K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Với tư cách là một người truyền đạt “thánh ý”, tác giả đem lại cái nhìn, cách đánh giá khách quan, sáng suốt về việc trọng dụng hiền tài.

- Với tư cách là một kẻ được trọng dụng, tác giả bày tỏ suy nghĩ chủ quan về ý thức trách nhiệm của kẻ sĩ với vua, với nước, thể hiện thái độ biết ơn, báo đáp đồng thời đưa ra lời khuyến khích với thế hệ sau. 

=> Với hai tư cách như vậy, bài văn bia của tác giả càng có sức thuyết phục, hấp dẫn, xác đáng cả về lý, về tình. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lí, bởi:

+ Nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho một bài văn nghị luận.

7 tháng 5 2023
 

     Việc đưa ra cách hiểu về khái niệm “thần tượng” ở đoạn đầu trong phần thân bài là rất hợp lí. Bởi nó sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề người viết đang muốn nói tới; là cơ sở cho những luận điểm tiếp theo và tăng sức thuyết phục cho một bài văn nghị luận.

 
26 tháng 2 2017

a, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa

- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta

b, Đoạn đầu mở đầu tuyên ngôn về độc lập dân tộc.

    + Tác giả đưa ra chân lí chính nghĩa, và chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền

    + Trình bày đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc Nguyễn Trãi được trình bày một cách đầy đủ: ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng, hào kiệt

c, Khảng định quyền tự do, độc lập bằng lí lẽ thuyết phục:

    + Khẳng định sự tự nhiên, vốn có, lâu đời (từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)

    + Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu

    + Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)

- Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các...
Đọc tiếp

a) Hãy nhớ lại các kiến thức đã học ở chương trình Ngữ văn THCS để điền chính xác từng từ phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp vào vị trí thích hợp trong những chỗ trống dưới đây :

- /…/ là kết hợp các phần (bộ phận), các mặt (phương diện), các nhân tố của vấn đề cần bàn luận thành một chỉnh thể thống nhất để xem xét.

- /…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận (các phương diện, các nhân tố) để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng.

- /…/ là từ cái riêng suy ra cái chung, từ những sự vật cá biệt suy ra nguyên lí phổ biến.

- /…/ là từ tiền đề chung, có tính phổ biến suy ra những kết luận về những sự vật, hiện tượng riêng.

b) Trong lời tựa Trích diễm thi tập, Hoàng Đức Lương nhận định: “Thơ văn không lưu truyền hết ở đời là vì nhiều lí do”. Tiếp đó, ông lần lượt trình bày bốn lí do khiến thơ văn thời xưa đã không thể truyền lại đầy đủ được. Anh (chị) thấy, ở trường hợp cụ thể này, tác giả đã sử dụng thao tác phân tích hay diễn dịch ? Vì sao ? Việc dùng phép diễn dịch (hay phân tích) như thế có tác dụng gì ?

Dựa vào kết quả tìm hiểu trên, hãy nhận xét và đánh giá về cách sử dụng thao tác nghị luận trong lập luận sau :

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.

(Thân Nhân Trung, Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba)

c) Cũng trong lời tựa Trích diễm thi tập, sau khi nêu bốn lí do hạn chế, Hoàng Đức Lương rút ra kết luận : Vậy thì các bản thảo thơ văn cũ mỏng manh kia còn giữ mãi thế nào được mà không rách nát tan tành ? 

Kết luận này có được là nhờ tác giả đã tổng hợp hay quy nạp ? Thao tác tổng hợp (hay quy nạp) đó giúp gì cho quá trình lập luận càng trở nên có sức thuyết phục hơn ?

Hãy xét xem, trong đoạn trích sau đây có sử dụng thao tác tổng hợp (hay quy nạp) giống với trường hợp trên không ? Vì sao ?

Ta thường nghe : Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thì cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phào Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có ?

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Những nhận định nêu dưới đây đúng hay không đúng ? Vì sao ?

- Thao tác diễn dịch có khả năng giúp ta rút ra chân lí mới từ các chân lí đã biết.

- Thao tác quy nạp luôn luôn đưa lại cho ta những kết luận chắc chắn và xác thực.

