chơi chạy nhảy chút nào). Nhưng tối Trung Thu, bọn trẻ con trong xóm được vui chơi thoải mái, và vui nhất là không ai để ý chuyện có mang dép ra đường hay không. Tối hôm đó, bọn trẻ con ùa ra cả ngoài sân lớn. Chưa có đứa nào vội thắp đèn lên, tất cả vẫn đang say mê với những trò rồng rắn lên mây, dung dăng dung dẻ và có lẽ vui nhất là trò thiên đường địa ngục; trong trò ấy, tôi chỉ thích qua phía địa ngục, nhận hình phạt là phải "chặt đầu", cảm giác thấy thích thích sao đó. Chắc chỉ có tôi có cái sở thích quái lạ ấy, vì đứa nào cũng cố gắng được qua phía thiên đường để dương dương tự đắc nhìn những đứa không vượt qua được ngưỡng cửa của trò chơi. Chúng tôi chơi thật vui, thoải mái cười đùa, thậm chí la hét mà cũng chẳng ai nhắc nhở hay la mắng gì cả. 
Kết thúc trò thiên đàng địa ngục, chúng tôi bắt đầu lục tục đứa nào về nhà đứa nấy mang lồng đèn của mình ra cùng chơi chung. Tôi đã háo hức chờ đợi giây phút này lâu lắm rồi. Chạy ù về nhà và mang ra chiếc thuyền lồng đèn của mình. Tôi vừa chạy vừa mường tượng cái cảnh lũ bạn sẽ trầm trồ quanh chiếc thuyền mà sướng rơn lên. Mải nghĩ nên tôi không để ý là đã ra đến sân và trên tay cầm chiếc lồng đèn rồi. Bỗng xuất hiện những tiếng lốc cốc, lốc cốc rồi rất nhiều tiếng đó nữa, nhìn kỹ ra là những chiếc lồng đèn được chế tác bằng lon sữa bò. Chúng được làm thành hình những chiếc xe lu, chỗ để ngọn nến có thể xoay được, chiếc xe ấy được điều khiển bằng thanh tre dài cầm ở tay. Mỗi khi đẩy tới thì chiếc xe kêu lốc cốc đồng thời cái lon ở trên xe để ngọn nến xoay vòng tròn tạo thành những vệt sáng quay liên tục trong rất đẹp mắt. Và dĩ nhiên, không như mường tượng, chẳng đứa nào thèm xuýt xoa trước chiếc thuyền của tôi.

25 tháng 2 2021

1. Mở bài

  

Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài

– Nguồn gốc bánh chưng

Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước.

– Ý nghĩa của loại bánh này

Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta.

– Cách làm thế nào

Chuẩn bị nguyên liệu:

+ Lá dong, lá chuối dùng gói bánh

+ Gạo nếp ngon

+ Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

Thực hiện:

+ Công đoạn gói bánh

+ Công đoạn luộc bánh

+ Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín.

Bánh chưng dùng làm gì?

+ Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè.

+ Dùng chiêu đãi khách đến nhà.

+ Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết.

– Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng

3. Kết bài

Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước.

 Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 2

a) Mở bài: Giới thiệu khái quát về loại bánh chưng

b) Thân bài:

– Nguồn gốc của bánh chưng: Liên quan đến hoàng tử Lang Liêu của vua Hùng Vương thứ 6, nhắc nhở con cháu nhớ đến truyền thống dân tộc và coi trọng nền văn minh lúa nước.

– Quan niệm về loại bánh này: Bánh chưng thì tượng trưng cho đất, nhắc sự biết ơn. Tôn trọng mảnh đất đã nuôi sống con người Việt Nam cũng như nhấn mạnh nền văn minh lúa nước của dân tộc.

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu:

Lá dong, lá chuốiGạo nếp thơm ngonThịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh

– Quá trình chế biến:

Gói bánhLuộc bánhÉp và bảo quản sau khi bánh chín

– Sử dụng bánh

Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiênLàm quà biếu cho người thânDùng để đãi kháchDùng để dùng trong gia đình

– Vị trí của bánh trong ngày tết

c) Kết bài

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

Lập dàn ý thuyết minh về bánh chưng ngày tết mẫu 3

Mở bài: Chúng ta giới thiệu khái quát về loại bánh chưng trong ngày Tết

Thân bài:

– Nguồn gốc của bánh chưng

– Quan niệm về loại bánh chưng

– Quá trình chuẩn bị nguyên liệu: Lá dong, lá chuối, gạo nếp thơm ngon, thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh.

