K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ. Trong khi đó Cám được nuông chiều không phải làm gì cả.

 

Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì.

 

Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị :

 

- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.

   

Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi :

- Làm sao con khóc ?

 

Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

 

- Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?

 

Tấm nhìn vào giỏ rồi nói :  - Chỉ còn một con cá bống.

 

- Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn con nhớ gọi như thế này:

   

Bống bống bang bang 

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.

 

Không gọi đúng như thế thì nó không lên, con nhớ lấy !

 

Nói xong Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày càng lớn lên trông thấy.

     Truyện cổ tích Tấm Cám

   Truyện cổ tích Tấm Cám

   

Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm lấy cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe. Tối hôm ấy mụ dì ghẻ lấy giọng ngọt ngào bảo với Tấm: 

 

- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

 

Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà, mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về nhà làm thịt.

 

Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng, Tấm gọi nhưng chả thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy cục máu nổi lên mặt nước. Biết là có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi: 

 

- Con làm sao lại khóc ?

 

Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

 

- Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi ! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.

 

Tấm trở về theo lời Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm :

 

- Cục ta cục tác ! Cho ta nắm thóc, ta bưới xương cho !

 

Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì thấy xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời bụt dặn.

 

Ít lâu sau nhà vua mở hội trong mấy đêm ngày. Già trẻ gái trai các làng đều nô nức đi xem, trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bẩy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài, sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm: 

 

- Khi nào nhặt riêng gạo và thóc ra hai đấu thì mới được đi xem hội. 

 

Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường. Tấm tủi thân òa lên khóc. Bụt lại hiện lên hỏi:

 

- Làm sao con khóc?

 

Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:

 

- Dì con bắt phải nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội, lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi còn gì mà xem.

 

Bụt bảo: - Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai chim sẻ xuống nhặt giúp. 

 

- Nhưng ngộ nhỡ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.

 

- Con cứ bảo chúng nó thế này:


Rặt rặt (con chim sẻ) xuống nhặt cho tao

Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết

 

Thì chúng nó sẽ không ăn của con đâu.

 

Bụt vừa dứt lời, ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại bảo: 

 

- Con làm sao lại khóc?

 

- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.

 

- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ thứ cho con trẩy hội.

 

Truyện cổ tích Tấm Cám

   Truyện cổ tích Tấm Cám

 

Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một cái áo mớ ba, một cái áo xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy ra được một đôi hài thêu. Đào lọ thứ ba thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuông đất bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.

Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một cây cầu đá, Tấm đánh rơi một chiếc hài xuống nước, không cách nào mò lên được. 

 

Truyện cổ tích Tấm Cám

 

Khi đoàn xa giá chở vua đi qua cầu, con voi ngự bỗng nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên, không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem, họ mò được một chiếc hài thêu rất tinh xảo và xinh đẹp. Vua ngắm nghía chiếc hài hồi lâu rồi hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái xem hội ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giầy thì vua sẽ lấy làm vợ.

 

Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giầy. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm một tí cầu may. Nhưng chẳng có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm, Cám mách mẹ:

 - Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử hài đấy!

Mụ dì ghẻ bĩu môi:

 

- Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre!

 

Nhưng khi Tấm đặt chân vào hài thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy luôn chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc hài giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn tỳ nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.

 

Tuy sống sung sướng trong hoàng cung. Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Mẹ con Cám thấy Tấm sung sướng thì ghen ghét để bụng. Nay thấy Tấm về, lòng ghen ghét lại bùng bốc lên. Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm:

 

- Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo lên xé lấy một buồng cau để cúng bố. 

 

Tấm vâng lời trèo lên cây cau, lúc lên đến sát buồng thì ở dưới này mụ dì ghẻ cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi :

 

- Dì làm gì dưới gốc thế ?

 

- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

 

Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây cau đã đổ. Tấm ngã lộn cổ xuống ao chết. Mụ dì ghẻ vội vàng lột áo quần của Tấm cho con mình mặc vào cung nói dối với vua rằng Tấm không may bị rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Vua nghe nói trong bụng không vui, nhưng không biết phải làm thế nào cả.

 

Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim Vàng anh, chim bay một mạch về kinh đến vườn ngự. Thấy Cám đang giặt áo cho vua ở giếng, Vàng anh dừng lại trên cành cây, bảo nó:

 

- Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.

 

Rồi chim Vàng anh bay thẳng vào cung rồi đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm không nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:

 

- Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo.