- Tổng hợp không chỉ là thao tác đối lập với thao tác phân tích mà còn là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích.

1
15 tháng 3 2017

Thứ tự: Tổng hợp → Phân tích → Quy nạp → Diễn dịch

b, Trong lời tựa Trích diễm thi tập:

    + Thao tác lập luận sử dụng: thao tác phân tích

    + Ý nghĩa: chia một nhận định chung thành các mặt riêng biệt

- Trong đoạn trích Hiền tài là nguyên khí quốc gia:

    + Từ câu 1 đến câu 2: tác giả dùng thao tác phân tích xem xét mối quan hệ giữa hiền tài, sự phát triển của đất nước

    + Từ câu 2 đến câu 3: thao tác diễn dịch: Tác giả dựa vào luận điểm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” để đưa ra luận điểm đầy thuyết phục: coi trọng, bồi đắp nhân tài cho đất nước

- Dẫn chứng rút từ lời tựa: “ Trích diễm thi tập”. Tác giả sử dụng thao tác tổng hợp nhằm thâu tóm những ý, bộ phận vào một kết luận chung, khiến kết luận ấy mang toàn bộ sức nặng của các luận điểm riêng trước đó.

Dẫn chứng rút ra từ bài Hịch tướng sĩ, tác giả sử dụng thao tác quy nạp. Những dẫn chứng khác được sử dụng làm kết luận “Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?” càng trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục người người nghe về lí trí, tình cảm

- Nhận định 1: chỉ đúng khi tiền đề biết chân thực, cách suy luận khi diễn dịch phải chính xác. Khi đó, kết luận mang tính tất yếu, không thể bác bỏ, không phải chứng minh

- Nhận định 2: chưa chính xác. Quy nạp không được xét đầy đủ toàn bộ các trường hợp riêng thì kết luận được rủ ra còn chưa chắc chắn, tính xác thực của kết luận còn chờ thực tiễn chứng minh

- Nhận định 3: đúng. Phải có quá trình tổng hợp sau khi phân tích thì công việc xem xét, tìm sự vật, hiện tượng mới được hoàn thành

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Theo tôi, tư tưởng của tác phẩm Giang là: Kí ức về chiến tranh.

- Hai đoạn văn cuối có vai trò trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm là: Những con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt, những kỉ niệm nhỏ bé tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại trở thành chất liệu thêu dệt nên tư tưởng tác phẩm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Việc sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, chính xác nhằm thuyết phục binh sĩ và người đọc sau này hiểu được quan điểm sâu sắc của tác giả

28 tháng 5 2023

- Theo tôi, tư tưởng của tác phẩm Giang là: Kí ức về chiến tranh.

- Hai đoạn văn cuối có vai trò trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm là: Những con người đời thường, những câu chuyện vụn vặt, những kỉ niệm nhỏ bé tưởng chừng như không quan trọng nhưng lại trở thành chất liệu thêu dệt nên tư tưởng tác phẩm.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Quan điểm chính của tác giả: Cứ cho đi thì mới thấy được thứ mình đi tìm

- Lí lẽ

+ Cuộc đời của mỗi chúng ta có thể ví như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn.

+ Cuộc đời dù tiến hay lùi, vẫn phải tiếp tục bước đi.

+ Đi đường nào rồi cũng có thể thành công, chọn lối nào rồi cũng có khả năng đạt hạnh phúc, vì hạnh phúc và thành công không tuỳ thuộc vào con đường chúng ta đi, mà vào tâm trạng tự tại của chúng ta, cũng như vào những giá trị mà chúng ta gieo ngay trên những nẻo đường đã đi qua. 

+ Cả cuộc đời tìm đường để rồi mãi tới lúc xế chiều tôi mới khám phá ra chẳng có đường để tìm.

- Bằng chứng: câu chuyện lựa chọn ngành học của tác giả với ba mẹ, là những trải nghiệm nghề nghiệp của chính tác giả. 

27 tháng 6 2023

THAM KHẢO!

Trần Quốc Tuấn đã sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí, thuyết phục:

- Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.

- Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc, tinh thần trung quân ái quốc, nghĩa tình cốt nhục... để cuối cùng khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.