– Quá trình chế biến: Gói bánh, luộc bánh, ép và bảo quản sau khi bánh chín.

– Sử dụng bánh

– Chọn bánh đẹp để đặt cúng trên bàn thờ tổ tiên

– Làm quà biếu cho người thân

– Dùng để đãi khách

– Để dùng trong gia định

– Vị trí của bánh trong ngày tết

Kết bài:

Ý nghĩa của bánh chưng trong văn hóa và cảm nghĩ của bạn

25 tháng 2 2021

Mở bài

Giới thiệu một số nét: Bánh chưng là một món ăn dân tộc truyền thống của người Việt Nam, có nguồn gốc lịch sử hàng ngàn năm và vẫn luôn được lưu giữ đến hiện tại – tương lai, là đặc trưng của ngày Tết cổ truyền…

Thân bài

Nguồn gốc

Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng Bánh dày” của chàng hoàng tử Lang Liêu – đời vua Hùng thứ 6. Trong một giấc mơ, có một vị thần đã nói cho chàng cách làm bánh từ gạo nếp. Hôm sau chàng đã làm Bánh chưng – Bánh dày để dâng lên vua cha với ý nghĩa bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dày tượng trưng cho trời, nhân bánh là vạn vật sinh sôi. Vua cha thấy bánh ngon và ý nghĩa đã truyền ngôi cho Lang Liêu, và bánh chưng cũng ra đời từ đó.

 

Cách làm

– Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo nếp loại ngonThịt mỡ (nên là thịt ba chỉ)Đỗ xanh đã xay vỏLá dong hoặc lá chuối để gói bánhLạt buộcGia vị: tiêu, đường, muối, hành củ…

– Thực hiện:

Công đoạn gói bánh: xếp lá dong so le nhau, cho một bát gạo nếp rồi đến nửa bát đỗ xanh, đặt thịt lên trên và đổ đỗ xanh, gạo nếp lên trên, sao cho gạo nếp phủ kín đỗ xanh và thịt. Dùng lạt buộc chặt lại để cố định bánh.Công đoạn luộc bánh: khi luộc lửa phải luôn cháy đều, nước trong nồi luôn ngập bánh, lật những chiếc bánh phía trên để chúng chín đều.Công động ép nước: xếp bánh lên một mặt phẳng, dùng một mặt phẳng khác đè lên để ép nước, ép trong khoảng 2 – 3 giờ.Công đoạn bảo quản bánh: để bánh ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

Ý nghĩa của bánh chưng

Tượng trưng cho đất, nhắc nhở con người hãy ghi nhớ mảnh đất mà mình đang sinh sống, trồng trọt và chăn nuôi.Thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính đối với cha ông, tổ tiên, những thế hệ đi trướcTôn vinh nền văn hóa lúa nước của người Việt Nam thuở sơ khai…

Kết bài

Bánh chưng là loại bánh truyền thống lâu đời của người Việt Nam, là biểu tượng của tinh hoa ẩm thực và tâm linh của dân tộc.Chúng ta cần gìn giữ và phát triển văn hóa đặc trưng này.
2 tháng 3 2021

1. Mở bài- Dẫn dắt và giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: Chiếc đèn ông sao

2. Thân bài- Nguồn gốc: Không rõ ai là người sáng tạo ra đầu tiên - Xuất phát từ nguồn cảm hứng: Hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời cao

- Cách làm đèn ông sao:+ Chuẩn bị 10 que tre có độ dài bằng nhau, buộc chặt vào nhau để tạo khung cho chiếc đèn có dạng ngôi sao 5 cánh + Sử dụng tiếp 4 que tre dài bằng nhau nhưng ngắn hơn 5 que ban đầu đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng+ Sau khi tạo khung, lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và giấy kính nhiều màu dán lên+ Lấy tua rua dán xung quanh đèn để trang trí cho bắt mắt và cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm

- Nơi bày bán nhiều đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân nổi tiếng ở Hà Nội phải kể đến là phố Hàng Mã- Giá thành một chiếc đèn ông sao: 15000 - 50000 đồng - Khẳng định đèn ông sao là món đồ chơi không thể thiếu của trẻ em trong dịp Tết Trung thu trên khắp mọi miền đất nước.