 

Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở. Từ đó, ngày đêm vua chỉ mải mê với chim, không tưởng đến Cám. 

 

Cám vội về mách mẹ. Mẹ nó bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở lại cung vua, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt chim làm thịt nấu ăn rồi vứt lông chim ở ngoài vườn.

 

Lông chim vàng anh chôn ở vườn hoá ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng, như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc vọng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào Vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.

 

Truyện cổ tích Tấm Cám

Truyện cổ tích Tấm Cám

Cám biết chuyện ấy lại về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo, cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp

- Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.

Nhưng khi khung cửi đóng xong. Cám ngồi vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình :

   Cót ca cót két

   Lấy tranh chồng chị.

   Chị khoét mắt ra

Thấy vậy Cám sợ hãi, vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi, rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó đem tro đã đốt đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung.

Đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá xum xuê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm ngát tỏa ra khắp nơi. Một bà lão hàng nước gần đó có một hôm đi qua dưới gốc, ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm: 

- Thị ơi thị à, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn. 

Bà lão nói vừa dứt lời, thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉng thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.

Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay, nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước. Đoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào quả thị. Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon, canh ngọt sẵn sàng, thì lấy làm lạ.

 

Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại nhìn vào khe cửa. Khi thấy cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị.

Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương nhau như hai mẹ con. Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà bán hàng.

Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung, Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ, bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền hỏi :

- Trầu này ai têm?

- Trầu này con gái lão têm - bà lão đáp.

- Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt.

Bà lão gọi Tấm ra. Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà lão hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung.

Cám Thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa, thì không khỏi ghen tỵ. Một hôm, Cám hỏi chị :

- Chị Tấm ơi, chị Tấm! Chị làm thế nào mà đẹp thế ?

Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp không để chị giúp !

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ Cám tưởng thật, lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng

- Ngon ngỏn ngòn ngon ! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng.

Mẹ Cám giận lắm, chửi mắng ầm ĩ rồi vác sào đuổi quạ. Nhưng đến ngày ăn gần hết, dòm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con thì kinh hoàng lăn đùng ra chết.

21 tháng 10 2021

Tham khảo:

Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Nhưng dì ghẻ của Tấm là người rất cay nghiệt. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai, vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà không phải làm việc nặng.

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: - "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!".

Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủnh đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.

Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:

- Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.

Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

Bấy giờ Bụt đang ngồi trên tòa sen. Bỗng nghe tiếng khóc của Tấm liền hiện xuống hỏi:

- Con làm sao lại khóc?

Tấm kể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo:

- Thôi con hãy nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không?

Tấm nhìn vào giỏ rồi nói:

- Chỉ còn một con cá bống.

- Con đem con cá bống ấy về nhà thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem thả xuống cho bống. Mỗi lần cho ăn, con nhớ gọi như thế này:

Bống bống, bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta,

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người

không gọi đúng như thế nó không lên, con nhớ lấy!

Nói xong là Bụt biến mất. Tấm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Tấm đều để dành cơm giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống. Người và cá ngày một quen nhau, và bống ngày một lớn lên trông thấy.

Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe.

Tối hôm ấy mụ dì ghẻ bảo Tấm sáng mai dậy sớm chăn trâu, và dặn:

- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.

Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con con Cám mang bát cơm ra giếng, cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ con Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về làm thịt.

Đến chiều Tấm dắt trâu về, sau khi ăn uống xong Tấm lại mang bát cơm để dành ra giếng. Tấm gọi mãi nhưng chẳng thấy bống ngoi lên như mọi khi. Tấm gọi mãi, gọi mãi, cuối cùng chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành cho bống, Tấm òa lên khóc. Bụt lại hiện lên, hỏi:

- Con làm sao lại khóc?

Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo:

- Con bống của con người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi. Rồi về nhặt lấy xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm.

Tấm trở về theo lời dặn của Bụt đi tìm xương bống, nhưng tìm mãi các xó vườn góc sân mà không thấy đâu cả. Một con gà thấy thế, bảo Tấm:

- Cục ta cục tác! Cho ta nắm thóc, ta bới xương cho!

Tấm bốc nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì được xương ngay. Tấm bèn nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.

°

° °

Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con con Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, mụ dì ghẻ nguýt dài. Sau đó mụ lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo Tấm:

- Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.

Nói đoạn, hai mẹ con quần áo xúng xính lên đường, Tấm ngồi nhặt một lúc mà chỉ mới được một nhúm, nghĩ rằng không biết bao giờ mới nhặt xong, buồn bã, bèn khóc một mình. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi:

- Con làm sao lại khóc?

Tấm chỉ vào cái thúng, thưa:

- Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.

Bụt bảo:

- Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp.

- Nhưng ngộ chim sẻ ăn mất thì khi về con vẫn cứ bị đòn.

- Con cứ bảo chúng thế này:

Rặt rặt (tức chim sẻ) xuống nhặt cho tao

Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết[1]

thì chúng sẽ không ăn của con đâu.

Tự nhiên ở trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:

- Con làm sao còn khóc nữa?

- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.

- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.

Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn.

Tấm mừng qua vội tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.

Giữa lúc ấn thì đoàn xa giá cũng vừa tiến đến chỗ lội. Hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Vua sai quân lính xuống nước thử tìm xem; họ nhặt ngay được chiếc giày thêu của Tấm đánh rơi lúc nãy. Vua ngắm nghía chiếc giày không chán mắt, bụng bảo dạ: - "Chà, một chiếc giày thật xinh! Người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc".

Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các vô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Mẹ con con Cám cũng trong số đó. Khi Cám và dì ghẻ bước ra khỏi lầu thì gặp Tấm. Cám mách mẹ:

- Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!

Mụ dì ghẻ của Tấm bĩu môi:

- Con nỡm!

Chuông khánh còn chả ăn ai,

Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.

Nhưng khi Tấm đặt chân vào giày thì vừa như in. Nàng mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước nàng vào cung. Tấm bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con con Cám.

* * *

Tuy sống trong hoàng cung, Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nàng xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Mẹ con con Cám thấy Tấm sung sướng thì ghen ghét để bụng. Nay thấy Tấm về, lòng ghen ghét lại bừng bừng bốc lên. Nghĩ ra được một mưu, mụ dì ghẻ bảo Tấm:

- Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.

Tấm vâng lời trèo lên cây cau. Lúc lên đến sát buồng thì ở dưới này mụ dì cầm dao đẵn gốc. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi:

- Dì làm gì dưới gốc thế?

- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.

Nhưng Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, Tấm ngã lộn cổ xuống ao, chết. Mụ dì ghẻ vội vàng lột áo quần của Tấm cho con mình mặc vào rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng Tấm không may bị rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Vua nghe nói trong bụng không vui nhưng vẫn không nói gì cả.

Lại nói chuyện Tấm chết hóa thành chim vàng anh. Chim bay một mạch về kinh đến vườn ngự. Thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, vàng anh dừng lại trên một cành cây, bảo nó:

- Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.

Rồi chim vàng anh bay thẳng vào cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Vua đang nhớ Tấm không nguôi, thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo:

- Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo.

Chim vàng anh bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho chim ở. Từ đó, ngày đêm vua chỉ mê mải với chim không tưởng đến Cám.

Cám vội về nhà mách mẹ. Mẹ nó bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở lại cung vua, Cám nhân lúc vua đi vắng, bắt chim làm thịt ăn, rồi vứt lông chim ở ngoài vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi, Cám đáp:

- Thiếp có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết thịt ăn mất rồi.

Vua không nói gì cả. Lông chim vàng anh chôn ở vườn hóa ra hai cây xoan đào. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của chúng sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Khi vua đi khỏi thì cành cây lại vươn thẳng trở lại. Từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào.

Cám biết chuyện lại về mách mẹ. Mẹ nó bảo cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân một hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp:

- Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.

Nhưng khi khung cửi đóng xong, Cám ngồi dệt vào dệt lúc nào cũng nghe thấy tiếng khung cửi rủa mình:

Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra.

Thấy vậy con Cám sợ hãi vội về mách mẹ. Mẹ nó bảo đốt quách khung cửi rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Về đến cung, Cám làm như lời mẹ nói. Nó mang tro đã đốt đem đi đổ ở lề đường cách xa hoàng cung. Đống tro bên đường lại mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Một bà lão hàng nước ở gần đó một hôm đi qua dưới gốc ngửi thấy mùi thơm, ngẩng đầu nhìn lên thấy quả thị trên cành cao, bèn giơ bị ra nói lẩm bẩm:

- Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn.

Bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.