3. Kết bàiKhẳng định lại giá trị của đèn ông sao trong đời sống văn hóa truyền thống của đất nước và nêu suy nghĩ của bản thân.  

II. Bài Văn Mẫu Thuyết Minh Đèn Ông Sao

" Tùng rinh rinh, tùng tùng tùng rinh rinh" đó là lời bài hát " Chiếc đèn ông sao" được hát nhiều nhất trong đêm trung thu. Nhắc đến đèn ông sao, đây là đồ chơi quen thuộc của trẻ em trong đêm trăng Rằm tháng 8. Trẻ con sẽ được đi rước đèn, phá cỗ ngắm trăng sáng. Chiếc đèn ông sao là vật không thể thiếu trong lễ rước đèn đó.

Trước tiên, về nguồn gốc, không rõ đồ vật này do ai chế tạo ra đầu tiên và bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết rằng, chiếc đèn ông sao lấy cảm hứng từ hình ảnh những ngôi sao sáng trên trời xanh quanh mặt trăng. Đèn ông sao là vật dụng được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cẩn trọng của người làm. Để làm ra được một chiếc đèn ông sao đòi hỏi rất nhiều công đoạn. Đầu tiên, cần chuẩn bị 10 que tre để tạo khung cho chiếc đèn thành hình ngôi sao 5 cánh. 10 chiếc que này phải có chiều dài bằng nhau, lấy 5 que buộc vào nhau để thành hình sao. Khi tạo thành một đôi hình sao 5 cánh, người ta sử dụng 4 que tre ngắn cũng có độ dài bằng nhau đặt ở giữa ngôi sao để tạo độ phồng. Sau khi đã tạo được khung cho ngôi sao, người thợ sẽ lấy keo bôi lên từng bề mặt của thanh tre và lấy giấy dán lên. Loại giấy được dán lên thanh tre là giấy bóng nhiều màu, có độ bóng nhưng đa phần chúng ta thấy được giấy bóng này có màu đỏ. Cuối cùng, họ lấy những tua rua dán xung quanh đèn ông sao. Chắc chắn không thể thiếu cây gậy đặt ở phía dưới cùng làm tay cầm.

Chiếc đèn ông sao đã đồng hành cùng tuổi thơ của biết bao thế hệ. Vào gần đến những ngày trung thu, rất nhiều những chiếc đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng được bày bán ở khắp mọi nơi, trông chúng thật lung linh và bắt mắt. Hồi đó, mỗi đứa trẻ có một chiếc đèn ông sao hoặc một cây đèn cù, vừa đi vừa hát quanh xóm rất vui vẻ. Ngày nay, nhiều loại đồ chơi vào dịp trung thu được bày bán khắp nơi nhưng ở thủ đô Hà Nội, phố Hàng Mã là dãy phố bày bán đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân truyền thống... nổi tiếng của cả nước với những chiếc đèn được làm vô cùng bắt mắt, mang đậm nét văn hóa Việt Nam mỗi dịp Trung thu đến. Ngoài ra, bạn cũng có thể bắt gặp những chiếc đèn đầy màu sắc ở các cửa hàng tạp hóa nhưng với số lượng ít hơn. Giá thành dao động của một chiếc đèn ông sao từ 15 000 - 50 000 đồng tùy độ to nhỏ. Có thể thấy chiếc đèn ông sao có mặt ở khắp mọi nơi và in sâu vào tiềm thức của mọi người vào dịp lễ đặc biệt này.