Ngày nào bà lão cũng đi chợ vắng. Từ trong quả thị chui ra một cô gái thân hình bé nhỏ như ngón tay nhưng chỉ trong chớp mắt đã biến thành Tấm. Tấm vừa bước ra đã cầm lấy chổi quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi đi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh giúp bà hàng nước. Đoạn Tấm lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị. Lần nào đi chợ về, bà lão cũng thấy nhà cửa ngăn nắp, cơm ngon canh ngọt sẵn sàng thì lấy làm lạ.

Một hôm bà hàng nước giả vờ đi chợ, đến nửa đường lại lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Trong khi đó, Tấm từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc như mọi lần. Bà lão rón rén lại nhìn vào các khe cửa. Khi thấy một cô gái xinh đẹp thì bà mừng quá, bất thình lình xô cửa vào ôm choàng lấy Tấm, đoạn xé vụn vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước, hai người thương yêu nhau như hai mẹ con. Hàng ngày Tấm giúp bà lão các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng.

Một hôm vua đi chơi ra khỏi hoàng cung. Thấy có quán nước bên đường sạch sẽ bèn ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Thấy trầu têm cánh phượng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trước cũng y như vậy, liền phán hỏi:

- Trầu này ai têm?

- Trầu này con gái già têm, bà lão đáp.

- Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt.

Bà lão gọi Tấm ra, Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày trước, có phần trẻ đẹp hơn xưa. Vua mừng quá, bảo bà hàng nước kể lại sự tình, rồi truyền cho quân hầu đưa kiệu rước Tấm về cung.

Cám thấy Tấm trở về được vua yêu như xưa thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị:

- Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế? Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:

- Có muốn đẹp không để chị giúp!

Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết, Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ con Cám tưởng thật lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng:

- Ngon ngỏn ngòn ngon! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?

Mẹ con Cám giận lắm, chửi mắng ầm ĩ rồi vác sào đuổi quạ. Nhưng đến ngày mắm gần hết, dòm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con thì lăn đùng ra chết[2].

21 tháng 10 2021

Cảm ơn bạn rất nhiều!

9 tháng 3 2022

ngôi thứ 3

9 tháng 3 2022

 ngôi thứ ba

5 tháng 11 2018

Cây Bút Thần là câu chuyện kể về cậu bé thông minh, vẽ đẹp tên Mã Lương.

Với cây bút thần, cậu bé đã vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật sống động như thật làm lũ tham quan, nhà giàu thèm khát. Hãy cùng TruyenCohHay.com xem cậu bé đã làm như thế nào để chống lại những kẻ xấu xa nhé.

Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.

Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ.

Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:
Bác hoạ sĩ ơi, cháu thích được vẽ từ hồi nhỏ nhưng nhà cháu nghèo lắm nên không có tiền mua bút, bác có thể cho cháu một chiếc bút vẽ bác nhé!

Viên quan và tay họa sĩ nghe cậu nói vậy thì cười phá lên chế diễu:
Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!

Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:
Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói xong rồi cậu bỏ đi.

Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.

Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ.

Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:
Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?

Mã Lương lắc đầu đáp rằng:
Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!

5 tháng 11 2018

minh ko co thoi gian de viet ( sorry ) :3

Tấm mồ côi mẹ. Sau khi cha mất phải sống cùng dì ghẻ và con gái bà ta tên là Cám. Mỗi ngày, Tấm làm việc vất vả, cực nhọc từ sáng đến khuya, còn Cám thì được chiều chuộng chỉ việc vui chơi cả ngày. Một hôm nọ, dì ghẻ treo thưởng chiếc yếm đào cho người bắt được giỏ tôm tép đầy hơn. Cám thấy Tấm bắt được nhiều hơn nên đã lừa Tấm gội đầu để cướp giỏ tép của chị. Khi gội đầu lên, thấy giỏ tép trống không Tấm ngồi khóc nức nở. Bụt hiện lên, chỉ cho chú cá bống nhỏ sót lại. Cô liền đem cá về nuôi trong giếng. Biết được Tấm nuôi cá bống, mẹ con Cám lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, ở nhà bắt cá bống ăn thịt. Về nhà không thấy Bống, Tấm bật khóc nức nở. Bụt lại hiện lên, chỉ cho các nhờ gà tìm xương cá bống, rồi chôn xương trong bốn chiếc hũ đặt ở chân giường. Trùng hợp khi ấy nhà vua mở hội tuyển vợ, Tấm muốn đi xem hội nhưng bị dì ghẻ bắt ở nhà phân loại hạt nếu không làm xong sẽ không được đi. Tấm bật khóc và Bụt lại hiện lên nhờ chim sẻ lựa đỗ giúp, rồi chỉ cho váy áo đẹp trong bốn chiếc hũ ở chân giường. Trên đường đi Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được chiếc hài thì rất ưng ý, ra lệnh ai thử vừa nó sẽ là vợ vua. Nhờ vậy, Tấm trở thành hoàng hậu. Giỗ cha, Tấm về nhà, tự mình trèo lên cây cau hái trái thờ cha, bị dì ghẻ ở dưới chặt cây hại chết. Cám thay chị vào làm hoàng hậu. Sau đó Tấm trở về dưới hình dạng của chim vàng anh, cây xoan, khung cửi... nhưng đều bị mẹ con Cám hại. Lần cuối cùng, Tấm hóa thân vào quả thị, trở về lốt người, làm con gái bà bán hàng nước. Vua đi ngang qua hàng nước, thấy miếng trầu têm cánh phượng, nhận ra vợ của mình đưa nàng trở về cung. Tấm về làm hoàng hậu sống cuộc sống hạnh phúc, mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng.

3 tháng 10 2023

đọc bài à ơi tay mẹ và trả lời câu hỏi qua lời ru của mẹ thấy người mẹ hiện lên mang  những vẻ đẹp nào? 

7 tháng 1 2018

Bài tham khảo

Vào một ngày đẹp trời, ở dưới một gốc cây cổ thụ trong khu rừng già, một đàn hổ con đang quây quần bên bà nội. Chúng say sưa nghe bà kể chuyện.

Lúc đầu là tiếng một con hổ đầu đàn cất lên:

–     Bà ơi bà kể chuyện cho chúng cháu nghe đi.

–     Các cháu của bà thích nghe chuyện gì nào?

–     Chúng cháu thích nghe một câu chuyện có ý nghĩa nhất.

Hổ bà trầm ngâm suy nghĩ và nói : “Được rồi, bà sẽ kể cho các cháu nghe về cái ngày mà cha các cháu ra đời. Các cháu có thích nghe không nào?” Đàn hổ con reo lên: “Chúng cháu rất thích ạ!” – Thế là hổ bà bắt đầu kể.

Các cháu biêt không cách đây hai mươi năm năm về trước, bà đã mang thai cha các cháu, thế rồi đến ngày trở dạ, bụng bà đau quần quại, những cơn đau co thắt làm bà tưởng như chết đi, sống lại. Cứ như thế kéo dài từ sáng sớm đến đêm. Ông các cháu cứ loay hoay mãi mà chẳng thể nào giúp bà cho được. Thế rồi trong cơn đau bà chợt nghĩ đến loài người. Loài người thật thông minh và nhân hậu, loài người được tiếp thu những văn minh của khoa học. Chỉ có loài người mới giúp bà qua được cơn nguy này. Thế là bà liền kêu ông cháu đi tìm đến loài người. Hồi ấy, cách khu rừng của chúng ta không xa, ở huyện Đông Triều loài người sinh sống rất đông. Trong số họ, có bà đờ Trần đỡ đẻ cho người rất giỏi, ông cháu liền tới gõ cửa. Khi bà Trần mở cửa, đang khẩn cấp, ông cháu vội lao tới cõng bà ấy tới nhà của chúng ta. Bà Trần đến cũng là lúc mà bà của cháu đang lăn lộn vì đau đớn, bà cào tung cả đất lên. Thấy vậy, bà Trần lại ngỡ rằng bà và ông các cháu chuẩn bị để ăn thịt bà ấy. Các cháu biết không lúc đó, bà Trần run lên bần bật, gương mặt xinh tươi hiền hậu bỗng trở nên tái mét. Bà Trần cứ đứng im một chỗ không dám nhúc nhích.