Đèn ông sao đã trở thành món quà tinh thần của biết bao nhiêu

23 tháng 3 2021

1. Mở bài Giới thiệu vài nét đơn giản về bánh chưng.

2. Thân bài – Nguồn gốc bánh chưng Bánh chưng được ra đời từ rất lâu, loại bánh này có liên quan đến Lang Liêu trong thời vua Hùng Vương thứ 6, đây chính là người đã làm ra. Bánh chưng luôn muốn nói rằng sự quan trọng vai trò hết sức lớn lao của nền văn minh lúa nước. – Ý nghĩa của loại bánh này Bánh chưng mô phỏng và tượng trưng cho đất, nhắc nhớ con người phải biết ơn mảnh đất đã nuôi sống chúng ta. – Cách làm thế nào Chuẩn bị nguyên liệu: + Lá dong, lá chuối dùng gói bánh + Gạo nếp ngon + Thịt mỡ, đậu xanh làm nhân bánh Thực hiện: + Công đoạn gói bánh + Công đoạn luộc bánh + Công đoạn ép và bảo quản bánh khi bánh chưng đã chín. Bánh chưng dùng làm gì? + Bánh chưng để biếu cho người thân, bạn bè. + Dùng chiêu đãi khách đến nhà. + Thờ cúng tổ tiên trong ngày tết. – Tầm quan trọng, vị thế của bánh chưng 3. Kết bài Bánh chưng loại bánh có truyền thống lâu đời trong lịch sử dân tộc, trải qua hàng nghìn năm bánh vẫn không có nhiều sự thay đổi và vẫn giữ nguyên tinh thần đến ngày nay. Bánh chưng vẫn là nét đẹp trong ẩm thực và nhắc nhở con người về nền văn minh lúa nước

23 tháng 3 2021

Tham khảo:

I. Mở bài:

- Giới thiệu món ăn truyền thống của dân tộc: Bánh chưng

- Đây là món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong mâm cỗ Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

II. Thân bài:

 

1. Nguyên liệu làm bánh

- Lá gói bánh

- Lạc buộc

- Gạo nếp

- Đỗ xanh

- Gia vị khác

2. Công đoạn gói bánh chưng

- Lá gói: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi đem phơi ráo nước

- Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm

- Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nhuyễn (hoặc để chỉ tách đôi ở một số địa phương) trộn với thịt

- Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướp gia vị

 

3. Quy trình thực hiện:

- Gói bánh: bánh được gói bằng tay, có thể sử dụng khuôn bánh vuông vắn tùy theo kích thước mỗi nơi để bánh có diện mạo bắt mắt nhất.

- Luộc bánh: bánh được xếp vào nồi luộc trong khoảng 6 đến 12 tiếng (tùy loại bánh)

- Sử dụng bánh:

+ Bánh ăn hàng ngày: bánh chưng được cắt thành 8 miếng và được ăn từ đêm 30 Tết

+ Bánh được dùng để cúng vào ngày tết (bánh bày trên bàn thờ tổ tiên)

+ Bánh được dùng để biếu tặng

III. Kết bài:

- Khẳng định bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc.

12 tháng 9 2018

                                         Đề 1:

 Bạn tham khảo bài viết về Lịch sử Lá Quốc kì mà làm nhá ! 
Lá cờ đỏ sao vàng ngày nay đã trở nên quen thuộc, nhưng nhiều người còn chưa biết lần đầu tiên lá cờ ấy xuất hiện cách nay 60 năm; theo website Đảng Cộng Sản Việt Nam, người vẽ lá cờ ấy là một chiến sĩ cách mạng tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Đó là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5/3/1901 tại xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay. Nǎm 1927, Nguyễn Hữu Tiến tham gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Nǎm 1931 ông bị bắt và bị địch đưa ra nhà tù Côn Đảo. Nǎm 1935, ông cùng một số tù chính trị vượt ngục Côn Đảo, trở về đất liền, ông hoạt động cách mạng tại Cần Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng. 
Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong các cuộc đấu tranh. Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý tưởng máu đỏ da vàng, tượng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. 
Tâm huyết của tác giả khi sáng tạo ra lá cờ Tổ quốc được khắc họa rõ nét trong bài thơ của ông 

Hỡi những ai máu đỏ da vàng 
Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc 
Nền cờ thắm máu đào vì nước 
Sao vàng tươi, da của giống nòi 
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi 
Hỡi sỹ nông công thương binh 
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh. 

Mẫu cờ do Nguyễn Hữu Tiến vẽ đã được Xứ uỷ Nam Kỳ nhất trí và đã xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi trong phong trào Việt Minh (1941 - 1945). Nǎm 1945, Hồ Chủ Tịch đã ký sắc lệnh quy định mẫu Quốc kỳ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là nền đỏ với ngôi sao vàng nǎm cánh như mẫu vẽ của Nguyễn Hữu Tiến. Ngày 2-9-1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập. Quốc hội khoá 1 ngày 2-3-1946 quy định cụ thể: ngôi sao vàng nǎm cánh đặt giữa nền đỏ hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài. Trong cuộc họp này, Bác Hồ đã nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu á, cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca". 
Còn ông Nguyễn Hữu Tiến thì sao? Người vẽ cờ Tổ quốc ấy đã bị địch bắt và bị xử bắn ngày 28-8-1941 cùng các chiến sĩ Nam Kỳ khởi nghĩa tại Hóc Môn, trong đó có cả Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Vǎn Tần, Hà Huy Tập...