Ông các cháu hiểu ý run sợ của bà Trần, ông liền đến gần cầm tay bà Trần rồi nhìn bà trong cơn đau mà rơi nước mắt. Chỉ thế thôi bà Trần đã hiểu ý, bà ấy lấy ngay thuốc sẵn có trong túi, rồi hoà với nước muối cho bà uống, lại còn xoa bụng cho bà nữa. Lát sau, bà sinh ngay ra được cha cháu cùng chú hổ hai, chú hổ ba, chú hố tư, cô hổ năm. Ông cháu thấy vậy mừng lắm còn bà thì mỏi mệt, nằm sụp xuống. Để cảm ơn bà Trần, chẳng biết lấy gì hơn, ông các cháu vội đào số bạc có hơn mười lạng dành dụm đem biếu bà Trần. Bà Trần cũng hiểu tấm lòng của ông các cháu. Bà ấy còn đến vuốt ve bố và các chú, cô của các cháu rồi mới trở về. Cảm phục bà Trần, ông cháu còn tiễn bà ấy ra tận cửa rừng, rồi cứ đứng nhìn theo bóng bà ấy và gầm lên một tiếng khá to để cảm ơn mới quay về.

Năm ấy, được biết loài người bị mất mùa đói kém lắm, nhưng nhờ có số bạc nhà ta, gia trình bà Trần đã qua nạn đói.

Nghe đến đây lũ hổ con rất cảm động trước ơn nghĩa của con người. Hổ bà lại nói tiếp: Đó mới chỉ là một chuyện thôi. Còn chuyện về bác hổ trắng ở xóm bên mới xúc động làm sao! Các cháu có muốn nghe nữa không?

Lũ hổ con đồng thanh đáp: Có ạ!

Hổ bà tiếp tục kể:

Ngày ấy bác hổ trán trắng ở xóm bên đi ăn cỗ, không may bị hóc xương, mà lại là xương bò, rất to. Chẳng biết làm thế nào, bác liền chạy xuống thung lũng để móc họng lấy chiếc xương ra. Nhưng càng móc lại càng đau, máu me, nhớt dãi trào ra. Đau quá bác ấy cào bới đất rồi nhảy lên, nhảy xuống vật lộn đến khổ. Tưởng rằng bác ấy sẽ chết. May sao lại gặp loài người

–   Một người đi kiếm củi thấy thế liền trèo lên ngọn cây kêu to: “Cố họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho.” Bác hổ trán trắng nghe thấy dù đau nhưng rất mừng, vội nằm phục xuống mồm há to nhìn người kiếm củi như cầu cứu. Người kiếm củi trèo ngay xuống lấy tay thò vào cổ họng bác hổ lấy ra chiếc xương to như bắp chân của bà. Bác hổ liếm mép, nhìn người ra hiệu cảm ơn, rồi bỏ đi. Mấy hôm sau, bác hổ trán trắng có bắt được con nai to và béo, bèn đến gõ cửa nhà người đã cứu mình và biếu bác ấy con nai. Thế rồi hơn mười năm sau, người cứu mạng bác hổ qua đời, bác hổ biết tin đã đến khóc thương, chia buồn. Từ đó trở đi cứ mỗi năm đến ngày giỗ người ấy, bác hổ trán trắng lại đem đến con dê hoặc con lợn để thắp hương, nhớ ơn cứu mạng.

Đóng vai con hổ kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa – Bài làm 3

Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra khỏi tổ, đậu trên đầu cành khô đế chuẩn bị đi tìm mồi. Chúng rúc lên những tiếng gọi nhau sang đến bờ suối bên kia.

Tiếng vọng đó làm con hổ đực thức dậy. Nó mon men đến chỗ đàn con mới đẻ, nhìn con hổ cái cho con bú, trong lòng vui vẻ. Nó định bụng sẽ kiếm con bò, hay con lợn rừng thật to đem về bồi dưỡng cho hố cái.

Nhưng ra đến bìa rừng nó gặp một con hố đực khác đang lễ mễ vác cái đùi nai thật to định nhảy qua suối. Những con hổ đực gặp nhau thường hay gây sự về chuyện lãnh địa sống của mình. Nhưng lần này thì hai con trong lòng đang hân hoan, hoặc suy nghĩ nên bật ra tiếng chào nhau:

–   Chào bạn, đi đâu mà mang cả bữa ăn thịnh soạn như thế?

–   Ơ, không, đây là lễ vật đem đi cúng tế một ân nhân đã cứu tôi…

Câu chuyện bắt đầu thấy hay hay, con hố kia liền gợi chuyện.

–   Bạn có thế kế cho mình nghe được không? Mình cũng có một chuyện về tấm lòng của con người đối với dã thú.

Thế là hai con ngồi gần lại nhau. Một con kể:

“Hôm đó mình đang đói, đuối bắt được một con hoẵng liền ăn ngấu nghiến. Không ngờ, đang ăn bị hóc một cái xương ở họng. Loay hoay, vất vả mãi không làm sao lấy ra được, thò móng vuốt vào mồm móc xương thì chỉ làm cho mồm vãi máu đỏ lòm. Gục đầu vào gốc cây, mình đành nằm chờ chết.

Giữa lúc ấy có bác tiều phu đi đến, trông thấy tôi sợ quá vội leo lên cây, tôi nhìn bác rồi nằm phục xuống như lạy van. Hiểu ý, bác tiều phu tụt xuống, đi lại gần ra hiệu cho tôi há mồm cho xem. Tôi há thật to, nên bác thò tay vào lấy được khúc xương bị hóc ra. Ngồi dậy, tôi sung sướng và quỳ xuống nói.

–  Xin cảm ơn người, không bao giờ tôi quên ơn nghĩa này…

–  Có gì đâu, giúp nhau một tí thôi…

Nói rồi bác gánh củi quay đi.

Từ đó, thỉnh thoảng kiếm được mồi ngon như bò, dê, lợn rừng tôi thường mang biếu bác ấy một miếng thật ngon. Nhưng chiều hôm qua tôi đến thì bác ấy đã qua đời. Hôm nay tôi mang lễ vật đến để cúng bác ấy. Nhớ ơn người đã cứu mình, tôi tự nguyện từ nay hàng năm đến ngày giỗ bác ấy là tôi phải đến để giữ mãi tấm lòng biết ơn người đã cứu mình”.

Con hổ kia nghe xong cũng cảm động nhớ lại ơn nghĩa của con người đối với vợ chồng nó. Nó kể lại cho bạn nghe:

“Lần này vợ tôi trở dạ đau đớn mấy ngày liền. Thấy vợ đau đớn quằn quại tôi đứng ngồi không yên. Tôi nhớ lại trong xóm gần đây có bà Trần, người đỡ đẻ thường đi qua cửa rừng. Mấy lần gặp tôi, bà sợ hãi rú lên. Tôi vội ngồi xuống rất hiền từ để bà yên tâm… Tôi lần tìm vào được nhà bà thì trời đã tối. Tôi liền chạy lại cõng bà lên lưng rồi chạy một mạch về rừng.

Đến nơi, vợ tôi đang trở dạ, tôi đặt bà xuống và phục xuống nhìn bà, sau bà hiểu ý, đến gần vợ tôi sờ vào bụng rồi đỡ cho những hổ con ra đời.

Xong việc, vợ tôi mệt lả nằm nghỉ, ôm lấy lũ con vào lòng. Bà Trần đứng lên có ý muốn đi, tôi gật đầu cảm ơn bà rồi lấy tay đập lên lưng ra hiệu cho bà ômcổ tôi, để tôi cõng về.

Ra gần đến cửa rừng, tôi đặt bà xuống chỗ cất giấu kho của cải của người xưa, lấy một gói bạc, hai tay nâng lên trước mặt bà. Bà hiểu ý, đỡ lấy rồi nói lẩm bẩm câu gì đó. Tôi lại cõng bà về đến đầu làng, bà ra hiệu đặt bà xuống. Bà nói: “Xin chúa rừng hãy quay về, tôi về nhà một mình được”. Tôi cúi đầu chào bà rồi quay vào rừng. Nghe nói, năm ấy mất mùa đói kém lắm, bà Trần nhờ có gói bạc tôi biếu nên đã qua được cơn đói rét.

Nghe xong, con hổ kia nói:

– “Bạn thấy không, loài hổ chúng ta tuy mang tiếng là hung bạo, nhưng cũng có con lành và tốt như chúng ta. Con người cũng vậy, phần lớn là những người tốt, có tấm lòng rộng mở, cứu nhân độ thế. Sống ở đời phải ăn ở với nhau sao cho có tình nghĩa thì mới tốt đẹp.”


 

19 tháng 8 2018

bạn vào link https://alfazi.edu.vn/question/5b78c797e5cde951c7e8307d Tham gia trả lời câu hỏi để nhận được những phần quà hấp dẫn đến từ Alfazi như: xu, balo, áo, giày,... và các dụng cụ học tập khác nhé

Rồi bạn trả lời"được bạn My Love mời"cám ơn bn