                                      Đề 2:

Tết Trung thu, phải nói đến chiếc bánh nướng, bánh dẻo kì diệu, cũng giống như chiếc bánh chưng trong những ngày Tết Nguyên Đán.

Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều phải do một bàn tay thợ có “nghề” đã được “hạ sơn” đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm, thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết phải do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lí mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân…

Nhân của bánh dẻo chay tịnh, nặng mùi hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến. Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là “em” của bánh dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt dưa, nhân bánh nướng còn có thêm cả ruột quả trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp sường…gọi là nhân thập cẩm… Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn, dừa sợi, hạt sen.

Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già, nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8cm, chiều dày 2,5-3cm. Cứ 4 cái bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc có in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Đặc biệt là các hiệu người Hoa rất chú ý in nhãn hiệu thật nổi. Nhiều nhà còn đặt làm những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng…

Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh. Bánh dẻo, bánh nướng Trung thu nói lên cái tài hoa của người thợ. Ngay cả ở các hiệu lớn của người Hoa trước đây, thợ Việt Nam cũng chiếm 70-90%. Hằng năm, cứ đến gần Tết Trung thu là các hiệu lại rộn rã cho người về các vùng lân cận, đón các phường thợ làm bánh nổi tiếng ra Hà Nội vào mùa. Các chủ hiệu ưu ái họ lắm, mỗi người được chủ hiệu phát một áo choàng trắng, mũ trắng và một đôi guốc mộc. Các cửa hàng lấy làm hãnh diện đã mời được ông Toán làng Bưởi, các ông Ba Thiện xã Cào ở tỉnh Sờn, ông Quế Xuân Tảo Sở, hoặc ông Lý Bắc Ninh.

Sự thật đã có một thời vẻ vang, các hiệu bánh Tùng Hiên, Tràng Thái, Ngọc Anh, Cự Hương, Việt Hương… đã nổi danh xa gần ai cũng biết tiếng. Bánh của họ đủ sức cạnh tranh với các hiệu người Hoa như Tây Nam, Mỹ Kinh. Từ kẻ chợ đến vùng quê, nhân dân các tinh khác không bao giờ quên, sản phẩm của họ với cái “tạng”, cái “gu” Việt Nam. Có điều, các hiệu của người Hoa chú ý nhiều đến bao bì, quảng cáo hơn. Họ tiếp khách niềm nở với đủ những chi tiết tế nhị và tỉ mỉ.

Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân nhân, khách quý, bạn thân…bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt trăng thể hiện sự tròn đầy, viên mãn.

Vào những năm 1989 – 1990, những chiếc bánh Trung thu từng tham dự các Hội chợ quốc tế ở đức và Bun-ga-ri, gây sự chú ý đặc biệt và được tặng Huy chương độc đáo. Chúng mang mùi vị, thanh sắc Việt Nam, kèm theo cái nghệ thuật thưởng thức miếng ngon tinh tế, thanh nhã. Nó cũng là biểu tượng văn hóa của Việt Nam. Chiếc bánh Trung thu sẽ trường tồn. Chúng ta mong sao có thêm nhiều người thợ tài hoa kế tục nghệ thuật làm bánh Trung thu truyền thống, không những cho mọi người mà còn cho khách nước ngoài thưởng thức mỗi khi đến với mùa Tết Trung thu.

12 tháng 9 2018

Đau tay quá

24 tháng 3 2022

a, Mở bài : 

-  Giới thiệu chung về món ăn, vật cần làm.

b, Thân bài :

- Giới thiệu về các nguyên liệu để làm nên vật, món ăn,..

- Giới thiệu về cách làm

- Sau khi hoàn thành thì trình bày thành phẩm của mình .

c, Kết bài

- Nêu cảm nghĩ của em về vật đó.

- Nêu giá trị của vật đó.

15 tháng 2 2022

Tham khảo: Mở bài :Một trong những món ăn mà mình yêu thích nhất là khoai tây chiên. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách làm món khoai tây chiên uyệt ngon này nhé
Hoặc : Khoai tây chiên (hay còn gọi là khoai tây rán) là một trong những món ăn phổ biến giành cho tất cả những ai thích ăn khoai trong dịp đông đến này, nhất là đối với các bạn trẻ, Cách làm khoai tây chiên giòn với nguyên liệu đơn giản không hề khó làm, các bạn hoàn toàn có thể tự làm một mình ngay tại nhà hoặc tụ tập bạn bè cùng nhau làm sau những ngày học tập, làm việc căng thẳng. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm món ăn ngon mà lại dễ làm này nhé !
Thân bài:
Đoạn 1: bạn nêu về nguyên liệu và cách sơ chế từng loại

Khoai tây: 500g bạn lên chọn những củ to đều, cầm chắc tay, không mọc mầm và đặc biệt là còn tươi nhé.Hộp bơ loại 400g bạn có thể mua ở các siêu thị nhỏ hay các cửa hàng đại ly đều có bán.Dầu ăn: 500ml.Giấy thấm dầu.Gia vị : Muối+ đường+ tương ớt + sốt mayonnaise

Đoạn 2: Cách làm
Bước 1: Trước tiên bạn cần chuẩn bị một thau nước sạch có pha loãng thêm chút muối. Sau đó dùng nạo gọt sạch vỏ, thái nát với độ dày khoảng bằng 0,5cm hình thù có thể theo ý thích của bạn để món khoai tây chiên sẽ đẹp mắt và hấp dẫn

Bước 2: Ngâm khoảng được 15 phút rồi bạn vớt ra cho ráo nước ,cho khoai vào nồi luộc và cho thêm 1 chút muôi + đường

Bước 3: Khi khoai tây đã chín vừa tới, bạn vớt ra và ngâm trong nước lạnh khoảng 5 phút, để ráo nước.

Bước 4: Đổ dầu vào chảo với mức vừa đủ và đun nhỏ cho dầu nóng, sôi thì các bạn đổ khoai vào chảo.

Đoạn 3: Cách trình bày

Đoạn 4: Các lưu ý
- Khi thái khoai, bạn vừa thái đến đâu bạn có thể cho luôn vào thau đến đó vì như vậy khoai sẽ không bị thâm
-Khi cho khoai vào nồi luộc ta cho thêm 1 chút muôi + đường như vậy sẽ giúp bạn dễ chiên và khoai sẽ giòn hơn
- Bạn không lên luộc khoai chín quá vì khi bạn chiên khoai sẽ dễ bị cháy, nát.
-Với cách làm khoai tây chiên giòn bạn cần đặc biệt lưu ý việc đun dầu cho thật nóng già và nhỏ lửa nhé

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của mình về món ăn và chúc mọi n` làm thành công

15 tháng 3 2022
tham khảoBước 1: Xác định đề bài

Xác định đề tài cần thuyết minh về đối tượng nào

Lưu ý: Học sinh cần phải xác định được những vấn đề liên quan đến đối tượng, hiểu rõ ràng, đầy đủ và chính xác về nó.

Bước 2: Lập dàn ý

Mở bài

Giới thiệu về đề tài cần thuyết minhTạo sự chú ý, dẫn dắt người đọc về nội dung thuyết minh

Thân bài

Tìm ý, chọn ý: Xác định xem mình cần triển khai những ý nào liên quan tới chủ đề cần thuyết minh.

Nguồn gốc, xuất xứĐặc điểmÝ nghĩa…

Sắp xếp ý: Cần trình bày những ý đã chọn theo trình tự như thế nào để phù hợp với đối tượng thuyết minh. Làm sao để người đọc nắm bắt được nội dung

Kết bài

Nhấn mạnh lại đề tài và tạo ấn tượng cho người đọc về đối tượng đề cập trong bài.

Lập dàn ý bài văn thuyết minh cho từ chủ đề cụ thểĐề 1: Trình bày 1 quy trình sản xuất hay quá trình học tập

Mở bài

Giới thiệu về quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tập

Thân bài

 Mô tả quy trình sản xuất hoặc các bước của quá trình học tậpBắt đầu như thế nào?Diễn biết các công đoạn (các bước, quá trình, giai đoạn..) ra sao?Những khó khăn trong quá trình đó là gì, khắc phục như thế nào?Kết quả của quá trình sản xuất/học tập là gì, chất lượng và giá trị ra sao?

Kết bài

Nhận xét về quy trình sản xuất/học tập

Ý nghĩa, bài học được rút ra